Ngày 20 tháng 1 năm thứ nhất

Buổi tối có chút lạnh. Nhị sư huynh cùng đại sư huynh đi tìm ít củi về đốt lửa sưởi ấm.

Nhóm lửa xong, mọi người liền đến ngồi quây quần xung quanh. Sư phụ thấy giữa bó củi mà nhị sư huynh ôm về có lẫn một gốc cây nhỏ vừa mới chết, vừa tiếc vừa hận : “Ài! Chẳng biết là ai kia không có tí tẹo công đức, ngay cả nhánh cây nhỏ như thế cũng nỡ chặt…”

Nhị sư huynh vội vàng nói: “Không phải con nha, lúc con đến thì nó đã như vậy rồi!”

Sư phụ nói đầy ẩn ý: “Hiện tại có một số người ý thức bảo vệ môi trường quá kém! Chẳng lẽ không biết rằng không có thực vật thì sẽ không có sự sống loài người hay sao! Cứ tiếp tục đốn cây như thế thì chẳng bao lâu loài người cũng sẽ bị tuyệt diệt!” Người hít sâu một hơi rồi nói tiếp : “Khi xưa, có một loài động vật khổng lồ thống trị thế giới y như loài người chúng ta hiện nay. Chúng gọi là “khủng long”, nhưng cuối cùng vẫn là chẳng còn một mống!”

Nhị sư huynh hỏi: “Như thế nào mà chẳng còn một con?”

Sư phụ nói: “Bởi vì lúc đó chúng không ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và giữ cân bằng sinh thái. Chúng tùy tiện ị bậy làm đất đai, sông ngòi bị ô nhiễm; chúng ngang nhiên phá cỏ cây, rừng rậm; chúng lại chẳng thể chung sống hòa bình cùng nhau… Đáng xấu hổ nhất chính là việc tàn phá cây cối, chỉ vì làm một cái tăm mà chúng đi đốn một gốc đại thụ hơn trăm năm già!...”

Mình nói: “Sư phụ, càng nghe càng giống đang nói chúng ta vậy! Vậy chúng ta sẽ bị chết hết sao?”

“Đương nhiên là không! Bởi vì các ngươi có một vị sư phụ khôi ngô, trẻ trung anh tuấn, khoan dung đại lượng, thì sao có thể được!”

Lúc này đại sư huynh cũng tranh thủ: “Sư phụ, người nói bọn khủng long kia có phải là nở ra từ trứng không?”

“Chính xác!” Sư phụ trả lời.

“Nghĩa là khủng long con là do khủng long mẹ ấp từ trứng ra?”

“Không sai!”

“Khủng long con có phải cũng biết rống?”

“Chuẩn, đương nhiên biết rống!”

“Có phải khủng long cũng biết bay? Và có cánh dài?”

“Không phải tất cả đều biết bay, chỉ có loài dực long mới mọc cánh và bay được thôi!”

“Không biết bay? Vậy chúng đi bằng hai chân trước sao?”

“Giỏi!”

“Có phải khủng long cũng có những ngón chân xa nhau?”

“Quá đúng! Ngộ không, chẳng lẽ con đã gặp qua khủng long?”

“Đương nhiên gặp qua, chỉ có điều chúng ta không gọi nó là khủng long mà gọi là ‘Gà’ !”



Sư phụ ……..

Ngày 21 tháng 01 năm thứ nhất

Thiên tịnh sa Tây du

Hòa thượng, hành lí hòa mã,

Lộ diêu đồ hiểm cước phạp.

Cổ đạo tây phong nhân tra.

Tịch dương tây hạ,

Tú đậu nhân tại thiên nhai!

Dịch nghĩa :

Về phía tây, ngày chỉ cát bụi

Hoà thượng vác đồ, ngựa nghiêng thân

Đường xa lối khó, chân nhọc bước.

Đường cổ, gió tây, người nhỏ bé

Mặt trời ngả về tây.

Những kẻ khôi hài lãng du nơi chân trời.

Dịch thơ (pokemon1 dịch) :

Mịt mù gió cuốn trời tây

Hòa thượng cùng với ngựa gầy nặng vai

Đường xa, gian khó, nhọc thay

Lối xưa, thân nhỏ gió tây áo sờn

Chân trời khuất bóng hoàng hôn

Khôi hài lữ khách chân dồn bước nhanh...

Ngày 28 tháng 01 năm thứ 1



Trăng sáng sao thưa.

Đêm nay, thật là may mắn, chúng ta tìm được một ngôi chùa, tuy thế lại thấy một tiểu hòa thượng đang đứng trước cửa, lúc thì đẩy, lúc lại gõ, không biết nó đang làm cái quái gì!

Sư phụ hỏi: “Tiểu huynh đệ, ngươi đang làm gì thế?”

Tiểu hòa thượng đáp: “Đệ vừa nghĩ ra một bài thơ, có một câu thế này :

Điểu túc trì biên thụ, tăng thôi nguyệt hạ môn

(Bên hồ chim ngủ tàng cây

Nhà sư đẩy cửa hứng đầy ánh trăng)

Nhưng chẳng hài lòng tí nào, không biết dùng chữ “thôi”(đẩy) hay chữ “xao”(gõ) thì hay hơn?”

Sư phụ nói: “Tiểu huynh đệ, chúng ta là hòa thượng, vì thế không nên học theo bọn mọt sách hay nói chữ. Tuy nhiên, hai câu này của ngươi đều có vấn đề! Đấy đấy, chim nào lại ngủ trên cây? Rõ ràng là một con vịt cồ!”

Tiểu hòa thượng trợn mắt: “Vịt sao? Vịt thì thế quái nào mà bay lên cây được?”

“Không tin à, tự hỏi hỏi nó đi!”

Tiểu hòa thượng hướng lên cây thét lên: “ Này! Mi là chim hay là vịt?”

Có một thanh âm từ trên cây vọng xuống: “Mẹ ngươi mới là chim đó! Chưa thấy vịt bao giờ sao! Đồ vô học!”

Sư phụ nói: “Đấy, rõ ràng không sai nha! Còn nữa, trong câu thứ 2 ngươi dùng ‘thôi’(đẩy) hoặc ‘xao’(gõ) đều chẳng hay, ta nghĩ rằng nên đổi thành chữ ‘đoán’ (đuổi) thì thích hợp hơn. Có thanh âm, có động tác, rất chi là khí thế!”

“Đa tạ đại sư, để ta sửa lại thành :

Nga túc trì biên thụ, tăng đoán nguyệt hạ môn.”

Bên hồ chim ngủ tàng cây

Nhà sư nhẹ đuổi trăng hây cửa chùa

Tiểu hòa thượng ngâm nga lại câu thơ.

Sư phụ cùng sư huynh đi theo tiểu hòa thượng vào trong chùa, ta quay đầu lại hỏi với lên cây: “Này vịt dễ thương, sao ngươi lại trèo lên cây ngủ thế?”

“Ài! Thật chẳng biết làm sao, ta bị ép nha! Trong chùa có lão lừa ngốc rất khoái ăn thịt!”

Vào chùa, chỉ thấy một vị hòa thượng mặt bự bố trí phòng cho chúng ta, cũng chẳng thấy lão lừa ngốc nào.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play