Phủ nha Chính Hòa hay còn có tên dân gian khác mà người Tân Bình Lộ thầm rỉ tai nhau đó chính là Chính Hòa Cung.
Điều này cũng không khó hiểu vì thứ gọi là phủ nha này chính là Cung công chúa do chính Ngô Khảo Ký vì lấy lòng Ảnh cũng như Lý Từ Huy mà xây dựng cực hoành tráng cùng tú lệ. Bản chất của tòa Phủ Nha này thực tế chính là hành cung của Lý Từ Huy giờ đây vì cơ cấu quyền lực của Tân Bình Lộ chuyển về Chính Hòa cho nên các phòng ốc cơ cấu cho quan viên làm việc được quy hoạch xung quanh Cung Điện này.
Chính vì lẽ đó nó chẳng khác nào cơ cấu tử cấm thành của Thăng Long sau này. Sự việc này cũng dẫn đến một sự so sánh tiếp nối giữa Lý Từ Huy và Ỷ Lan Thái Hậu. Các thế gia đang độc mồm độc miệng tuyên truyền chuyện này khiến cho mâu thuẫn giữa Ỷ Lan Thái Hậu và Lý Từ Huy càng thêm gia tăng
“ Kính thưa điện hạ, qua lần thực chiến vừa rồi thực chất có rất nhiều vấn đề của hai loại súng thần công được chúng thuộc hạ tìm đến” Lúc này Đỗ Liễm đang đứng ra báo cáo về kết quả của cuộc va chạm trên biển giữa hai bên Đại Việt và Tân Bình Lộ.
Lý Từ Huy lúc này day day hai huyệt thái dương. Những ngày qua nàng thực sự rất mệt mỏi. Trăm công ngàn việc đều cần thông qua sự chỉ đạo cũng như chờ đợi quyết định cuối cùng từ nàng.
“ Bản báo cáo của các vị tướng quân trực tiếp tham chiến hôm đó bổn Cung đã xem qua. Theo ý các vị thì chúng ta nên lựa chọn loại thần công hỏa pháo nào để tiến hành sản suất số lượng lớn? “ Lý Từ Huy hiểu công nghệ, hiểu về chế tạo, càng giỏi hơn cả Ngô Khảo Ký về việc thiết kế các chi tiết cơ khí do đó là chuyên môn của nàng.
Thậm trí Ngô Khảo Ký chỉ biết thiết kế các thiết bị cơ khí dựa trên phán đoán cùng phần nhiều là cảm giác. Nhưng Lý Từ Huy thiết kế có bài bản, có tính toán số liệu, cho nên hiệu quả sẽ tối ưu hơn Ngô Khảo Ký nhiều. Đơn giản như búa máy chẳng hạn, với trọng lượng thân búa bao nhiêu, cần đối trọng trục ra sao. Bánh đà bao lớn tỉ lệ với trục xoay bao nhiêu thì chỉ có Lý Từ Huy mới có thể tính toán và đưa ra con số hoàn hảo nhất và phù hợp nhất với điều kiện hiện tại của Tân Bình Lộ công nghệ. Điều này thì Ngô Khảo Ký sẽ không thể nào và không bao giờ bằng được Lý Từ Huy.
Nhưng chế tạo thiết kế là một chuyện ứng dụng là chuyện khác hoàn toàn. Ví dụ như Lý Từ Huy có thể chế tạo súng thần công nhưng nói thật nàng không quá hiểu về chiến tranh cũng như điều quân đánh trận, cho nên những tiên đoán của nàng về hiệu quả thiết kế sẽ không được như Ngô Khảo Ký. Chính vì lý do này mà Tân Bình Lộ đã tổ chức một cuộc diễn tập thực chiến để so sánh hai loại súng thần công mà Bố Chính đang sản xuất.
“ Bẩm Điện Hạ. Sự thực thì chúng thuộc hạ không thể đưa ra được kết luận cuối cùng loại nào tốt hơn. Nhưng chúng thần có thể đưa ra một kết luận đó chính là súng thần công cũng không phải quá sức mạnh mẽ. Các khẩu Ballista bắn đạn dầu có sức chiến đấu không hề kém súng thần công, theo thuộc hạ thì chúng ta cần duy trì cả hai hoại vũ khí trên.” Đinh Quý vốn dĩ chỉ là tướng chuyên phòng thủ nhưng vì Ngô Khảo Ký đem đi quá nhiều sĩ quan cao cấp lên phía Bắc cho nên Tân Bình Lộ rơi vào tình trạng thiếu chỉ huy trầm trọng. Không trâu bắt chó đi cày, Đinh Quý cũng bị điều động đến hải quân tác chiến.
“ Đinh tướng quân nói không sai, súng thần công tuy rằng nhìn qua uy lực cực mạnh nhưng thực tế chỉ dùng súng thần công để đánh hạ một chiếm hạm thì hết sức khó khăn và tốn thời gian. Trong khi đó Ba Lý Xa hoàn toàn có thể thực hiện được chức năng này một cách hoàn hảo.” Đỗ Văn Minh cũng là sĩ quan trực tiếp tham chiến lần này cho nên hắn hoàn toàn có thể đưa ra nhận xét riêng của mình.
“ Tôi lại không tán thành lắm với ý kiên của nhị vị tướng quân, các vị nên nhớ Ba Lý Xa chỉ có thể tinh chuẩn bắn trúng mục tiêu trong vòng 70 bước chân ( 100 m) nhưng Tướng quân pháo có thể bắn mục tiêu trong 150 bước ( 200m) và Đại Soái Pháo có thể bắn trúng mục tiêu trong vòng 200 bước chân do đó súng thần công sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối trên biển” Đỗ Văn Phục thuộc phe cách tân trong quân đội lại có cái nhìn khác về súng thần công.
Nói thật trong nội bộ quân đội của bất kì thế lực nào cũng có những phe cánh như vậy, không phải vì họ đấu tranh quyền lực mà vì lý thuyết chiến tranh của mỗi vị tướng quân luôn có khác nhau, cho nên việc một loại vũ khí mới đưa đến luôn nhận được sự hoài nghi nhất định từ phe bảo thủ. Điều này không khó hiểu vì chiến thuật, tác chiến, đào tạo của một nhánh quân đội đã thành hình, trong thời gian ngắn nếu thay đổi hoàn toàn trang bị vũ khí thì có thể dẫn đến hậu quả ngược lại khi các binh sĩ không quen với lối tác chiến mới.
“ Phục tướng quân suy nghĩ quá sai rồi. Trong trận chiến vừa rồi điều rõ ràng nhận thấy nhất đó chính là chiên hạm của triều đình tuy bé nhưng cực kỳ linh hoạt, kể từ đó họ dễ dàng tiếp cận chúng ta cho nên ưu thế tầm xa lúc đó bỏ ngỏ” Đinh Quý lên tiếng.
“ Đinh tướng quân nói có phần không đúng. Chiến hạm đó rõ ràng là kiểu mới đóng dựa theo nguyên mẫu của Tân Bình Lộ chúng ta. Vậy tôi hỏi một câu Đại Việt có thể có bao nhiêu chiến hạm kiểu như vậy?” Đỗ Văn Minh vẫn giữ nguyên lập trường của mình đó chính tăng nhiều số lượng súng thần công trên chiến hạm.
Cả hai phe sĩ quan liên tục cãi nhau và bảo vệ ý kiến của mình. Không khí trong Chính Hòa cung lại nháo lên khiến Lý Từ Huy càng thêm mệt mỏi.
“ Việc dùng nhiều hay ít súng thần công không bàn ở đây. Súng thần công là su thế phát triển của hải chiến, điều này không thay đổi được. Theo như các vị tướng quân ủng hộ Ballista thì cũng không phải không có lý. Trong giai đoạn mà súng thần công vẫn chứ đạt được ưu thế thống trị thì vẫn nên duy trì Ballista. Nhưng như các vị đã thấy chúng ta chỉ bố trí súng thần công ở các khoang tầng hai và ba, trong khi sàn boong chiến hạm vẫn bố trí Ballista cho nên không đáng ngại. Lần này bản Cung triệu tập các vị đến đây là để xem xét về Tướng Quân Pháo và Đại Soái Pháo, thứ nào thích hợp hơn cho hải chiến…” Lý Từ Huy có vẻ hơi cáu. Lần nào họp cũng vậy, vì chứng minh năng lực của mình mà cả đám quan viên luôn nhao nhao mỗi người một ý khiến cho nàng nhức đầu vô cùng.
Lý Từ Huy không thể hiểu nổi tại sao Ngô Khảo Ký có thể chịu đựng được đám quan viên nhiều chuyện này. Còn về phần súng thần công thì không cần nghĩ nhiều rồi, là một người hiện đại thì Lý Từ Huy quá rõ uy lực của đại bác, trong đầu nàng luôn ủng hộ thứ này vô điều kiện cho nên dĩ nhiên là Lý Từ Huy ở phe tân cách. Nếu Ngô Khảo Ký có mặt ở đây hắn hẳn sẽ chửi cho Lý Từ Huy sối máu đầu. Khi mà pháo chưa phát triển đến một tầm cao nhất định thì nó không thể hoàn toàn thay thế các loại vũ khí lạnh như Ballista và cung nỏ được.
“ Theo thuộc hạ thì Tướng Quân Pháo hữu dụng hơn Đại Soái Pháo nhiều, trong bản báo cáo của thuộc hạ đã nếu rõ. Về uy lực thì Tướng Quân Pháo của chúng ta tương đương với súng thần công của triều đình nhưng tốc độ bắn gấp hai ba lần. Thậm trí trong một lần lướt qua nhau thì chiến hạm của thuộc hạ có thể bắn hai lượt pháo gây thiệt hại nặng nề cho quân triều đình... Theo thuộc hạ thấy thì tốc độ bắn vẫn là quan trọng nhất, uy lực của Tướng Quân Pháo đã đủ dùng” Đỗ Văn Minh cướp lời nói trước.
“ Cái này thuộc hạ phủ quyết. Báo cáo của thuộc hạ đã nêu rõ. Tướng Quân Pháo tuy bắn nhanh nhưng uy lực cùng tầm xa không có tốt hơn quân triều đình. Từ đó thực tế nếu hai bên áp sát gần 150 bộ thì chiến hạm của chúng ta cũng gặp đả kích nặng nề. Tại sao không phát triển Đại Soái Pháo với tầm xa và uy lực vượt trội sau đó giữ khoảng cách cùng đối phương sau đó xạ kích…” Đinh Quý lại lên tiếng với ý kiến đối lập.
Lại nhức đầu thêm nữa.
Vì không có Ngô Khảo Ký ở nhà để “duyệt” xem pháo chế tạo như thế nào để không bị hệ thống trừng phạt cho nên Lý Từ Huy chỉ có thể dập nguyên khuôn các bản vẽ mà Lý Thuận ăn cắp được của triều đình. Sau đó Lý Từ Huy chỉ dám cải tạo bên ngoài ở giá pháo, phụ kiện lắp đặt v.v….
Bản vẽ của Tống Kiệt thì có hai loại, một loại là pháo thép đúc kín đáy kiểu nạp đạn và thuốc nổ đầu nòng. Đại Việt đã thành công chế tạo rất nhiều loại pháo này và hoạt động khá ổn định tuy rằng thép của Đại Việt chưa hắn đã tốt. Tất nhiên Lý Từ Huy chỉ cần dập khuôn chế tạo là sẽ thành công mà thôi. Nói về kĩ thuật đúc thép thì Tân Bình Lộ đã vượt quá xa triều đình rồi. Nhất là những khuôn gang khổng lồ với nhiều lỗ rót đủ để dễ dàng khiến tỉ lệ đúc pháo thép của Tân Bình Lộ có tỉ lệ rất cao.
Dĩ nhiên Tống Kiệt là kẻ xuyên, tuy hắn không hiểu vũ khí quân sự nhưng hắn biết được pháo là có kiểu bắn nạp đạn từ phía sau. Cho nên Tống Kiệt sau thành công của loại pháo đặc đuôi đã ti toe thiết kế các loại pháo nạp thuốc nổ cùng đạn từ phía sau. Nhưng thiết kế này chỉ là Tống Kiệt nghĩ ra đại khái mà thôi, khóa nòng đâu phải một kẻ nhử Tống Kiệt có thể thiết kế nổi. Cho nên trong khi triều đình Đại Việt đang loay hoay thử nghiệm pháo naạ đạn cửa sau thì Lý Từ Huy với bản chất là dân kỹ thuật đã có thể thiết kế ra khóa nòng cùng hệ thống bản lề móc khóa cố định. Từ đó thực tế là Tân Bình Lộ đi sao về việc đúc pháo nhưng lại đi trước Đại Việt về mặt thành công với loại pháo nạp đạn sau được đặt tên là Tướng Quân Pháo.
Nhưng cuối cùng Lý Từ Huy vẫn là dân ngoài ngành quân sự. Nàng chỉ đựa vào thiết kế tào lao của Tống Kiệt mà cải tạo thành khóa nòng đơn giản. Tuy thành công nhưng khe hở ở khóa nòng đã khiến lực đẩy bị dò rỉ quá nhiều gây nên thất thoát năng lượng lớn. Từ đó uy lực của loại pháp nạp đạn từ phía sau này thụt giảm nghiêm trọng.
“ Theo thuộc hạ thì nên trú trọng phát triển về Tướng Quân Pháo vì tải trọng của chiến hạm là có hạn. Nếu tăng quá nhiều súng thần công thì phải giảm đi thủy thủ, điều này rất nguy hiểm trong chiến dịch lớn khi hai bên áp sát và nhảy thuyền chiến đấu. Đại Soái Pháo uy lực tốt tầm bắn xa nhưng nói thật ngoài 100 bộ thì cả hai loại pháo đều có độ chính xác không cao. Các vị nhên nhớ chiến hạm Đại Việt lúc này nhanh hơn, linh hoạt hơn chúng ta nhiều. Chính vì thế họ có thể nhanh chóng áp sát các đại hạm của Tân Bình Lộ. Đến lúc này tầm xa của đại pháo không có tác dụng nữa…” Đỗ Liễm trầm ngâm cho ý kiến.
Đỗ Liễm phân tích tình hình có vẻ không sai và rất đi sát tình hình thực tế chiến đấu hai bên. Đại Việt sau khi nghiên cứu chiến hạm mà Ngô Khảo Ký đưa về Vĩnh An trong quộc Bắc Phạt Đại Tống thì đã nhanh chóng học tập công nghệ buồm cùng xiến của người Mã Lai. Cộng thêm cách đóng thuyền sáng tạo với các xương long cố răng lược thì họ đã cho ra một mẫu chiến hạm vô cùng tốt để hải chiến.
Long cốt răng lược khiến cho thân thuyền đàn hồi vô cùng tố chống lại sóng gió. Lại thêm kết cấu buồm, xiến, chèo thích hợp đi biển thì những thuyền con lai này của Đại Việt thực sự chịu sóng gió rất hoàn chỉnh. Kết cấu long cốt răng lược không những làm giảm trọng lượng của thuyền còn khiên nó thực sự linh hoạt với sức đè sóng, lướt sóng vượt trội chiến hạm Tân Bình Lộ. Vấn đề chỉ là ở chỗ đám chiến hạm này không thể tăng mạnh kích thước vì kết cấu Long cốt răng lược không phù hợp cho siêu đại hạm.
Nhưng có thể nói rõ ràng một điểm, về tốc độ và linh hoạt thì chiến hạm của Tân Bình Lộ, Medang., Lavo đã thua Đại Việt một bước chân dài.
Chính vì lẽ đó phân tích của Đỗ Liễm rất hợp lý nếu lấy đối thủ là Đại Việt để làm mục tiêu phát triển hạm đội Tân Bình Lộ.
“ Đỗ tướng quân không để ý sao. Tướng Quân Pháo cực kỳ dễ hỏng hóc khi liên tục phát xạ. Chiến hạm của tôi chỉ huy đã có đến ba phần Tướng Quân Pháo phải thay thế sau trận hải chiến kia…. Theo tôi thấy quân đội nên đi theo hướng ổn định cùng bền chắc.. tôi ủng hộ tăng mạnh Đại Soái Pháo “ Đinh Quý nêu lên lý do của bản thân và lý do này cũng hết sức thuyết phục.
Lý Từ Huy khá là loạn, nàng đã nhận được năm sáu bản tấu về so sánh hai loại đại pháo trên, người nói Tướng Quân Pháo tốt, người nói Đại Soái Pháo hay. Cuối cùng không thể có kết luận cuối. Đưa ra bàn luận cũng là bế tắc. Đến lúc này Lý Từ Huy thực sự nhớ Ngô Khảo Ký a.
Long Thành cùng thời gian.
Thế nhân hoảng hồn thực sự với trận hải chiến chớp nhoáng trên.
Nên biết mười chiến hạm của Đại Việt là mười chiến hạm kiểu mới và được đóng mới. Thông qua các quộc thử nghiệm và tập trận ở vịnh Bắc Bộ thì tất cả giới quân sự Đại Việt đều có nhận định đây là nhóm hạm đội bất khả chiến bại trong trường hợp số lượng chiến hạm của đối phương không gấp 2 lần họ.
Nhưng nhận định này đã bị Tân Bình Lộ tát mặt một cách vang dội. Tân Bình Lộ chỉ dùng bốn chiến hạm đánh tàn phế mười chiến hạm của Đại Việt thậm chí còn đánh chìm hẳn một trong mười chiếc sau đó ung dung rời đi.
Điều này gây sốc cực lớn cho giới quân sự Long Thành.
Lý Thường Kiệt nhận được tin tức trên thì hài lòng vuốt vuốt gằm mà gật đầu.
“ Ngô gia con dâu lần này làm khá tốt a. Có chút hi vọng. Cũng đến lúc nên họp gia tộc đưa ra quyết định cuối cùng rồi” Lý Từ Huy thì thầm.
Đừng nhìn trận chiến kia nhỏ bé nhưng sức ảnh hưởng của nó đên thế cục Đại Việt nặng nề vô cùng, và đây cũng là một trong những con bài chiến lược mà Lý Thường Kiệt muốn thấy để có thể đưa lên bàn đàm phán. Nói thật nếu Lý Từ Huy không tụ binh đe dọa Long Thành thì Lý Thường Kiệt sẽ xử lý chuyện này dễ hơn nhiều. Nhưng Lý Từ Huy đã làm như vậy thì Lý Thường Kiệt chỉ còn dựa vào tình thế để chế định sách lược mới đối phó tình hình mà thôi. Đã không làm thì thôi. Đã làm thì làm cho tới.
Đại Việt rung chuyển không ảnh hưởng gì đó đến một nhân vật hứa hẹn sẽ gây phong vân cho Bắc Á.
“ Anh rể, ngươi có thể vứt chị tôi ở nhà bụng mang dạ chửa mà bắc tiến tôi cũng chịu rồi..” Trên con đường tràn ngập tuyết trắng nơi phương bắc Đại Tống đang có một đoàn thương buôn hùng hậu chầm chậm di chuyển.
Đoàn thương buôn này treo đại kỳ của Tiêu Cục Trần gia. Trưởng Tiêu Cục là Trần Chi Võ, nhưng bất kì người nào của Tân Bình Lộ có mặt nơi này đều có thể nhận ra đây là Nhị Đương Gia của Tân Bình Lộ Ngô Khảo Tước. Thằng này số nhọ bị ép hôn với con gái của Trịnh Cao tên Trịnh Tú Hoa. Lúc này đang lẩm bẩm lèo nhèo bên tai của Ngô Khảo Tước chính là Trịnh Thành Công con trai thứ của Trịnh Cao cũng là em rể của Ngô Khảo Tước.
“ Ma Tợ ( mẹ mày). Muốn ăn đòn nữa hả… lệnh của Đại ca ta phải lên phương Bắc tìm bằng được Hoàng Nhan A Cốt Mẫn bộ lạc. Không tìm được đừng vác xác về. Ngươi chưa biết đại ca ta đáng sợ ra sao nên nói láo… Vợ lão tử có bầu lão tử cũng lo lắng lắm. Nhưng Biện Kinh không thiếu người chăm sóc …” Ngô Khảo Tước gạt gạt tuyết đọng trên mặt hò hét đám thuộc hạ tiến lên phía trước.
Trịnh Thành Công nghe thấy ăn đòn thì hơi rụt cổ lại. Thành Công từ nhỏ trên núi Thanh Thành luyện võ nghĩ rằng mình một thân bản lãnh. Được lão cha bắt đi theo Ngô Khảo Tước để trợ giúp thì có vẻ không phục vị anh rể này. Cuối cùng Ngô Khảo Tước một khúc gỗ đánh cho tên này gọi cha kêu mẹ, nếu không có Trịnh Tú Tú xin thì chắc phải nằm giường năm bảy ngày mới dậy được. Ngô Khảo Tước rất bạo lực, điều này cả Tân Bình Lộ quan quân ai cũng biết cả.
“ Tỷ Phu, ngươi bớt nói bậy lại. mẹ ta chính là nhạc mẫu của ngươi à” Trịnh Thành công lèo bèo.
Ngô Khảo Tước trợn mắt.
Trịnh Thành Công ra dấu tao im miệng được chưa.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT