“Thần lịch nguyên niên, xuân vương chính nguyệt, Man tộc, Kinh triều và Đông Hải Liên minh tam quốc sứ đoàn tề tụ Nguyên Đô cùng bản triều ký kết hiệp nghị hòa bình và thông thương, chính thức điện định địa vị của bản triều trên trường quốc tế. Đồng thời, bản triều cùng Kinh Man lưỡng tộc chính thức thành lập Nam phương Liên minh, mục tiêu xây dựng một khu vực hòa bình và thịnh vượng ở phương nam.”

(Thần Thánh quốc sử - Khai quốc bản kỷ)

Lại nói, khi sứ tiết Đông Hải Liên minh hâm mộ quân đội của Thần Thánh quốc độ binh chủng tề toàn, Tiêu Kỵ Nguyên soái Vương Minh cười nói :

- Đó là nhờ bản triều có điều kiện đặc thù mà thôi.

Các sứ đoàn đều lộ vẻ quan tâm, hỏi :

- Điều kiện đặc thù thế nào ?

Tiêu Kỵ Nguyên soái Vương Minh nói :

- Man tộc quân đội thiện chiến, Kinh triều kinh tế phát triển, quân đội trang bị tinh lương. Bản triều là quốc gia đa sắc tộc, thần dân gồm có Kinh tộc, Man tộc, và nhiều tiểu tộc bản địa khác nữa, nên hội đủ những ưu điểm của các tộc đó. Thêm nữa, bản triều chính giáo hợp nhất, thần dân ngưng tụ lực rất cao, quân đội tự nhiên cũng có sĩ khí cao.

Đó chính là những ưu điểm mà những nước khác không có được, không trách các sứ đoàn đều hâm mộ. Duyệt binh đại điển đã hoàn thành vượt mức mục tiêu mà Giang Phong đề ra ban đầu. Các nước đều phải đánh giá lại thực lực quân sự của Thần Thánh quốc độ, vị thế của bản triều cũng vì thế mà được nâng cao hơn.

Do ảnh hưởng của duyệt binh đại điển, việc ký kết các hiệp nghị giữa các nước diễn ra cực kỳ suôn sẻ. Đầu tiên là Kinh Man lưỡng tộc ký kết hiệp nghị đình chiến. Nội dung chính của hiệp nghị quy định như sau :

Song phương tạm thời đình chiến. Thời hiệu 1 năm.

Hai nước lấy đất Phần Dương làm vùng đệm. Kinh triều kiểm soát Phần Dương Thành, Man tộc kiểm soát Bạch Mã Quan. Phần lãnh thổ còn lại giao cho dị nhân quản lý, quân đội hai nước không được can thiệp vào sự phân tranh giữa dị nhân với nhau.

Mỗi khi cần có hành động quân sự tại đất Phần Dương, phải do quân đội hai nước cộng đồng tiến hành.



Vì là hiệp nghị đình chiến chứ không phải hòa ước, do đó không có điều khoản nào quy định việc thông thương. Hơn nữa, đất Phần Dương giao cho dị nhân tự do quản lý, tất sẽ biến thành bãi chiến trường, muốn thông thương cũng khó.

