Chi Châu Phủ gia. Giờ này chúng tướng những người không làm nhiệm vụ bên ngoài đang tụ tập lại nơi này.

“ Bẩm chủ công, theo tôi thấy chủ công nên cẩn thận là hơn” Lúc này đang bàn công chuyện về việc điều phối người, nhân lực cũng như phân chia công việc giữa hai khu Tửu Xưởng cùng Luyện Thiết Xưởng thì bỗng nhiên Đỗ Liễm lão trung nhân lên tiếng. . Truyện Quân Sự

“ Hửm, Nhưng mà có chuyện gì” Ngô Khảo Ký ngẩng đầu không hiểu mà hỏi.

“ Chuyện thu gom thiếc cùng chưng dụng tân thân binh, chuyện này rất nhạy cảm” Đỗ Liễm có phần hơi do dự mà đạo, ông ta biết lúc này Ngô Khảo Ký lập tân gia cho nên nhu cầu tăng cường và bồi dưỡng gia đinh là rất lớn.

Ngô Khảo Ký đã khảo hạch cùng chọn lựa kĩ càng trong 2000 hộ tân di cư đến Bố Chính cùng 3000 hộ người Việt gốc Bố Chính lấy ra 300 hộ nhập vào Gia đinh Ngô gia Bố chính. Thêm vào đó tất cả thợ thủ công bị bắt đến Bố Chinh lúc này cũng đều bị dụ hoặc hoặc cưỡng ép gia nhập hàng ngũ gia đinh Ngô gia Bố Chính Châu. Điều này nâng lên nguyên bản thân binh gia đinh của Ngô Khảo Ký chỉ mới 150 hộ nâng lên 500 hộ rồi.

Về danh nghĩa thân binh, gia đinh, người hầu, con ở, nô tỳ, tá điền cùng là một cấp bậc, đều thuộc sở hữu nhân và không có quyền tự do. Nhưng thực tế nếu là một cái nông hộ tự do liệu có tốt hơn không? Thế kỷ 21 tôn xùng hai chữ tự do, nhưng thời này tôn sùng là cơm no áo mặc có gia để ở. Là một nhân tự do đồng nghĩa không có sự bảo hộ đáng kể nào. Đói không ai quản, bị chèn ép cũng không ai lên tiếng giúp đỡ. Nhưng làm một cái thân binh hộ tức là được gia chủ quản đủ, ít nhất trách nhiệm của gia chủ phải cho thân binh của mình đủ cơm ăn áo mặc, tốt hơn một chút là cho học hành võ nghệ thư văn. Còn tốt hơn nữa thì ngay cả công danh quan chức con đường gia chủ cũng có thể để tâm. Nhưng đổi lại Thân binh nhóm là người sẽ bán mạng cho chủ nhân.

Nhưng thời này đến cái ăn cái mặc còn không đủ thì ai nghĩ nhiều đến tự do chuyện, được làm thân binh của Thành chủ Chi Châu là cả một sự may mắn vô bờ bến. Cho nên việc chuyển hộ tịch của một số nông hộ tự do thân thành thân binh nhóm của Ngô Khảo Ký là không hề khó khăn, ngược lại khi Ngô Khảo Ký công bố thông tin này thì Bố Chính Châu người là nô nức ứng tuyển, họ chỉ hận là mình sao không đủ nhanh, sao không đủ cường mà trúng tuyển hay thôi.

Thêm vào đó danh tiếng của Ngô Khảo Ký lúc này tại Bố Chính rất thịnh, hắn làm gì cũng không chèn ép người dân. Ngay cả xây dựng xưởng, công sự hay bất kì công việc nào hắn cũng dùng tiền thuê mà trả đầy đủ. Người Việt cũng như người Chàm, luận công trả tiền không ăn bớt của ai. Không nhưng trả tiền đầy đủ mà còn trả hậu hĩnh hơn những người khác rất nhiều, cơm bao ăn no, tiền công không thiếu. Chính điều này càng làm mọi người nơi này mơ ước gắn lấy vị thành chủ này.

Đời sống của người Bố Chính dân rất cơ cực, chiến hoạn liên miên, nên kể cả vì cái ăn hay vì cái mạng thì lựa chọn trở thành thân binh của Ngô Khảo Ký là khôn ngoan nhất. Chí ít nếu có chiến tranh thì sự an toàn của họ được đảm bảo một phần. Nghe có phần vô lý phải không? Thân binh là chịu chết thay chủ nhân, tại sao lại an toàn hơn một chút?

Thực tế nếu có chiến loạn thì người chết đầu tiên là dân thường. Người tiếp theo mới là quân sĩ thường. Chủ tướng gặp nguy đó chính là bước đường cùng, lúc này mới cần thân binh hi sinh. Cho nên xếp một cách lý tính thì thân binh nhóm cực an toàn.

“ Đúng vậy, tôi cũng đang nghĩ đến chuyện này. Nếu chỉ là thu mua một vài trăm cân thiết sẽ không là gì, Nhưng chủ công thu mua 7000 cân thiết. Nếu có yếm nhân thượng tấu triều đình thì đây là tội lớn. Nhất là lúc này chủ công lại triệu tập thêm thân binh. Cả hai hành động này gộp lại sẽ dễ gây hiểu nhầm. Nếu có người lắm miệng thì chủ công rất khó giải thích” Ngô Tam tuy là một cái võ biền người nhưng không phải là kẻ ngu si.

“ Chủ công mua thiết đê chế tạo dụng cụ luyện thiết, nhưng chuyện này chỉ chúng ta biết với nhau. Về đối ngoại rất khó nói cho rõ,vậy nên chủ công nên đề phòng mới là, Chuyện năm huyện Ái Châu, Giang Long mới qua không lâu, triều đình nhưng rất dè chừng thế lực các phương” Đỗ Liễm lại thêm lời.

Số là cách đây vài năm một loạt các cuộc binh biến đòi độc lập xảy ra, phía bắc có Nùng Chí Cao, Sa Đãng, Sa Động, Mang Quán, đặc biệt sáu lần Ai Châu người nổi loạn khiến Vua nhà Lý phải tự thân chinh dẹp loạn. Vấn đề Trong 6 thập niên đầu thế kỷ XI, xu hướng cát cứ của thế lực hào trưởng địa phương trở nên mạnh mẽ, đặc biệt là ở những miền đất xa Kinh đô vì vậy việc thu mua lượng lớn thiết khí cùng bổ xung lượng lớn thân binh sẽ gây ra những hiệu ứng rất khó đoán định.

“ Ta là không nghĩ tới vấn đề này, thực thiếu sót. Tại đây ta xoạn một bản tấu chương, Ngô Tam thúc đi một chuyến cần phải nhanh nhất sớm nhất đưa bản tấu chương này tới Thái Hậu. Ngoài ra bản kế hoạch cũng như thiết kế lò luyện thiết cũng phải cùng lúc dâng lên” Ngô Khảo Ký cặp lông mày kiếm hơi cau lại, hắn đúng là có hơi chút khinh thường vấn đề mà chưa nghĩ thấu đáo Cũng may có hai lão nhân thành thục nhắc nhở nếu không thì chắc chắn sẽ gây nên rắc rối lớn.

“ Tiểu nhân lĩnh mệnh, nhưng mà chủ công hiệu chắc chắn rằng thứ này có thể thành công?” Ngô Tam mặc dù lĩnh mệnh nhưng vẫn đắn đo rằng thứ mà Ngô Tam xây dựng liệu có được như mong đợi. Nếu như thất bại thì thực tế vừa không thể giải thích vấn đề thu gom thiết vừa mang tiếng khi quân.

“ Chắc chắn thành công, không có ngoại lệ” Ngô Khảo Ký là cười tươi đầy tự tin.

Hắn tự tin vì sau 10 ngày dòng dã vật lộn cùng đám thợ rèn thì thứ hắn mong đợi cũng ra đời. Máy nghiền đá kẹp hàm. Thực tế máy nghiền đá kẹp hàm cấu trúc rất đơn sơ, nhưng với công nghệ rèn đúc thời này thì quả thực không thể nào dễ dàng chế tạo. Hơn mười ngày. 50 thợi rèn có tay nghề ngày đêm cố gắng sau rất nhiều lần sai sót cuối cùng cũng gọi là tạm thành công.

Máy này có một khung máy phải dùng thiết chế tạo như một khối hộp, vì không có công nghệ hàn nên bắt buộc các tấm thép phải được cố định bằng đinh tá rất vất vả mới có thể tạo hình. Sở dĩ gọi là máy nghiền hàm kẹp vì nó có hai cái hàm, một cái hàm đứng thẳng và một hàm nghiêng tạo thành một chữ V lệch đáy hướng xuống dưới. Hàm nghiêng chính là hàm động có nối với một trục xoay lệch tâm. Chính việc lệch tâm này nên khi trục xoay tròn sẽ khiến cho hàm nghiêng sẽ chuyển động lên xuống, nhờ tác động của các lực va chạm này sẽ khiến cho vật liệu bị nghiền nhỏ mà đi ra ngoài theo đường đáy chữ V.

Tất nhiên nói thì dễ nhưng chế tạo bằng công nghệ rèn thủ công thì khó vô cùng. Nói đương cử như khủy ghép giữa trục xoay lệch tâm cùng hàm động đã cần phải chế đi chế lại thử hơn 20 lần mới có thể khép nối. Vòng bi giúp chuyển động của trục quay giảm ma sát cũng cần cả chục lần chế tạo liên tục mới có thể có được một vòng bi tạm ổn về mặt chất lượng nhưng vẫn chưa hoàn hảo về mặt hình thái. Cỏn rất nhiều rất nhiều các chi tiết khác cũng mới chỉ đạt ngưỡng thấp nhất của yêu cầu. Nhưng nói cho cùng hơn 50 thợ rèn kinh nghiệm cùng 10 ngày đêm hoạt động liên tục thử sai và làm lại cuối cùng một cỗ máy nghiền đá kẹp hàm cũng hoàn thành.

Ngày hôm sau ngay khi Ngô Tam lên đường cấp tốc trở về Long thành cũng là lúc Ngô Khảo Ký cùng công nhân đang lắp đặt cỗ máy bằng sắt thép “kỳ lạ” trước mặt mọi người trong khu Xưởng Luyện Thiết.

Động lực cho máy nghiền đá Kẹp hàm chính là một trục xoay to lớn gồm 8 canh tay đòn dài 2m cho mỗi chiếc. Trục xoay này có bánh răng sau đó nối với một hệ thông truyền lực bánh răng ngang cùng kết nối với máy nghiền đá kẹp hàm thông qua dây curoa cam được bện bằng thừng lớn gân bò bền chắc.

Lúc này đây tám người đàn ông to khỏe nắm lấy tám cánh tay đòn mà bắt đầu di chuyển đẩy mạnh về trước, hệ thống truyền động bánh răng lập tức hoạt động. Dây curoa cam nối hai bánh đà to nhỏ khác nhau kép theo bánh đà to lớn nặng nề của máy nghiền đá Kẹp hàm chuyển động xoay tròn, cả cỗ máy 4 -5 tấn thiết rung lên bần bật, hàm nghiền lập tức bầm bập mà di chuyển lên xuống đúng biên độ.

Các công nhân theo như Ngô Khảo Ký hướng đẫn mà xúc quặng đổ vào phễu, rầm rầm âm thanh sắt thép va chạm quặng sắt vang lên không ngớt. Cánh tay đòn trở nên nặng nề và có trở lực nhưng không hề quá làm khó tám người đàn ông khỏe mạnh, họ vẫn không nhanh không chậm theo đúng hướng dẫn của Ngô Khảo Ký mà tiến bước.

Kỳ tích sản sinh, quặng thiết bị đập nhỏ một cách không thương tiếc với tốc độ kinh hoàng. Bất kể cục quặng lớn hay bé, to hay nhỏ chỉ cần bỏ vừa vào phễu sẽ bị nghiền nát trong dây lát. Từng hạt quặng kích thước đều nhau cỡ ngón tay út nhỏ hơn lăn qua khe chữ V mà rơi xuống máng chờ. Tốc độ quặng bị nghiền nhỏ chỉ có thể dùng hai từ kinh hoàng để hình dung.

Tốc độ nghiền đá tính trung bình tầm 5 tấn quặng một giờ. Phải nói rằng quặng thiết thực tế cũng không cứng như đá vôi hay một số lọa đá khác. Cho nên dù chất lượng thiết chế tạo nên hai bề mặt hàm kẹp là không quá tốt nhưng vẫn hoạt động rất hiệu quả.

Việc luyện thiết từ quặng không hề đơn giản, không phải chỉ cần đào quặng lên vứt vào lò thì có thể thành gang lỏng hay thép. Đầu tiên quặng phải được nghiền nhỏ sau đó pha trộn với một số phụ gia cơ bản thì mới có thể trực tiếp sửa dụng cho luyện gang. Ở thời kỳ này của Đại Việt nói riêng hay toàn bộ phương Đông nói chung việc nghiền nhỏ quặng là dùng thủ công cách. Đầu tiên công nhân sẽ đập vỡ những cục quặng lớn bằng búa, sau đó sẽ cho vào lò nung sơ bộ 1 lần để các viện quặng này bở hơn, cuối cùng sẽ dùng cối và chày để dã nhỏ. Công đoạn này cực kỳ tiêu tốn sức lực và thời gian.

Ví như lúc này ở sân bãi chứa quặng của Xưởng Thiết Bố Chính có tới hơn 200 tấn quặng được vận chuyển từ mỏ Tòng Chất theo thương thuyền mà chất đầy. Nhưng 10 ngày vừa qua cũng chỉ có hơn 500 cân quặng được sơ chế một cách khá hoàn chỉnh. Còn lại 3 tấn quặng được đập nhỏ bằng búa nhưng kính thước thì rất không đồng đều.

Tính trung bình một người đàn ông khỏe mạnh cũng chỉ có thể đập được 10 cân quặng một giờ bằng búa. Một ngày một người khỏe mạnh cũng chỉ đủ sức đập cùng lắm 50-70 cân quặng mà thôi. Nhưng vấn đề tiếp theo mới cực kỳ mệt mỏi, dã quặng thành những hạt bé như hạt cát mới cả là một ác mộng. Công việc này tốn thời gian kinh người. Chính vì vậy cả trăm công nhân lao động liên tục trong 10 ngày cũng chỉ có thể làm được 500 cân quặng giã nhỏ cùng 3 tấn quặng đập sơ.

Nhưng cỗ máy nghiền đá kẹp hàm như một thứ thần kỳ ngoài tất cả dự đoán của mọi người. 8 người đàn ông trong một giờ có thể đập nhỏ 5 tấn quặng, điều đó có nghĩa mỗi người đập hơn 600 kg quặng/ giờ, vị chi năng suất tăng lên đến ba trăm lần. Nếu chỉ tính năng suất thôi thì chưa thể nói là kinh khủng, chất lượng của các viên quặng được nghiền ra cực tốt, to nhỏ đều nhau vô cùng. Chất lượng là vượt trội đập quặng bằng búa tay điều này không cần bàn cãi.

Lúc này 8 người công nhân đẩy máy cũng ý thức được năng suất lao động của họ tăng theo cấp số nhân, một tiếng đồng hồ đẩy trục xoay cũng không làm cho họ mệt mỏi mà càng làm cho họ hứng thú hăng say. Một đám công nhân khác đang hào hứng muốn thay thế họ để thử. Một đám khác thì đang nhanh tay xúc quặng đổ vào phễu hứng.

Từng khay quặng nhỏ đều được chuyển vào lò đốt sơ chế. Thực tế thời này các công nhân sau khi đập quặng sẽ chất gỗ thành đống sau đó rải quặng phía trên và đốt hiệu quả thấp vô cùng. Ngô Khảo Ký là cho xây dựng một loạt lò nhỏ có hai ngăn, một ngăn để đốt bằng củi và thổi hơi nóng qua năng chứa quặng, bằng cách này có thể liên tục tiêu đốt sơ chế quặng hết mẻ này đến mẻ khác. Quan trọng là quặng qua máy nghiền đá kẹp hàm thì nhỏ hơn nhiều cùng đều nhau, vậy nên thời gian thiêu đốt sơ chế là rút ngắn cơ số lần.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play