“ Bớt nói tào lao, thằng này sẽ được giải về triều đình đó…”
“ Ôi giời, một là nó ngủ say, hai là bọn Tống này không biết tiếng Việt đâu mà lo lắng…”
“ Thôi mày bớt tật nói nhiều đi….”
Bỗng một tiếng quát lớn vang lên.
“Hai tên kia không được xì xào bàn tán, nhiệm vụ của các người là canh gác nơi này, cấm nói chuyện”
Tiếng dạ thưa vang lên trong đêm tối rồi tất cả trở về tĩnh lặng.
Tống Kiệt nằm trong căn buồng giam lòng lạnh lẽo, trong những ngày qua hắn bị hành hạ vô cùng đáng sợ. Tống Kiệt thề rằng hơn mười hai năm xuyên không những ngày qua mới là những ngày kinh khủng nhất trong cuộc đời của hắn.
Sự tra tấn thể xác không bao giờ kinh khủng bằng tra tấn tinh thần. Những lần bị ép thức dài bốn đến năm ngày liên tục sau đó lại bị nhốt vào buồng tối và cho hít thứ khói mê khó hiểu, làm tinh thần của Tống Kiệt không còn sức chịu đựng, hắn đã bên bờ vực của sự điên loạn.
Tống Kiệt lúc này mới thấm nhuần được một điều rằng, hắn một kể xuyên không chẳng là cái thá gì trong thế giới này. Hắn Tống Kiệt nếu còn trầm mê bất ngộ trong thân phận người xuyên không thì sẽ chết càng nhanh chóng. Cho nên Tống Kiệt lúc này đang nghĩ đến những biện pháp để sinh tồn. Phong hầu bái tước Tống Kiệt hắn không còn chút suy nghĩ viễn vông nào cả.
Lúc này Tống Kiệt không hề ngủ, hắn đã thức dậy từ lâu, nhưng khoảng thời gian tù đày bị hành hạ về thể xác đã khiến tên này có độ lỳ nhất định và cũng có một sức chịu đựng khá tốt về mặt thể chất. Hắn đăng dỏng tai lắng nghe những âm thanh bên ngoài để cố gắng góp nhặt thông tin, phán đoán tình huống.
“ Làm cái mẹ gì lên mặt dạy đời, cũng là thân binh như nhau cả, thằng chó này ăn may nịnh bợ chủ công mà thôi…”
“ Bớt nói nhiều … số nó tốt, nếu không thì cũng không bắt được lão đạo sĩ kia”
“ Ngươi nói phải… nếu ta số tốt bắt được tên đạo sĩ kia thì có lẽ giờ này cũng lên chức giáo úy rồi. Người với người thật tức chết mà “
Hai tên lính canh hồn nhiên thì thầm tán gẫu mà không ngờ được tên tù nhân trong phòng kín kia là một chuyên gia về ngôn ngữ học các nước Á Đông. Câu chuyện bằng tiếng Việt của bọn lính bị tên tù nhân hiểu hoàn toàn.
Tống Kiệt càng nghe càng cảm thấy như bắt được điều gì đó, hắn lặng yên nằm quay mặt vào trong giả vờ như vẫn ngủ say. Tống Kiệt nhớ rõ giọng nói của hai tên này trong nhiều ngày qua hắn nghe ngóng rất kì bên ngoài kia. Những nhóm linh canh khác thì quy củ canh gác, chỉ có hai tên này hơi nhiều chuyện một chút. Nhưng bọn này nói toàn truyện trên trời dưới biển thổi da trâu, nào là cô nương nhà nào mông to ngực bự, nào là chém giết bao nhiêu địch nhân, rồi nào là được thưởng sau khi chiến tranh sẽ mùa nhà mua ruộng ra sao. Toàn những thông tin không đáng giá chút nào, nhưng hôm nay hai kẻ này không ngờ lại nói một số chuyện rất thú vị khiến cho Tống Kiệt phải dỏng tai lên nghe ngóng cẩn thận.
“ Ngươi có cảm thấy tên tù nhân này khá giống với tên đạo sĩ trước đây không? “ Một tên lính bỗng thì thào lên tiếng hỏi.
“ Ngươi nhắc ta mới nhớ a. Thằng này khá giống với tên đạo sĩ kia, nói toàn thứ linh tinh bát quái....” người còn lại gật gật đầu cho là đúng.
“ Thế thì thằng này chết chắc rồi, nhớ ngày trước Chủ công nghe tên đạo sĩ kia nói cái gì xuyên… cái gì vượt thời gian cho nên sợ hãi đem thằng đạo sĩ đó tươi sống đốt chết rồi thôi…” Tên lính kia hạ giọng thật nhỏ mà thì thầm.
“ Cũng không biết nữa, nghe nói chủ công lần kia đốt chết tên đạo sĩ sau đó hối hận một thời gian dài … cuối cùng còn cho lùng xục cả một dãy phía Nam để kiếm tìm người giống như tên đạo sĩ nhưng không thành công đó thôi…” Tên lính còn lại ra vẻ hiểu biết.
“ Ngươi làm sao biết được..?” Tên đối diện cảm thấy hứng thú mà hào hứng hỏi.
“ Ta chính là trong nhóm truy tìm những người như tên đạo sĩ kia cho nên hiểu rõ. Ngươi không biết đâu, thằng khốn Ngô Văn Vân bắt được tên tù binh trong kia cũng được thăng chức giáo Úy rồi, ta nghi ngờ tên này cũng là cùng một dạng với tên đạo sĩ trước đó a…” Tên lính được hỏi ra vẻ mình quan trọng mà thề thốt…
“ Vậy thì chắc là cũng bị thiêu sống rồi… yêu ma quỷ quái mà”
“Tao lại không nghĩ vậy… lần trước chủ công thiêu sống tên đạo sĩ sau đó hối hận vạn phần. Có lẽ lần này sẽ không giết đâu. Nhưng nghe nói tên này sẽ được chuyển về triều đình cho nên cũng chưa biết được. Có lẽ cao tăng ở triều đình sẽ ra tay sao?” tên còn lại không hiểu lắm mà nói chuyện…
“ Thôi kệ mẹ nó, quan tâm làm gì, cuối cùng người cũng có phải chúng ta bắt đâu…. Lợi lộc cũng không đến tay a.” Tên binh sĩ càm ràm than trách sô phận đen đủi.
“ Ừ kệ đi. À nghe nói lần này chủ công giết hết phụ nữ ở Ung Châu nhưng kỹ nữ người hán thì giữ lại. Anh em mình có khi nào thử một chút nhỉ….” tên còn lại cười dâm.
“ Ôi dào, tao còn phải tích tiền bạc về nhà cho cô vợ trẻ, không rảnh đụng vào mấy thứ này…”
“ Cũng phải ngươi đã cưới vợ nên cần lo lắng … ta thì chưa a… he he…”
Tống Kiệt bỏ ngoài tai câu chuyện dài lê thê về gái gú sau đó. Nhưng hắn nghe rất rõ về đoạn hội thoại trước đó. Không ngờ người mà bọn quân binh này gọi là chủ công đã từng bắt một tên xuyên không cũng như hắn lúc này. Sau đó vì e ngại yêu tà mà thiêu sống.
Tống Kiệt hoàn toàn tin là sự thật, thời đại này mê tín vô cùng, thuyết pháp giống như xuyên không thời gian rất dễ bị cho là gị giáo. Ngay cả Phật Đạo hay cả Nho đều sắn sàng đưa ngươi lên dàn hỏa thiêu. Người nói vô tâm nhưng người nghe hữu ý. Tống Kiệt biết mình sẽ được giải về Kinh Thành Đại Việt có thể hắn sẽ có cơ hội sống nhưng trước tiên thì cần phải tuyệt đối tránh người khác nghi ngờ về thân phận một kẻ xuyên không. Không bao giờ được lộ ra.
Bình yên vài ngày Tống Kiệt lại bị tra tấn kiểu bắt thức không cho ngủ, sau đó lại bị hít thuốc phiện trong phòng tối để tra khảo. Ngô Khảo Ký đích thân làm việc này cho đến khi vài lần tra khảo đều cho ra kết quả ưng ý thì mới chuyển tên này về Liêm Châu cho Lý Thường Kiệt.
Ngô Khảo Ký ngựa không dừng vó, á nhầm thực tế là chiến hạm không ngừng lướt sóng tiến về phía Bắc. Sau khi đá đi rồi Tống Kiệt, tu chỉnh đầy đủ thuyền bè thì đạo hải quân bách chiến bách thằng Bố Chính rầm rộ bắc tiến. Thông tin này ngay lập tức được các phe mở mắt to mà theo sát. Lúc này quân Bố Chính trên biển thuộc vào dạng ngáo ộp của cả một khu vực ai nhìn cũng khiếp vía.
Hải Quân Bố Chính lúc này không còn là hải quân Bố Chính ở thời điểm xuất phát Bắc Phạt mà nó đã được thay đổi quá nhiều và rất khủng bố. Trong sau tháng qua đó là khoảng thời gian tuyệt vời đối với sự phát triển của Bố Chính hay nói đúng hơn lúc này đã có tên là Tân Bình lộ. Nơi này sau chiến tranh mặc dù có vẻ bách phế đãi hưng hiện tượng, nhưng thực tế căn cốt của Tân Binh chưa hề bị lay động vì chiến tranh với người Chiêm. Có thế lương thực là một áp lực lớn với Tân Bình Lộ sau chiến tranh nhưng nó rất nhanh đã được bù đắp bởi những khoản mua bán khổng lồ với triều đình Đại Việt cũng như việc thông hải cảng đã khiến cho các thuyền buôn quốc tế từ Medang, Lavo, Các tiểu quốc Tam Phật Tề v.v.. Kể cả người Tống mặc dù đang có chiến tranh với Đại Việt vẫn không thiếu thương nhân lén lút đi đường vòng giao dịch với Bố Chính. Trong đám thương nhân Tống có mặt tại Bố Chính điển hình nhất đó chính là nhóm có kim bài miễn tử bao gồm Trịnh, Vương, Tô tam thị vốn đã có qua hệ cực kỳ mật thiết với Bố Chính trước đó.
Vấn đề lương thực đã được giải quyết thì Bố Chính dễ dàng đi vào thời kì phát triển nhảy vọt. Cuộc chiến với người Chiêm thành tàn phá và làm chậm đi sự phát triển của Bố Chính tính bắng năm trời. Nhưng cuộc chiến này cũng giúp Bố Chính nhanh chóng chỉnh lợp lại các tầng lớp, giai cấp, cũng như sắc màu dân tộc ở khu vực này.
Đứng trước uy hiếp xâm lăng từ ngoại giới, người Bố Chính đã co cụm lại thành một khối để bảo vệ nơi mà họ coi là tịnh thổ an cư lạc nghiệp, nơi mà họ coi là gia viên. Bất kể người Môn trên núi, người Việt bản địa, người Chăm Bố Chính hay người Mã di cư nô lệ tất cả đều kết thành một khối cùng chống lại Chiêm thành. Sự hoạt động quân sự cũng như các hoạt động hậu cần rầm rộ cần phối hợp cùng nhau. Chính vì vậy nó như một lò phản ứng có thêm chất xúc tác khiến cho Tân Bình Lộ trở thành một thể thống nhất nhanh hơn mặc dù nơi này nhìn như một mẻ hỗn độn dạng hợp chủng quốc.
Về điểm này Ngô Khảo Ký có lẽ phảo viết thư trân thành cảm ơn gửi đến quốc vương Chiêm Thành. Nếu không có cuộc chiến chống Chiêm thì sự hòa hợp dân tộc đến tầm cao này có lẽ Ngô Khảo Ký phải cố găng vun đắp ít nhất trong năm đến mười năm là ít.
Tất nhiên cuộc chiến cũng để lại những vết thương sâu sắc, nhất là với những vùng như Lâm Bình ( Địa Lý) Và Minh Linh ( Ma Linh). Đặc biệt vùng bình nguyên Đặng Gia thành vựa lúa của Bố Chính đã bị tàn phá nặng nề vì đây là chiến trường chính giữa Chiêm Thành và Bố Chính. Nhưng cuộc chiến này cũng đưa đến cho hệ thống quân phiệt của Ngô Khảo Ký một cơ hội đó chính là thu hồi ruộng đất về tay Ngô Khảo Ký.
Đặng gia thành không nói làm gì, tất cả giấy tờ công văn về đất đai vẫn nguyên, người dân ở Đặng gia cũng còn sống nhăn cho nên sau đó chỉ là người Đặng gia quay về cố hương xây dựng lại gia viên chuyện này dễ bàn. Nhưng hai châu Lâm Bình và Minh Linh thì sự việc hoàn toàn khác. Nơi này đã bị quân Chiêm tàn phá nặng nề, chẳng còn công văn sổ sách gì, từ đó đất đai canh tác của hai huyện này rơi cả vào tay của Ngô Khảo Ký đây là một món lời không thể không thể tưởng tượng.
Hai châu Lâm Bình và Minh Linh thực tế người Việt chưa chiếm đủ 3 thành và bị tàn sát quá nhiều cho nên số chạy nạn đến được Bố Chính tổng cổng cũng chỉ hơn vạn người. Số người Chăm bản địa nơi này cũng chẳng có là bao sau cuộc chiến vì bị chính người Chiêm nô dịch, bắt cóc cũng như bị giết chết trong khi bị ép tham gia chiến tranh.
Tổng cộng cả hai châu Minh Linh, Lâm Bình cộng lại người chưa đến 4 vạn, đó là tính cả nhóm tinh binh người Chiêm đã đầu hàng Ngô Khảo Ký cùng người nhà của họ. Trong khi đó dân số Bố Chính sau chiến tranh không những giảm mà tang đến tầm 8 vạn người vì khá nhiều người Môn trên núi vì ngưỡng mộ cuộc sống của người xuôi mà lò xò di cư về phía đông. Không ít người Việt chạy nạn từ Minh Linh Lâm Bình cũng lựa chọn định cư ở Bố Chính.
Chính sách của Lý Từ Huy có sự ăn ý nhất định cùng đám cựu thần Lê Văn Toản và Vũ Tường Yên đó chính là thành lập “kinh đô” ở Bố Chính phần còn lại được tính là vùng biên. Cho nên dân chúng vẫn tập trung hết ở “kinh đô” và trước mắt khai thác hết tài nguyên ở vùng này. Về phần Minh Linh Châu biên cảnh với người Anak Đê lúc này đã vượt qua sông Thạch Hàn từ lâu rồi.
Vốn dĩ Đại Việt và Chiêm Thành kí kết lấy biên giới là Sông Thạch Hàn, Chiêm Thành thu lại hai Châu Ô Rí. Nhưng người Anak Đê chen ngang một cước đánh chiếm Ô Rí nhị châu nối liền với đèo Vân Hải uy hiếp nặng nề Lôi Điện Thành ( Indrapura - Đà Nẵng ngày nay). Nhưng người Anak Đê làm gì đủ tiền để mua sắm vũ khí từ Bố Chính cho nên hai chị em CEO Bố Chính cùng Anak Đê đã ngồi lại với nhau và bàn bạc.
CEO Anak Đê cảm thấy tộc mình cũng không đủ sức trải dài từ Làng Hồ ( Kon Tum ngày nay) vượt qua đèo Vân Hải sau đó chiếm cả hai Châu Ô Lý rộng lớn. Cho nên ánh mắt của Gaurendraksmi thực tế chú ý hơn đến Lôi Điện Thành. Vì chiếm được Lôi Điện Thành thì người Anak Đê mới có chiều sâu phòng thủ cùng tấn công người Chiêm.
Do đó khi Lý Từ Huy đề nghị cắt một phần đấy châu Ô cho Bố Chính để đổi lấy viện trợ lương thực, quần áo thuốc men, vũ khí cũng như sự hỗ trợ quân sự bằng đường biển thì ngay lập tức nữ vương Anak Đê đồng ý. Từ đó Quân đoàn Bố Chính số 5 vượt sông Thạch Hãn và đóng tại Tiền Kiên ( Quảng Trị ngày nay). Người Bố Chính chỉ cần ra một chút tiền, lương thực cùng vũ khí lởm đã không tốn một giọt máu chiếm được một mảnh đất rộng lớn màu mỡ. Lý Từ Huy không nói hai lời cho xây dựng luôn thành trì ở nơi này, đặt tên thành Quảng Trị.
Về mặt chính trị lãnh thổ thì Bố Chính có biến động lớn như vậy, nhưng về mặt công nghệ thì Bố Chính không hề có thay đổi. Ngô Khảo Ký đã đi xa cho nên Lý Từ Huy không dám tự tiện nghiên cứu công nghệ mới sợ phạp điều. Nhưng công nghệ mới không phát triển không có ngĩa là công nghệ Bố Chính không có thay đổ. Ngược lại thì đúng hơn, với sáu tháng chẳng có ai quấy rầy, không có nỗi lo lương thực đeo bám thì “quy mô” nền công nghiệp của Bố Chính đã bay lên một tầm cao mà ngay cả Ngô Khảo Ký nếu mò mặt vè Bố Chính cũng phải ngã ngửa vì bất ngờ. Nhưng chuyện này thì sau đó hãy đề cập đến.
Điểm quan trọng ở đây chính là Xưởng đóng Tàu của Bố Chính không có ai quấy phá cùng với những máy móc hỗ trợ liên tục bổ xung liên tục cải tiến từ Xưởng Luyện Kim thì họ đã thoát ra khỏi danh hiệu ngồi không ăn bám. Bố Chính đã tự đóng mới chiến hạm của mình, với thợ đóng thuyền chất lượng nhập khẩu từ Medang, công tượng từ Tống, cùng với thợ bản địa. Đám thợ một ngồi không ăn bắm suốt thời gian qua đã được thể hiện vai trò của mình triệt để. Có máy móc cơ giới hóa hỗ trợ, tốc độ cũng như chất lượng đóng thuyền của Bố Chính đã vượt lên một tầm vĩ đại. Vì sao vĩ đại thì đơn giản có một kỹ sư hàng hải người thật giá thật dựa theo thiết kế chiến hạm người Tam Phật Tề để cải tiến, có một đội ngũ thợ đóng thuyền lành nghề, lại có máy móc hỗ trợ chế tác. Nền công nghệ đóng tàu của Bố Chính không nhảy vọt mới là điều lạ lẫm.
Cho nên mới nói lúc này đoàn chiến hạm tiến về phương bắc của Ngô Khảo Ký sau khi được Lý Từ Huy buff một đợt thì không còn là lực lượng hải quân thuần Medang xưa kia nữa. Ngô Khảo Ký đã sẵn sàng càn quét trên biển từ Đông Hải đến Hoàng Hải rồi.
Đây cũng là lý do mà tất cả các phe đều dõi mắt nhìn về Ngô Khảo Ký chỉ sợ hắn rảnh rỗi viếng thăm mình. Mân quốc Vương Thị lo sốt vó vừa phải chuẩn bị chiến với quân triều đình vừa phải cho chuyển hết tài nguyên ở vùng ven biển vào nôi địa. Họ không đử sức chia đôi thủy quân Chiết Giang một nửa phong tỏa Trường Giang một nửa chiến đấu cùng Ngô Khảo Ký trên biển. Cho nên cách duy nhất của họ chính là lặn sâu vào nội địa bỏ rơi ven biển.
Tống triều càng sợ hãi hơn, họ sợ Ngô Khảo Ký sẽ giúp Vương Thị tiến đánh các vùng chiến lược ven biển của Tống phía Bắc Trường giang. Nói thật lúc này Tống đã quá loạn, không thể chịu nổi dày vò thêm của một đội hải quân đế 2 vạn tinh nhuệ như vậy.
Không những hai con quái thú này sợ hãi Ngô Khảo Ký, khi tên này xuất quân ngược Bắc thì các thế lực nhỏ xung quanh run như cầy sấy đặc biệt là các tiểu quốc xung quanh như Thiên Tôn Vương triều ( tiền thân của Lưu Cầu hay Okinawa Nhật Bản ngày nay). Phù Tang, các tiểu quốc ở bán đảo Cao Câu Ly. Các quốc gia này đều gửi sứ thần hỏi Ngô Khảo Ký một chuyện. “ Mày đi lên phương bắc chi? Rảnh à”
Ngô Khảo Ký trả lời bâng quơ “ Anh đi dạo, thi thoảng nghỉ lại đâu đó bổ xung lương thực, nhu yếu phẩm, trùng tu thuyền bè. Anh hi vọng các chú không ngu mà chọc anh, tử tế nói chuyện anh chỉ buôn bán mà thôi. Không tử tế nói chuyện anh đè ra đánh bỏ mợ các chú..”
Tất nhiên Vương Thị Mân quốc, Triệu thị Tống quốc méo tin. Nhưng không tin thì đó mới là bi ai của họ. Lưu Cầu ( thực ra lúc này chưa có Lưu Cầu mà chỉ là tiền thân, tác gọi luôn Lưu Cầu cho dễ viết), Các tiểu Quốc Cao Câu Ly, Các thế lực tài phiệt Phù Tang thì lại có thái độ khác. Họ tin Ngô Khảo Ký chẳng điên gì đi đánh chiếm bọn họ vì đầu tiên là hai bên không có xung đột lợi ích hay biên giới, nếu Đại Việt muốn đem quân đánh họ thì quá xa để chiếm đóng một cuộc chiến tranh như vậy không có ai điên khùng mà dựng lên. Cho nên mấy cuốc gia này hoàn nghênh con ngáo ộp Ngô Khảo Ký đến chơi, Dĩ nhiên không hoan nghênh hắn vẫn đến cho nên thà tươi cười đón tiếp nhau vẫn hơn.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT