* ý trong bản convert là: đứa trẻ đã cho tôi bồ câu, cảm ơn cậu!!! nhá mọi người nhưng vì editor không hiểu ý này lắm nên ai có biết thì góp ý với tụi mình nhé. Chúc mọi người đọc truyện vui vẻ <3
---------------------------------------------
Cuối cùng Bành Thần quyết định kết hợp giữa Côn khúc hí khang và múa lụa để tạo nên màn biểu diễn bài "Khúc Mộng Điệp".
Ca khúc này lấy cảm hứng từ điển cố Trang Chu Mộng Điệp*, là thứ không hề tồn tại ở thế giới này. Mà lúc Bành Thần quyết định biểu diễn, cô còn thêm vào một vài câu hát mới nên sẽ là "độc nhất vô nhị".
"Lưu chuyển cảnh xuân thưởng biến, trung hoài hưu ngôn.
Ngày tốt cảnh đẹp sao địch nàng châu thoa hoa điền.
Tích giả Trang Chu mộng vì điệp.
Điệp diễn bụi hoa tìm không thấy.
Một bước một động thiên.
Một khúc một triền miên..."
Giọng hát của Bành Thần vô cùng trong trẻo, những đoạn luyến láy cũng được cô thể hiện cực kỳ uyển chuyển và xuất sắc khiến cho mấy chuyên gia đang ngồi trong trường quay liên tục gật đầu hài lòng. Khoa trương hơn, Hải đạo diễn ngồi ngoài khu vực quay há hốc mồm mà có vẻ như tròng mắt cũng sắp rơi ra ngoài rồi.
Đặc biệt là lúc đoạn điệp khúc kết thúc, Bành Thần cầm dải lụa như đang múa may trong gió, diễm lệ khiến cho ta nhìn vào không thể dời mắt.
Đạo diễn Hải là một ông chú trung niên bụng bia, đã bao năm chưa khen một ai nên ông không thể nghĩ ra một đoạn văn dài như bài văn của học sinh trung học để ca ngợi màn biểu diễn của Bành Thần. Cuối cùng bài văn cảm ơn dài dòng cũng chỉ có thể tóm tắt bằng một câu - bạn nhỏ bồ câu của tôi ơi, cảm ơn cậu!!! Xin cảm ơn khán giả cả nước!!!
......
Khi chương trình kết thúc, tất cả mọi người trở lại hậu trường, ngay cả đạo diễn Hải và hai vị khách mời vốn đang tò mò về màn biểu diễn của Bành Thần.
"Khúc Mộng Điệp" cô học được từ sư phụ già nhà mình lúc cô xuyên vào thân thể của một nghệ sỹ hát hí khúc. Nếu được thì Bành Thần cũng muốn nói thẳng tên sư phụ cô, nhưng sau một hồi suy nghĩ, cuối cùng cô vẫn giữ bí mật về sư phụ. Cô chỉ đành nói mơ mơ hồ hồ là bài hát này là do một vị tiên sinh già cô quen dạy cho cô, nhưng ngài ấy đã quy tiên cũng được mấy năm rồi nên cô cũng không rõ bài hát này xuất phát từ đâu.
Cũng phải, thời hiện đại ngày nay khi gần hết các đoạn hí khúc đều được truyền miệng từ người này sang người khác nên lời bịa đặt này của Bành Thần nghe qua cũng khá hợp lý. Nhưng chương trình kỳ này cũng có rất nhiều hoạt động nên những người tò mò muốn tìm hiểu thêm về khúc ca này về sau đều vì tham gia các hoạt động chương trình mà quên phéng mất.
Sau buổi ghi hình, đạo diễn Hải rất vui vẻ kêu mấy người trong tổ chương trình làm thủ tục nhanh nhanh chút để trả tiền cát xê ngay và luôn cho Bành Thần. Hơn thế ông còn ngỏ ý mời Bành Thần ăn một bữa tối.
Bành Thần vẫy tay tạm biệt khéo léo từ chối Hải đạo diễn: "Xin lỗi bác nhé, nay cháu không thể ăn bữa cơm này của bác được rồi. Tối nay cháu phải lên xe để chuẩn bị quay về đoàn làm phim nữa ạ."
Đạo diễn Hải tất nhiên cũng hiểu mấy người minh tinh như Bành Thần ai ai cũng bận rộn, vì vậy ông cũng không giữ cô lại mà còn nhanh chóng đuổi cô ra khỏi trường quay.
Bành Thần vội vội vàng vàng quay trở lại đoàn làm phim ngay trong đêm hôm đó. Cũng giống như lúc rời đoàn, cô đột nhiên xuất hiện, khiến cho hai người Từ Vi Trần và Từ Giản hôm sau đi đến phim trường thấy Bành Thần đã đứng ở đó khiến hai người bọn họ còn tưởng mình gặp ma.
Nhưng đạo diễn thì lại trông như đã biết từ trước. Đương nhiên ông biết chứ, cái đơn xin nghỉ của Bành Thân do chính tay ông ký vào cơ mà. Nên về lịch trình mấy ngày nay của Bành Thần ông cũng biết đôi chút, nhưng ông là người lớn tuổi, phải thể hiện ra việc quan tâm mấy đứa tiểu bối này chút chứ, vậy nên lúc nhìn thấy Bành Thần đang đứng ở đó đạo diễn cũng đi đến hỏi thăm mấy câu: "Mấy ngày nay trở về thành phố tham gia chương trình vẫn ổn chứ?"
Bành Thần: "Mọi việc diễn ra khá ổn chú à. Cháu không chỉ quay xong chương trình kia mà còn giúp một người bạn chút việc nên về tương đối muộn."
Đạo diễn thuận miệng hỏi: "Ồ cứu cánh cái gì đấy?"
Bành Thần: "Chỉ là một buổi trò chuyện về nghệ thuật hí khang thôi ạ, cũng không có gì to lớn lắm đâu."
Đạo diễn: "... ???" Khoan, wait a minute, cô vừa bảo cô đi cứu cánh chương trình khỉ nào cơ?
Hầu hết các đạo diễn đều không thích việc diễn viên tự nhiên đòi rời đoàn tạm thời mấy ngày vì sợ sau khi quay trở lại sẽ gặp một số khó khăn lúc nhập vai diễn lại. Mặc dù đoàn làm phim "Thế Thân Tiểu Công Chúa" chỉ là một đoàn làm phim nhỏ, nhưng là đạo diễn thì cũng phải có những chuẩn mực riêng của một người đạo diễn, nên sau khi Bành Thần trở về, đạo diễn cũng có hơi lo lắng cho trạng thái nhập diễn hôm đó của Bành Thần.
Vì lý do này, ông cũng cố ý đánh chút tiếng cho tổ kịch sắp xếp cho Bành Thần một số cảnh diễn đơn giản để cô có thời gian làm quen trước, tốt nhất là những cảnh trọng tâm về phần võ thuật. Dù sao thì kịch bản cho nhân vật tiểu công chúa của Bành Thần vốn là một người có niềm say mê với võ thuật, nhất là mấy cảnh trước khi tiểu công chúa thay đại công chúa hòa thân.
Dùng lối suy nghĩ của vị tiểu công chúa trong bộ phim này thì có thể diễn tả thành không có gì trên thế giới này không giải quyết được bằng nắm đấm. Nếu nắm đấm không được thì đó không phải là do nắm đấm không có tác dụng mà là do bạn đấm vào mặt cái thằng gây rối đó hơi ít.
Nếu trong một bộ phim có khá nhiều cảnh đánh nhau thì người diễn vai đó sẽ có thêm một ít thời gian để luyện tập một chút, thậm chí có nhiều đoàn làm phim lớn còn có thể thuê thêm nột hai chuyên viên võ thuật đến để dạy cho diễn viên diễn vai đó.
Tuy nhiên thời gian quay phim này cũng khá gấp gáp, mà đoàn làm phim lại quá nghèo nên không có đủ kinh phí để mời chuyên viên võ thuật để dạy trước cho Bành Thần.
May mắn là đoàn phim đã bố trí người chỉ đạo võ thuật đồng thời cũng chuẩn bị sẵn diễn viên đóng thế cho được Bành Thần, mặc dù theo ý của đạo diễn là nếu Bành Thần có thể đóng thì cứ để cô đóng. Chứ hiện nay việc sử dụng diễn viên đóng thế không còn là một chuyện hiếm lạ gì trong giới giải trí, vì dù sao cũng không ai nhận ra.
Sau khi nghe đạo diễn nói vậy, Bành Thần không từ chối mà cũng không đồng ý, chỉ nói: "Để cháu thử một lần xem sao!"
Đạo diễn xua tay: "Vậy thì cháu đến phòng luyện tập cùng với chỉ đạo võ thuật đi, bây giờ quay cảnh khác trước đã."
Bành Thần ngoan ngoãn ngúng nguẩy đi theo chỉ đạo võ thuật đến phòng đạo cụ. Ở đây có nhiều đạo cụ như dao, kiếm và một vài ngọn giáo được để ngay ngắn trên giá.
Chỉ đạo võ thuật dễ dàng lấy một thanh đao cán dài trên giá xuống nói: "Thử cái này đi."
Bành Thần ngoan ngoãn gật đầu: "Vâng ạ."
Chỉ đạo võ thuật cầu thanh đao quay quay hai vòng, trong lúc thực hiện động tác võ thuật thì cố gắng giải thích hướng dẫn động tác này cho Bành Thần: "Với động tác này, cô cố gắng giữ phần giữa cán, sau đó cố xoay bằng lực ở cổ tay. Lúc đầu, cô có thể xoay chậm một chút nếu chưa thành thạo. Khi thành thạo hơn thì bắt đầu đẩy nhanh tốc độ lên, sau khi thành thạo thì sau này cô còn có thể sử dụng nhiều loại đạo cụ khác... còn phần quay này cũng chỉ cần cầm phần cán dài đâm lên rồi cầm lên như thế này là đã hoàn thành cơ bản các động tác của phần diễn này rồi đấy. Oke, bây giờ cô có thể thử xem sao."
Bành Thần cầm lấy thanh giáo, thử tung tung lên vài lần để ước lượng trọng lượng của nó, và sau đó dựa theo lời hướng dẫn của chỉ đạo võ thuật xoay thanh giáo vài lần.
Chỉ đạo võ thuật trầm lặng nhìn ngọn thương đang xoay tròn như bánh xe ô tô trước mặt mình, người đơ ra như một tảng đá.
Sau khi Bành Thần quay quay vài vòng, cô cầm thanh giáo đâm lên đâm xuống như chỉ đạo võ thuật vừa nói.
Tất cả các động tác từ đầu đến cuối đều con mẹ nó xuôn xẻ như "nước chảy mây trôi".
Bành Thần vốn đã rất xinh đẹp mà có vẻ dạo này nhờ tập múa và luyện hí khang mà cả dáng người đều trông có vẻ mềm mại dẻo dai hơn người bình thường. Vì thế nên những động tác được chỉ đạo võ thuật hướng dẫn cô đều có thể thực hiện tốt hơn những cô gái khác. Chỉ đạo võ thuật càng nhìn càng thấy hài lòng.
Lúc Bành Thần kết thúc các động tác võ thuật được hướng dẫn đã thấy chỉ đạo võ thuật mắt chữ O mồm chữ A kinh ngạc hỏi: "Cô đã từng học qua rồi hay sao mà có thể sử dụng thanh trường giáo này thành thạo như thế?"
Bành Thần lắc đầu: "Ừm, tôi chưa từng học qua cách sử dụng thanh trường giáo dài như thế này, nhưng hồi trước tôi đã học qua dự kịch, ừm, dự kịch ấy, ông có biết không?"
Chỉ đạo võ thuật ngây thơ lắc đầu nguầy nguậy.
Bành Thần: "Ồ, thế ông có biết đến Kinh kịch không?"
Cuối cùng chỉ đạo võ thuật cũng gật đầu: "A, cái này thì tôi biết cái này, Kinh kịch chính là là nghệ thuật tinh hoa của dân tộc ta! Nhưng cái thanh trường giáo này thì có gì liên quan đến tinh hoa dân tộc?"
Bành Thần: "Đúng là kinh kịch có không có liên quan gì đến trường giáo. Nhưng trong kiến thức cơ bản của hí khúc có việc sử dụng hoa thương á, nhìn qua thì cái thanh hoa thương có vẻ cũng chả khác mấy với thanh trường giáo này."
Chỉ đạo võ thuật: "... !!!"
------------Mục giải thích---------------
*Mộng hồ điệp (夢胡蝶) hay Trang Chu mộng hồ điệp (莊周夢胡蝶) là tên người ta đặt cho một đoạn văn trong sách Trang tử của Trung Quốc. Đoạn văn này rất nổi tiếng, nó đã trở thành một điển tích thường dùng trong văn chương xưa ở Trung Quốc và Việt Nam.
Nguyên văn:
昔者莊周夢為胡蝶,栩栩然胡蝶也。【自喻適志與!】不知周也。俄然覺,則蘧蘧然周也。不知周之夢為胡蝶與?胡蝶之夢為周與?【周與胡蝶則必有分矣。】此之謂物化。
Hán Việt:
TÍCH GIẢ TRANG CHU MỘNG VI HỒ ĐIỆP, HỦ HỦ NHIÊN HỒ ĐIỆP DÃ. [TỰ DỤ THÍCH CHÍ DƯ!] BẤT TRI CHU DÃ. NGA NHIÊN GIÁC, TẮC CỪ CỪ NHIÊN CHU DÃ. BẤT TRI CHU CHI MỘNG VI HỒ ĐIỆP DƯ? HỒ ĐIỆP CHI MỘNG VI CHU DƯ? [CHU DỮ HỒ ĐIỆP TẮC TẤT HỮU PHÂN HĨ.] THỬ CHI VỊ VẬT HÓA.
Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê:
Có lần trang chu nằm mộng thấy mình hóa bướm vui vẻ bay lượn, mà không biết mình là chu nữa, rồi bỗng tỉnh dậy, ngạc nhiên thấy mình là chu. Không biết phải mình là chu nằm mộng thấy hóa bướm hay là bướm mộng thấy hóa chu. Trang chu với bướm tất có chỗ khác nhau. Cái đó gọi là "vật hoá".
Trong triết học:
Giấc mơ thành bướm của Trang Tử gợi ra nhiều câu hỏi trong các lĩnh vực triết học tâm thức, triết học ngôn ngữ, và nhận thức luận. Không chỉ là một thành ngữ thường gặp trong tiếng Trung, "Mộng hồ điệp" còn lan sang cả các ngôn ngữ phương Tây. Nó được dùng làm một trong các minh họa trong bài luận nổi tiếng "A New Refutation of Time" (Một phủ định mới về thời gian) của Jorge Luis Borges, và có thể đã gợi cảm hứng cho truyện ngắn năm 1918 "Polaris" của H. P. Lovecraft.
*Thanh trường giáo hay hoa thương: