Liêu Đông rầm rộ tụ binh gần hai mươi vạn, lại có một vạn kỵ binh ép sát Ung Châu khiến cho thế gian lòng người bàng hoàng.
Lúc này nội địa Đại Tống lại dấy lên tin đồn Đại Tống gian thần lộng hành gây khó dễ Liêu Đông. Liêu Đông Vương anh dũng liều chết đánh đông dẹp bắc để chiếm lại Vận Yên mười sáu châu theo “hợp đồng” kí kết.
Người Tống vì tiếc của tiếc tiền bội tín tranh thủ lúc Đại Liêu- Liêu Đông đánh đập dấy quân vô nghĩa chiếm đoạt 8 châu. Nay Liêu Đông Vương thấy người Tống bội tín nên quyết thảo phạt.
Nói thẳng thừng tin tức này cực kì chuẩn xác và có chứng cớ, còn gian thần ở đây là ai không ai biết cả, có thể là Tô Thức, có thể là Vương An Thạch có thẻ là Tư Mã Quang hoặc cũng có thể chính Triệu Húc vì tiếc của mà làm vậy.
Nhưng kể chuyện tiên sinh tất nhiên không dám đem Triệu Húc ra nói thế nào, cho nên nhiều phiên bản khác nhau đổ tội này cho Tô Thức, có kẻ âm thầm thêu dệt đổ tội cho Vương An Thạch có nhóm lại lợi dụng đổ cho Tư Mã Quang.
Triều đình Tống không thể bắt các tiên sinh kể truyện để bịt đầu mối được, vì chuyện này đã lan khắp Đại Tống với tốc độ quá nhanh.
Người Tống quen nhất là gì, đó là bỏ tiền mua bình an, họ cống nạp cho Tây Hạ, cống nạp Đại Liêu, thập trí ngay cả Nhật Bản cũng nằm trong hệ thống cống nạp của Đại Tống với danh nghĩa lại quả sau khi Nhật Bản biếu quà. Tất cả chỉ là mua bình yên.
Những tháng qua các tin thắng trận từ tiền phương luôn đổ về, ngày hôm nay chiếm được Hoàn Châu, ngày mai chiếm được Ứng Châu, Ngày mốt lại hạ Đại Đồng… Dân chúng Tống sống trong ngày vui bất tận, uy thế của Triệu Húc, văn quan võ tướng dâng cao trong lòng dân chúng.
Người dân Tống lần đầu tiên được mở mày mở mặt khi quân sĩ Đại Tống có thể “chiến thắng” Đại Liêu. Tự nhiên rất nhiều “danh tướng” đánh những trận chiến để đời được các tiên sinh kể chuyện biên tấu lan truyền khắp nơi.
Nhưng chỉ trong hai tháng bỗng nhiên luồng gió dư luận đổi chiều, “sự thật” được phơi bầy trước công chúng. Hóa ra vua quan Đại Tống bỏ tiền thuê mướn Liêu Đông Vương cướp về Yên Vân mười sáu châu.
Liêu Đông Vương thân xuất gần mười vạn hùng binh chia thủy bộ hai đường tấn công hai bên trường thành. Từ đó chặn đứng quân Liêu ở quan ngoại. Từ đó quan nội không bóng kỵ binh Đại Liêu. Triều Tống bội bạc vì tiếc tiền cho nên tận dụng thời cơ chiếm lấy 8 châu không chịu trả tiền bát châu này.
Điều này đã chọc giận Liêu Đông Vương và vị này đã tụ binh hai mươi vạn kỵ binh chuẩn bị nhập quan công đánh Đại Tống.
Đồng thời lúc này Đại Liêu đã không còn bị Liêu Đông Vương uy hiếp nên rảnh tay tiến về Đồng quan, tổng cộng cũng có đến gần mười vạn kỵ binh ép sát.
Kể từ đây cái bàn tiệc đang vui vẻ của vua quan Đại Tống trở thành bữa tiệc máu.
Ý chí của vị Liêu Đông Vương quá quyết đoán, ai nói cũng không nghe, ngoại giao không gặp. Vị này quyết làm cho ra nhẽ.
Thực tế người Tống thì nên bảo vệ người Tống đúng không, dân Tống thì nên ủng hộ chính sách vua quan nhà Tống đúng không?
Chính xác nếu pha làm ăn tráo trở này của Đại Tống văn triều võ tướng thành công thì dân chúng sẽ vỗ tay ầm ầm khen hay, và dĩ nhiên sẽ chê Liêu Đông Vương là ngu ngốc bị dắt mũi.
Nhưng vấn đề là lần này rút củi đáy nồi của vua quan nhà Tống lại gặp kẻ không nói đạo lý, lại gặp trẻ trâu. Ban đầu Đại Tống nghĩ thôi thì nếu Liêu Đông làm quá căng thì đền tiền là được, mấy châu mà Đại Tống tự chiếm được không trả đủ tiền thì trả một phần ba hay một nửa chắc cũng được đây, dù sao Liêu Đông cũng không phải đánh trận, vẫn nhận được tiền có gì là họ không đồng ý đây.
Nhưng Đại Tống quá coi thường mức độ ngáo đá của Ngô Khảo Tước, hắn đang lập uy ở Liêu Đông cho nên làm gì chấp nhận bị âm một vố và bị coi là kẻ ngu. Ngô Khảo Tước đã từ chối mọi ngoại giao và quyết định đao binh gặp mặt.
Việc Triều đình Đại Tống tráo trở đã đổ bể, chuyện này không thể dấu diếm được khi mà Liêu Đông Vương đột nhiên ngừng đánh Đại Liêu một cách bất ngờ trong khi rõ ràng Ngô Khảo Tước đang chiếm thế thượng phong. Dân chúng lúc này mới hiểu được vị Liêu Đông Vương này đã chiu đựng sự tức giận đến nhường nào khi mà bỏ lỡ cuộc chinh phạt Đại Tống bởi vì Đại Tống đã “đâm sau lưng”
Sự thật chứng minh dân Đại Tống rất lắm chuyện và cực nhiều ngôn luận, thời này lực khống chế của triều đinh trung hoa không mạnh mẽ như những thời sau đó là Minh và Thanh, thế mới có chuyện các thế lực giang hồ tụ tập đánh Kim như quân đội chính quy vậy.
Lúc này mọi mũi dùi dư luận đều chỉ vào các “gian thần” đã đưa ra chủ ý ngu ngốc trên. Đại Tống thiếu tiền sao? chừng ấy tiền cũng chỉ bằng Giang Nam – Hàng Châu -Tô Châu kiếm trong một năm chứ mấy. Các ngươi tội gì vì tiếc ba cái đồng bạc lẻ mà rước lấy kẻ thù. Rõ ràng Liêu Đông đang giúp chúng ta đánh Liêu thu hồi Yên Vân mười sáu châu tại sao tình thế lại trở nên như vậy.
Không chỉ dân đen, ngay cả tầng lớp nho sinh hoặc các quan lại không tham gia vào mưu kế trở mặt trên cũng cảm thấy bất bình. Người Tống bỏ tiền mua bình yên thành thói quen rồi, lần này đúng là triều đình vác đá tự đập chân mình.
Thực tế hiện tượng này cũng bình thường thôi nếu Ngô Khảo Tước không đủ mạnh không đủ sức đe dọa thì tất nhiên miệng lưỡi dân Tống sẽ quay một hướng khác. Nhưng sức đe dọa của huynh đệ họ Ngô quá mạnh khiến cho dân Tống ngay lập tức đổ tội cho triều đình bội bạc và yêu cầu triều đình nên sửa chữa sai lầm bằng cách “đền bù”.
Triều đình Triệu Húc và các quan viên lúc này đang khóc, cọn mẹ nó chúng tôi cũng muốn đền bù lắm chứ, nhưng Liêu Đông Vương không nói chuyện, Đông Hải Vương lắc đầu nói không liên quan thì chúng tôi phải làm sao.
