Trong khi ở Hợp Phố hải cảng hai bên đang gò mình ra chiến đấu thì ở Bắc Hải thủy doanh của quân Tống đám người Ngô Khảo Ký đang nhởn nhơ lượn lờ dạo chơi.

Nhưng đám người Ngô Khảo Ký Thân Cảnh Phúc không biết được ở một nơi khác nhóm người Lý Thường Kiệt- Lý Kế Nguyên đang gặp phiền phức vô tận.

Quân triều đình Đại Việt xuất phát chậm hơn quân Bố Chính nửa ngày, nhưng quãn đường của họ đi chỉ bẳng 2/3 của quân Bố Chính thêm vào đó hạm đội tiên phong của Đại Việt tốc độ không thua kém chiến hạm Medang quá nhiều cho nên đã đến Khâm châu từ ngày thứ 10.

Khâm Châu địa hình càng thuận lợi hơn cho việc tấn công đường biển.

Phía Nam thành Khâm Châu chính và biển Mao Vĩ. Hay đúng hơn là một nơi biển Đông Hải ăn mòn vào đất liền tạo thành một vịnh nhỏ giống nư của Vịnh Cửa Lục ở Hạ Long.

Vịnh Mao Vĩ khá rộng lớn và là nơi giao thương chủ yếu của Đại Tống với Đại Việt trước đây do vị trí địa lý thuận lợi. Ở nơi này người Tống đã cho xây dựng một hệ thống cảng cả quân sự lẫn thương cảng rầm rộ.

Nhưng kể từ khi Đại Tống cấm biên, sau đó là Đại Việt cấm biên thì thương cảng này ảm đạm hơn nhiều.

Để đi đến Nhai Châu tiến hành giao dịch cùng Tam Phật Tề, La Oa hai Chiêm Thành, hoặc để buôn lậu từ Nhai Châu đến Diễn Châu của Đại Việt thì cảng Liêm Châu gần hơn và là nơi thích hợp hơn. Đây chính là lý do Vịnh Mao Vĩ trở nên ảm đạm.

Còn về thủy quân của Tống ra sức luyện tập chuẩn bị công đánh Đại Việt dĩ nhiên muốn cách xa Đại Việt một chút để tránh tai mắt. Cho nên họ cho luyện thủy quân ở hai nơi, một là cảng Bắc Hải ở Liêm Châu. Hai là cảng Quảng Châu. Cho nên ở Khâm Châu trú dóng thủy binh chỉ gọi như là có.

Chiến Hạm đổ bộ người Bố Chính có chẳng nhẽ quân triều đình Đại Việt không có? Quân triều đình Đại Việt dĩ nhiên là có nhiều là đằng khác vì họ chính là những người đóng ra thứ này. Bố Chính vẫn chưa có năng lực tự sản xuất thuyền bè. Hay nói đúng hơn Bố Chính mải bận bịu chiến tranh cho nên chưa thể bắt đầu đóng thuyền bè.

30 chiến hạm đổ bộ của chở đám bảy ngàn quân lính thủy đánh bộ hung hãn của Đại Việt lao thẳng vào cảng biển không có mấy phòng ngự của Khâm Châu mà đồ sát.

Chỉ trong 1 canh giờ họ đã thành công hoàn toàn khống chế cảng Khâm Châu.

Nửa buổi thời gian 1 vạn thiên tử quân cùng 1 vạn sương quân các Lộ cũng đổ bộ.

Lý Kế Nguyên chỉ huy quân tiên phong đã triệu tập binh mã người ngựa xa mã binh chia binh tỏa đi các hướng, 2 đạo quân nhỏ hướng tiến đến 2 tiểu trại Cổ Ngung, Nga Hỏa phân biệt nhằm phía Đông Tây của Khâm châu. Một đạo quân tầm 4 ngàn sương binh ở lại canh phòng cảng biển để chờ đợi Trung quân phụ binh mà Lý Thường Kiệt đang chập dãi đi phía sau.

Hai tiểu trại người Mân này binh chỉ có vài trăm, dân chỉ có vài ngàn. Quân Đại Việt chưa có ý đồ công chiếm họ mà chỉ đóng binh canh giữ không cho những trại này manh động cứu viện Khâm châu mà thôi.

Chiều hôm đó hơn vạn ba ngàn quân hạo hạo lãng lãn vây kín thành Khâm Châu.

Trấn thủ Khâm Châu lúc này còn chưa nhận được tin báo vì quân Đại Việt tiến quá nhanh, chỉ 4km từ Cảng Biển đến Khâm Châu cho nên đoạn đường này coi như là đi dạo ngắn mà thôi.

Trần Vĩnh Thái Châu Mục Khâm Châu cùng Binh Bị Văn Lương tướng đứng trên tường tành Khâm Châu mà run rẩy tâm can nhìn về quân Đại Việt như kiến như rừng bao vây lấy bọn họ.

Chỉ thấy phía dưới quân Đại Việt là một rừng sắt thép, mùa đông lạnh thực tế lại có lợi cho việc trang áo giáp. Mùa đông mặc áo giáp dù là liên tục cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều, không như mùa hè nóng bức chiến giáp hấp thu mặt trời nóng bức như lò lửa, cho nên chiến đấu trong mùa đông với một đội quân toàn sắt thép trang bị là lợi thế. Đại Việt thời gian này khá sung túc cho nên áo ấp được chuẩn bị kĩ càn cho quân sĩ, mặc áo ấm cẩn thận thì khoác thêm giáp lưới, giáp phiến không hề ảnh hưởng tới sức chiến đấu lâu dài của họ.

Thời này chỉ cần nhìn thôi một đội quân cả vạn người toàn khôi giáp sáng loáng cũng không khác gì thời hiện đại một bên chỉ có súng tiểu liên nhìn thấy đối phương toàn máy bay xe tăng cùng các loại cơ giới thiết giáp hiện đại. Đây chính là phô thiên cái địa trắng trợn biểu trưng sức mạnh uy hiếp tinh thần quân địch.

Chỉ cần nhìn đội quân đầy khôi giáp kim loại, đội hình nghiêm cẩn, các phương trân vuông vi dàn xếp thì đã đủ hiểu đây là một đội quân tối tinh nhuệ. Và bất kì kẻ nào đối diện với họ đều phải run sợ mà mất đi tinh thần chiến đấu. Ở thời đại vũ khí lạnh, tinh thần chiến đấu chiếm đến 3-4 phần khả năng chiến thắng của một đội quân.

Thấy tình hình không ổn Trần Vĩnh Thái cố nến run rẩy mà quá lớn “ Các ngươi sợ hãi cái gì, không nhớ vũ khí của Lưỡng Quảng Đô Giám Tô đại nhân đã chuyển cho chúng ta sao? Dã chiến dĩ nhiên khó khăn, nhưng để thủ thành thì lũ chó này đến bao nhiêu giết bấy nhiêu”

Trần Vĩnh Thái nhớ lại vũ khí mới của Khâm Châu mà yên tâm một phần kéo lên dũng khí.

Dũng khí của chủ tướng rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp ba quân.

Đám quân tướng thuộc hạ của Trần Vĩnh Thái ầm ầm rung động, họ đã bị trấn nhiếp bởi quan Đại Việt dưới thành mà quên đi trong tay họ có gì. Phải a, chỉ cần có thứ kia, địch nhân tới bao nhiêu, giết bấy nhiêu.

Quân tướng nhóm thuộc hạ như, Văn Lương, Ngô Phúc, Tưởng Cẩn, Tống Đạo ầm ầm lấy lại tinh thần mà kêu gào khiêu chiến.

Đám quân Tống trên thành ấy vậy mà lây nhiễm tinh thần kéo lên một đoạn bắt đầu kêu gào chửi bới thô tục cùng khiêu chiến quân Đại Việt như rừng dưới thành.

Lý Kế Nguyên ở vị chí chủ tướng quân tiên phong lấy làm lạ. Hành vi của quân Tống trên thành có chút gì dó không đúng.

Nhưng ông ta cũng không nghĩ nhiều, chít chít méo méo cái gì lát nữa lại khóc dòng dòng. Đứng trước sức mạnh tuyệt đối thì dăm ba trò mèo không đáng kể. Không phải Lý Kế Nguyên khinh địch, mà quân Đại Việt mang đến quá nhiều đại sát khí cho nên đây là sự tự tin tuyệt đối mà không phải chủ quan gì cả.

Lúc này chiến mã kỵ sĩ một đám hùng hục lao về đội ngũ quân Đại Việt đang vây dưới thành.

Đám “trọng kỵ” Đại Việt này vừa có một hành động nực cười, họ phóng ngựa như điên đến sát chân thành trì để hứng một đống mũi tên từ quân Tống sau đó chạy về. Đám này rảnh đến hoảng.

Trọng Kỵ binh không chỉ Bố Chính có, Đại Việt triều đình càng có, chiến Mã Bắc Hà càng tốt hơn Bố Chính nhiều lần, số lượng còn đạt đến 2 ngàn.

Lần này đúng thực quân Đại Việt đã đầu tư tới bến chơi cùng quân Tống.

Chiến mã Bắc Hà thân khoác giáp lưới, tuy rằng các vòng thép không trơn chu nhẵn thín như Bố Chính giáp lưới, về mặt thẩm mĩ thì kém rất xa nhưng về công năng thì không khác là bao. Chống tên chống chém vẫn là khá chất lượng.

Chỉ thấy lúc này một tên kỵ sĩ trọng kỵ binh trên đường phóng ngựa về thì đến một vị trí hắn cắm xuống ngọn thương trong tay vào nền đất.

Ngay lập lức một đám quân công binh cuốc xẻng xông đến mà đào đào lấp lấp tấp nập.

Thậm chí có hai tên bộ binh binh sĩ còn chạy đến đỡ tên kỵ sĩ từ trên ngựa xuống. Kiên chắn của kị sĩ đã cắm đầy mũi tên, một số bộ phận trên người của tên này cũng đã dính không ít thương tích máu chảy dòng dòng, nhưng đa phần chỉ là vết thương vùng không nguy hiểm như cánh tay hau đùi.

Dù sai giáp lưới là loại giảm sát thương từ cung tên chứ không phải loại miễn trừ sát thương.

Chiễn mã cũng máu tươi đầm đìa đang thở phì phò, nhưng cũng là những vết thương rách ra mà thôi không quá nguy hiểm. Chiến mã sinh mệnh lực và sức hồi phục cực kỳ đáng nể.

Ba mươi kỵ sĩ đều là động tác kỳ lạ đó, họ xông đến tường thành rồi chạy về sau đó căm trường thương xuống đất. Tiếp theo sẽ có đám công binh cuốc xẻng thực hiện đào lấp xây dựng, người Đại Việt muốn làm gì?

Từng lớp rào gỗ cao hơn 3m đến 4m được xây dựng che chắn xung quanh mảnh đất được đánh dấu. Cây gỗ thì được lấy từ xung quanh các cánh rừng thưa lân cận. Gì chứ gỗ thì thời này lại dễ kiếm, nơi nơi đều có thể tìm được nhất là những vùng như Quảng Nam Đông -Tây Lộ nhiều rừng núi rậm rạp.

Nhưng quân Đại Việt đang làm gì? Họ không tấn công và cũng chưa thấy chuẩn bị khí cụ công thành như thang mây, thê vân thang, xe tĩnh lan, thậm chí thạch đầu pháo thân tre cũng không có thấy.

Quân Đại Việt đến đây chỉ để xếp hàng đe dọa cho vui?

Không, quân Đại Việt vậy mà tầng tầng lớp lớp tại chỗ cách thành Khâm Châu tầm 2 dặm tại chỗ đóng doanh trại, đèn đuốc sáng chưng trong đêm tối.

Thâm chí từ đầu thành Khâm Châu còn thấy được những ánh đèn kỳ là lớn vô cùng chiếu rọi trong đêm. Không sai đây chính là đèn pha của Bố Chính đã bị trấn lột không ít sau chiến tranh Chiêm- Việt, do đích thân Lý Thường Kiệt mượn Ngô Khảo Ký với thời hạn… vô xác định.

Xây doanh trại bao vây thì Trần Vĩnh Thái hiểu rồi. Nhưng xây những ụ gỗ tường cao cách thành 500m để làm gì thì Trần Vĩnh Thái không hiểu nổi.

À hắn hiểu nhanh thôi, vì trong bóng đêm đột nhiên từ xa xuất hiện các đốm lửa nho nhỏ bay lên bầu trời, sau đó trong mặt Trần Vĩnh Thái các đốm lửa này càng lúc càng lớn… lớn dần lớn dần sau đó/// bay vụt qua đầu thành mà lao thẳng vào nội thành trung tâm.

Bùm…. Bùm ….Bùm…

Những âm thaanh va chạm rồi hỏa bắn lên tung té, những lưỡi lửa điên cuồng lếm cháy bất kỳ thứ gì chúng đi qua…

Thứ này Trần Vĩnh Thái không lạ gì, quân Tống cũng có, đó chính là thạch đầu pháo ném đi các hũ hắc ín. Nhưng thạch đầu pháo của người Việt có vẻ ném hơi xa và hắc ín của người Việt có vẻ cháy hơi rữ. Trần Vĩnh Thái ngơ ngác nhìn… Hơi cái gì mà hơi… phải nói là không thể tưởng tượng nổi thạch pháo có thể vượt qua khoảng cách 500 ném vọt qua đầu tường vào tận trung tâm thành Khâm Châu…. khoản cách này gấp 10 lần thạch pháo lúc này của người Tống. Cái này mà gọi là hơi?

Không sai, đây chính là máy ném đá trọng lực mà Ngô Khảo Ký đã vẽ và gửi cho Lý Thường Kiệt chế tạo từ nhiều tháng trước. Đây là thứ khiến Lý Thường Kiệt tự tin đánh đâu thắng đó, đây chính là đại sát khí mà quân Đại Việt chính dựa trong lần này tiến công phương Bắc.

Đúng máy bắn đá của Đại Việt đang thay nhau liên tục khai hỏa phía sau những rào chắn che che lấp lấp kia là những cỗ máy bắn đá trọng lực Trebuchet thực sự mà không phải Trebuchet fake của người Tống.

Nói đến máy bắn đá nói chung thì có nhiều loại, đầu tiên có thể kể là loại Ballista nỏ lớn bắn đá, chính là những cỗ Ballista bắn hũ dầu của Bố Chính nhưng thay hũ dầu bằng những viên đạn đá tròn. Loại này đường đi đạn đạo ổn định, độ chính xác cao nhưng sức công phá và tầm xa yếu. Nếu nói về “bắn đá” thì động tác này chỉ có thể là Ballista mà thôi. Còn các loại thạch pháo khác đều là động tác “ném” đá.

Loại thứ hai máy “ném” đá đó chính là Catapult: Nguyên lý của loại này đó là năng lượng tích trữ từ lực đàn hồi. Có thể đàn hổi từ cánh tay đòn như máy Bắn đá Catapult dùng thân tre uốn cong và thả ra. Hay Phương tây là cánh tay đòn vặn xoắt một bó da đàn hồi để tích trữ năng lượng.

Nhưng loại máy ném đá hùng mạnh nhất đó chính là Trebuchet cơ chế đòn bẩy. Cùng có tên Trebuchet đòn bẩy nhưng ở Đông Á và Tây Á, Châu Âu có điểm khác nhau.

Trong khi các cỗ máy ném đá Trebuchet của Đông á động lực là một loạt dây nối lấy sức dật của con người để ném đi đá nặng ở cách tay đòn bẩy đối diện thì Trebuchet của phương Tây dùng đối trọng nặng thả rơi để tạo nên lực ném.

Và Ngô Khảo Ký dùng chính là loại Trebuchet đối trong của phương Tây đó.

Về hai loại Đông -Tây thì thứ nào hùng mạnh hơn, dĩ nhiên về tầm xa, sức công phá, độ chính xác thì Trebuchet đối trọng phương Tây sẽ tố hơn gấp nhiều lần máy ném đá cùi bắp của người Tống hay các quốc gia Đông Á lúc này nói chung.

Đây chỉ là vấn đề khoa học thưởng thức mà thôi.

Tầm hai mươi năm trước thời gian Ngô Khảo Ký xuyên không thì Wujing Zongyao đã sáng tạo ra những cỗ máy ném đá đòn bẩy Trebuchet do người kéo. Nhưng quả thực hiệu quả của nó không thể nói là lớn. Chỉ cần một chút người biến tính toán khoa học là đủ hiểu. Một người đàn ông trưởng thành sức giật trung bình 50kg, 100 người có thể giật được 5 tấn lực kéo. Nhưng để chế tạo một cỗ máy ném đá với 1000 người kéo thì có bao nhiêu khổng lồ? Và 100 người này liệu có phát lực đều cùng một lúc để tạo nên tổng lực mạnh mẽ nhất hay không? Rồi quãng đường kéo của họ là bao xa 0,5m 1m hay bao nhiêu, và tốc độ kéo sẽ là như thế nào.

Từ những yếu tố này dẫn đến Trebuchet thực sự yếu đuối. Ví như một cỗ mãy ném đá lớn nhất được chế tạo theo cách này là người Mông Chổ tấn công hành Tương Dương của người tống. Với 50 người kéo và chỉ ném được tảng đá 30kg bay đi hơn 100m

Nhưng máy bắn đá Trebuchet trọng lực mà Ngô Khảo Ký để cho Lý Thường Kiệt chế tạo thì sao? Thùng trọng lực hả rơi có thể thay đổi trọng lượng từ 1 tấn cho đến 5 tấn cát đá tạo nên sức ném khác nhau. Độ cao rơi xuống của thùng đối trọng là 2,5m với tốc tộ chưa đầy nửa giây. Tức là nếu cỗ máy hày hoạt động thì nó sẽ sinh ra một lực ném tương đương tầm 300 người kéo dây. Đó chỉ là suy tính con số mà thôi vì thực tế dù 300 người kéo cũng không thể hoàn hảo như một thùng trọng lực thả rơi được.

Thêm vào đó mỗi lần thả rơi trọng lực thùng đều sinh ra một lực là hằng số chính vì thế đường đi đạn đạo của viên đạn đá ném ra ổn định và có thể thay đổi để cho ra chính xác đường đạn cần công kích mục tiêu.

Với những viên đá 35kg thì cỗ máy này có thể ném xa trên 500m còn với những hũ dầu chỉ 15kg thì như hiện tượng trước mặt lúc này, cả ngàn mét tầm bắn.

Nhưng đây chỉ là màn dạo đầu mà thôi.

Máy bắn đá Đại Việt vẫn đang được lắp ráp trong đêm, tất cả 30 cỗ máy bắn đá này đều được chế tạo tinh mĩ tại Đại Việt và vận chuyển bằng thuyền đến Khâm Châu rồi tiến hành lắp ráp. Trận công thành chiến tàn khốc bằng máy bắn đá trọng lực chưa vội tiến hành. Đạn đá không dễ như vậy vận chuyển tới nơi. Bắn vài hũ dầu test súng ống trước mà thôi

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play