Quay trở lại với ngày hội chia hàng ở đất Quảng Nguyên.

Triều đình Đại Việt lấy đâu ra nhiều chiến giáp, binh khí đến vậy?

Chẳng nhẽ năng lực của họ đã đạt đến mức độ một tháng chế tạo cả vạn trang bị?

Không, đây không phải là trang bị mới của quân Đại Việt, đây là trang bị của cấm vệ quân bị đào thải. Những trang bị này được dùng phương pháp xào gang của Đại Việt để tạo nên do đó chất lượng sẽ không như thế nào cả.

Có thể làm một cách so sánh đơn sơ như sau để hình dung. Người Trung Quốc đã phát triển công nghệ xào, rót gang để luyện thép cứng một cách thành thục cho nên họ có nhiều nhất vũ khí khôi giáp chất lượng tốt cho quân đội. Người Hán đi theo con đường số lượng là chính cùng lấy chất lượng trung bình khá để phục vụ cho số lượng quân đội khổng lồ. Người Phù Tang học được kỹ thuật từ thời Đường cho nên cũng phát triển công nghệ rèn thép riêng của mình đi theo con đường tinh mĩ số lượng hạn chế nhưng chất lượng cao hơn của người Tống. Người Liêu, Tây Hạ trong những cuộc chiến biên ải bắt được nhiều tù binh công tượng Tống cho nên phong cách công nghệ không khác Tống nhưng do thiếu tài nguyên quặng cho nên chất lượng thép như Tống nhưng số lượng đại hàng.

Người Đại Việt và người Cao Ly cũng có học hỏi công nghệ của Hán tộc từ thời Đường kết hợp cùng kĩ thuật Bloomery của bản thân nhưng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện kỹ thuật cho nên chất lượng vũ khí khôi giáp có tốt nhưng vẫn kém chất lượng của người Tống nửa bậc, càng là kém hơn người Phù Tang về chất lượng.

Các dân tộc như Mân- Cháng- Tai. Chủ yếu vẫn đùng kĩ thuật luyện kim đen cổ truyền với lò Bloomery. Năng xuất cực thấp và sản phẩn chỉ là xỉ sắt non cần phải qua rất nhiều công đoạn để loại bỏ tạp chất. Công nghệ luyện kim của họ chỉ dừng lại tầm 500 năm trước so với khu vực.

Cho nên khi Đại Việt triều đình ban phát vũ khí khôi giáp của thiên tử quân cho các tù trưởng khê động thì đó là thiên đại hân hưởng của triều đình và hoàng đế Đại Việt.

Nói đây là một ngày hội của các dân tộc trên vùng thượng thì không hề nói quá.

Họ lao vào đống sắt thép vũ khí khôi giáp mà lựa chọn tranh dành.

Nhưng tất cả nhận ra một điều, khôi giáp vũ khí lần này được ban phát chất lượng gần như đồng đều và toàn là mặt hàng “tốt” nhất. Cho nên tranh dành, chọn lựa là không có ý nghĩa gì trong khi số lượng đã được định sẵn trong chiếu thư.

Sở dĩ Triều đình Đại Việt rộng rãi đối với các thủ lĩnh khê động đến vậy vì số khôi giáp cùng vũ khí kể trên thuộc dạng đào thải không thể tái chế.

Công nghệ thổi khí luyện cương thiết người Châu Âu bán cho Đại Việt có một nguyên tắc quan trọng nhất đó chính là phải gang nóng chảy mới có thể xài được.

Nung chảy gang thì dễ, nhất là từ khi nghe lời người phương Tây sử dụng than cốc thì hiệu quả càng nhanh. Nhưng nung chảy cương thiết giòn từ các vũ khó khôi giáp thì cần lò cao nhiệt độ, chí ít cũng 1500 độ C. Cho nên Đại Việt loại bỏ phương án tái chế đống đồng nát này.

Có hai nguyên nhân, thứ nhất nguyên nhân đó là Đại Việt lúc này không thiếu gang, các thế gia mỗi ngày có thể sản xuất cả trăm tấn gang vận chuyển tới Long Thành. Mà từ gang sinh cương thiết đối với Đại Việt lúc này quá dễ dàng. Họ đâu ngu gì tự nhiên nung chảy hết đám vũ khí mà trước đây họ đã bao công rèn đúc để thành hình, sau đó lại phí một lần công lao nữa để tái chế chúng thành vũ khí.

Cho nên số vũ khí phế thải trong kho Đại Việt cùng lột từ quân sĩ đang sử dụng sẽ cung cấp cho người vùng cao để họ chiến đấu. Đại Việt đã có vũ khí khôi giáp chất lượng tốt hơn cho nên họ không hề e ngại khi đưa hàng “phế thái” cho người vùng cao.

Thêm vào đó năng lực sản suất của búa máy với số lượng lớn đã khiến khả năng sản xuất của Đại Việt lúc này tăng lên con số 3-4 ngàn bộ trang bị một tháng. Và số lượng này vẫn còn gia tăng mạnh khi họ tiếp tục đầu tư mở rộng số lượng búa máy.

Vấn đề quan trọng của Đại Việt giờ đây không nằm ở dăm ba cái trang bị ghẻ, vấn đề của họ nằm ở chỗ thiếu quặng sắt. dự trù cuối tháng này số lượng quặng dự trữ của Đại Việt sẽ đi tong, cho nên Đại Việt mục tiêu hướng tới Quảng Nguyên rất rõ ràng. Và Lý Nhật Toản xuất hiện ở Quảng Nguyên mục đích không đơn thuần chỉ là ban chiếu hân hưởng người thượng.

Lý Nhật Toản là một tên tông thất người ngoại giao chuyên gia, hắn là có nghiên cứu Tung Hoành chi đạo của người Hán trong một khoảng thời gian không ngắn.

Lý do lo dài phải lo ngằn, lo trước phải lo sau, lo xa phải lo gần. Lý Nhật Toản dựa theo ý triều đình đi khắp nơi ở Quảng Nguyên, Thượng Nguyên, Môn Châu, Lâm Tây, Phú Lương là có mục đích của hắn.

Lần này triều đình không theo lệ thường ban thưởng cho các tù trưởng thực lực rồi để họ chia cho các thế lực nhỏ. Triều đình trực tiếp ban cho từng thế lực một. Việc này tuy tốn công sức nhưng có một tầng ý nghĩa khác hoàn toàn.

Thượng Nguyên Lộ. Lúc này Tôn Đản đã về tới căn cứ địa của mình và rất hào hứng với số vũ khí khôi giáp được ban thưởng.

“Đại Bá… mời người nghỉ ngơi… Mẫu thân ta thực rất nhớ người nhà… Có đại bá đến chơi thì nàng sẽ mừng lắm đây..”

Tôn Đản khuôn mặt thanh toát trán cao mắt lớn, mũi cao môi đỏ tướng mạo đường đường. Hắn chẳng có vẻ gì lắm là người Mân bộ dáng. Nhìn tên này có vẻ còn người Kinh hơn cả người Kinh.

“ Được được… ta lâu ngày cũng không gặp biểu muội, cùng nàng trò chuyện cũng là” Lý Nhật Toản cười cười hiền từ vô cùng.

Nói về Tôn Đản thì mẫu thân là Lý thị người hoàng tộc một thành viên, tuy không phải dòng chính nhưng cũng có đị vị không nhỏ.

Trong lịch sử của một thế giới nào vị Tôn Đản này là một mê đề gây tranh cãi kịch liệt. Sử Nam có ghi về ông ta với 2 ba dòng mà thôi. Là người cầm đầu đạo quân phía Tây Đánh vào Ung Châu chứ vị không rõ thân thế khá mập mờ. Sau đó ông ta như biến mất trong lịch sử mà không để lại một dấu vết nào. Nhưng dân gian từ đó về sau luôn ca tụng Tôn Đản trở thành một người có công Bắc Tống sánh vai ngang hàng Lý Thường Kiệt.

Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao người có công như vậy mà không được ban thưởng sau trận chiến? Và nếu là người lãnh đạo các đạo quân Tây Bắc tại sao khi kháng chiến quân Tống trận sông Như Nguyệt ông ta chưa một lần được nhắc tến? Trong khi mọi thủ lãnh khác đều ít hoặc nhiều xuất hiệt trong việc kháng chiến chống quân Tống xâm lược?

Còn bên sử Bắc thì hoàn toàn không nhắc đến Tôn Đản. Bên này họ khẳng định người cầm đầu Quảng ưungLưu Kỷ.

Rất nhiều mê đề tròn vấn đề này và có nhiều giả thuyết ở thế giới kia, nào mà Tôn Đản chết trận Ung châu, hay Tôn Đản và Lưu Kỷ là một, rồi Tôn Đản là con trai Nùng Trí Cao.

Thực tế đúng là Lưu Kỷ là thế lực mạnh nhất ở Tây Bắc do triều đình Đại Việt dựng lên, và Tôn Đản là người sẽ kế tục Lưu Kỷ trong một phen trao đổi. Nhưng Lưu Kỷ không có phạm sai lầm như Nùng Trí Cao, hắn không muốn bỏ Quảng Nguyên cho nên trong trận Ung Châu đã lập mưu hãm hại chết Tôn Đản. Sau trận Ung Châu Lưu Kỷ đầu hàng Tống khi bọn này phản công và xâm lược Đại Việt.

Lưu Kỷ chính là nguyên nhân mà sau khi Đại Việt đánh lui Tống ở sông Như Nguyệt nhưng không thể lấy lại đất Quảng Nguyên. Chính vì thế không đời nào Nhà Lý tung hô Lưu Kỷ như một người lãnh đạo nhánh quân phía Tây công lao ngang bằng Lý Thường Kiệt.

Một nhân vật được dựng lên sau đó cho những chiến công ở Ung Châu đó là Tôn Đản đã hi sinh. Vấn đề này cực dễ hiểu. Vì trong tất cả các thủ lĩnh khê động chỉ có hai người không phản Đại Việt khi quân Tống xâm lược đó là Tôn Đản và Thân Cảnh Phúc. Thân Cảnh Phúc đúng là vì lòng trung thành, còn về Tôn Đản thì chưa đoán định nhưng ông ta đã hi sinh ở Ung Châu cho nên việc ông ta phản Đại Việt là không thể.

Lựa chọn nâng ai lên trong hai người Tôn Đản và Thân Cảnh Phúc “lãnh đạo” cánh quân phía Tây, rõ ràng Đại Việt chọn Tôn Đản vì thế lực của ông ta cận kề sau Lưu Kỷ, Thân Cảnh Phúc thế lực chỉ tính là trung binh cho nên nếu nâng thành người lãnh đạo đội quân phía Tây rất khó phục chúng. Thêm vào đó khi nâng Tôn Đản lên thì con cháu nhà Tôn Đản rất dễ dàng nắm lấy Quảng Nguyên sau này.

Nhưng đó là chuyện của khi Ngô Khảo Ký không xuyên đến, tên ngáo ngơ này xuyên đến khiến mọi việc lộn tùng phèo. Từ chỗ Đại Việt quyết bào mòn thế lực Lưu Kỷ khiến tên này đánh hơi thấy mà hại Tôn Đản. Giờ đây triều đình Đại Việt quyết buff cho Lưu Kỷ nhằm trao đổi Vương của Quảng Tây lấy Quảng Nguyên. Cho nên việc Tôn Đản chết ở Ung Châu là khá khó có khả năng xảy ra.

“ Biểu huynh…” Một người trung niên phụ nữ xuất hiện, nàng đã tuổi tứ tuần nhưng nhìn chỉ như thiếu phụ ba mươi. Nhan sắc vẫn rất mặt mà thân hình nhỏ nhắn trong cung trang của Lý triều.

Khí chất cao quý của nàng như tự nhiên mà thành chứ không gượng ép..

“ Khụ khụ… miểu muội dạo gần đây thế nào?” Lý Nhật Toản ho khan giật mình quay lại nhìn người “thiếu phụ” kia.

“ Đã bao lâu rồi … biểu huynh ngươi không đến nơi thâm sơn cùng cốc này… ngươi… thật nhẫn tâm” thiếu phụ lên tiếng ai oán vô cùng.

“ Nga… ở đây…tai vách mạch rừng..” Lý Nhật Toản tái mặt.

“ Ta….” Thiếu phụ mở mồm muốn nói nhưng thôi.

“ Tôn Đản hắn đã biết thân phận của mình?” Lý Nhật Toản dè dặt hỏi…

“ Hắn vẫn chư hay….” Thiếu phụ u oán ánh mắt đầy sầu cảm..

“ Ta… thời thế chưa đến, để lúc nào hắn đứng vững ở Quảng Nguyên.. lúc ấy công bố chưa muộn màng..” Lý Nhật Toản run run muốn giơ tay lên vuốt ve khuôn mặt ấy nhưng lại bỏ tay xuống….

…………………………………………..

Quảng Nguyên thành.

Đây là cái thành trì duy nhất ở phía Tây bắc.

Quangt Nguyên không phải tất cả đều là đồi núi chập trùng, cũng có đồng bằng khá rộng lớn và thích hợp đặt thành trì. Nhưng người thượng không quen với lỗi sinh hoạt thành trì gò bó cho nên tòa thành này chỉ là một biểu tượng và khá nhỏ bé.

“ Ngươi nghĩ hành động của triều đình là như thế nào?” Lưu Kỷ nhìn quân sư quạt mo đang ngồi bệt phía bên trái mà hỏi. Phía dưới hai hàng còn có nhiều những thủ lính Khê Động là thân tín của Lưu Kỷ trong đó có Hoàng Kim Mãn.

“ Theo tôi nghĩ triều đình Đại Việt lần này hẳn là quyết tâm phu phục Lưỡng Quảng. Nên nhớ cả triều Đại Việt chỉ có 36 ngàn tinh binh, ngày hôm nay họ cấp cho chúng ta 1,5 vạn bộ trang bị của thiên tử binh. Đó là một nửa trang bị tốt nhất của Đại Việt cho nên tôi không nghi ngờ thành ý của họ…” Vị quân sư giấu tên này đang vuốt ve một xấp lá vàng trong ống tay áo rộng thùng thình của mình vừa nghiêm túc đáp lời.

“ Hoàng Kim Mãn ý của người đâu?” Lưu Kỷ lại quay qua hướng bê trái nhìn Hoàng Kim Mãn. Trong nhóm bộ hạ Hoàng Kim Mãn thực lực mạnh nhất quân đến cả gần vạn không ít.

“ Theo tôi thấy được rõ ràng nhất, triều đình hoàn toàn không có ý mưu hại chúng ta như những gì chúng tra trước đây suy luận. Nếu họ muốn chúng ta hao tổn trên đất Tống thì không cần phải cung cấp khí giới tốt và nhiều như vậy” Hoàng Kim Mãn tỏ ra nhiệt huyết mà cao giọng.

Trong ngực áo hắn còn có mật thư từ chính Linh Nhân Hoàng Thái Hậu. Lần này phạt Tống hắn có sự đảm bảo của Đại Việt sẽ được tự chủ một phương địa vị không kém Lưu Kỷ. Hắn tin là thật vì đây là chiếu thư có dấu má đàng hoàng. Nếu Đại Việt nuốt lời chỉ cần hắn công bố thứ này thi Đại Việt triều đình mặt mũi không còn đâu. Mà Môn Châu của hắn đã có một đám thường nhân mang đến hàng hóa. 1000 chiếm giáp 1000 chiến đao bí mật tuyển đến. Tức là ngoài số hàng mặt ngoài hắn được thưởng ra thì hắn vẫn có thêm hỗ trợ từ phía sau của triều đình.

Hoàng Kim Mãn biết đây là mưu tính của triều đình Đại Việt chia rẽ hắn và Lưu Kỷ. Nhưng đây là dương mưu, kể cả lúc này Hoàng Kim Mãn thật tình bẩm báo cùng Lưu Kỷ thì chỉ đổi được sự tin tưởng nhất thời. Hắn biết tính của Lưu Kỷ. Sau sự việc này hắn Lưu Kỷ sẽ đề phòng hắn và không cẩn thận thì Hoàng Kim Mãn hắn tự nhiên sẽ chết không minh bạch.

Báo lên, nhận được là sự nghi kị cùng bị tịch thu khôi giáp vũ khí. Không báo lên thì có thể lợi dụng triều đình Đại Việt khúc mắc cùng Lưu Kỷ để lớn mạnh thế lực bản thân. Đến một lúc nào đó hắn có sức vật tay cùng Lưu Kỷ thì còn sợ gì? Cho nên Hoàng Kim Mãn đã có sự lựa chọn của hắn.

“ Các thủ lĩnh khác có ý kiến ra sao?” Lưu Kỷ nhìn bộ thuộc hạ dưới trướng mà hỏi.

Thực tế trong lòng Lưu Kỷ cũng đã có lựa chọn của mình, không cần biết triều đình Đại Việt giả trân tâm, hay thật trân tâm. Nhưng vũ khí khôi giáp là thật. Có thứ này Lưu Kỷ hắn sợ gì mà không xưng vương xưng bá ở Quảng Tây. Có bài học của Nùng Trí Cao Lưu Kỷ biết hắn nên làm gì. Thứ nhất không nên bành trướng thế lực một cách vội vã, cần đánh chắc căn cơ. Thứ hai lựa chọn phe không nên giao động, thứ ba đó là dưỡng binh tự trọng khiến cho Đại Việt luôn phải đỡ hắn, hỗ trợ hắn. Và Lưu Kỷ hắn nhân đó vơ vét từ Đại Việt thật nhiều cho đến một khi không còn sợ cả Tống lẫn Việt.

“ Chúng tôi nghe theo Lưu thủ lĩnh phân phó” cả đám tiểu thủ lĩnh kê động ào ào đáp lời. Mỗi người bọn họ giờ đây đều có “tinh binh” nên rất máu chiến.

“ Vậy thì ngày mai xuất phát, binh chia ba lộ tiến về Tư Minh. Nhớ chỉ chém đầu quý tộc Mân, cấm lạm sát người vô tội. Lang Cun phải giết. Lang Anh kẻ nào thuận thì có thể tha, khẻ nào ngịch giết bỏ. Lang Em không được giết mà dùng tiền tài gái đẹp cùng quyền lực mua chuộc. Đối với jian các ngươi tuyệt đối không được đụng vào, không tơ hào một đồng một cắc của họ. Ai vi phạm đừng trách Lưu Kỷ ta không nể tình..” Lưu Kỷ hét lớn đầy uy nghiêm.

“ Dạ” chúng thủ lĩnh phía dưới dạ vang, nhưng đám này khá tản mát cho nên chưa biết có thực hiện nổi “kế hoạch” hay không.

“ Lưu Trấn thủ… có cần báo cho Tôn Đản hắn tụ quân?” Hoàng Kim Mãn thắc mắc.

“ Để cho hắn tiến sau đi… ai vào trước Ung thành người đó làm Vương, ta không muốn triều đình có cớ này nọ..” Lưu Kỷ vẫn có phòng bị triều đình Đại Việt.

Hoàng Kim Mãn hung hăng nghĩ trong đầu. “ Thế mày coi chúng tao là gì? Chúng tao vào Ung thành trước thì phải dâng vương cho mày?”.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play