Đến đây thì trong triều Đại Tống các quân viên bắt đầu đổ tội cho nhau, phe Tân Pháp của Vương An Thạch thì đổ vấy cho phe cựu đảng của Tư Mã Quang chịu trách nhiệm chuyện này, vì Tô Thức là kẻ chủ mưu khơi mào kế hoạch trên.
Phe Cựu Đảng của Tư Mã Quang thì âm thầm phao tin vỉa hè cho các tiên sinh kể chuyện là Vương An Thạch chỉ đạo chuyện này. Triều Tống đại loạn.
“ Ngươi nghe thấy gì không Liêu Đông Vương tụ binh bốn mươi vạn người chuẩn bị tiến vào quan nội tiến đánh Đại Tống”
“ Tin của ngươi nhầm rồi Liêu Đông Vương tụ binh năm trăm ngàn kỵ binh…”
“ Thế này thì đánh sao nổi, nghe đâu Kỵ binh của Liêu Đông Vương còn thắng cả Đại Liêu, trên thảo nguyên bất bại”
“ Mẹ nó không biết quan viên làm ăn kiểu gì, tiếc ba đồng bạc lẻ đến giờ làm sao mà chống lại được đạo quân lang sói của Liêu Đông Vương đây”
“ Các ngươi quên còn Đông Hải Vương à, vị này thấy em trai bị uất ức liệu có khi nào….”
“ Ngươi đừng nói nứa làm ta thêm run rẩy…”
“ Hay là chuyển nhà về phương Nam?”
“ Chạy đâu khỏi nắng bây giờ”
Đây là những mẩu chuyện thường nhật của dân Tống trong những ngày qua. Đối với họ thì quân Đại Liêu đã đáng sợ lắm rồi. Mà quân Liêu Đông còn đè Đại Liêu ra đánh như đánh con trai thì Đại Tống làm sao cự được.
Không phải Đại Tống yếu hèn mà nhiều năm qua Đại Tống chiến cùng Tây Hạ, Đại Liêu thắng ít thua nhiều. Không có hai đại pháp bảo thì người Hoa Hạ như cọng bún trước người thảo nguyên. Điều này ăn sâu vào tâm lý của người dân rồi, cho nên một thế lực có thể đè Đại Liêu ra mà đánh thì người Đại Tống không có bất kỳ đấu trí gì cả.
Trong khi đó Đại Liêu đang cấp tốc hung hăng dùng hết mọi khả năng có thể để công phá năm châu Đại Tống ở Thái Nguyên Sơn Tây để lấy lại uy danh đã mất, đồng thời cũng là lừa bịp để thịt Đại Tống một khoản tiền bù đắp sự mất mát trong thời gian qua va chạm cùng Ngô Khảo Tước. Còn phía Liêu Đông đúng là binh mã đã tụ họp đủ hai mươi vạn ở Long Châu thành nhưng dường như vị Liêu Đông Vương không quá vội vàng gì cả.
“ Anh rể, hai mươi vạn quân đã tụ tập nhiều ngày nhưng không có được khôi giáp vũ khí, như thế này chỉ sợ lòng quân…” Trịnh Thành Công lúc này cũng ra dáng một vị thiên tướng quân lắm rồi. hắn đang làu bàu càu nhàu.
“ Vội cái gì rùa con, mẹ kiếp nhị ca đã biên thư, lần này không có hai tháng là khôi giáp vũ khí không có thành hình. Tháng sáu đánh cũng tốt.” Ngô Khảo Tước từ chối nói nhiều.
Thực ra thằng này có mưu đồ khác, Ngô Khảo Ký không nói là hai tháng mới đầy đủ khôi giáp, với tốc độ chế hàng láo của Ngô Khảo Ký thì khả năng một tháng cũng xong. Đơn giản là số lượng công tượng gõ rèn rất nhiều đã tụ tập ở Jeju để làm việc.
Mỗi ngày hàng ngàn hàng ngàn phôi thép thô sơ được đúc vội sau đó chia cho bọn thợ thủ công gõ nháo nhào rồi đem mài. Thiết bị thô bỉ vô cùng nhưng ăn ở chỗ chất lượng thép cao cho nên vẫn thừa đủ tiêu chuẩn. Nếu so sánh với ba đồ đồng nát thép non của người thảo nguyên thì đây vẫn là thần binh lợi khí a.
Nhưng Ngô Khảo Tước có mưu đồ khác, thằng này thượng vị giả sau đó có nhiều tư tưởng độc lập lắm.
Hắn muốn thành lập bộ lạc của riêng mình, do đó càng giữ bọn binh sĩ hai mươi vạn quân này ở Long Châu thành sau đó thừa cơ lung lay thì sau này sẽ càng cho nhiều chiến binh đem người nhà tự động ra nhập vào “ Vương đình” bộ lạc. Chỉ có nắm trong tay một bộ lạc hùng mạnh thì Ngô Khảo Tước hắn mới nắm được Liêu Đông. Đây chính là cách làm mà Ngô Khảo Tước tự nghĩ ra và đang âm thầm thực hiện, nhưng hắn không chia sẻ với ai cả, chỉ nhắc sơ qua trong thư cho Ngô Khảo Ký mà thôi.
Đừng nghĩ Ngô Khảo Tước đơn thuần mà lầm, mỗi con người khi đứng ở vị trí này với tâm thế của một người đứng đầu sẽ luôn phải bộc lộ hết khả năng của bản thân để duy trì vị trí của họ. Và Ngô Khảo Tước đang làm cực kỳ suất sắc ngoài sức mong đợi của bất kỳ người nào quen biết thằng này.
“ Thêm vào nữa Tú Tú chưa tiếp được về Liêu Đông thì vẫn không nên trực tiếp xua đại quân, đừng nghĩ bọn Tống yếu đuối. Dồn nó quá nó làm càn thì hỏng” Ngô Khảo Tước chợt nói ra suy nghĩ này.
“ Hóa ra là lo lắng cho tỷ tỷ a. Anh rể hơi hoa tâm một chút nhưng vẫn có tình nghĩa nha” Trịnh Thành Công soắn xuýt.
Bộp…
Một đá văng ra ngoài..
Ngô Khảo Tước lúc này khá lo lắng, triều đình Đại Tống vì vẫn muốn dùng ngoại giao hòa hoãn quan hệ với Liêu Đông cho nên không đụng vào mẹ con Trịnh Tú Tú, nhưng không ngờ bọn giang hồ nghĩa hiệp Đại Tống lại không biết trời đất nhiều lần tổ chức ám sát hai mẹ con nàng.
Kể đến cũng nhức đầu, Trịnh Tú Tú đáng lẽ được tiếp đi rồi, nhưng nàng lại chợt lâm bồn, hạ sinh trưởng tử cho Liêu Đông Vương. Đến lúc này thì không thể đi được nữa, đứa trẻ sơ sinh làm sao chịu nổi dày vò. Vậy nên Trịnh Tú Tú ở lại Trịnh gia. Đúng lúc này Liêu Đông – Đại Tống biến căng.
Vì đường xá không thuận, thông tin không liền mạch, Ngô Khảo Tước luôn đinh ninh Trịnh Tú Tú đã được tiếp đến Tuyền Châu, chỉ cần bắt thuyền sẽ ngày lập tức về Liêu Đông được.
Tụ quân sau đó Ngô Khảo Tước mới nhận được tin mình làm cha và Trịnh Tú Tú vẫn ở Huynh Dương, lúc này tên đã lên dây không bắn không được.
Nếu là Ngô Khảo Ký trong trường hợp này có lẽ hắn sẽ chịu nhường nhịn để lo cho an nguy vợ con. Nhưng Ngô Khảo Ký đã xem thường Ngô Khảo Tước, thằng em út này chính là một ngoan nhân chính hiệu và là một quân phiệt thực sự từ trong máu.
Ngô Khảo Tước không những nhún mà còn cao điệu hơn, vì với cách nghĩ của hắn, khi nào Liêu Đông vẫn còn sức mạnh đạp bằng Đại Tống thì khi đó vợ con hắn vẫn được an toàn. Thậm chí triều đình Đại Tống còn phải ra sức bảo vệ an toàn cho hai mẹ con Tú Tú là khác.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT