Bốn chiến hạm chặn đầu đi ngược gió góc 60 đội nhưng có thể như kẻ chỉ tạo thành một vòng xoay đẹp đẽ gọn gàng trên biển.
Chỉ cần nhìn vậy thôi cũng đủ hiểu được trình độ của người Mã trên biển thuộc vào thượng đẳng thành thục khi điều khiển chiến hạm madein Mã Lai.
Chiên thuật đã nêu rõ nếu hạm đội chính chưa tạo được vòng vây hai cánh thì bắt buộc Bốm chiếc đại hạm mồi nhử phải lao thẳng vào quân địch để tạo nên hỗn loạn cùng ngăn bước chạy của họ.
Nhưng nếu hạm đội chính đã thành lập được đội hình vây ráp thì 4 đại hạm mồi sẽ quay đầu để tạo nên một vòng tròn hoàn hảo bủa vây mọi hướng chạy của địch nhân.
Bố Chính có một vạn thủy thủ đoàn cùng cả vạn người thổ man Giáp Động, nhân số lên đến 2 vạn. Chiến hạm gần 100. Do đó ngay cả khi Bắc Hải xuất toàn bộ 5 ngàn quân của họ thì Bố Chính vẫn tự tin đánh tan quân Bắc hải trên biển.
Nhưng đánh tan khác với tận diệt. Nếu đối phương xuất quân ít hơn 3 ngàn thì kế hoạch đó là tận diệt số thủy quân này của người Tống.
Dĩ nhiên đó là một kế hoạch dài hơi mà Ngô Khảo Ký và Thân Cảnh Phúc đã vạch ra trong ngày hôm qua.
Nhiệm vụ của Thân Cảnh Phúc và Ngô Khảo Ký được Lý Thường Kiệt hết sức nghiêm túc vạch ra. Nhánh quân này bắt buộc phải nhanh nhất chiếm lấy Liêm Châu, sau đó tiến đánh Bạch Châu trú quân tại nơi này tạo nên thế gọng kìm ngăn trở quân Tống từ Quảng Châu cứu viện Ung Châu.
Nên nhớ vùng này lưỡng Quảng có hai đại thành Trì là Quế Lâm và Quảng Châu. Mỗi nơi chứa từ 2 vạn đến 2,5 vạn tân binh người Mân mới được chiêu mộ để phục vụ kế hoạch đánh Đại Việt của Tống. Do đó nhiệm vụ của Ngô Khảo Ký và Thân Cảnh Phúc không phải tầm thường đơn giản.
Trong lịch sử hoàng thát Lý Hoàng Chiêu đã khá vất vả với hơn một vạn sương quân tinh nhuệ để ngăn cản bước tiến của quân Tống từ Quảng Châu khi ông ta có nhiệm vụ thủ vững Bạch Châu. Nhưng đó là quá khứ.
Giời đây Thân Cảnh Phúc có ý đồ khác, hắn muốn Ngô Khảo Ký dẫn hải quân uy hiếp Quảng Châu. Từ đó sức ép lên Thân Cảnh Phúc sẽ nhẹ đi, hắn cần thời gian để có thể thu phục các tù trưởng kê động ở xung quanh hai thành trì này.
Muốn làm được điều này thì Ngô Khảo Ký hạm đội không chỉ cần đánh tan hạm đội Bắc Hải của người Tống, mà cần phải tận diệt họ. Nếu quân Bắc Hải chạy về được Quảng Châu thì 1 người chạy sẽ tạo nên một phần khó khăn cho quân Đại Việt.
Cho nên khi phát hiện chỉ có tầm 10 chiến hạm Tống xuất binh càn quét “hải tặc” thì dĩ nhiê với binh lực gấp 10 lần, độ thiện chiến trên biển gấp vài lần thì Ngô Khảo Ký lựa chọn đó chính là tận diệt rồi.
Thủy quân Bắc Hải hay nói đúng hơn là thủy quân Chiến Giang Tinh nhuệ. Bọn này lâm nguy sợ hãi nhưng không loạn.
Đám này là một lũ liều mạng hiếm hoi thủy quân Tống, xuất thân thủy quân Nam Trực Lệ chuyên gia đánh đấm cùng lũ thổ phỉ thủy tặc khắp các vùng Chiêt Giang đầm lầy. Tuy chúng không thiện hải chiến, nhưng cũng là dân máu me hiếu chiến.
Ngô Tông Lập tham tài nhưng là một lão tướng thủy quân, hắn trong đánh trận sẽ không hàm hồ. Không đánh mà hàng điều này không có trong suy nghĩ của Ngô Tông Lập.
Ngô Tông Lập đã nhìn kĩ những chiến hạm lạ lẫm của quân địch treo đầy cờ Lý Đại Việt hắn biết rằng mình đã đụng chạm thủy quân tinh nhuệ của phương Nam. Những lúc như vậy các chiến tướng thường lại tỏ ra lạnh lùng và bình tĩnh hơn bao giờ hết. Chỉ có bình tĩnh mới giúp họ tìm ra phương án giải quyết khó khăn.
Đầu hàng người Việt? Ngô Tông Lập chưa từng nghĩ. Thực tế rất nhiều tướng lãnh càng cấp thấp của Tống càng có tinh thần khinh miệt người Việt phương Nam. Trong mắt lũ này thì Đại Việt chính là Giao Chỉ quận và cũng là một quận của người Hoa Hạ mà thôi. Do đó nếu đầu hàng người Liêu, người Tây Hạ thì vẫn còn chút danh dự, đánh không lại cường binh thì hàng thôi. Nhưng với Đại Việt nếu hàng thì bản thân tướng lãnh sẽ mất hết danh dự cùng ảnh hưởng gia tộc.
Điều này là phổ thông ở đất Tống, vì chỉ tầng lớp cao cấp của người Tống mới hiểu đất nước nhỏ bé phương Nam mạnh mẽ ra sao. Cho nên nghịch lý chớ trêu đó là khi chiến tranh phương Nam Bắc với người Việt. Tướng Bắc hàng Việt toàn là lũ cao cấp, còn các tướng lãnh trung và nhỏ phương Bắc thường là chiến đến chết với người Việt mà không hàng.
Ngô Tông Lập quyết định liều chết phá vây … chạy trốn về Quảng Châu.
Tại sao lại vậy? Đơn giản có hai nguyên nhân, thứ nhất tinh thần lãnh thổ của người gốc Hoa Hạ đối với vùng Lưỡng Quảng không có mạnh. Họ coi đây là vùng man di và là thổ phiên của họ mà thôi. Cho nên nếu chiến tranh bảo vệ Trung Nguyên thì đám này có thể liều chết hi sinh mạng sống của bản thân để bảo vệ quốc gia như bao nam nhi các tộc khác. Nhưng hi sinh liều chết bảo vệ Thổ Phiên thì đó không phải là điều các binh gốc Hoa Hạ nghĩ trong đầu.
Cho nên Ngô Tông Lập mặc kệ Liêm Châu mà nghĩ đến chuyện chạy, chỉ cần bảo tồn lực lượng về đến Quảng Châu, hợp binh với thủy binh ở đây thì mới có cơ hội gỡ gạc danh dự.
“ Phất hiệu lệnh, ép sát hướng Đông, đâm gãy mái chèo của bọn rợ Việt. Mở đường máu thoát về Quảng Châu. “ Ngô Tông Lập gào lớn ra lệnh cho sĩ quan. Tất nhiên sẽ có cờ hiệu tù và ám hiệu để ra lệnh cho cả hạm đội.
“ Thạch Pháo, cung tiễn thủ chuẩn bị… Đao thuẫn thủ, thương thủ tấ cả tập trung mạn thuyền” Ngô Tông Lập khá tự tin, hắn đã nhìn ra ‘điểm yếu’ của quân Đại Việt.
Chiến hạm Đại Việt chạy nhanh nhưng mái chèo dài, đây chính là ‘điểm yếu’ của họ. Ngô Tông Lập hiểu rất rõ phương pháp tác chiến cùng người Việt trên biển hay nói đúng hơn Binh bộ Đại Tống đã nghiên cứu kỹ cách đánh với người Việt trên biển và đưa ra sách lược hoàn chỉnh.
Người Việt là thuyền buồm cộng thêm mái chèo. Còn người Tống là thuyền buồm cộng thêm guống xoay. Tốc độ không phải thế mạnh của người Tống nhưng sự ổn định lại là thế mạnh của họ. Chiến Hạm đáy bằng của người Tống khiến tốc độ của họ giảm mạnh, nhưng sự ổn định cao, thân thuyền ít bị rung lắc bởi sóng gió. Cấu trúc guồng xoay cùng các tấm ván chắc chắn che đỡ tạo nên một sự vững mạnh thực sự của Chiến Hạm Tống ở thân thuyền hai bên.
Cho nên chiến lược của người Tống là áp xát, đâu gãy chèo của người Việt sau đó dựa vào sự ổn định của chiến hạm Tống mà tiến hành nhảy thuyền chiến đấu.
Khi áp sát thì sự linh động coi như bị triệt tiêu, sự ổn định lại là yếu tố quyết định. Cho nên người Tống gọi đây là chiến thuật lấy trường phá đoản của họ.
Thực tế chiến thuật này cực kỳ hiệu quả trong lịch sử. Người tống ít bị người Việt đánh bại trên biển, họ chỉ bị đánh bại trên sông với chiến thuật biển người phục kích dùng thuyền nhỏ tấn công mạn thuyền của người Việt.
Nhưng thực tế những trận chiến thắng nổi tiếng của người Việt trước quân Tống đều là lấy máu và mạng người khỏa vào. Tức là duc ho chiến thắng thì quân Đại Việt vẫn tổn thương nặng nề.
Triết lý đánh trận của người Đại Tống cả trên biển lẫn trê bộ đều một chữ vững, tức là trên bộ dùng thành trì cố thủ mài chết địch nhân. Trên biển trên sông họ làm y trang, dùng chiến hạm đáy bằng kết cấu vững trãi di chuyển chậm như một pháo đài để thực hiện một chữ vững.
Trong thực tế nếu không có các vũ khí tầm xa tốt, không có những vũ khí có sức công phá mạnh thì việc đánh đắm một chiến hạm Tống với nhiều khoang đáy cùng hệ thống guồng xoay là khó lắm. Có thể đánh cho họ tan, họ chạy trốn, nhưng để đánh đắm tận diệt khó vô cùng, trừ khi là lấy mạng người lấp vào nhảy lên chiếm chiến hạm, hay dùng hỏa công từ từ đốt cháy hoàn toàn chiến hạm Tống.
Nhưng vũ khí tầm xa thời này, người Tống đang chiếm ưu thế vời người Việt.
Cung Tống xa hơn cung Việt, thạch đầu pháo của Tống tốt hơn Việt, cho nên trong thủy chiến quân Đại Việt bắt buộc phải áp sát chiến hạm tống và chiến tranh như kiểu công thành chiến. Mà đã là công thành chiến thì phe công thành luôn chết nhiều hơn. Đây chính là chiến thuật cơ bản của người Tống trên sông cũng như trên biển.
Nói thật chất lượng thủy binh của Tống so với Việt là cùi bắp, nhưng vì những chiến thuật này cho nên quân Việt dù dũng mãnh thiện chiến trên sông biển nhưng không có chiếm được bao nhiêu ưu thế cả. Thuyền đáy bằng của Tống độ ổn định cao, các chiến sĩ rất dễ tụ tập cả về một mạn thuyền chiến đấu mà không sợ nghiêng lật. Độ ổn định cao cũng giúp cho việc các chiến binh không quá thành thạo thủy chiến trên mặt phẳng chòng chành có thể phát huy tốt năng lực của mình. Chế độ guồng chèo không cần chèo thuyền chuyên nghiệp khiến cho Tống có thể tổ chức một lượng thủy binh khổng lồ khi cần.
Thực tế nếu chỉ là theo sách cũ thì đúng là Ngô Tông Lập sẽ thành công. Hạm đội Tống chỉ cần chọc vào một cách không quá đông quân Đại Việt rồi chạy thẳng về Quảng Châu là xong. Vì nếu Đại Việt muốn áp sát chơi công thành chiến trên biển thì họ sẽ tổn thất nhiều nhân mạng, người Tống chỉ việc vừa “thủ thành” vừa lầm lỳ tiến về Quảng Châu là đủ. Còn nếu người Việt đứng xa xa chơi bài viễn trình công kích thì đúng ý người Tống rồi….. vì họ tự tin viễn trình công kích của Tống luôn hơn Đại Việt.
Lúc này hạm đội Bố Chính đang thu nhỏ vòng vây.
24 trung hạm đã từ đội hình bán nguyệt chia thành hai cánh ép hai bên hạm độ Tống.
20 đại Hạm của Bố Chính đã tiến lên áp sát phía sau quân Tống.
Mà phía trước cũng có 4 đại hạm Bố Chính đang khóa đường tiến của Bắc Hải hạm đội.
Đột nhiên quân Tống thay đổi hướng chạy, họ lao thẳng vào cánh trái của quân Đại Việt phía Đông, nơi này có 12 trung hạm của Bố Chính đang vây ráp.
Hạm đội Tống này không quá tầm thường, buồm nhỏ cánh rơi vuông khó linh hoạt hướng gió, nhưng động năng chính của họ lại là guồng xoay cho nên đội hình khá thuần thục đổi hướng.
Khoảng cách 300m hạm đội Bắc Hải của Tống đột ngột thay đổi hướng mà lao nhanh đến một cách khá chuyên nghiệp.
Nhưng Ngô Tông Lập đã nhầm, ban quân cơ của người Tống đã nhầm, thám tử của họ đã không bắt kịp sự phát triển quân sự của Đại Việt trong thời gian ngắn qua. Vũ khí của Đại Việt không đơn thuần là những thạch đầu pháo cùng cung tên tầm ngắn nữa rồi.
Hạm đội Bắc Hải tinh anh chuyển hướng, nhưng hạm đội Bố Chính chuyển hướng còn mượt mà hơn nhiều.
12 trung hạm cánh trái của hạm đội Bố Chính vẽ một đường cong siêu mượt trên biển, vừa nương theo hướng di chuyển của quân Bắc Hải vừa hơi thu hẹp khoảng cách với họ.
4 Đại ham Bố Chính đang từ dẫn đầu khóa hướng cũng vẽ lên một đường cong tinh mĩ trở thành đội khóa cách phải của hạm đội Bắc Hải. Lần lược các cánh của Bố Chính hạm đội như đồng loạt phản úng thay đổi đội hình.
Ngô Khảo Ký thề không phải hắn ra lệnh. Với khoảng cách này với tình hình diễn biến bất ngờ trên biển Ngô Khảo Ký chỉ có thể ra những lệnh chung chung mà thôi. Còn việc tiến hánh bố vây, chi tiết tấn công đều là sự ăn ý cùng tự hiểu của các chiến hạm Bố Chính riêng biệt.
Sự ăn ý nhịp nhàng quá sức cao độ này được thành hình bởi các chiến hạm đều là của Mã lai, thủy thủ chính đều là Mã lai. Cho nên sự ăn ý giữa họ không cần bàn. Đây chính là lý do mà Ngô Khảo Ký chưa trộn lẫn thủy binh Đại Việt trong chiến dịch đánh Tống, thủy binh gốc Việt ở Bố Chính chưa sẵn sàng để có sự ăn ý này với người Mã.
Khoảng cách 200m hai cánh của Bố Chính hạm đôi đã ép sát… đội hình Bố Chính như một quả bong bóng bao lấy quân Bắc Hải. Dù cho quân Bắc Hải chuyển hướng thì quả bong bóng này vẫn nhịp nhàng biến đổi đội hình bao lấy họ.
Ngô Tông Lập biến sắc, hắn thấy được quân Đại Việt lần này dường như không đúng, chiến thuật cấp trên giao phó cho hắn đường như không dụng được. Một quả đấm tung hụt vào không khí sẽ gây mất đà. Hạm đội Bắc Hải chới với.
Phụt…. phụt phụt…..
Từng loạt tên lửa thô to của quân Đại Việt từ hai cánh tấp nập lap đến, 200m đã là khoảng cách có thể tấn công của Ballista.
Nhưng đa phần những mũi tên lửa này đều thiếu chính xác và rơi vào biển. Đang di chuyển tốc độ phải bắn chặn, cộng thêm gió lớn trên biển, những mũi tên lửa dù thô to cũng bị đẩy lệnh cả chục m so với tầm ngắm là ít.
Nhưng không sao, đợi bắn đầu tiên chỉ là đo đạt tốc độ chạy của chiến hạm để điều chỉnh góc ngắm bắn chặn, đồng thời cũng là đo đạt độ lệch của gió. Các xạ thủ Bố Chính có thước ngắm 4 vòng tròn khoa học, họ không cần ước tính thủ công dựa vào kinh nghiệm.
150m áp sát ….
“ Bắn chặn hướng hai giờ 30 phút…. Con mẹ mày hướng lên trên góc 30 độ nhanh”
“Bắn chặn hướng mười giờ nhanh nhanh…”
Tất nhiên hai cánh trái phải của Bố Chính hạm đội các sĩ quan sẽ đưa ra mệnh lệnh khác nhau. Nhưng điều đó có thể thấy rõ, việc xạ trình của họ đã đi vào quy chuẩn.
