Chương 14 Thanh-Minh mất tích

Hôm nay mồng hai Tết Mai-Nhị lên chương trình đi cho hai mẹ con đi chúc tết Cụ Nhơn cũng là ký danh sư phụ dạy môn võ cổ truyền của nàng, đã nười một năm nay chỉ hỏi thăm Thầy qua điện thoại.

Cụ Nhơn năm nay đã ngoài 90 thân thể vẫn còn tráng kiện tinh thần sáng láng vững vàng. Khi hai mẹ con Mai-Nhị đến cụ đang ở sau vườn thưởng thức những chậu cảnh, và nhất là mấy bụi phong lan, gồm cả mấy bụi hôm qua được con cháu, đệ tử và đồ tôn biếu Tết.

- Kính chúc Thầy năm mới sức khỏe dồi dào, hạnh phúc quây quần bên con cháu và vạn sự như ý.

- Cháu kính chúc sư tổ võ đạo đại tiến, đạt đến trường sinh.

- Trường sinh mà làm gì, cháu chớ học cái bọn tàu tham lam không đáy, hưởng thụ cho nhiều đến già còn không muốn chết. Phải biết xưa kia nước biết bao anh hùng chết sớm nhưng đã cống hiến công lao giữ và dựng nước chẳng giá trị hơn sống cho thật thọ mà chẳng có ích lợi gì cho quê hương dân tộc.

- Sư tổ dạy chí phải, cái vụ đạo trường sinh bất tử để ăn hại thật là vô dụng ích kỷ, chẳng bằng sống giản dị gắng sao có ngày đem lợi cho quê hương.

- Cháu là Thanh-Minh phải không?

- Dạ đúng ạ.

- Lần này tiện dịp thăm sư phụ con mang theo nó, để Thầy đánh giá xem nó đã học đến trình độ nào, hai mẹ con đến nay cứ mù tịt chẳng biết đánh giá.

- Được vậy chúng ta cùng đến luyện đường.

Đây là một phòng lớn khoảng bốn chục mét vuông, hai bên có vách hai bên trống rỗng bên tường có treo các loại vũ khí dùng để tập luyện, trên xà ngang có treo mấy bao cát, tạ đơn, tạ kép vv...

Xem một hồi Cụ Nhơn dặn Minh đứng đàng trước cách cụ bốn thước rồi nói:

- Cháu phải bình tĩnh đứng trụ cho vững, ta thử xem trùnh độ khí lực của con.

Chỉ sư tổ hít vào một hơi thật dài, bỗng chốc khí thế từ trên người cuồn cuộn phát sinh rồi từ từ tràn sang hướng Minh đang đứng. Minh cảm thấy khí thế sư tổ ép đến khó thở, cả người như bị một quả núi vô hình đè xuống, bỗng nhiên chân khí trong người từ trong đan điền tự động khởi động thành một luồng khí xoáy chảy nhanh qua các kinh mạch qua các huyệt đạo đã thông phân tán ra toàn thân, sức nén vô hình kia lập tức biến mất, tình trạng Minh lại trở bình thường như cũ.

- Úy!

Sư tổ kêu ngạc nhiên một tiếng rồi lại thêm hỏa hầu thành chín phần khí lực, trong ngưòi Minh lại phản ứng như trước thì sư tổ thu khí thế quan sát Minh. Sau khi luồng khí trong người tự động giải phá uy áp, và uy áp biến mất Minh nhẹ thở ra một luồng tạp khí.

Sư tổ đang quan sát thấy vậy gật đầu mỉm cuời nói:

- Thật vậy, khá lắm, hay lắm.

Mai-Nhị đứng từ đàng xa nghe vậy không hiểu sốt ruột hỏi:

- Thầy thử có kết quả rồi sao.

- Từ từ ta nói cho mà biết.

Sau đó quay lại Minh nói:

- Cháu đem Hùng Kê Quyền đã học nhắm vào bao cát đánh cho ta xem!

Minh liền đem các chiêu thế “Hùng kê triển sí”, “Tam Cước đoạn cốt”,“Nhị Phủ Song Đối”, “Nhị Phủ Song Phi” , Vạch Cỏ Tầm Trùng”, “Hữu Tả Phá Kiềng và “Nhất Tiễn Xuyên Hầu” đánh cho sư tổ xem. Sau đó lại đem chiếu biến chế thêm Hùng kê chuyển sí sau đó bay lượn lộn, lăn trên không một chút, sau cùng đem mấy chiêu Hùng Kê đá mé, đá tạt và Hồi mã thương kết hợp với đòn chân số chín ra biều diễn hết.

- Mấy chiêu sau là của cháu chế biến phải không?

- Dạ vâng! Xin sư tổ nhận xét và bổ sung thêm.

- Chúng ta hãy lên nhà trên đã!

- Đây đệ tử và cháu Minh có chút lòng thành kính dâng biếu Tết sư phụ.

Mai-Nhị đem hai kiện đồ đã được gói vuông vắn trông rất vuông vắn.

- Con còn bầy vẽ làm gì cho nhiều, chỉ cần đến thăm ta là đủ.

- Không có gì là nhiều, đây là cây nhà lá vườn là sản phẩm tâm ý của cháu Minh đặc biệt dành cho sư phụ.

- Nếu vậy thì ta nhận được rồi.

Cụ Nhơn không khách sáo nhận hai kiện đồ đang định mở thì Mai-Nhị đã tiến đến gần mỉm cười nói:

- Việc này để con làm.

Mai-Nhị nhanh gọn bóc mở kiện quà thứ nhất rồi đưa cho Thầy. Đây là một bức tranh điêu khắc bằng gỗ đỏ khổ 160x90 cm (tranh nằm). Cụ Nhơn xem bức tranh thì thấy hình ảnh sống động của mình đang dậy võ cho các đệ tử, đây cũng là cảnh học nhập môn của Mai-Nhị trong đó có mặt đầy đủ của năm anh chị khác nữa. Tất cả hình ảnh sau khi điêu khắc đã được sơn vẽ phối màu hợp lý nhạt màu đơn giản hợp với cảnh thật, khiến người nhìn vào tưởng bức tranh đã cũ lắm.

- Khá lắm! Cụ Nhơn mỉm cười gật gù buột miệng khen trong khi hai mắt như dán chặt vào bức tranh, ánh mắt không muốn rời, tay không muốn buông.

Hai mẹ con Mai-Nhị đứng bên mỉm cười đứng yên không dám gây một tiếng động để chờ cụ Nhơn thưởng thức bức tranh. Sau mười lăm phút cụ mới bỏ bức tranh ra, thấy vậy Mai-Nhị lại bóc mở kiện quà thứ hai ra đưa cho cụ. Bức này khổ 90x160 cm, (tranh đứng) bằng đá hoàng thạch, được điêu khắc hình ảnh cụ Nhơn nhìn trẻ hơn tấm thứ nhất, một tay cầm cây Đại Phủ Việt. Bức tranh có một đặc điểm khác là khi nhìn từ phía bên phải lại là hình ảnh của cụ với thế Hạc Thăng Thiên, từ phía trái nhìn vào cụ biểu diễn một tư thế trong thân pháp “Miêu Vương Tẩy Diện” trong tuyệt kỷ “Miêu Tẩy Diện”. Bức tranh đá nên để màu nguyên thủy của đá, bất quá đá vân hài hoà với ý tranh làm nổi bật khí thế chiêu ý, nhất là hai hình ảnh nhìn từ hai bên. Cụ Nhơn hết đứng nhìn thẳng vào bức tranh lại bước qua phải rồi qua trái ngắm nhìn không chán.

Một hồi lâu thưởng thức hai bức tranh điêu khắc. Cụ Nhơn mới vào nghế ngồi nói hai mẹ con Mai-Nhị ngồi xuống chầm chậm nói:

- Luận về võ đạo phải nói đến hai phần, luyện thể và luyện võ kỹ.

Luyện thể là luyện cho thân thể cường tráng, hoàn hảo, cứng rắn mà lại dẻo dai, trong đó có da thịt cơ bắp, gân cốt, máu huyết cùng chân khí. Quá trình luyện gồm có bốn phần chia làm 9 tầng, trong đó luyện da thịt cơ bắp không tính chỉ tính làm chuẩn bị, bắt đầu luyện cốt mới bước chân vào võ đạo gồm ba tầng, sơ kỳ, trung kỳ và hậu kỳ. Sau đó bước vào luyện cân tức là luyện gân và huyết mạch, cũng có ba kỳ như luyện cốt, sau đó đến luyện khí huyết tức là luyện cho khí và huyết trở nên tinh thuần cũng có ba kỳ. Tất cả 9 kỳ tương ứng với 9 tầng võ đạo. Sau 9 tầng mới đến tiên thiên cảnh giới và sau tiên thiên ta cũng không rõ ràng lắm.

- Cháu Minh đã đạt đến tầng thứ tám, tức là luyện huyết khí trung kỳ.

Thật lợi hại, thật đáng mừng! Không biết cháu Minh luyện tập thế nào mà mới mười tuổi đã đạt đến trình độ này. Cụ Nhơn gật gù cảm thán không thôi.

- Đệ tử cũng không rõ ràng lắm. Từ nhỏ nó đã mạnh khỏe khác thường, nó nghịch ngợm, hết sức hiếu động đến năm bảy tuổi con cho nó học nhập môn Vovinam sau đó học Hùng Kê Quyền và Tạc Đao.

- Học võ tiến bộ chậm nhất là luyện thể, một khi đã đạt được bước đầu của võ đạo. Như cháu Minh gần đạt được đến võ đạo cao đỉnh đáng tiếc võ kỹ còn nông cạn chưa chạm đến cánh cửa, như người có kho tàng khổng lồ mà không biết cách nào dùng nó, được một điều cháu còn nhỏ nên cứ thong thả luyện tập các môn võ cổ truyền của nước ta thì chẳng mấy năm có thể đạt được đến cao đỉnh.

- Vâng! Cháu nhất định cố gắng trau dồi luyện tập thêm võ kỹ để trở nên người hữu ích.

- Tốt! Ta có mấy cuốn sách tặng cho cháu xem như tiền lì xì mừng năm mới.

Cụ Nhơn vào nhà một lúc sau đem ra tám quyển sách đưa cho Minh nói:

- Đây là ba pho quyền bản sao, Hạc quyền, Tẩy Miêu Diện và Xà quyền, một pho kiếm pháp Việt Nữ kiếm và một pho Tiên(Roi) pháp. Một cuốn bản sao võ cồ truyền yếu lược, hai cuốn bản sao Dịch kinh và Dịch kinh dẫn giải. Cháu đem về nghiên cứu luyện tập để trau dồi võ kỹ.

- Ta thấy cháu tiềm năng sáng tác rất mạnh nên tặng thêm cho cháu hai bộ Dịch Kinh để hiểu biết thêm, nhớ kỹ hai quyển này quan trọng không được để rơi vào tay ngoại bang. Thời giặc tàu đô hộ nước ta, tất cả kinh sách bị tàu tịch thu hủy đi ý đồ diệt cả văn hóa Lạc Việt, đồng hoá dân Việt với bon chúng riêng các kinh sách võ học bọn chúng giữ lại nghiên cứu còn cấm dân ta luyện võ. Bộ Dịch Kinh vốn là của dân tộc ta sáng tác vào thời đại Hùng Vương, trước những năm bị giặc Bắc đô hộ hai ngàn năm. Trong thời đô bị chúng cướp được, cũng may Kinh dịch được chia ra làm 3 phần, Thiên Đồ (Tiên Thiên đồ), Nhân Đồ (Trung thiên Đồ) và Địa Đồ (Hậu Thiên Đồ) tiền nhân chúng ta cất dấu được Nhân Quyển còn Thiên và Địa Quyển thì bị chúng cướp. Sau này người của chúng đem ra nghiên cứu thành công thời Phục Hy nên nhận là của họ dựa theo truyền thuyết cứ cho là do Phục Hy thời đại tối cổ Trung Quốc tạo ra nhưng trên thực tế không có chứng cứ nào để xác nhận chuyện này. Khoảng chục năm trước đây 2000, 2001 học giả Nguyễn Thiếu Dũng đã đã nêu ra một số chứng lý để minh chứng rằng Kinh Dịch là sáng tạo của người Việt Nam.

Những nghiên cứu thành công từ các Thiên Đồ của giặc tàu giúp họ sáng tác và phát triển nhiều về mặt Y học, Võ thuật, Binh Thư Đồ trận lừng danh.

- Cám ơn sư tổ.

Minh trong lòng vui mừng hớn hở nhận món lì xì quý giá lại có phần sợ hãi vì món đồ quá quan trọng. Bỗng trong lúc đó một chiếc Honda chạy vào sân nhà.

- Ah, thì ra gia đình ngũ sư huynh Văn-Hưng đến chúc Tết Thầy. Mai-Nhi thốt lên.

Minh thấy mẹ gọi sư huynh thì nhìn kỹ thấy đó là một người trung niên, vai hùm lưng gấu cao lớn trên dưới 180 cm nhìn vào liền biết là một người hùng mạnh hiếm thấy sau đó là một phụ nữ chừng tuổi mẹ mình, phía trước xe là một thằng nhỏ cỡ tuổi mình và một cô bé sáu bảy tuổi. Thấy có người tới Minh len lén cất tám cuốn sách vào trong giới chỉ.

Mọi người chào hỏi sau đó vị trung niên nói lời chúc Tết mừng sư tổ. Sau đó không thiếu quà Tết và một màn bao lì xì.

Được dịp làm quen Bác Văn-Hưng, bác gái cùng với bạn Văn-Trung. Điều ngạc nhiên là Văn-Trung với Minh hai đứa cùng tuổi lại sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nên cả hai không đứa nào chịu nhận làm em cả. Thấy vậy Văn-Hưng đề nghị cho hai đứa đấu nhau ai thắng thì làm anh, hai vợ chồng cũng rất muốn biết và trước mặt Thầy con mình có hơn người không. Nghe vậy Mai-Nhị và Minh nhìn cụ Nhơn hỏi ý kiến thì cụ Nhơn mỉm cười:

- Chúng ta đều là con nhà võ, luận bàn võ học kết bạn là điều tốt, hơn nữa tuy là một nhà nhưng bây giờ có dịp gặp nhau thì trổ tài ra cho nhau học hỏi tốt lắm.

Thế là mọi người cùng nhau ra võ đường, Minh và Trung hai người cúi chào sư tổ rồi chào nhau bắt đầu. Văn-Trung được cha truyền cho Xà Quyền, Lão Mai quyền và Ngọc Trản Quyền nhưng đắc ý nhất là Xà Quyền.

Minh khi mới vào đấu dùng Nhập Môn Quyền của Vovinam đánh mấy chiêu đầu thì biết đối thủ khí lực kém xa mình còn chiêu thế thì phong phú và tinh thông hơn. Văn-Trung quyền cước chạm phải người Minh thì cảm thấy người Minh cứng như thép khiến tay chân tê dại. Minh thấy Văn-Trung đòn thế có vẻ chậm lại liền dùng Hùng Kê Quyền tấn công tới tấp, lúc đầu thì dùng “Hồi Mã Thương” sau dùng “Bới cỏ Tầm Trùng” rồi chồng chuối hai tay chống xuống đất hai gót sử dụng “Nhị Phủ song Đối” đánh vào huyệt Thái Dương Văn Trung rồi lộn ngược lại hai ba vòng, xả quyền đứng chào Văn-Trung và sư tổ.

Văn-Trung bị ba quái chiêu liên tiếp đánh tới chiêu nào cũng lợi hại không sao đỡ kịp, cũng may Minh chỉ đánh cách người một hai phân rồi dừng lại đổi thế đánh tiếp, tuy vậy lưng cũng bị toát mồ hôi lạnh.

- Cám ơn anh đã hạ thủ lưu tình.

Bên ngoài hai vợ chồng Văn-Hưng xem thấy mà giật mình, không ngờ thằng con của Mai-nhị lợi hại đến thế, nếu mình bị bất ngờ ba chiêu kia tấn công thì cũng chưa chắc phá nổi. Không biết mấy chiêu này nó học ở đâu.

Cụ Nhơn thấy vậy liền biết Văn-Hưng đang nghĩ gì liền mỉm cười nói:

- Đây là Hùng Kê Quyền thời đại cổ cháu Minh may mắn học được. Nó lại biến chiêu thần tốc, như chiêu cuối cùng đáng lẽ dùng bằng tay thì nó lộn ngược dùng chân thay tay nên trông như là quái chiêu.

Sau đó Minh lại yêu cầu bác Văn-Hưng ra biểu diễn mấy bài quyền Xà Quyền, Lão Mai quyền và Ngọc Trản Quyền. Quả nhiên lúc diễn Xà Quyền, quyền ý trong khác hẳn Xà Quyền của Văn-Trung. Minh tập trung tối đa cố gắng nhớ hết mọi chi tiết. Sau đó Mai-Nhị cũng phải biểu diễn “Miêu Tẩy Diện”, “Lão Mai Quyền” và “Việt Nữ Kiếm” Minh cũng nhất tâm xem và nghi nhớ. Minh cũng chưa bao giờ thấy mẹ biểu diễn võ nghệ nên rất hứng thú.

-”Không ngờ mẹ lại có thân thủ lợi hại như vậy”, thân hình mẹ theo những thế võ mềm mại uyển chuyển theo những thế võ với đôi chảo như sắt thép,ấn tượng nhất là khi mẹ biểu diễn “Miêu Tẩy Diện”. Ta nhất định thích bài quyền “Miêu Tẩy Diện”!

Trong khi Minh xem và suy nghĩ thì bên kia Văn-Trung cũng không chớp mắt như say như mê xem quyền thầm nghĩ “Không ngờ Cô cô múa quyền hấp dẫn như vậy, Hôm nay đi theo ba mẹ được xem một màn này cũng đủ công đi”

Sau đó sư tổ cũng ra biểu diễn “Hạc quyền”, “Thái-Sơn-Côn(Roi)” và “Bát Quái Côn”. Minh thấy vậy vui mừng hớn hở, quả nhiên Minh không thất vọng sư tổ biểu diễn khí thế khác hẳn lúc chậm lúc nhanh lúc thanh tao tiêu sái, lúc thô bạo, đến khi biểu diễn Roi thì thấy bóng roi đầy trời nếu đối thủ gặp trưòng hợp này thì chỉ còn nước chịu ăn mấy hèo xin thua chứ không có đất trốn tránh, Minh dồn hết nhãn lực vào tay cầm roi và cước bộ và thân chứ không nhìn vào roi ảnh thì mỉm cưòi tỉnh ngộ, nếu muốn học hỏi mà nhìn roi ảnh thì sẽ chẳng thu hoạch được gì còn làm cho mắt hoa đầu óc choáng váng.

Sang đến bài “Bát Quái Côn” Minh thấy như côn ảnh lấp lánh như những đợt sóng xô đẩy lúc thì như mưa bay tám hướng, lúc lại như thấy cánh chim bay khắp trời theo kinh nghiệm xem bài Roi trước Minh chỉ chú ý đến thủ thế , bộ pháp và thân pháp thì thấy chỗ tuyệt diệu Minh có thể phân biệt được tám thế dùng côn: Đập- Đâm- Bẫy- Vớt- Đỡ- Chặn- Loan- Quét, tấn pháp: -Trung bình tấn- Đinh tấn- Trảo mã tấn- Xà tấn- Hổ tấn- Hạc tấn- Lập tấn. Bộ pháp: Kim tiêu bộ pháp. Xem xong sư tổ biểu diễn Minh nhập tâm không ít nguyên lý võ kỹ.

Mai-Nhị và Minh đến đã lâu nên chuẩn bị ra về, thấy Văn-Trung và Như-Lan em gái Trung quấn quít không rời, Minh len lén từ trong giới chỉ một cái răng Linh-Xà tặng cho Văn-Trung. Tuy không biết nó có tác dụng và lợi ích gì to lớn gì không nhưng mỗi khi cầm vào tay Minh cảm thấy mát lạnh thoả mái nên nghĩ nó có thể giải nhiệt mỗi khi trời nóng nên hôm trước Minh lấy ra đánh bóng, dùi lỗ xỏ dây để đeo vào cổ.

- Anh Minh không công bằng chút nào, chỉ tặng quà cho anh Trung còn em không có gì. Anh còn chưa lì xì cho em đó. Như Lan nhõng nhẽo vừa ôm lấy cánh tay Minh vừa nói.

Minh suy nghĩ một hồi kiếm xem có gì tặng cô bé không nhưng cứ giả vờ nói:

- Em bé à, anh nghèo lắm chẳng có tiền lì xì cho em đâu!

- Ứ ! Không tin, em không tin đâu.

Minh nhớ lại mình có một hòn đá màu cà phê sữa hôm trước khắc một đôi chim yến không biết cô ta có thích chơi chim như mình không liền hỏi. Nguyên lai Minh mấy năm nay đi qua nhiều khu rừng, vượt không biết bao nhiêu con suối tìm tòi thì tình cờ thấy viên đá kỳ lạ này, thấy nó lạ nên đem về sau lại đem ra dùng Tạc-Đao luyện tập thành ra bộ dạng hình bầu dục sau đó hứng thú khắc đôi chim vào rồi dùi lỗ để đeo.

- À, anh chỉ còn một đôi chim yến nhưng không biết bé có thích không?

- Đâu, đâu đưa em coi, chim biết bay chưa, ra ràng chưa.

- Minh quay đi lại len lén lấy ra hòn đá nhỏ có khắc hai con chim yến.

- À thì ra cục đá nhỏ, anh dám nói dối em.

- Xem kỹ chưa đó, đúng là hai con chim yến mà.

Như-Lan giật viên đá nhỏ trong tay Minh thì thấy lúc nào nó cũng tỏa ra một hơi ấm, hòn đá hình bầu dục nhỏ chỉ bằng ngón tay cái, khi xem kỹ thì trên đó có khắc đôi yến trông rất sinh động, trên đầu phía nhỏ có lỗ để xỏ dây đeo. Như-Lan cầm hòn đá trong tay một hồi thì thấy thoải mái, tuy hơi ấm toả ra nhưng không làm cho tay đổ mồ hôi tí nào thì thấy kỳ lạ thích thú không buông tay.

- Ấy! Coi chừng bóp chết hai con chim đó. Nói bậy, cục đá thôi mà.

- Vậy thì trả cho anh, để anh kiếm thứ khác tặng em.

- Không trả, em thích nó mà.

- Vậy à, em thích thì tặng cho em đó.

Hai mẹ con về đến nhà thì trời đã tối liền đi ngủ. Mấy hôm sau còn được nghỉ Tết, năm nay Minh cũng không đi xem đá gà với nhà cụ Thứ, đến mùng bốn thì sang nhà cụ Thứ chúc Tết thì Cụ Thứ và anh Mạnh-Cường hôm nay đi đá gà ở thành phố.

Minh rảnh rỗi nên ôn luyện võ một mình ở nhà còn mẹ thì đi thăm bạn bè. Minh luyện quyền cước một hồi rồi về nhà khóa cửa cho kín rồi lên giường ngồi xếp bằng luyện Nội gia Hùng Kê Quyền, chỉ chốc lát chân khí trong người vận chuyển theo Hùng Kê Kinh tầng thứ nhất đến tầng thứ năm đến huyệt cuối cùng thì dừng Lệ-Đoáì, Minh vận chuyển mười mấy lần sau đó xung kích thì chỉ cảm thấy “bùng” một tiếng, chân khí theo kinh mạch đã xuyên qua huyệt Lệ-Đoái rồi thông qua kinh mạch khác đã đả thông trở về đan điền, Minh liền yên lặng vận thêm mười vòng nữa mới dừng lại xả khí thì thấy người khoẻ hơn trước dễ chịu thoải mái chưa từng có. Minh xem lại thấy mình đã dễ dàng đột phá tầng thứ năm sang tầng thứ sáu thì cả mừng. Minh đứng dậy đi sang nhà ông bà Ngoại nhưng khi bước ra khỏi cửa khóa cửa lại thì trước mắt tối xầm không biết gì nữa.

Mai-Nhị buổi chiều về không thấy Minh ở nhà sang nhà ông bà Ngoại Minh hỏi thì ông bà Ngoại Minh cho biết hôm nay Minh không có qua đây. Mai-Nhị lại lấy xe qua nhà cụ Thứ, thì người nhà nói sáng sớm Minh ghé qua nhưng cụ Thứ và Mạnh-Cường không ở nhà nên Minh đã trở về. Mai-Nhị lo lắng gọi điện cho nhà Tuân thì má Tuân cho biết Minh không có qua đây. Nàng cuống lên gọi khắp nơi kiếm khắp chỗ đến sáng sớm thì báo cho ông bà Ngoại Minh đã mất tích, nàng tìm kiếm một tuần rồi đến ngày Minh đi học cũng không thấy Minh, ông người nhà của Tuân đến báo Tuân hôm qua cũng mất tích. Nàng gọi điện báo Minh và Tuân mất tích cho cụ Thứ rồi báo cho cụ Nhơn thì cụ khuyên nàng bình tĩnh “Cháu Minh luyện sắp đạt đến Tiên thiên thân thể cường đại vô cùng, việc khó khăn gì nó cũng có thể vượt qua thoát hiểm vả lại người lành sẽ được tai qua nạn khỏi”. Khuyên một hồi cho nàng bình tĩnh rồi cúp điện thoại. Nhưng muốn bình tĩnh đâu dễ dàng như thế. Minh hiện tại là tất cả lẽ sống nàng đang có, bỗng bị mất đi nàng sao chịu được, trước kia mất chồng nàng vì Minh mà sống, nay Minh cũng mất đi thì nàng cãm thấy như rơi xuống vực thẳm. Sau một tháng tinh thần xuống dốc, thể xác yếu mòn nàng đành phải bỏ nghề dạy học.

Một hôm nàng tâm thần không ổn định đi qua đường bị xe đụng, đem đi nhà thương cứu chữa thì bị gãy hai xương sườn, xương sống tổn thương, bác sĩ bệnh thần kinh bị tổn hại hai chân tê liệt phải ngồi xe lăn, sau ba tháng với sự giúp đỡ tiền bạc của ngườì thân thì vừa đủ để trả tiền thuốc và tiền nhà thương. Xuất viện nàng cần người săn sóc, bà Ngoại Minh săn sóc cho nàng nửa năm vì già yếu bà Ngoại mất đi, ông Ngoại buồn vì bà Ngoại mất sau ba tháng mất đi. Sau đó có người bạn học cũ tới thăm giới thiệu cho cho hội từ thiện cuối cùng hội sắp xếp cho nàng tạm thời ở viện cô nhi của các nữ tu sĩ Thiên Chúa Giáo coi sóc và củng cố tinh thần.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play