Đại phân liệt.

Lê tộc tự lập như giọt nước làm tràn ly, khiến uy tín của tôn tộc giảm mạnh. Nhiều bộ lạc tuy không nói ra, nhưng đều bất mãn việc tôn tộc chỉ lo hòa giải với Hoàng tộc mà không nghĩ cách kìm chế bọn họ. Mọi người đều biết Hoàng tộc hiếu chiến, vì mới bại trận nên chấp nhận hòa giải, thù oán đã kết, không nghĩ cách kìm chế, sau này sẽ là mối họa lớn của Thần Nông thị.

Dần dần, tôn tộc chỉ còn trên danh nghĩa. Hiệu lệnh không ra khỏi được Bình Nguyên. Toàn lãnh địa của Thần Nông thị phân thành nhiều lãnh địa nhỏ.

Vùng tây bắc là lãnh địa của Khương (姜) tộc, trực tiếp tiếp giáp Hoàng (黃) tộc. Phía đông Khương tộc là vùng ảnh hưởng của tôn tộc, trung du Hoàng Hà do tôn tộc kiểm soát, nên còn được gọi là Hà (河) tộc. Phía đông Hà tộc, phần duyên hải là lãnh địa Cửu Lê (九黎) tộc.

Phía nam Hà tộc cho đến bắc ngạn sông Giang là lãnh địa của Do (由) tộc. Đây là những tộc nhân đầu tiên của Giang (江) tộc đông tiến, phát hiện ra cách trồng lúa, nên lấy Do làm họ, ý nghĩa là mầm non trên đồng ruộng (田). Vùng nam ngạn sông Giang đến Động Đình Hồ là địa bàn Dung (融) tộc. Họ tự nhận là con cháu thần lửa Chúc Dung (祝融) nên lấy Dung làm họ. Người Hán còn gọi họ là Chúc Dung thị.

Vùng Động Đình Hồ là lãnh địa của Hồ (湖) tộc. Phía nam nữa là Miêu (苗) tộc, ý nghĩa là mầm non (Do) đã phát triển lớn hơn, thành lúa non (Miêu).

Ngoài ra còn rất nhiều bộ lạc nhỏ khác. Thần Nông thị đã bị phân liệt. Tuy nhiên, cũng còn may là khi có ngoại địch, toàn thể tộc nhân đều nhất trí đối ngoại, mâu thuẫn nội bộ tính sau. Đó là một trong những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên mà đến ngày nay người Việt còn thừa hưởng được.

Phần tiếp : Nội chiến.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play