Nhóm quân đội thứ 3 tức là Sương binh, hay còn gọi là Châu binh, Phủ Binh, Lộ binh tùy theo từng địa phương. Đây là lực lượng binh sĩ chiêu mộ từ nhân gian. Việc đi lính tòng quân là có chính sách bắt buộc ở Lý triều.

Lý Triều ban bố lệnh hoàng sách cùng chính lệnh “Ngụ Binh Ư Nông”. Hoàng sách có nghĩa là nam đinh mọi tầng lớp đều phải được ghi chép vào Hoàng sách, ngay cả tư binh, gia tướng của thế gia cũng không ngoại lệ. Kẻ nào trái lệnh tức là phản nghịch. Ở Đại Việt không có việc dấu giếm tư nô hay ẩn tàng tư binh. Việc đấu đầu đinh trốn thuế là cực nặng ở Đại Việt và ngang với tạo phản, ngay cả các thế gia cũng không dám làm điều này. Điều này có khác với các thế gia ở Tống Triều, họ ẩn giấu đi tư nô không báo cáo để tránh thuế cũng như ẩn tành thực lực.

Ngụ binh ư nông đó chính là toàn bộ tranh tráng Đại Việt đến tuổi 13 sẽ phải được đào tạo quân sự bán thời gian, bán thời gian làm nông. Đến khi đất nước có chiến tranh có lệnh triệu tập thì toàn bộ nam đinh Đại Việt chỉ cần cầm lên gươm đao là có thể trở thành chiến sĩ. Phong trào võ công học tập trong dân gian Đại Việt quả thực mạnh mẽ vô cùng. Điều này trái ngược với quốc gia lân bang là Tống triều. Tại Tống triều tuy rằng đông đúc giàu có nhưng đa phần lại là Nông dân người. Người đi lính chiếm số lượng không cao. Trong dân gian thì nước Tống trọng văn ức võ vì triều đình sợ hãi các vùng làm loạn.

Ước tính dân số toàn Đại Việt lúc này chỉ có 4-5 triệu, người Tống thì 80-90 triệu người, Nhưng vì chính sách Ngự binh ư nông toàn dân giai binh nên từ thời Đinh Lê đến Lý triều người Đại Việt chưa từng ngán ông hàng xóm to lớn xấu bụng phương Bắc.

Vốn dĩ khi nhậm chức tại đây thì số lượng Sương binh Bố Chính sẵn có 500, đây là số quân thường trực và mang tính “ chuyện nghiệp” nhất tại Bố Chính. Nhưng vì mật thư của mẫu thân mà trong một tháng Ngô Khảo Ký tăng thêm 700 sương binh và gấp rút tập luyện. Ngoài ra tại các hương trấn thì có dân binh phòng ngự, tác dụng như cảnh sát thời này, và cũng làm nhiệm vụ tuần tra canh gác khi nông nhàn. Số lượng này có thể chuyển thành sương binh khi cần, Nếu tính tổng số hương làng trấn huyện thì con số này nhiều và biến động. Nhưng thực tế nhóm lớn và có chất lượng nhỉnh hơn một chút là 500 hương binh phân bố ở ba huyện thành Chính Hòa, Đặng Gia, Tòng Chất.

Nói về chất lượng 700 tân sương binh và kể cả 500 “lão binh” Bố Chính thì chất lượng không thể khen là tốt, chính sách ngự binh ư nông toàn dân giai binh của Đại Việt là tính từ Nghệ An tới đồng bằng Bắc Bộ, khu Đông Bắc cùng một phần Tây Nam. Chính sách này không đúng với một vài vùng như Quảng Nguyên, Lạng Châu, Lôi Động … các vùng biên trấn phía bắc, Tây Bắc… bởi vì các nơi này trên danh nghĩa thuộc về Đại Việt nhưng thực tế các vùng này đứng đầu là các tù trưởng dân tộc được Lý Triều phong quan tước. Có thể mô tả quan hệ của chúng cùng Triều đình Lý Triều là một liên minh lợi ích chính trị, kinh tế được duy trì bời quan thệ thông hôn cùng lợi ích chính trị, kinh tế được đảm bảo bới sức mạnh quân sự Nhà Lý có tính răn đe. Nhưng các vùng này có sự độc lập nhất định và nhiều chính sách triều đính Lý sẽ không được thực thi nơi này.

Đối với Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý thì không có tình trạng cát cứ phân quyền rõ rệt, nhưng nơi này vốn dĩ nước Chiêm chiếm đóng và vừa phải cắt đất cho Đại Việt cách đây vài năm. Chính vì vậy Ngụ binh ư nông, toàn dân giai binh ở đây là chưa phổ biến, hay nói cách khác là phổ biến nhưng chưa sâu sắc. Sức chiến đấu của người nơi này rõ ràng kém hơn các vùng khác của Đại Việt một tầng thứ.

Do không được đào tạo quan sự hóa từ nhỏ nên Sương quân Bố Chính trong 1 tháng tập hợp không thể ra dáng ra hình, sức chiến đấu thấy đáy. Thêm vào đó tư tưởng của người dân Bố Chính hỗn tạp. Từ xưa vùng đất này lúc thuộc Chiêm lúc thuộc Việt, dân cư nơi này hỗn huyết pha tạp của Việt Chiêm hai tộc cho nên lung lay vô cùng, bảo họ thời gian ngắn tinh thần dân tộc hi sinh chiến đấu cho Đại Việt đó là điều không thể.

Tổng kết sương quân Bố Chính yếu cả mặt thể chất, thua về mặt kỷ luật, kém về mặt tư tưởng. Một nhánh quân vô cùng tồi.

Ngô Huy Tuấn vô cùng thất vọng với nhánh quân đội này, nhưng điều kiện thực tế chỉ để hắn phải chấp nhận không có cách nào khác.

Về mặt nhân tài dưới trướng thì Ngô Khảo Ký cũng không thiếu người tài ba, nói chung tài ba ở đây cũng chỉ mang tính chất tốt hơn người thường một chút mà không phải xuất sắc đặc biệt. Hai người nổi bật trong hàng ngũ của Ngô Khảo Ký bao gồm Ngô Tam và Đỗ Liễm. Hai người này không phải xa lạ chính là hai trung niên nhân một người mặc võ phục một người mặc văn phục đứng trước giường Ngô Khảo Ký khi hắn gặp chuyện trước đây.

Hai người này trạc tuổi tứ tuần và chính là lão nô trong nhà Ngô gia cũng như Đỗ gia. Ngô Tam từ năm 20 tuổi đã được phân nhiệm vụ bảo vệ nhị công tử Ngô Khảo Ký, hết thảy hơn 20 năm ông luôn kề kề bên Ngô Khảo Ký với chức trách bảo vệ cũng như hỗ trợ mọi thứ vị Nhị công tử này cần. Ngô Tam không tầm thường, ông là một cái gia đinh được tuyển chọn gắt gao trong hang ngàn gia đinh của Ngô gia và phân nhiệm vụ đi theo Ngô Khảo Ký ngay từ khi hắn trào đời. Đây cũng là đặc điểm chung của thế phiệt Đại Việt lúc này, điều này được ảnh tưởng từ truyền thống thế gia Trung Hoa người. Ngô Tam trong nhà xếp thứ 3 nên được đặt một cái tên đơn giản, vốn dĩ ông không có họ nhưng sau khi theo hầu Ngô Khảo Ký thì được ban gia chủ họ tính Ngô.

Đặc điểm của Ngô Tam đó chính là thật thà, chất phác, tính tình cẩn thận và đặc biệt cung mã thành thạo, thiện hành quân đánh trận. Ông đã theo hầu cụ Ngô Thường Hiến trong nhiều trận chiến cho nên kinh nghiệm xa trường là không tầm thường.

Người thứ hai đó chính là Đỗ Liễm, người này vốn dĩ là thân vệ của Đỗ thị, theo nàng về tới Ngô gia với hình thức của hồi môn. Đỗ Liễm phục vụ Đỗ thị hai mươi năm nhưng thực tế ông được phân đi chăm sóc Ngô Khảo Ký từ khi hắn trào đời. Đỗ Liễm cũng thuộc dạng cung mã thành thạo như bao thân binh khác, nhưng đây không phải là thế mạnh của ông. Tính cách Đỗ Liễm trầm liễm nhưng tinh tế, đầu óc linh hoạt, trung thành hết mực nên được Đỗ thị rất tin dùng. Đỗ Liễm hiểu rõ văn chương phật pháp là một cái tri thức gia nô. Am hiểu cả nông nghiệp, và thương nghiệp, đây là điển hình một cái quản gia tiêu chuẩn.

Cả hai người này đều theo hầu Ngô Khảo Ký từ khi hắn còn đỏ hỏn, cho nên tình cảm thâm hậu vô cùng. Nếu để so sánh thì thâm tâm họ ngoài con Ngô Khảo Ký là chủ tử thì còn có mối tình thâm con cháu. Tức là họ coi Ngô Khảo Ký như con của mình mà bảo bọc đối xử. Tất nhiên con ở đây không có nghĩa thực chất coi họ là cha Ngô Khảo Ký là con, đó là phạm thượng. Đây chỉ là phép so sánh khập khiễng về mối tình thâm giữa chủ tớ bọn họ.

Quan hệ giữa Ngô Tam và Đỗ Liễm vừa là cạnh tranh vừa là bằng hữu, cạnh trạn vì cùng chung một chủ tử nên họ dĩ nhiên ai cũng muốn mình được quan tâm ưu ái hơn. Nhưng bằng hữu vì họ biết đời này họ không tách nhau ra cho được có vinh cùng vinh có nhục cùng nhục.

Đặc biệt Ngô Tam và Đỗ Liễm còn có quan hệ thông gia. Con trai cả của Ngô Tam là Ngô Văn Vũ cưới con gái lớn của Đỗ Liễm là Đỗ thị Hoa. Mà con trai Đỗ gia Đỗ Tùng lại cưới con gái nhà Ngô tam là Ngô thị Diêu. Nói chung quan hệ của họ rất lằng nhằng rắc rối nhưng tổng kết lại đó chính là cạnh tranh sòng phẳng không âm mưu quỷ kế cùng phục vụ một chủ Ngô Khảo Ký. Lòng trung thành của bọn họ thì không phải bàn, ngay cả khi Ngô Khảo Ký chán nản chơi bời phá phách khiến cho cả gia tộc Ngô gia không chịu nổi mà thất vọng thì họ vẫn không hết niềm tin vào chủ tử.

Bên dưới hai người Ngô Tam và Đỗ Liễm chính là một đám con cháu của hai người này, thực tế bọn trẻ thanh niên đều là bạn nối khố của Ngô Khảo Ký, cùng nhau lớn lên nên tình cảm thâm hậu vô cùng.

Ngô Văn Vũ, Ngô Văn Vân, Ngô Văn Sơn, Đỗ Tùng, Đỗ Bách, Đỗ Siêu, Đỗ Mạc tuổi tác lớ nhất cũng mới 25 tuổi nhỏ chỉ có 16 tuổi. Bọn họ đều quây thành một nhóm mà trung tâm vòng tròn là Ngô Khảo Ký. Đám này cung mã thành thạo như bao thân binh khác nhưng cũng biết qua thư từ văn chương, nói chung trong xã hội cổ đại này, nhóm người trên thuộc lớp tài năng và cốt cán của gia tộc cũng như triều đình.

Thành Bố CHính nằm cạnh bờ bắc sông Linh Giang ( sông Gianh ngày nay ở tỉnh Quảng Bình) cách tầm 5 dặm, Bố chính thành là một thành đất gạch, quy mô là một thành cỡ chung không có nội thành chỉ có một lớp ngoại thành với chiều dài mỗi cạnh 500m hơn kém.

Lúc này phủ thành chủ Bố Chính thành đã tụ tập đông đủ những nhân vật quan trọng nhất của Châu Bố Chính. Châu mục kiêm Tứ Sương chỉ Huy Sứ Ngô Khảo Ký, các thân tướng Ngô Tam, Đỗ Liễm, Ngô Văn Vũ, Ngô Văn Vân, Ngô Văn Sơn, Đỗ Tùng, Đỗ Bách, Đỗ Siêu, Đỗ Mạc. Tất nhiên những người này không có quan chức trong người nhưng lại nắm thực quyền tại Bố Chính, đó chính là lý do họ có mặt nơi này. Nhưng việc quan chức chắc chắn cũng không xa, những vị trí trống tại Bố Chính triều đình dĩ nhiên sẽ chờ tiến cử từ Ngô Khảo Ký đây chính là thông lệ của Đại Việt thời Lý đối với các địa phương quản hạt.

Ngô Huy Tuấn ngồi yên vị nơi chủ tọa ánh mắt như điện mà liếc nhìn từng nhân vật lần lượt yên chỗ. Nếu chỉ là một cái thanh niên chưa ráo máu đầu là sinh viên y khoa thời hiện đại thì hắn có lẽ sẽ bối rối với tràng diện hiện tại, nhưng lúc này con người ngồi đây là tổng hòa hai linh hồn một chính một phụ. Cái Ngô Huy Tuấn không hoàn toàn còn là Ngô Huy Tuấn, cái Ngô Khảo Ký cũng không còn hoàn toàn là Ngô Khảo Ký. Mà tràng diện thượng vị tọa thì Ngô Khảo Ký không còn xa lạ, thế nên cũng không có gì đặc biệt bối rối cho Ngô Huy Tuấn cả.

Ngô Tam, Đỗ Liễm, Ngô Văn Vũ, Ngô Văn Vân, Ngô Văn Sơn, Đỗ Tùng, Đỗ Bách, Đỗ Siêu, Đỗ Mạc sau khi hành lễ chào hỏi Ngô Khảo Ký thì tự mình oan tọa, họ ngước mắt nhìn Ngô Khảo Ký và cảm giác ngày hôm nay chủ tử của họ có phần khác lạ, nhưng khác ở đâu thì họ không có lý giải được.

Lúc này gương mặt như quan ngọc của Ngô Khảo Ký hơi dãn ra hắn nghiêm túc nhưng không giận mà uy bắt đầu lên tiếng.

- Có lẽ mọi người thắc mắc hôm nay tại sao lại có buổi gặp mặt này. Ký tôi lời đầu tiên là muốn xin lỗi mọi người.

Lời nói đầu của Ngô Khảo Ký khiến chúng tướng ngồi dưới ồn ào, thừa nhận sai lầm là điểm ít khi gặp của thế gia đệ tử lúc bấy giờ, lại càng khó khăn hơn nếu nó thốt ra từ miệng Ngô Khảo Ký, những người ở đây không lạ gì tính cách chủ tử của họ.

Ngô Tam, Đỗ Liễm há miệng như muốn nói gì đó thì bị Ngô Khảo Ký giơ tạy chặn lại.

- Ký tôi xin lỗi vì thời gian dài trầm luân trong tửu sắc, mất đi đấu trí mà làm khổ các người đi theo ta. Lòng trung thành của mọi người ta trong mắt cả. Ký tôi sau cơn bạo bệnh suy nghĩ rất nhiều, đời người ngắn ngủi sao có thể hoang phí. Phật tranh một nén nhang, người trạnh một khẩu khí. Ký tôi từ nay sẽ chuyên tâm chính vụ không để mọi người phải chịu khổ theo ta mà không có một cái tương lai….

Nghe tới đây cả đám tướng lãnh dưới trướng Ngô Khảo Ký ào ào kích động, hai lão trung nhân Ngô Tam, Đỗ Liễm đôi mắt còn ướt lệ. La thân gia binh, kể cả chủ tử không có đấu trí thì họ cũng chỉ biến trung thành mà phụng sự, nhưng nếu chủ tử của họ có đấu trí mà phấn khởi trở lại thì còn gì là vui hơn. Đặc biệt hai lão trung nhân tình cảm đối với Ngô Khảo Ký còn tăng thêm một phần. Họ cảm giác như đứa con tinh thần của họ hiểu chuyện,lạc lối quay đầu, do đó còn gì có thể vui mừng hơn, lão lệ tung hoành âu cũng là bình thường.

Biểu hiện của chúng tướng được Ngô Huy Tuấn thu vào trong mắt, hắn đã đủ hiểu những người này trung thành tận tâm ra sao. Trí nhớ của Ngô Khảo Ký và kể cả đánh giá của tên này về những người xung quanh đúng là không quá sai biệt.

Mọi người toan nói chuyện thì Ngô Huy Tuấn lại đè xuống một lần nữa, hắn vẫn chưa xong câu chuyện.

- Mọi người bình tĩnh nghe Ký tôi nói hết. Chuyện có lẽ rất dài nhưng Ký tôi cũng cố gắng vắn tắt cùng tường tận lại…

Chúng tướng trở nên yên lặng và nghiêp túc lắng nghe. Thực tế cảm giác của họ về chủ tử là đúng, Ngô Khảo Ký công tử lúc này cho họ cảm giác điềm tĩnh, bình ổn, cẩn trọng đầy tự tin. Khác hẳn với một Ngô Khảo Ký hằng ngày có vỏ bọc kiêu ngạo nhưng che lấp bên trong là tự ti cùng với một tính cách nóng nảy, thiếu đi sự trầm ổn. Chính vì thay đổi đột nhiên này của vị chủ tử khiến cho mọi người vừa cảm giác mới mẻ lại có phần kính phục cùng hi vọng, mong chờ vào những lí lẽ sắp tới của Ngô Khảo Ký.

- Như mọi người đã biết có khả năng giặc Tống sẽ tấn công chúng ta, chiến tranh không sớm thì muộn sẽ diễn ra và Bố Chính quân chắc chắn sẽ tham dự, Mục đích của mẫu thân của ta ban đầu đó chính là tìm cách cho ta mò mẫm chút công quân sau đó lại vận dụng gia tộc năng lượng mà chuyển ta về gần Long thành. Nhưng ta, các ngươi một thân nam nhi đội trời đạp đất liệu dùng mánh khóe để đạt công danh có thực sự vinh dự hay không. Hay đó sẽ là mối nhục mà cả đời sau chúng ta sẽ rửa không sạch? Đừng nói chuyện này bí mật, người làm trời biết, giấy không gói được lửa. Cho nên cách này ta nhất quyết không nghe. Quân công chúng ta sẽ tự tay đạt lấy bằng năng lực của mình, không cần lắt léo theo cách tiểu nhân vụng trộm.

Lời nói của Ngô Khảo Ký đầy hào hùng và nhiệt huyết. Nhưng phản ứng của chúng tướng lại chia làm hai luồng rõ rệt. Đám thanh niên thì ào ào xưng phải, hào khí bốc lên vạn trượng, trong suy nghĩ của họ đang là chém tướng đoạt cờ mơ mộng sự. Song bên cạnh đó phản ứng của hai lão trung nhân Ngô Tam, Đỗ Liễm lại lặng lẽ và ánh mắt lóe lên sự lo lắng.

“Chủ tử tuy tỉnh ngộ nhưng tính cách vẫn còn xung động, tình thế lúc này… aii… liệu có nên nói thẳng không. Nếu nói thẳng cho chủ tử thì có gây nên chán nản cho ngài mà mất đi nhuệ khí” Đây là suy nghĩ chung của cả hai lão trung nhân. Họ chỉ liếc mắt nhau cũng hiểu được đối phương nghĩ gì mà do dự không yên.

Phản ứng của chúng tướng lại một lần nữa lọt vào mắt của Ngô Huy Tuấn. Hắn lúc này thầm gật đầu, người cao tuổi vẫn là kinh nghiệm, có được họ không khác gì có bảo bối trong tay.

- Mọi người trật tự… Tam thúc, Liễm thúc hai người có lo lắng? Ta hiểu các ngươi đang lo sợ ta bốc đồng mà quên đi hiện thực. 700 sương quân chúng ta mới chiêu mộ chất lượng ra sao ta hiểu hết. Số này mang ra chiến trường đừng nói là lập công, còn sống trở về là may mắn. Nhưng những lời ta nói sau đây sẽ giúp mọi người hiểu, Ký tôi dám chắc chắn đám Sương quân này khả dụng…. những lời tiếp theo ta nói đây hi vọng các ngươi sống để bụng chết mang theo, không thể lộ ra cho bất kì kẻ nào kể cả người Ngô gia, Đỗ gia ở Long thành….

- Công tử xin rút lời, Tam thúc tôi không dám nhận, còn việc công tử nhìn đúng về Sương quân đúng là làm cho Tam tôi kính phục vô cùng. Cả tân sương quân Chính và lão binh Bố Chính chất lượng đều không tốt. Vấn đề tố chất không cao có thể dùng chế độ ăn uống theo thời gian bổ xung, kỷ luật võ công cũng có thể theo thời gian mà đào tạo. Nhưng trang bị, lương thực, nhất là thức ăn bổ xung thịt cá tất cả đều cần ngân lượng, mà lúc này phủ khố âm tiền. Duy trì một lượng lớn quân đội thực sự rất khó khăn. Còn việc Công tử yêu cầu chúng tôi thà chết mang theo…

- Phải thưa công tử, Liễu thúc xưng danh quyết quyết không thể, còn về lời công tử dạy chúng tôi tuyệt đối bí mật có chết không lộ

Hai lão trung nhân Ngô Tam, Đỗ Liễm vội vàng đứng ra, cách xưng hô của Ngô Hữu Tuấn khiến họ kinh ngạc và lo sợ. Nhưng nhận định một cách chuẩn xác của Ngô Hữu Tuấn về xương quân Bố Chính lại làm họ mừng rỡ, ít nhất chủ tử của họ không phải là xung động hồ đồ.

- Công tử chúng tôi xin giữ kín lời dăn dạy, sống để bụng chết mang theo.

Đám thanh niên vừa mới xung động giờ thấy hơi xấu hổ, nhưng nhiệt nhiệt đứng lên bái lạy. Bảy người một miệng cùng nhau thề nguyền.

- Tốt tốt tốt. Vậy Ký tôi xin nói thẳng. Lần này ta nhân họa đắc phúc, các ngươi hẳn còn nhớ vị đạo sĩ bên bờ biển? Các ngươi từng nghĩ lão nhân gia bùa ngải khiến ta ngã ngựa và gặp nạn tính mệnh an nguy? Đúng thật là lão nhân gia đã trừng phạt nho nhỏ ta một chút vì thói kiêu căng ngạo mạn ăn chơi xa đọa. Nhưng khi ta tỉnh ngộ thì trong đầu hiện lên rất nhiều tri thức kì lạ và đáng sợ của lão nhân gia truyền dạy. Điều này tuyệt đối là bí mật các ngươi không bao giờ được để lộ ra. Với những kiến thức này ta tin tưởng sẽ khiến cho Sương Quân Bố Chính đánh đâu thắng đó, lại thêm ta sẽ khiến cho Bố Chính châu phú giáp thiên hạ. Cho nên lần nếu có binh đao khói lửa họa, mục tiêu của chúng ta không phải lập quân công để điều chuyển gần Long thành. Mục tiêu lập quân công để tất cả các ngươi ngồi đây được danh chính ngôn thuận chính chức Bố Chính châu.

Hơi ngừng lại một nhịp Ngô Hữu Tuấn tiếp tục trịnh trọng nói.

- Chúng ta sẽ không đi đâu hết, Bố Chính sẽ là nơi lập nghiệp, chúng ta sẽ xây dựng Bố Chính thành động thiên phúc địa trong thiên hạ. Ta chính thức tuyên bố tự lập môn hộ Ngô gia Bố Chính. Các ngươi sẽ là khai tộc công thần. Thêm vào đó tất cả tri thức của Lão đạo sĩ ta cũng sẽ chia sẻ mọi người cùng giúp ta xây dựng Bố Chính. Nhưng chỉ những thứ ta cho phép mới được công bố ra ngoài. Ngay cả Ngô gia Long Thành hay Đỗ gia Tân Hưng cũng không ngoại lệ, các ngươi làm được sao?

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play