Sau đó, lần lượt Đông Hải Liên minh và Kinh triều cùng Thần Thánh quốc độ ký kết hòa ước, nội dung cũng tương tự như hòa ước ký với Man tộc. Ngoại vụ đại thần Âu Khang Tử còn đại diện Giang Phong thảo luận với sứ đoàn của Đông Hải Liên minh về kế hoạch tấn công Bắc triều Hoàng tộc, giành lại vùng Hoài Bắc. Phía Giang Phong chỉ đề nghị chiếm giữ một khu vực khoảng 6 vạn dặm vuông (9.600 kilômét vuông), so với toàn vùng Hoài Bắc – Hà Nam (khu vực từ bờ bắc sông Hoài cho đến bờ nam Hoàng Hà) rộng đến hơn trăm vạn dặm vuông thì chẳng đáng vào đâu cả, nên phía Đông Hải Liên minh hân hoan đồng ý, và còn hứa sẽ hỗ trợ quân đội của Giang Phong công thành chiếm đất. Do còn phải chuẩn bị chiến tranh, sứ đoàn Đông Hải Liên minh rời Nguyên Đô sớm, khi đi còn gửi tặng phía Giang Phong 5 chiếc Đại Lâu thuyền 3 cột buồm. Vì lần này mục tiêu chiến tranh ở khá xa Thần Thánh quốc độ, phía Đông Hải Liên minh sợ phía Giang Phong không đủ thuyền bè chuyên chở quân đội nên mang thuyền theo tặng. Đại Lâu thuyền 3 cột buồm là loại thuyền lớn nhất, tiên tiến nhất, chỉ ở Thuyền trường tại Vương Thành mới có thể đóng được, tốc độ nhanh hơn Đại Lâu thuyền 1 cột buồm của phía Giang Phong ước khoảng 30%.

Khi sứ đoàn của Đông Hải Liên minh đã rời Nguyên Đô, Ngoại vụ đại thần Âu Khang Tử lại mời sứ đoàn Kinh Man lưỡng tộc ngay tối đó tham dự dạ yến. Rồi trong yến tiệc, Âu Khang Tử theo ý Giang Phong đề nghị với sứ đoàn 2 nước về việc thành lập liên minh :

- Các vị. Các nước phương bắc trừ Viêm triều vừa yếu hèn vừa tham quyền thì còn lại đều hiếu chiến cả. Bản triều nghĩ rằng các nước ở phương nam chúng ta cần thành lập một liên minh, để nhất trí đối ngoại, nhằm giữ vững hòa bình và ổn định cho khu vực.

Kinh triều do phải phân một bộ phận lực lượng chi viện cho Viêm triều đối phó với sự xâm lược của Bắc quân, nên lúc này đây rất cần hòa bình ổn định. Sứ tiết của Kinh triều hỏi :

- Liên minh như thế nào ? Đại nhân có thể nói rõ hơn được không ?

Ngoại vụ đại thần Âu Khang Tử nói :

- Do các nước chúng ta chưa hoàn toàn đồng thuận về tất cả các vấn đề, bản triều nghĩ rằng khi thành lập liên minh chỉ yêu cầu các nước chúng ta nhất trí đối ngoại, phản đối bất kỳ nước nào có ý định xâm lấn hoặc can thiệp vào việc triều chính của các nước trong liên minh; thành lập một lực lượng quân sự chung để cùng hoạt động trong các vùng đệm tại biên giới các nước; đồng thời cam kết các nước trong liên minh không được phát động chiến tranh với nhau. Hai nước các vị đã ký hiệp nghị đình chiến 1 năm. Vậy thì Liên minh của các nước chúng ta thử thành lập trong thời hạn 1 năm xem sao. Nếu sau này thấy hiệu quả thì có thể gia hạn thêm.

Sứ tiết của Man tộc lại quan tâm đến vấn đề quân sự, nên hỏi :

- Thành lập lực lượng quân sự chung như thế nào ? Tỷ lệ quân đội các nước ra sao ?

Ngoại vụ đại thần Âu Khang Tử nói :

- Trong các hiệp nghị, các nước chúng ta đã cam kết mỗi khi cần có hành động quân sự tại các vùng đệm ở biên giới thì phải do quân đội hai nước giáp giới cộng đồng tiến hành. Vậy thì chúng ta cứ theo đó mà thành lập lực lượng quân sự chung, để khi có vấn đề khẩn cấp thì có thể phản ứng ngay được. Còn về tỷ lệ quân đội các nước đóng góp thì theo ý bản triều, Kinh triều đóng góp 3 đoàn sĩ binh và 1 Pháp sư đoàn, Man tộc đóng góp 3 đoàn sĩ binh và 1 Vu sư đoàn, bản triều đóng góp 2 Tế tự đoàn, tất cả hợp thành 1 vệ, khu vực hoạt động chủ yếu ở đất Phần Dương. Mỗi nước chúng ta phái ra một vị Tướng quân, có vấn đề gì thì sẽ cùng nhau thương nghị giải quyết.

Sứ tiết hai nước đều cảm thấy đề nghị này rất khả thi, nhưng đề nghị này nằm ngoài kế hoạch, phải còn chờ triều đình bản quốc bàn bạc quyết định. Sứ tiết của Kinh triều nói :



- Đề nghị này rất hay, nhưng bản sứ còn phải bẩm báo với Kinh vương rồi mới quyết định được.

Sứ tiết của Man tộc cũng nói :

- Phải đó. Bản sứ cũng cần bẩm báo với Man vương. Việc tham gia Liên minh hay không, chỉ có Man vương mới có thể quyết định.

Tuy nói vậy, nhưng mọi người đều nhận định rằng cả Kinh triều và Man tộc rồi sẽ đồng ý thành lập Liên minh, bởi hiện tại cả hai nước đều có vấn đề trong nội bộ bản triều, cần có một thời gian yên ổn để xử lý. Thời gian hiệp ước 1 năm là rất hợp lý. Quả nhiên, sáng hôm sau sứ đoàn 2 nước rời Nguyên Đô hồi quốc thì chiều hôm đó đã quay trở lại, cùng Ngoại vụ đại thần của Thần Thánh quốc độ Âu Khang Tử ký kết hiệp ước thành lập Liên minh. Hiệp ước này sau được gọi là Hiệp ước Nguyên Đô, có các nội dung chính như sau :

Các nước ở phương nam gồm Kinh triều, Man tộc và Thần Thánh quốc độ cùng nhau thành lập Liên minh, tên gọi là Nam phương Liên minh. Mỗi nước luân phiên làm Minh chủ trong 1 tháng. Thần Thánh quốc độ làm Minh chủ tháng đầu tiên, sau đó đến Kinh triều, rồi đến Man tộc.

Liên minh nhất trí đối ngoại, phản đối bất kỳ nước nào có ý định xâm lấn hoặc can thiệp vào việc triều chính của các nước trong liên minh. Khi một nước trong Liên minh bị một nước bên ngoài Liên minh xâm lấn, các nước còn lại có nghĩa vụ hỗ trợ.

Các nước trong Liên minh không được đối nội bộ phát động chiến tranh. Hễ nước nào vi phạm, các nước còn lại sẽ cộng đồng chế tài.

Công nhận các vùng lãnh thổ hiện hữu của nhau. Từ nay về sau, Man tộc chủ yếu mở rộng lên phía bắc, Kinh triều chủ yếu mở rộng sang phía đông, Thần Thánh quốc độ chủ yếu mở rộng xuống phía nam.

Thành lập lực lượng quân sự chung, để cùng hoạt động trong các vùng đệm tại biên giới các nước. Kinh triều đóng góp 3 đoàn sĩ binh và 1 Pháp sư đoàn. Man tộc đóng góp 3 đoàn sĩ binh và 1 Vu sư đoàn. Thần Thánh quốc độ đóng góp 2 Tế tự đoàn. Tất cả hợp thành 1 vệ, chỉ huy sở đóng tại đất Phần Dương. Mỗi nước phái ra một vị Tướng quân, có vấn đề gì thì sẽ cùng nhau thương nghị giải quyết.

Mở cửa biên giới đối với nội bộ Liên minh. Dân chúng các nước trong Liên minh có thể qua lại biên giới mà không cần xin phép.

Các nước trong Liên minh được tự do thông thương trong lãnh thổ toàn Liên minh, thuế suất thống nhất là 5%.

Thời hiệu hiệp ước : 1 năm. Sau 1 năm, tùy tình hình mà có thể gia hạn thêm.

Sau khi Hiệp ước Nguyên Đô được đại diện ba nước ký kết, Nam phương Liên minh nổi tiếng toàn “Vương Mệnh” chính thức được thành lập. Đồng thời, Giang Phong cũng rời Nguyên Đô, bắt đầu cuộc chiến tranh ở Hoài Bắc.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play