Quân sĩ Tống hạm đội Bắc Hải hoảng hồn, họ thấy ít nhất có cả trăm mũi tên thô to từ khoảng cách 200m với tới họ. Điều này có nghĩa là gì… có nghĩa là trên các chiến hạm Đại Việt dày đặc đại nỗ tiễn.
Bên quân Tống cũng có đại Nỗ tiễn và cũng là đại sát khí của họ trong thủy chiến, vốn dĩ đây là ưu thế độc quyền của quân Tống nhưng … có vẻ như ưu thế độc quyền này của họ đã không còn.
Điểm chết người đó là mỗi chiến hạm quân Bắc Hải được trang bị 1-2 cỗ Đại nỗ mà thôi, thứ này hiếm hoi đắt đỏ và cực khó bảo quản cho nên người Tống cũng không có nhiều.
Ngô Tông Lập mặt mày tái mét, hắn thân chủ tướng đã nhìn ra được, đại Nỗ của người Việt nhiều vô cùng và độ tinh chuẩn cao hơn của người Tống.
Chỉ cần nhìn cũng hiểu, đại nỗ của người Tống tầm xa cũng 200-300m nhưng đó là tầm xa. Độ chính xác đại Nỗ tống chỉ trong khoảng 80-70m đổ lại, vì cách khai hỏa của người Tống là dùng búa gỗ đập cò, cho nên độ rung lắc của thân nỗ luôn khiến mũi tên đi lệch mục tiêu.
… Phụt… phụt…. véo… véo…. Phù…..
Trong một thời gian không quá dài, quân Đại Việt lại có một lần tấn công bằng các mũi hỏa tiễ từ khoảng cách 150m.
Lần này hiệu quả cực tốt, có đến 50% mũi tên trúng đích vào chiến hạm của Bắc Hải.
Mục tiêu quá lớn cho nên dù rung lắc bập bềnh, với hệ thống ngắm bắn khoa họa thì độ chính xác vẫn khá cao.
Bắn trúng chiến hạm địch và bắn trúng mục tiêu yêu cầu trên chiên hạm địch là hai khái niệm. hm Bố Chính đang lấy bắn trúng hạm đội địch làm mục tiêu. Do yêu cầu giảm xuống cho nên tỉ lệ thành công là cao.
Mục tiêu chính của Đại Việt là những cánh buồm to lớn của quân Bắc hải, dễ bắn, dễ cháy.
Vì sao hạm đội Bố Chính nhiều đến vậy Ballista bố trí trên thuyền, không phải họ chỉ có 3-4 ụ pháo Ballista một chiến hạm thôi sao?
Điều này phải nói đến Lý Thường Kiệt ông ta không cho xây ụ pháo như quân Bố Chính trên chiến hạm mà tổ chức sử xụng Ballista trên chiến hạm như cách dùng trên bộ.
Trên bong thuyền là các khe chế sẵn có thể gắn đế giá đỡ của Ballista dễ dang, mỗi đội xạ thủ đều có một đám nhỏ đao thuẫn thủ làm khiên bảo vệ và tiến hành chiến đấu như trên bộ.
Do vậy một chiến hạm tiết kiệm cực lớn không gian để bố trí các ụ pháo Ballista di động này. Và nếu không chiến đấu trên sông biển, thì đám xạ thủ Ballista này hoàn toàn có thể lên bộ chiến đấu. Cách làm này có vẻ… linh hoạt hơn Bố Chính khá nhiều.
Cái hay thì học, đóng vài thanh gỗ lên boong chiến hạm làm gờ đặt giá Ballista quá đơn giản, cho nên Bố Chính sẽ học ngay.
Do đó ụ pháo cố định chỉ là để bắn hũ dầu khi cận chiến. Còn các ụ pháo Ballista di động để bắn hỏa tiễn từ xa cả vài trăm m. Đây chính là kiểu kết hợp của Bố Chính hạm đội.
Cách đánh sẽ gây kinh hoàng cho mọi hải quân đối địch trong tương lai trong khu vực.
Nhìn những cánh buồm đang dần bốc cháy Ngô Tông Lập tuyệt vọng, hắn chỉ còn biết … ra lệnh phản công trong… vô vọng.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT