Phân cấp hành chính của “Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc” (phần 2)
Phần này sẽ giới thiệu về cấp tỉnh, khá là phức tạp, bao gồm : tỉnh, tự trị khu, trực hạt thị và đặc biệt hành chính khu.
- Tỉnh (省) : là một loại đơn vị hành chính địa phương cấp thứ nhất (tức
là chỉ dưới cấp quốc gia) của Trung Quốc. Có tất cả 22 tỉnh.
- Tự
trị khu (自治區) : là các đơn vị hành chính tương đương tỉnh và là nơi các
sắc tộc thiểu số ở Trung Quốc có số lượng lớn trong đó có một sắc tộc
thiểu số nào đó có số lượng vượt trội. Theo hiến pháp Trung Quốc, các tự trị khu có quyền lập pháp cao hơn so với các tỉnh, song trên thực tế
chính quyền các khu này không có nhiều quyền lực hơn so với chính quyền
các tỉnh. Hiện Trung Quốc có 5 khu tự trị là: khu tự trị dân tộc Choang
Quảng Tây, khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, khu tự trị dân tộc
Hồi Ninh Hạ, khu tự trị Nội Mông Cổ, khu tự trị Tây Tạng.
- Trực
hạt thị (直轄市) : tức thành phố trực thuộc trung ương, là thành phố cấp
cao nhất. Đây là đơn vị hành chính có quy mô tổ chức hoàn toàn giống địa cấp thị (thành phố thuộc tỉnh), nhưng vì do trung ương trực tiếp quản
lý nên có địa vị tương đương cấp tỉnh. Trực hạt thị là các thành phố
lớn, có tầm quan trọng về mặt chính trị, văn hóa, kinh tế, giao thông.
Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc hiện có 4 trực hạt thị là: Bắc Kinh
(thủ đô), Thượng Hải (thủ đô kinh tế), Trùng Khánh (thành phố có diện
tích lớn nhất và đông dân nhất, dân số 31,4 triệu người, diện tích
82.300 km²) và Thiên Tân (xuất hải khẩu của Bắc Kinh).
- Đặc biệt
hành chính khu (特別行政區/特别行政區; tiếng Anh viết tắt SAR) : là các đơn vị
hành chính có quyền tự trị cao theo thể chế "Một quốc gia hai chế độ",
chịu sự quản lý trực tiếp của Chính quyền Nhân dân Trung ương như nêu
trong Điều 12 của Bộ luật cơ bản của cả hai đặc khu hành chính. Đặc biệt hành chính khu ngang cấp với tỉnh, tự trị khu hay trực hạt thị, nhưng
khác với các địa phương đó, nơi luật cơ bản căn cứ vào Điều 30 của Hiến
pháp 1982, các đặc biệt hành chính khu áp dụng các căn cứ trong Điều 31. Hai đặc khu hành chính được thành lập lần lượt vào các năm 1997 và 1999 khi chủ quyền của hai lãnh thổ này được Anh quốc và Bồ Đào Nha lần lượt trao trả cho Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc. Cả hai đặc biệt hành
chính khu này đều do Chính quyền Nhân dân Trung ương trực tiếp quản lý.
Khác với các đơn vị hành chính cấp tỉnh khác, các đặc biệt hành chính
khu được bảo lưu quyền tự trị cao hơn với các quy định riêng về courts
of last resort, hệ thống pháp luật, passports, đơn vị tiền tệ, chính
sách hải quan, chính sách nhập cư, chính sách dẫn độ, ... ngoại trừ các
quy định về ngoại giao và quốc phòng. Khi tham gia vào các tổ chức quốc
tế hay các sự kiện thể thao, các đặc biệt hành chính khu là các thành
viên độc lập đối với Trung Quốc. Cả hai đặc biệt hành chính khu đều nhỏ
và không sử dụng hệ thống phân cấp hành chính của Trung Hoa đại lục.
Hong Kong được chia thành 18 quận, mỗi quận có một Hội đồng quận. Ma cao được điều hành duy nhất bởi Chính quyền đặc khu mà không chia ra các
cấp hành chính sau khi các municipality kiểu Bồ Đào Nha bị bãi bỏ.
Xem ra hệ thống hành chính ở Việt Nam đơn giản hơn nhiều.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT