Đại Việt có sót tiền hay không?

Nói thật sót lắm, 10 vạn lượng bạc gần như bóc phân nửa tích lũy của nhà Lý Hoàng tộc. Các thế gia gom góp với nhau được 10 vạn lượng bạc cũng gần như chảy hết máu.

Không phải Đại Việt nghèo đế nỗi gom góp tài vật cả triều đình thế gia cộng lại không đủ nổi 20 vạn lượng bạc. Sở dĩ khó khăn vì người “Pháp Lãng” đòi đủ 5 triệu cân lương thực số còm lại chỉ có thể dùng vàng hoặc bạc quy đổi mà thành. Vì người “Pháp Lãng” không nhận các tài vật khác như ngọc, tiền xu, chân châu mã não. Cho nên để gom đủ số này thì Đại Việt cực chật vật.

Nhưng đắt sắt ra miếng, không một thế gia nào, không một hoàng gia đệ tử nào mở miệng ca thán hay ý kiến người “Pháp Lãng” tham lam. Bởi vì những thứ họ nhận lại đã vượt quá sức tưởng tượng và tầm hiểu biết của con người thời đại này.

May móc nghiền, dập quặng không nói. Một ngày cả mấy chục tấn quặng được nghiền nhỏ như hạt cát mà không phí quá nhiều nhân công. Đơn giản chỉ có vài “cỗ máy” mấy cái “băng truyền” bằng da mà hiệu quả thì không thể tưởng tượng nổi.

Lò cao cũng đã xây dựng hoàn hảo, vận hành trơn tru không khúc mắc. Từng thỏi từng thỏi gang với tốc độ “kinh hoàng” ở thời đại này cứ thế tho khuôn đúc mà thành hình chuyển tới Công Xưởng Thăng Long.

Ở Thăng Long gang lại được nấu một lần nữa thành gang lỏng rồi thổi khí thành cương thiết. Bí quyết thổi khí ít hay nhiều tạo nên cương thiết cứng mềm khác nhau cũng được người “Pháp Lãng” chuyển giao. Đại Việt nói không với công nghê xào gang truyền thống, quá mệt mỏi, quá tốn thời gian, và hiệu quả quá kém.

Nói đến xào gang thì phải nói đến Trung Hoa, không thể không nể phục những con người của dân tộc này về sức sáng tạo của họ. Nói thật dân tộc Hán đã là những người duy nhất và lâu đời nhất có được công nghệ biến gang thành thiết. Trong công nghệ này người Hán vẫn là bá chủ thế giới cho đến trước khi cỗ máy Bessemer ra đời.

Nói về đồ Đồng, người dân Việt hay nói đúng hơn hà hai tộc Âu Lạc Việt có bề dày lịch sử trâu bò không kém người Hán, và chính người Việt ven các vùng đồng bằng lưu vực sông lớn mới là những người đầu tiên đưa nông cụ đồng như cày bừa vào áp dụng cho nông nghiệp. Tất nhiên một dân tộc Du Mục như Hán tộc sẽ không quan tâm gì đến nông nghiệp mấy, cho nên thứ này họ học từ người dân phương nam sau đó lại vỗ ngực nói mình phát kiến và dậy lại cho dân phương Nam. Sự tranh cãi này là nực cười khi Dân du mục phát minh lưỡi cày và dạy cho dân nông nghiệp lúa nước. E hèm… bỏ qua vấn đề này.

Nếu nói nơi nào sửa dụng sắt sớm nhất thì đó là Trung Đông, Ấn Độ và Hi lạp từ thế kỷ 12 trước công nguyên, Người hoa hạ thì chậm hơn mộ chút đến thời Chu thế kỉ 10 trước Công Nguyên thì bắt đầu sử dụng đồ sắt. Người Việt thì chậm hơn một chút trong vấn đề này, mãi tận thế kỉ thứ 4 trước công nguyên mới có dấu vết người Việt sử dụng đồ sắt. Nhưng người Hoa đi sau người Châu Âu một chút về phát kiến ra sắt thép nhưng sức sáng tạo cũng có thể là sự may mắn trong tìm tòi đã khiến họ vượt trên người Châu Âu và các quốc gia khác một thời gian dài về việc luyên gang thành thép với số lượng lớn lúc bấy giờ.

Phương pháp xào gang của người Hán bắt đầu từ Bắc Hán cho đến thời Đường thì công nghệ đã thành thục và trở thành bí mật quốc gia trong nhiều năm của họ. Dĩ nhiên các quốc gia lân bang sẽ cử người học hỏi “không xin phép ý kiến”như người Cao Ly, người Phù Tang, dĩ nhiên người Đại Việt cũng học một chút để bổ xung kiến thức cho quê nhà. Quá trình liên tục gia nhiệt bằng thổi khí nóng đên điểm lỏng chảy của gang sau đó để nguội, rồi lại ra nhiệt khí nóng để nguội về bản chất là thổi ô xy vào gang lỏng.

Nhưng người Hán và các quốc gia Đông Phương xung quanh lúc này chưa hiểu bản chất của vấn đề. Họ chỉ biết rằng mỗi lần làm như vậy gang sẽ mềm hơn và dẻo hơn một chút. Đến một lúc nào nó gang sẽ biến thành thiết cương theo phương pháp này, cho nên mới được gọi là “bách luyện” pháp. Vì phương pháp này chỉ thổi oxy bề mặt gang lỏng nên cần làm rất rất nhiều lần để một khối gang có thể trở thành thép và động tác lật đi lật lại khối gang nhìn thư xào.. nên được gọi là xào gang.

Phương pháp này có nhiều nhiều nhiều bất cập. Tốn công sức, tốn nguyên kiệu, tốn thời gian. Nhưng nó là phương pháp duy nhất lúc này để biến gang thành thiết cương. Người Hán đã phát triển phương pháp này đến một ngưỡng trình độ nhất định về sự tinh tế và các quốc gia học tập họ như Cao Ly, Đại Việt, Phù Tang dù có học tập “không xin phép” nhưng không thể đạt được thành tựu nguyên bản của người Hán. Tất nhiên người Phù tang với nguồn quặng đặc biệt cùng lối đi chất lượng thay cho số lượng cho nên về tổng sản lượng thép trên đầu người không so được với người Tống nhưng về chất lựng từng thanh Chiến đao đặc biệt tốt.

Trong lúc cả Châu Á đang tưng bừng luyện gang thành thép thì người Châu Âu vẫn cắm cúi với các lò Bloomery sắt non của mình. Đừng nhìn trên phim ảnh các hiệp sĩ trung cổ Châu Âu cả người bọc sắt thép mà thấy ghê gớm. Thực tế cho đến trước những năm 1858 thì công nhiệp thép của Châu Âu vẫn thua xa người Hoa và các nước Châu Á. Ở châu Âu mãi đến thế kỷ XIX mới có kỹ thuật luyện gang thép. Vào năm 1845, một người Anh là Cairy đã học tập kỹ thuật luyện gang thép ở các công xưởng của Trung Quốc, đến năm 1856 mới phát triển thành ngành kỹ thuật gang thép đầu tiên ở châu Âu. Năm 1858, Besemer phát minh lò luyện thép nổi tiếng mang tên ông. Từ đó về sau kỹ thuật luyện kim của châu Âu không ngừng phát triển và đã vượt hẳn Trung Quốc.

Trước đó người Châu Âu dùng cho vũ khí khôi giáp là thép non nung thời gian dài trong than để thứ này được tráng một lớp thép giàu cac bon bên ngoài. Điển hình cho dạng này chính là thép Wootz của Ấn Độ được sử dụng để tạo ra những thanh kiếm và dao Damascus. Những tấm sắt mỏng được đun nung nhiều ngày trong than để ngậm nhiều hơn cabon sau đó khôn khéo gập vào nhau để tạo nên một cấu trúc đặc biệt giàu cacbon.

Vào thế kỷ 11, khi quân Thập tự chinh "càn quét" vào Trung Đông, họ đã bắt gặp những chiến binh Hồi giáo cầm trên tay lưỡi kiếm có chất lượng thượng hạng khiến ngay cả những chiến binh dũng cảm nhất cũng phải run sợ. Vì trên tay của các hiệp sĩ thập tự trinh là nhữn thanh thép non có tráng một lớp thép ngậm cacbon, mà trên tay các Chiến Binh Hồi giáo là thép Wootz với hàng chục hàng trăm thậm trí hàng ngàn lớp thép các bon chắc chắn. Cho nên việc một thanh kiếm hiệp sĩ bị đao Damascus xẻ làm hai phần là chuyện dễ hiểu.

Quay lại với Đại Việt lúc này, công nghệ mà người “Pháp Lãng” đưa đến chưa chắc đã đưa chất lượng cương thiết của họ quá vượt trội người Tống vì phương pháp thổi thủ công của Ngô Khảo Ký đưa cho họ có hai nhược điểm. Thứ nhất vì sử dụng lượng khí thổi vào gang để tính toán tỉ lệ các bon, cho nên chất lượng thép phụ thuộc nhiều vào tay nghề của thợ thổi. Thổi quá nhiều thành thép non mềm, thổi quá ít thành thép giòn. Nhược điêm thứ hai đó là lượng o xy sót lại trong thép sẽ khiến nó kém bền. Cho nên nếu so sánh chất lượng thì cũng 5/5 cùng người Tống. Nhưng về mặt năng suất thì không cần phải bàn nhiều lời.

Trong một tháng thời gian triều đình Đại Việt quyết định chưa vội tấn công Tống, mọi cánh quân đều nằm yên bất động và chờ đợi. Vì Đại Việt đang phải tiến hành cấp tốc xây dựng các xưởng gang- thiết và thử đi vào vận hành. Nếu thực sự hiệu quả thì họ mới tiến hành kế hoạch nâng đỡ Thân Cảnh Phúc.

Mãi đến ngày 10 tháng 11 mà không hề có tin chiến báo từ mọi nơi khiến cho Ngô Khảo Ký đứng ngồi không yên. Vì hắn chắc chắn một điều trong lịch sử cuối tháng 10 Vi Thủ An phải dẫn hơn ngàn binh cùng mây trăm dân phu tấn công Cổ Vạn rồi. Điều này quá bất hợp lý vì Tô Mậu cách Vĩnh An châu không xa. Nếu Vi Thủ An xuất kích thì hắn ở đây chắc chắn phải biết chứ.

“ Bẩm Tân Bình Hầu, Vương gia cho mời ngài…” Đúng lúc này thì một tên thiên tử quân từ doanh trại của Lý Kế Nguyên theo lệnh chủ tử mà đến bẩm báo.

“ A hả, được … Bản Hầu nhanh chóng tới nơi..” Ngô Khảo Ký cũng không có nhiều biểu lộ mà trả lời…

Trong lòng Ngô Khảo Ký chỉ có một ấm ức, Triều đình phong kiến làm việc quan liêu chậm chạm vô cùng. Hàng họ thì Lý Kế Nguyên đã nghiệm thu từ cả chục ngày trước mà tiền hàng mãi không thấy đả động gì. Cả chục thuyền buôn vận chuyển của Bố Chính vẫn phải ăn chực nằm chờ ở Vạn Ninh mà chời đợi.

“ Ngô Hầu đã tới…. ha ha. Đến đây đến đây bản vương giới thiệu ngươi.. Vị này chính là Lý Bảo công công thân tín của Thái Hậu, Lý Bảo công công đến đây để quyết toán chỗ vũ khí chiến giáp của người “Pháp Lãng”..” Lý Kế Nguyên rất thoải mái cười nói mà kéo Ngô Khảo Ký vào trong.

Ngô Khảo Ký hơi giật mình vị công công này khá trẻ tuổi, khuôn mặt tuấn lãng, không hiểu sao Ngô Khảo Ký thấy kì kì. Tên này có mấy phần giống Lý Thuận đang công tác ở Bố Chính. Phải nói vị Ỷ Lan Thái Hậu chọn công công phục vụ thân tín của mình rất… có con mắt một chút. Ai đấy đều khá dễ nhìn, nếu không phải là bị mất cái ấy thì đám này rõ ràng là mỹ nam tử hết.

“ Ra mắt Bảo công công…” Ngô Khảo Ký làm môt cái lễ cầm chừng. Hắn là chư hầu một phương, lại là danh hầu tước nên cũng không cần quá luồn cúi. Mặc dù Lý Bảo này là khâm sai thật nhưng Ngô Khảo Ký cũng chẳng có lợi ích gì cần trao đổi nên cũng không quá nhất thiết xum xoe đánh mất thân phận.

“ Ra mắt Hầu Gia Phò Mã.. ngài làm lễ sát chết tiểu nhân”

Ô hay tên này có vẻ nhún nhường quá chăng? Nhưng Ngô Khảo Ký cũng không mấy quan tâm. Hắn đến đây để đánh trận, tâm tình của hắn đang bay lên trăn lên mây về sự chập trễ của triều đình. Hắn đang sợ mình đã làm gì đó đẩy trệch bánh xe lịch sử quá xa. Nếu quả thực như vậy thì hậu quả thực rất mệt mỏi để giải quyết.

“ Ngô Khảo Ký ngươi giao tế cùng Bảo công công, Bản Vương còn phải tiếp tục xem xét cách sử dụng các vũ khí của người Châu Âu. Nói thật vũ khí mới có rồi, chất lượng cao nhưng đồng nghĩa với việc phai thay đổi nhiều phương thức tác chiến… Bản vương lúc này quá bận không thể tiếp đón hai vị..” Lý Kế Nguyên cáo từ.

Thực tế ông ta là một nhà quân sự chính quy, thứ liên quan đến quân sự thì ông ta hứng thú, dăm ba cái chuyện trao đổi làm ăn thì ông ta lại không có muốn dính vào tốn thời gian.

Lý Kế Nguyên thời gian này bận vô cùng tận, chiến giáp, chiến nổ, chiến đao, Ba Lý Xa đều là những thứ mới với quân Đại Việt muốn nó phát huy hiệu quả thì ông ta phải tốn rất rất nhiều thời gian để binh sĩ làm quen, sau đó tận dụng hết những ưu điểm của chúng.

Công việc mà Lý Kế Nguyên trú trọng nhất đó chính là hải chiến, cấu trúc chiến hạm của người Medang, các vũ khí lắm ráp trên đó, cách hải chiến của người Medang. Tất nhiên nếu theo lẽ thông thường thì những điều này khó có thể học hỏi. Nhưng Lý Kế Nguyên không thể ngờ rằng Ngô Khảo Ký ra lệnh một tiếng thì người Medang dốc túi truyền thụ kinh nghiệm hải chiến cho Lý Kế Nguyên. Thêm vào đó chiến hạm Medang tùy cho Lý Kế Nguyên và công tượng Đại Việt tiến lên xem xét tìm hiểu. Đây là cơ hội trời ban không có lần thứ hai cho nên mỗi giây mỗi phút của Lý Kế Nguyên lúc này đều quý giá, ông và đám tướng lãnh của Đại Việt phải học hết những gì tốt của Tam Phật Tề để áp dụng vào Đại Việt.

“ Vương gia đi thôi… Mạt tướng biết Vương gia bận rộn việc giao tế xin Vương gia cứ yên tâm là được” Ngô Khảo Ký cười nói, hắn cũng rất quý trọng vị hoàng tộc này, một quân sự nhân thuần túy và rất thẳng thắn.

“ Tốt Tốt… Thực sự bản Vương tách không ra nổi vì hôm nay lại có một buổi hẹn tập trận cùng người Medang. Nói thật hôm kia bị bọn hắn ném cho cả người ướt sũng toàn nước các quân sĩ Đại Việt rất bức bối muốn trả đũa…” Lý Kế Nguyên cười.

Ngô Khảo Ký cũng cười cười, thật ra mấy ngày này Ngô Khảo Ký cũng liên tục tham gia diễn luyện đập nhau trên biển cũng nhu trong lòng sông Đá Bạch. Chiên đâu trong sông thủy binh Đại Việt có phần ưu thế. Nhưng chiến đấu trên biển người Medang chiếm ưu thế hoàn toàn. Điều này dễ hiểu vì người Medang chuyên đập nhau trên biển nên quen thuộc, thứ đến người Medang trải qua hai trận chiến khốc liệt ở Tam Phật tề với người Chola nên khả năng sử dụng vũ khí mới cao hơn.

Kết quả chiến dấu trên biển các thuyền của Đại Việt ăn đủ các hũ sành chứa nước. Tất nhiên không thể lất dầu để chiến đấu tập trận. Nhưng ăn hũ sành nước ướt sũng người rất cay cú. May mắn có mặt giáp đầy đủ nếu không mảnh sành vỡ cũng khá là nguy hiểm.

Lý Kế Nguyên đi rồi chỉ còn lại hai người Ngô Khảo Ký và Lý Bảo.

“ Cộng hòa, xã hội chủ nghĩa….”

Ngô Khảo Ký giật mình đánh thó mà nhìn Lý Bảo trước mặt. Con mẹ nó đây là mật khẩu của Đông Xưởng người. Câu trả lời là “ Độc lập- tự do- hạnh phúc”.

Ngô Khảo Ký đảm bảo cái khẩu ngữ này ở thế giới này chỉ có hai người Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy biết mà thôi.

“ Ngươi là….” Ngô Khảo Ký rất bất ngờ..

“ Thuộc hạ Lý Bảo Xưởng Đài Long Thành bái kiến chủ công….” Lý Bảo chắp tay cúi mình..

Ngô Khảo Ký mộng… lực lượng Đông Xưởng của hắn từ lúc nào xúc tu mò vào tới nội thị Long Thành Đại Việt rồi?

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play