Tháng năm tiết trời nắng nóng vô bỉ, năm nay trung nguyên có vẻ nhiều nơi sẽ gặp hạn hán. Người Tống trăm mối lo.
Mọi ánh mắt đều dồn về phía Liêu Đông để xem tình hình ra sao.
Quân Đại Tống ở U Châu đã chủ động bỏ thành lui lại, thậm trí họ còn lui xa hơn về phía Nam và đã rời gần về phía sông Hoàng Hà.
Người Tống vậy mà quyết vật tay cùng Liêu Đông Vương.
Chuyện gì đã khiến Tống triều có được dũng khí đối diện cùng kỵ binh bất bại của vị Vương gia trẩu tre này thì hạ hồi phân giải. Nhưng không thể nghi ngờ gì thêm nữa lần này chính xác là người Tống quật cường rồi.
Đại Tống hiểu không có được quyền kiểm soát Trường Thành thì chiếm mười một châu Yên Vân phía Hà Bắc chỉ là gánh nặng, thà rằng lui về Hoàng Hà phòng thủ thì có được lợi thế hơn. Cho nên người Tống chủ động rời Bỏ U Châu, Úy Châu, Tân Châu mà lui về Hoàng Hà.
Có thể nói ở mặt trận phía đông người Đại Tống “tân tân, khổ khổ” trộm đạo tam châu nay phải nhả ra. Nhưng năm châu vùng Thái Nguyên- Sơn Tây họ vẫn còn đó và đối chọi gay gắt cùng người Liêu.
Ngô Khảo Ký không quản, cho dù hắn quản cũng không được vì lúc này Ngô Khảo Ký thực có rất nhiều việc phải làm.
Việc chuẩn bị cấp tập trang bị cho hai mươi vạn quân cho dù là loại trang bị sơ sài thô bỉ cũng khó khăn lắm thay. Cứ tính trung bình mỗi người năm cân sắt thép thì cũng chỉ có tầm trăm tấn thép mà thôi.
Với số lượng gang ma Ngô Khảo Ký vơ vét được của người Tống một ngày hắn luyện ra chục hay hai chục tấn thép tốt là bình thường. Vấn đề nguyên liệu không lo lắng nhưng muốn từ nguyên liệu phôi thô thành thành phẩm thì mất thời gian lắm thay.
Cũng may Ngô Khảo Ký và Ngô Khảo Tích đã lường trước điều này mà tiến hành vơ vét công tượng rèn của Đại Tống đồng thời tìm kiếm trong Hán Nô những người biết qua về nghè rèn để sử dụng. Nói thật những người này chỉ hiểu về rèn đao kéo và các vật dụng hàng ngày, vậy nhưng dùng bọn họ để rèn vũ khí khôi giáp dạng đơn giản vẫn là thừa sức dùng.
Quan trọng nhất đó chính là số lượng thợ rèn mà Ngô Khảo Ký vơ vét được rất nhiều. Với giá cao thu mua mười lăm lượng bạc một người thì chỉ trong vài tuần đám hám lợi xa hội đen Đại Tống đã tìm đến cả ngàn người cho Ngô Khảo Ký, tổng giá trị hợp đồng lên tới một vạn rưỡi lượng bạc.
Nói thẳng thừng tìm một cô nương xinh đẹp là kỹ nữ cũng chỉ có giá mười hai mươi lượng mà thôi. Tìm một thợ rèn đem bán dễ hơn nhiều. Mỗi thôn xóm đều có một hoặc một vài tên thợ rèn hoạt động. Nghề này theo cha truyền con nối cho nên cha làm thợ thì mấy đứa con cũng biết, cho nên học đồ cũng bị đóng gói mang đi. Ngô Khảo Ký thì không quan trọng, miễn biết đập gõ thì hắn đồng giá 15 lượng bạc một người. Chính vì chính sách thâm độc này của Ngô Khảo Ký mà cả vùng Tế Nam – Sơn Đông của Đại Tống trong thời gian qua các vụ bắt cóc dã man liên tục được hắc bang nơi này thực hiện rồi theo con đường định sẵn mang ra biển. Ở nơi này có người của Ngô Khảo Ký lúc nào cũng túc trực sẵn sàng.
Yên Vân mười một châu phía Hà Bắc cũng bị bọn Minamoto quét sạch thợ rèn, chủ yếu thợ rèn nơi này là Hán Nô. Cho nên những thợ rèn này sau khi được nghe chưng dụng sẽ thoát cảnh nô lệ cả nhà vợ con thì tự mình đầu thú. Kể từ đó hàng ngàn người ở Yên Vân lên thuyền đi tới Jeju đảo.
Tất nhiên ba ngàn thợ rèn này chỉ có tay nghề trung bình mà thôi. Ngô Khảo Ký nhắm đến là thợ rèn bậc cao người Nhật, và cũng dùng giá cao thu mua từ các lãnh chúa Nhật Bản.
Nói thẳng những gia tộc rèn đúc nổi tiếng ở Nhật Bản có thế mạnh không khác gì các đại thế gia cho nên Ngô Khảo Ký đụng không được. Nhưng các thợ rèn lẻ người Nhật cũng có tay nghề cao lắm. Vậy nên Ngô Khảo Ký dùng giá 20 lạng bạc mua một thợ rèn bậc cao ở đất nước Phù Tang. Hay rồi Fukuoka cách Jeju chỉ có 200km đường biển lập tức thợ rèn bốc hơi.
Các toán cướp thấy lợi vàng mắt bắt cóc, lừa đảo, ém đoạt tất cả thợ rèn nơi này giao cho Ngô Khảo Ký.
Sau Fukuoka là đến Hiroshima nơi không cách xa đó bao nhiêu lâm nạn, cuối cùng là Osaka và Nagoya đều bị thăm hỏi một lần.
Với số tiền lớn bỏ ra, lúc này có thể nói một cách tự hào rằng số thợ rèn của Ngô Khảo Ký ở trên đảo Jeju có thể sánh ngang tổng số thợ rèn đang làm trong công bộ của Đại Tống và nhiều gấp rưỡi số thợ rèn ở Long Thành của Đại Việt. Tất nhiên đó chỉ là số lượng, còn về chất lượng thì còn phải từ từ xem xét.
Có thể nói lượng nhiều đến một mức độ nào đó sẽ hóa chất. Năm ngàn thợ rèn cú tính trung bình một người mỗi ngày chỉ rèn đuộc một trang bị duy nhất thì mười ngày đã có được năm mươi ngàn trang bị rồi. Đây là nói con số thấp nhất bởi thực tế mỗi ngày một thợ rèn có thể rèn được rất nhiều trang bị nếu như thép đã tốt sẵn và đổ phôi khuôn thành hình.
Cho nên có thể nói với sự buff hết mình của Ngô Khảo Ký thì sự càn quấy của Ngô Khảo Tước vẫn được thỏa mãn một cách triệt để không có gì đáng ngại.
Nói đên Jeju đảo Ngô Khảo Ký đã quyết chiếm đảo này để lập căn cứ địa tại Bắc Á cho nên nơi này được tổ chức xây dựng cực kỳ rầm rộ và hoành tráng.
Trong những tháng qua ở hòn đảo này chưa từng bao giờ dừng lại các công trình to lớn cả vạn người tham gia lao động.
Dĩ nhiên nhân lực chủ yếu vẫn là Hán Nô, nhưng bọn này ở Jeju được đối xử tốt gấp cả chục lần ở Yên Vân cho nên hết sức cần cù chịu khó.
Một tòa thành trì to lớn gần bờ biển phía Tây hòn đảo được xây dựng cấp tốc trong mấy tháng qua và đã thành hình. Bên trong đó không thiếu các cơ sở hạ tầng công xưởng chế tạo, chủ yếu vẫn là luyện kim và rèn thép là chủ yếu.
Nói thẳng về lương thực thì Jeju không hề phải bận tâm một chút nào, với tiền tài của Ngô Khảo Ký và quan hệ cá nhân của hắn cùng các thế gia thì lương thực liên tục được tuồn đến Jeju qua đường biển. Triều đình Tống có muốn hạn chế cũng không được, vấn đề là con mặt của thế gia như thế nào thôi. Ngoài ba bạn hàng chính Trịnh- Vương- Thôi thì Ngô Khảo Ký giờ này còn có thêm nhiều lắm những bạn hàng mới là các thế gia ở Tống.
Nói thẳng một câu Ngô Khảo Ký đang lợi dụng việc Đại Tống loan bố bên ngoài rằng Đông Hải Vương là phong vương để hợp thức hóa quan hệ làm ăn với các thế gia. Một khi Đại Tống chưa đính chính sự việc trên thì việc làm ăn giữa Ngô Khảo Ký và các thế gia được tính là “nội bộ” Đại Tống kinh thương, và lẽ dĩ nhiên triều đình Đại Tống không có bất kỳ lý do gì cấm cản.
Nếu muốn kết thúc tình trạng này thì Triệu Húc bắt buộc phải ra cáo lệnh đính chính lại tuyên bố trước đó của hắn đối với Ngô Khảo Ký là thừa nhận địa vị Đông Hải Vương mà không phải là “phong vương”. Nếu làm như vậy thì việc Ngô Khảo Ký thương mại cùng các thế tộ Đại Tống sẽ biến thành “ngoại thương” giữa quốc gia với quốc gia. Đến lúc đó các mặt hàng như gang cùng lương thực sẽ biến thành mặt hàng cấm và chỉ có thể buôn lậu mà thôi.
Nhưng Triệu Húc liệu có dám làm điều đó vào lúc này, xét cả mặt các thế gia phản đối lẫn việc phản ứng của Ngô Khảo Ký rất có thể tham chiến trong thời gian tới khiến cho triều đình Đại Tống hết sức dè dặt trong vấn đề này.
Tuy thời này không có liên hợp quốc, những giữa quốc với quốc vẫn có chính danh nhất định. Không phải cứ muốn nói đánh là đánh được ngay. Ví như Liêu Đông có thể nam phạt Đại Tống vì nắm lý trong tay, triều đình Đại Tống tráo trở cho nên Liêu Đông Vương nam hạ.
Đừng nghĩ cái chính danh này không quan trọng, nó quan trọng vô cùng tận, Ví như nếu Ngô Khảo Tước “vô lý” xâm lược Đại Tống thì sức bật của 70 triệu người cực kỳ khủng bố và không thể lường trước được. Nhưng nếu Ngô Khảo Tước nắm lý mà triều đình Đại Tống đuối lý thì trong nội bộ nước Tống sẽ có chia rẽ cực lớn. Ví như người thì muốn chống Liêu Đông, nhưng người thì muốn hòa vì rõ ràng người Tống sai trước, người thì muốn đền bù thật nhiều cho qua chuyện, người thì muốn triều đình Đại Tống xin lỗi. Chỉ cần nghĩ đến thế thôi đã đủ thấy một chữ lý ở đây nó quan trọng ra sao.
Tương tự điều này chữ lý của Đông Hải Vương cũng cần, nếu Liêu Đông – Đại Tống chém giết, Ngô Khảo Ký có thể viện trợ Liêu Đông điều đó không ai cãi vì dẫu sao Ngô Khảo Tước là em trai Ngô Khảo Ký. Nhưng nếu địa vị của Ngô Khảo Ký vẫn là Vương do triều đình Đại Tống phong thì Ngô Khảo Ký nếu âm thầm hỗ trợ Liêu Đông thì không sao. Nếu Ngô Khảo Ký trực tiếp tham chiến là đuối lý đến lúc đó đầy đủ lý do Tống triều có thể “trừng phạt” Ngô Khảo Ký bằng chuyện phế phong.
Dĩ nhiên Ngô Khảo Ký quan trọng mẹ gì phế phong hay phong vương, hắn là dùng thực lực để dựng nên Vương quyền. Nhưng vấn đề là người Tống có lý do để “sửa” cái công bố “phong vương” trước đó mà không mất mặt. Tiếp theo nữa là việc cấm biên cấm hải, cấm giao thương sẽ được thực hiện triệt để mà không gặp phản đối.
Cấm thương Ngô Khảo Ký không sợ vì thế gia có một ngàn lẻ một cách để buôn lậu cùng hắn. Nhưng buôn lậu cuối cùng vẫn là buôn lậu không thể tự do thoải mái bòn rút máu thịt người Tống như lúc này. Thêm vào đó nữa nếu Ngô Khảo Ký vô lý tấn công Đại Tống thì cái nhìn của thế gia Đại Tống với hắn sẽ cực ác liệt, ba bạn hàng cũ có lẽ không chịu nhiều ảnh hưởng nhưng rất nhiều bạn hàng mới của Ngô Khảo Ký sẽ quay lưng lại với hắn điều này chắc chắn xảy ra. Không phải tất cả thế gia Tống đều là Hán gian, nói thẳng thừng nếu lợi ích đủ lớn thì tất nhiên Ngô Khảo Ký vẫn mua chuộc được họ. Nhưng cái giá phải bỏ ra là bao lớn?
Tự nhiên vì một chuyện đẩu đâu mà Ngô Khảo Ký phải hi sinh một mối lợi quá to lớn và cắt đứt một con đường cực kỳ nhanh chóng bòn rút xương máu người Tống. Điều này Ngô Khảo Ký sẽ không ngu mà làm. Do đo trận chiến này Ngô Khảo Ký lực lượng sẽ không chính thức tham gia. Hán chỉ đứng sau hỗ trợ Liêu Đông về mặt tài chính cũng như vật tư mà thôi.
Nói tóm cái váy lại Ngô Khảo Ký quấy lộn cả Đông Bắc Á cũng chỉ vì một chứ “lợi” cho nên đứng trên cương vị này mà suy xét thì hắn sẽ không tham chiến và giữ nguyên tình trạng hiện thời của Tiểu Việt Đông Hải với Đại Tống.
Còn chuyện Ngô Khảo Tước đánh đập cùng Đại Tống ra sao thì đó là chuyện Liêu Đông. Chỉ trừ khi Liêu Đông thất bại và quá đuối thế thì Ngô Khảo Ký mới nhảy vào. Hiện giờ chưa phải lúc.
Hôm nay Ngô Khảo Ký cưỡi lên chiến mã dẫn theo bộ hạ rậm rạp tiến ra cảng “Hoàng Hải” quân cảng nước sâu hoành tráng mà Ngô Khảo Ký đã dày công cải tạo cùng xây dựng lại.
Không có gì khác, khoái thuyền từ hai ngày trước đã đến nơi và thông báo hạm đội thuyền buôn của Bố Chính một lần nữa đến Bắc Hải.
Dĩ nhiên Ngô Khảo Ký cực kỳ coi trọng mỗi lần tiếp tế này của quê nhà.
Nói thẳng ở nơi này không thể nào so được với một phần của Bố Chính, tuy rằng người đông thế mạnh nhưng đều không phải người mình, công nghệ thì thấp kém cho nên làm chuyện gì cũng vướng chân bận tay.
Mỗi lẫn có được hàng viện trợ từ Bố Chính chính là mỗi lần Đông Hải Việt quốc nhảy vọt về phát triển chất lượng.
Đứng trên mỏm đá cao nhìn ra bến cảng, Ngô Khảo Ký dương lên kính viễn vọng cầm tay mà quan sát đội “thuyền buôn” hùng dũng tiến vào quân cảng.
“ Cái của khỉ gì thế này” Ngô Khảo Tước không thể không giật mình thoảng thốt không tin vào mắt mình.
Dẫn đầu tiến vào quân cảng là sáu siêu đại chiến hạm hình thù bắt mắt và lạ lẫm so với thời này. Không nghi ngờ gì nữa đây chính là Siêu Khu Trục hạm lớm Bố Chính do Lý Từ Huy thiết kế và chế tạo.
Ngô Khảo Ký không thể không kinh ngạc về thể hình và cấu tạo của bọn này, vì đây là những chiến hạm đóng mới hoàn toàn phù hợp với việc bố trí đại pháo cho nên khá khác biệt các Khinh hạm đục lỗ cải tạo để đặt pháo lớn.
Đây là những khu trục hạm duy nhất của cả Châu Á lúc này, chúng chính là tinh hoa công nghệ của Bố Chính và chỉ duy nhất Bố Chính có thể chế tạo được.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT