“Giang tộc định cư lại đất Thục. Do sống tại vùng đồng bằng gần sông lớn, ngoài chăn nuôi và săn bắn, họ đã bắt đầu trồng trọt, chủ yếu là trồng các loại cây ăn trái mà họ mang về từ trên rừng. Từ đó, thức ăn của họ ngày càng phong phú hơn.
Sau một thời gian phát triển, Giang tộc ngày càng trở nên hùng mạnh. Theo thông lệ, khi bộ lạc đã đông đảo, một số nhóm tộc nhân sẽ ra đi mở mang các vùng đất mới. Lần này họ lên đường tiếp tục men theo sông Giang đi về phía hạ lưu.
Càng đi về phía đông, trước mắt họ xuất hiện nhiều vùng đồng bằng rộng lớn hơn. Họ chọn một vùng đất đai màu mỡ nhất định cư lại. Sau nhiều năm trồng trọt các loại cây ăn trái có sẵn từ trên rừng, họ đã phát hiện ra kê (sách xưa gọi là thử), và đã bắt đầu đốt rừng để lấy đất canh tác. Việc trồng kê đã mang lại lượng lương thực lớn và ổn định, ít còn phụ thuộc vào việc săn bắn và chăn nuôi. Họ đã bắt đầu chuyển sang nền kinh tế nông nghiệp với trồng trọt là chính. Một họ tộc mới xuất hiện : Thần Nông thị.”
(chú 1 : Thần Nông thị tộc nhân làm ruộng, mỗi năm lại đốt ruộng trước khi bắt đầu vụ canh tác mới. Quá trình này diễn ra hàng trăm năm, nên sau này còn có người gọi họ là Viêm tộc. Người Hán thích gọi là Viêm tộc, trong khi người Việt vẫn gọi là Thần Nông thị. Tập quán đốt ruộng này đến ngày nay vẫn được nhiều nông dân áp dụng).
(chú 2 : Viêm (炎) là từ cổ để chỉ ngọn lửa. Hoàng tộc Hữu Hùng thị sống ở phía bắc, lăm le nhòm ngó đất đai của Viêm tộc Thần Nông thị ở phương nam, rồi dùng luôn từ Viêm để chỉ phương nam, vùng đất nóng (so với phương bắc). Ví dụ Viêm phương (炎方) để chỉ phương Nam, viêm nhiệt (炎熱) để chỉ cái nóng của phương Nam, ...)
Kể xong, Giang lão ngừng một lúc, rồi mới nói tiếp :
- Do Thần Nông thị xuất từ Giang tộc, nên Giang tộc có địa vị siêu nhiên. Nơi Giang tộc thờ phụng Tổ tiên được tôn xưng là Thần Sơn. Trên Thần Sơn có nhiều Tôn miếu, nhưng lớn nhất vẫn là Phục Hy Tôn miếu, Nữ Oa Tôn miếu và Đế Giang Tôn miếu. Phục Hy tộc, Nữ Oa tộc và Giang tộc được tôn xưng là Tam đại Cổ thần tộc. Cũng chính vì được tôn xưng là Thần tộc, Giang tộc không tiện can thiệp quá sâu vào nội tình của nhân gian giới.
Hóa ra là thế, Giang Phong nghĩ rằng những người đầu tiên tôn xưng Giang tộc là Thần tộc, chắc có lẽ muốn biến Giang tộc thành thần thánh để thờ phụng, để Giang tộc có địa vị siêu nhiên, không còn thuộc nhân gian giới, nên sẽ không tiện can thiệp vào việc tranh giành quyền lực giữa bọn họ. Thế nhưng, Giang tộc giữ vai trò Thần tộc được chư tộc thờ phụng, có địa vị siêu nhiên suốt mấy vạn năm nay, hẳn thật lực không phải tầm thường.
Theo các tài liệu nghiên cứu về kỷ băng hà, các giai đoạn băng hà lập lại theo chu kỳ. Thời kỳ băng hà gần đây nhất bắt đầu từ cách đây 7 vạn năm, đến khoảng 4 vạn năm trước thì băng hà lui dần (khí hậu ấm dần lên) và chấm dứt vào khoảng 1 vạn năm trước. Giai đoạn này khoa học gọi là giai đoạn băng giá Wisconsin. Vào giai đoạn đỉnh điểm, băng tuyết phủ kín cả khu vực Á - Âu và Bắc Mỹ. Rìa ngoài cùng của khối băng Bắc cực ở vào khoảng 45 độ vĩ bắc (trên Bắc Kinh một chút), còn băng tuyết phủ kín đến “gần” xích đạo.
Do đó, tuy không thể xác định chính xác thời điểm Phục Hy tộc đến định cư ở Thiên Sơn, nhưng chắc chắn vào khoảng 7 vạn năm trước đây (trước khi thời kỳ băng hà đến). Còn Giang tộc đến định cư ở đất Thục, tạo dựng nên nền văn hóa Thục Sơn cách nay vào khoảng 4 vạn năm, cũng là thời kỳ con người bắt đầu trồng trọt, phát triển nền văn minh nông nghiệp. Do có lịch sử rất cổ xưa, lại là Tổ tiên chung, được tôn xưng Cổ thần tộc, được chư tộc thờ phụng cũng là chuyện bình thường.
Nghe Giang lão kể xong, Giang Phong hỏi :
- Chúng ta đến Thần Sơn không có vấn đề gì chứ ?
Giang lão vuốt râu cười nói :
- Cậu mang bản vẽ Phục Hy Thần tượng về Thần Sơn để trùng chấn Tôn miếu, là việc đáng vui đáng mừng, còn có vấn đề gì nữa mà lo.
Giang Phong lại nói :
- Nhưng vẽ lại bản vẽ Phục Hy Thần tượng không phải là chuyện dễ dàng nha.
Giang lão nói :
- Hồ lão quỷ hiệu xưng phu tử là bằng chân tài thực học đó nghe. Cứ giao việc đó cho lão ta. Lão nghĩ lão ta phối hợp với điêu khắc đại sư, hẳn có thể vẽ lại được.
Suy nghĩ một lúc, Giang Phong nói :
- Vậy cứ như thế đi. Sau khi vẽ lại được bản vẽ Thần tượng, ông hãy đưa cháu đến Thần Sơn bái kiến chư vị trưởng lão. Ngày mai cháu phải đến Linh Sơn gặp Bách Tuế Tôn sư.
Chợt nghĩ đến hang động ở phía nam thành, Giang Phong quay sang nói với lão Lâm An :
- Chuẩn bị cho ta đá, gỗ và lương thực mỗi thứ 10 vạn đơn vị, nhớ là dùng loại liệt chất, chất lượng kém nhất đó. Ta có việc cần dùng.
Các lãnh địa của Giang Phong trước nay chỉ dự trữ thượng phẩm vật tư, như gỗ quý, cẩm thạch, bạch ngọc thạch, … Nhưng sau khi chiếm lãnh các thành trấn của Man tộc, liệt chất vật tư thu được rất nhiều, và với yêu cầu thẩm mỹ của Giang Phong, liệt chất vật tư không thể dùng để xây dựng các kiến trúc trong thành, do đó mà còn tồn trữ lại rất nhiều. Lão Lâm An phụng mệnh đi chuẩn bị ngay. Còn Giang Phong giải tán hội nghị, đi tập họp binh mã. Lần này để rút ngắn thời gian, Giang Phong quyết định đánh nhanh thắng nhanh, nên đã huy động toàn bộ 3 Cấm vệ kỵ binh đoàn và 1 vệ hỗn hợp binh chủng pháp sư, cung thủ, tế tự. Giờ đây Giang Phong có uy vọng là 6, có thể trực tiếp thống lĩnh 4096 binh sĩ.
Đại đội binh mã cùng 300 cỗ xe ngựa chở theo 30 vạn đơn vị vật tư rầm rộ kéo đến hang động ở ngọn núi phía nam thành. Một tiếng lệnh truyền, Cấm vệ kỵ binh tràn vào trong động; tiếp đến là cung thủ, pháp sư và tế tự; xe ngựa chở vật tư đi cuối cùng. Do đã có kinh nghiệm từ lần trước, đại quân thế như phá trúc, ngay cả Linh quái ở tầng thứ tư cũng chỉ cầm cự được gần 1 khắc là bị tận diệt. Hơn trăm Linh quái đẳng cấp 50 bị hơn ba trăm Cấm vệ kỵ binh đẳng cấp đều trên 50, phối hợp với hơn nghìn viễn trình binh sĩ vây đánh, bị đồ sát là chuyện đương nhiên.
Đại đội binh mã kéo xuống đến tầng thứ năm, Giang Phong xem lại thời gian, từ cửa hang động xuống đến đây chỉ hơn nửa giờ. Có vật tư, Giang Phong cho binh sĩ khiêng đến “Nguyệt lão tế đàn” rồi khởi động hệ thống trao đổi. Tế đàn khẽ chấn động, hào quang rực sáng, rồi tế phẩm lần lượt biến mất. Thay vào đó là vật phẩm mà Giang Phong muốn đổi : Phiếu đăng ký kết hôn. Ba mươi vạn vật tư tế phẩm đã đổi về 1 ngàn Phiếu đăng ký kết hôn. Giang Phong nghĩ rằng một khi công bố tin tức, chỉ e không đủ dùng trong 1 ngày. Nhưng tạm thời vật tư không nhiều, chỉ có thể tạm dùng bao nhiêu đây, xem như thử thị trường vậy. Hơn nữa, cái gì hiếm mới quý.
“Phiếu đăng ký kết hôn : đặc thù vật phẩm; yêu cầu đẳng cấp 25; điền tên hai người nam nữ vào phiếu, rồi đến Quan phủ đóng lệ phí kết hôn, được Quan phủ đóng dấu chứng nhận, sẽ trở thành phu thê.”
A. Thì ra đây chỉ là phiếu đăng ký, còn phải đến đóng tiền cho Quan phủ để đóng dấu chứng nhận nữa. Nhưng như thế thì Giang Phong sẽ lại có thêm một khoảng thu nhập, càng tốt chứ sao.
Xong đâu đấy, Giang Phong lại kéo quân hồi thành. Đối với số Phiếu đăng ký kết hôn này, Giang Phong đã nghĩ ra cách xử lý rất hay, nên cho gọi lão Lâm An đến, trao cho lão 1 nghìn phiếu đó, rồi hỏi :
- Phiếu đăng ký kết hôn này sử dụng thế nào ?
Lão Lâm An nhìn ngắm một lúc, rồi cả mừng nói :
- Đại nhân. Quan Phủ vốn có chức năng chứng nhận kết hôn, thế mà trước nay vẫn không sử dụng được, hóa ra là còn thiếu thứ này. Chúng ta chỉ cần đóng Quan ấn lên phiếu là có giá trị thôi. Có điều, chỉ có cấp trấn, thành mới có thể đóng dấu chứng nhận.
Chỉ có cấp trấn, thành mới có Nha Phủ, Phủ Đường, nên mới được gọi là Quan phủ. Cấp thôn, làng, Hương không được xem là Quan phủ. Hiện trong lãnh địa của Giang Phong, chỉ có An Phú Trấn và Phong Khê Thành là cấp thành trấn khai phóng cho người chơi tự do đi đến. Mỗi nơi 500 phiếu cũng được. Giang Phong lại hỏi :
- Lệ phí thu thế nào ?
Lão Lâm An nói :
- Hồi đại nhân. Mức lệ phí tùy đại nhân quy định, nhưng không được thấp hơn 1 ngân tệ. Phiếu đăng ký tính riêng.
Giang Phong thầm tính toán. Chi phí vật tư là 600 đồng tệ, tức 6 ngân tệ (tính theo giá thị trường lúc này : gỗ 1,5 đồng tệ; đá 2,5 đồng tệ; lương thực 2 đồng tệ /đơn vị). Nếu tính thêm công sức chiến đấu gian khổ (với người bình thường khác) từ trên cửa hang động xuống đến tầng dưới cùng, định giá 10 ngân tệ cũng không quá đắt.
Tính toán một lúc, Giang Phong nói :
- Chia cho Văn Tổ Miếu ở Phong Khê Thành và Văn Tổ Thần Miếu ở An Phú Trấn mỗi nơi 500 phiếu, để các tế tự phụ trách tổ chức kết hôn, Quan phủ chỉ phụ trợ. Mỗi cặp nam nữ đến đăng ký thu 10 ngân tệ, bao gồm cả lệ phí và chi phí kết hôn. Nếu có thể thì thu thêm tiền rồi tổ chức tiệc cưới linh đình cho bọn họ.
Lão Lâm An vâng dạ, lập tức đi bố trí. Lão vốn tinh minh, lại giỏi quản lý, giao việc cho lão Giang Phong rất yên tâm.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT