Gia Long năm thứ 10, sau tết nguyên đán Hoàng Thái hậu ngã bệnh, hoàng thượng rất đau buồn mỗi ngày hạ triều đều tự mình đến canh giữ cũng như chăm sóc thuốc thang cho bà.
Triều thần lo sợ hoàng thượng cũng ngã bệnh theo Hoàng Thái hậu vội vàng ra sức ngăn cản, hoàng thượng chẳng những không nghe ngược lại còn tức giận trách mắng bọn họ: "Trẫm, vì mẫu thân mình chăm trà rót thuốc thì có gì phải sợ ngã bệnh, nếu chỉ vì sợ mà bỏ mặc bà nằm trong đó một mình không lo sống chết trẫm làm sao xứng đáng nhìn mặt liệt tổ liệt tông, làm sao xứng đáng ngồi trên cái ngai vị này, các ngươi muốn bức trẫm bất trung bất hiếu hay sao."
Ông ngồi trên cao nhìn xuống chỗ bọn họ run bần bật, tức giận đập tay vào ghế vịnh nói: "Lui ra ngoài hết cho ta, ta không muốn nhìn thấy mặt các ngươi nữa, cút hết ra ngoài."
Từ sau ngày hôm đó, đám người triều thần không dám ra mặt ngăn cản vua Gia Long nữa, bọn họ lo sợ bản thân rơi đầu, từ xưa đến nay đế vương nổi giận phơi thây ngàn dặm, không ai muốn mình chết trong cơn thịnh nộ của hoàng thượng.
Lễ tiệc cũng trở thành từ cấm trong tử cấm thành, hoàng thượng đang đau buồn ai dám nhắc đến lễ tiệc, Phúc Đảm cùng Nguyệt Hoa đã bàn với nhau về chuyện Lễ mừng tròn một tuổi của Phúc Dung sẽ không được phép diễn ra.
Vốn dĩ Phúc Đảm muốn làm tiệc mừng lớn cho Phúc Dung nhưng nay Hoàng Thái hậu ngã bệnh, bọn họ thân là tôn tử lấy hiếu làm đầu đành phải ủy khuất Phúc Dung vậy, nàng xoa đầu Phúc Dung an ủi, Phúc Dung ngây thơ vỗ tay cười ha hả nhìn nàng.
Nguyệt Hoa không khỏi cảm thán trẻ con ngây thơ đúng là đáng yêu nhất, bế Phúc Dung lên hôn một cái lên má hắn, Phúc Dung cũng đáp trả hôn một cái lên má nàng, Nguyệt Hoa mỉm cười cầm khăn tay lên lau nước miếng cho Phúc Dung, hắn thì thoải mái phun bong bóng cho nàng lau, mẫu tử hai người cứ làm như vậy không biết mệt.

Thời tiết bắt đầu se lạnh bệnh tình của Hoàng Thái hậu cũng bắt đầu trở nặng, Hoàng thượng hay tin tức giận đòi chém đầu tất cả người trong thái y viện, may mắn có phi tần hậu cung cùng Hoàng hậu ra tay kịp thời ngăn cản, người trong thái y viện mới giữ được mạng sống.
Mãi cho đến tháng 9, ngày 14, Hoàng thái hậu băng thệ, thọ 74 tuổi.

Gia Long rất đau lòng, khóc không thôi.

Ngày sóc ngày vọng tế điện to, đặt bàn chay lớn ở chùa Thiên Mụ.
Vua Gia Long truyền lệnh, bãi thiết triều ba ngày, phàm là cháu hoàng tộc bắt buộc phải mặc áo tang vào cung khóc tang cho bà suốt ba ngày ba đêm không ngừng nghỉ, người nào không thực hiện được sẽ bị giam vào tôn nhân phủ, xử theo tội bất hiếu.
Nguyệt Hoa mặc áo tang quỳ gối bên chân là Phúc Dung mới hơn một tuổi, cộng thêm Phạm Thị cùng Trần Thị cũng ôm hài tử quỳ gối đằng sau, tới ngày thứ ba Nhị Phi đau lòng cháu trai còn nhỏ dại vội xin hoàng hậu cho phép mấy tiểu hoàng tôn lui trở về nghỉ ngơi, Hoàng hậu nhìn bọn họ một cái rồi cũng gật đầu đồng ý.
Nguyệt Hoa đưa tay bế Phúc Dung trở về, trên đường trở ra nàng nhấc chân đi không nổi, cứ loạng choạng đi khập khiễng ra khỏi hoàng cung.
Thúy Liễu cùng Tiểu Quỳnh ở bên ngoài chờ sẵn, vừa nhìn thấy Nguyệt Hoa ôm đại hoàng tôn khập khiễng bước ra từng bước, bọn họ hoảng sợ chạy tới vội vàng đỡ lấy nàng.
Nguyệt Hoa cười khổ nói: "Ta không sao, các ngươi lo cho hai nàng ta giúp ta, ta bế Phúc Dung ra kiệu được rồi."
Thúy Liễu cùng Tiểu Quỳnh không muốn lại đó nâng Trần Thị cùng Phạm Thị nhưng Nguyên cơ đã bảo như vậy rồi các nàng không thể không làm theo, cúi đầu dạ một tiếng đi lại chỗ Trần Thị cùng Phạm Thị.
Nguyệt Hoa cuối cùng cũng đi ra được tới kiệu, nàng đi lên ngồi thở phào nhẹ nhõm, ôm Phúc Dung tay vỗ lưng hắn, Phúc Dung ngồi trong lòng nàng chỉ tay xuống chân mình bảo: "Thân..thân, đau đau."
Nguyệt Hoa cười khổ xoa đầu hắn: "Về tới phủ là không đau, Phúc Dung ngoan con là nam tử Hán phải cố gắng chịu đựng không được làm nũng có biết không?"

Tuy Phúc Dung không hiểu nhưng hắn rất ngoan nghe lời mẫu thân không làm nũng, cho dù mấy ngày trước hắn đau chân chịu đựng không nổi nhưng cũng không làm nũng đòi về, chỉ ngoan ngoãn núp sau lưng mẫu thân ngồi ngủ.
Trở về tẩm cung Nguyệt Hoa mệt không nói nên lời, nàng nằm yên bất động trên giường cho Trịnh ma ma cùng Thúy Liễu thoa cao được lên đầu gối mình, quỳ xuống ba ngày chân nàng xưng đỏ bầm tím, tuy cách vài canh giờ nàng có đứng lên đi lại cho thư giãn gân cốt, nhưng đầu gối vẫn tụ máu sưng đỏ đi lại cũng khó khăn.
Nàng trong đầu lại nghĩ không biết Phúc Đảm giờ này sau rồi, không biết khi nào hắn mới trở về được, nàng may mắn có Phúc Dung hậu thuẫn mới được khai ân trở về sớm, còn hắn chắc không may mắn như vậy rồi.
Nàng sai người chờ đợi bên ngoài tẩm cung, đợi Phúc Đảm trở về rồi đưa cao dược cho hắn, xong xuôi hết mọi thứ nàng mới an tâm nhắm mắt đi vào giấc ngủ.
___________________________
Dịch nghĩa ngày sóc ngày vọng:
Sóc: là tên gọi ngày bắt đầu của một tháng (1), là trước, mới (2), là bắt đầu, khởi đầu (3).
- Vọng: là ngày rằm (tức ngày 15) tháng âm lịch.

Vọng có nghĩa là trông xa (1), là ngày mặt trăng mặt trời đối xứng nhau ở hai cực (2).

Người xưa cho rằng vì thế mặt trời mặt trăng nhìn rõ nhau, thấu suốt ánh sáng nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn con người trở nên sáng suốt, trong sạch, đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục cái tâm vốn sáng suốt, trong sạch từ trong bản thể.

Chữ Vọng còn có nghĩa trông mong (3), ước mong, người xưa lấy ý nghĩa này kết hợp với ý nghĩa trước để làm ngày cầu nguyện.

Người ta tin rằng ở ngày này nhờ sự thông suốt của mặt trời, mặt trăng mà thần thánh, ông bà, tổ tiên sẽ thông thương với con người, sự cầu nguyện sẽ đạt tới sự cảm ứng với các cõi khác và sự thông cảm tha thứ sẽ được đáp lại.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play