Ông nói: "Nhà họ Chu rộng lượng, chúng ta cũng không làm khó bọn họ, lễ hỏi lấy ba lượng là được, chúng ta giữ lại hai lượng, còn một lượng thì đưa cho Nhị Nữu mang theo, chúng ta lại thêm chút của hồi môn cho nàng là đủ."
Ở nông thôn có một câu tục ngữ, thà gả con ngày tết còn hơn lấy nhiều tiền.
Nhà nào rộng lượng, sẽ cưới vợ trước ngày đông chí, như vậy thì nàng dâu mới vào cửa tốt xấu gì cũng có thể được thoải mái hai tháng, chờ sang năm sau mới bận rộn lên.
Nhưng cũng đúng là lần này không khéo, một là không chọn được ngày lành, hai là hai nhà bọn họ định thân quá muộn, như nhà bọn họ thì đa số đều vội vàng thành thân trước năm mới. Đừng nhìn bây giờ đã sắp hết năm rồi, nhưng ở nông thôn không phải chú trọng gì nhiều, chỉ cần làm lễ hỏi nhanh thì ba ngày làm xong tiệc cưới cũng là chuyện bình thường.
Như vậy thì đầu xuân trong nhà sẽ có thêm một người lao động xuống ruộng vụ xuân.
Có nhà hà khắc, kể cả có làm mai sớm cũng cố ý áp thời gian đến trước tết mới thành thân, một là bớt được miếng ăn, hai là có thể kịp thành thân trước vụ xuân.
Nhà nào càng khắc nghiệt còn sẽ chọn thành thân ngay sau tháng giêng, nàng dâu mới vừa vào cửa đã bước vào vụ xuân.
Nói thật, bọn họ làm mai quá muộn, mà tuổi Chu tứ lang cũng không nhỏ, nhà họ Phương thật đúng là lo lắng nhà họ Chu sẽ chọn thành thân vào năm mới, như vậy Nhị Nữu vừa vào cửa đã phải xuống ruộng, còn phải thích ứng cuộc sống mới với cha mẹ chồng chị em dâu.
Nhà họ Chu có thể chủ động hoãn lại ngày đến tháng năm thuyết minh đã rất suy nghĩ cho bọn họ.
Nhà họ Chu rộng lượng, nhà họ Phương cũng không phải là nhà không biết nói lý, hai bên thông qua bà mối có qua có lại, quyết định các khâu đính hôn.
Bây giờ ba lượng bạc sính lễ không tính là ít nhưng cũng không phải là nhiều, đối với gia cảnh nhà họ Phương, chỉ lấy ba lượng xem như là ít.
Tiền thị đã tính rồi, ngoại trừ sính lễ còn phải chuẩn bị đồ cho tiệc rượu, tổng cộng cũng không ít hơn năm lượng bạc.
Vốn dĩ sau khi Chu tứ lang đánh bạc, bà tính tiêu phí để cưới một người vợ cho hắn ít nhất cũng phải bảy đến chín lượng.
Không còn cách nào, chất lượng tân lang không tốt, chỉ có thể bổ sung ở sính lễ thôi.
Cũng may Chu tứ lang cuối cùng cũng không hại nhà hắn trong việc này, dựa vào gương mặt cùng cái miệng kia của hắn lừa được, à không, là tìm được một người vợ tốt như Phương tiểu nương tử.
Bây giờ quỹ chung không lấy ra được từng này tiền, đặc biệt là sau khi nhà họ làm phòng mới.
Sau khi Mãn Bảo khỏi bệnh không lâu, Chu lão đầu đã tìm thợ mộc lấy hết các đồ dùng gia đình đã làm xong về.
Phòng nào cũng có một chiếc giường, mấy người tiểu Tiền thị bọn họ cũng đã mua vải dệt để làm chăn, nhét bông vào, hơn nữa Chu nhị lang cũng đan một ít đồ dùng bằng trúc, nhà họ đã chọn một ngày lành để vào chuyển vào phòng mới.
Đương nhiên là phải làm cỗ, qua đó Chu lão đầu đã thu được một khoản tiền mừng, chẳng qua tiền quà biếu cũng ngang với tiền bày cỗ, nên dù ông không bị hao tổn thì cũng không có lợi nhuận.
Cho nên vốn dĩ chỉ có hơn hai trăm văn tiền, bây giờ cũng vẫn chỉ có 200 văn.
Bởi vậy ba lượng sính lễ đưa cho nhà họ Phương phải mượn của Chu Hỉ, Tiền thị còn mượn thêm hai lượng để chuẩn bị cho bàn cỗ cưới tháng năm.
Bởi vì bà đoán chừng từ nay cho đến thu hoạch vụ thu, trong nhà sẽ không còn khoản thu lớn nào nữa.
Khoản nợ nần này, tuy rằng Chu lão đầu vẫn luôn la hét bảo Chu tứ lang tự mình trả, nhưng trên thực tế lại không có khả năng.
Một ngày cuối năm, Chu lão đầu theo dòng thời gian mở một cuộc họp gia đình.
"Lão tứ không ra hồn, năm trước thua mười lăm lượng bạc, nhưng năm nay hắn đã trả lại hết rồi, tiền hắn nợ các ngươi đều ở chỗ của chúng ta, lúc trước xây phòng mới đã lấy ra hết." Chu lão đầu nói: "Khoản này tính vào ta và mẹ của các ngươi, chờ sau này trong quỹ chung có tiền, ta sẽ trả lại các ngươi."
Không ai có ý kiến.
Chu lão đầu tiếp tục nói: "Tuy rằng ta nói lão tứ cưới vợ hắn phải tự mình trả, nhưng các ngươi cưới vợ cũng đều lấy tiền từ quỹ chung, đến lượt hắn cũng không thể ngoại lệ, cho nên năm lượng bạc vay Hỉ này cũng là ta và mẹ các ngươi trả."
Chu Hỉ há miệng định nói gì đó, nhưng cuối cùng vẫn không cất thành tiếng.
Chu lão đầu liền nhìn về phía Chu tứ lang nói: "Cưới vợ xong thì ngươi chính là người lớn rồi, nói không chừng cũng sắp đến lúc làm cha, làm việc phải cố gắng vào, lòng cũng phải biết lo xa, còn cứ cà lơ phất phơ như vậy, ta đánh ngươi."
Chu tứ lang nhỏ giọng đáp vâng.
Chuyện cứ định ra như vậy.
Bởi vì hết tiền, nên năm mới này đạm bạc hơn trước, vì tiết kiệm tiền, Tiền thị đã bỏ đi rất nhiều khoản chi tất yếu.
Ví dụ như thịt.
Nếu là ngày tết trước kia, ngoại trừ năm ngoái bởi vì Chu tứ lang bài bạc thua phải đưa hết của cải ra ngoài, thì Tiền thị đều sẽ mua một ít thịt làm thịt khô.
Không những có thể để cho nhà ăn, còn có thể cầm đi thăm người thân.
truyen bac chienNăm nay cũng giống như năm ngoái, nhà lại không mua thịt.
Chẳng qua không giống với năm ngoái, năm nay tuy rằng vẫn thiếu rất nhiều đồ ăn ngon, nhưng mọi người đều rất vui vẻ, bởi vì có phòng mới để ở nha.
Đặc biệt là đám trẻ con Mãn Bảo, đúng kiểu ngày nào cũng vui như ngày tết.
Bé dọn vào phòng mới của mình, Chu lão đầu cầm tiền của bé tuy chưa đánh một cái giường siêu lớn cho bé, nhưng cũng đánh một cái giường cỡ trung, tốt hơn cái giường đơn giản Mãn Bảo đang ngủ do nhà bọn họ tự làm này nhiều.
Mãn Bảo không kìm được lăn hai cái trên giường, sau đó mới đi xem bài trí trong phòng.
Ngày nào Chu nhị lang cũng chăm chỉ làm đồ tre trúc, ngoại trừ có thể cầm mấy thứ như giỏ tre, cái ky linh tinh lên chợ bán, thì còn có thể để cho nhà sử dụng.
Ví dụ như bức bình phong bằng trúc ở trong phòng Mãn Bảo này, dùng để ngăn cách gian trong với thư phòng.
Bởi vì biết Mãn Bảo thích các loại hoa hoa cỏ cỏ, Chu nhị lang còn vẽ tranh trên bức bình phong bằng trúc cho bé, phơi khô xong mới bỏ vào phòng.
Ngoài ra, Chu lão đầu còn đánh cho bé một cái bàn trang điểm và hai cái ghế dựa, một cái đặt ở trước bàn trang điểm, một cái đặt ở trước bàn đọc sách.
Bàn đọc sách cũng là Chu lão đầu tiêu tiền mời thợ mộc đánh, ở cuộc họp gia đình trước đó ông đã tuyên bố, về sau mấy thứ này đều là của hồi môn của Mãn Bảo.
Có thể nói, chi phí cho phòng của Mãn Bảo là lớn nhất, cũng là phòng có đầy đủ đồ dùng nhất.
Chu đại lang và Chu nhị lang còn dùng trúc làm cho bé một cái kệ sách có ba ô vuông, đặt ở ngay bên cạnh bàn đọc sách.
Sau đó lại lấy trúc đan cho bé hai cái giỏ có nắp, có thể để quần áo và mấy thứ linh tinh.
Đương nhiên, đồ tre trúc tất nhiên kém đồ mộc, nhưng đối với một đứa con gái chưa xuất giá, đặc biệt còn chỉ là một cô nhóc nhỏ sáu bảy tuổi, mấy thứ này đều rất quý giá.
Tóm lại là Mãn Bảo vui vẻ vô cùng.
Vì thế cho dù ăn Tết chỉ được mấy bữa thịt, thì bé vẫn vui vui vẻ vẻ mỗi ngày.
Vui sướng đến nỗi bé quên cả việc phải tránh hiềm nghi, ngày nào cũng chạy đi chạy lại với Bạch Thiện Bảo, ngay cả ngày mùng một tết cũng đi chúc tết cả thôn với nhau, sau đó thu được một đống lì xì.
Đương nhiên, bao lì xì của các thôn dân cũng chỉ có một văn tiền, nhưng Mãn Bảo vẫn rất vui vẻ là được.
Sau đó vừa vui vẻ, bé liền đi sau mông Bạch Thiện Bảo đến nhà họ Bạch chúc tết.
Bạch lão gia đương nhiên sẽ không chỉ cho bọn họ bao lì xì một văn tiền, hắn cho hai người một cái túi tiền rất tinh xảo, trong túi tiền là ấn tiến sĩ và đồng tiền vàng.
Lúc ấy Mãn Bảo không để ý, bé chỉ cảm thấy túi tiền này quá là đẹp, còn cẩn thận ngắm nghía một lúc.
Bạch lão gia rất thích Mãn Bảo, cảm thấy bé là một đứa trẻ rất thông minh, bởi vậy cố ý xách đứa con thứ hai lại đây, trịnh trọng giao cho hai đứa trẻ thông minh này, nói: "Các con dẫn ca ca đi chơi cùng nhé, đừng để lạc mất nó."
Bạch Thiện Bảo và Mãn Bảo mới nhận quà tặng, tuy rằng rất không muốn chơi với đứa bạn cùng trường ngốc nghếch này, nhưng vẫn vỗ ngực tỏ vẻ với Bạch lão gia, bọn họ sẽ chơi đùa vui vẻ với cậu.
Bạch nhị lang bị xách theo:...... Nhưng ta không muốn chơi với các ngươi.