“Cháu ơi? Tỉnh rồi à?” Không biết bà Y Mộc đã xuất hiện bên giường tôi từ lúc nào, không ngồi mà cứ đứng vậy, ôm cái hộp trong lòng.
“Cháu không ngủ, chỉ là ăn quá no, cơm bà làm rất ngon!” Tôi vừa nói vừa đỡ bà ngồi xuống.
Cuối cùng nét mặt căng thẳng của bà Y Mộc cũng trở nên tươi tắn hơn, động tác cũng thoải mái hơn. Bà mở một chiếc hộp nhỏ, bên trong có một đôi găng tay, một chiếc chụp tai và dưới cùng là một bức thư.
“Cháu ơi, bà không biết chữ, cháu là người đi học, cháu biết chữ, đọc cho bà nghe nhé?”
“Dạ!” Biết được tâm tư trẻ con của bà cụ, tôi sảng khoái đáp ứng.
Vẻ mặt của bà Y Mộc càng thêm sáng lạn hơn, lập tức đưa bức thư cho tôi.
“Đây là bức thư cháu bà viết cho bà khi mới học viết chữ. Bà nghĩ cháu bà chắc cũng tầm tuổi cháu rồi.”
Tôi cười cười, cầm lá thư như vật báu mở ra, nét chữ xiêu xiêu vẹo vẹo lan tỏa ra cái ấm áp, sự yêu thương.
“Bà nội, bà nội…”
“Ơi… ơi…” Bà cụ Y Mộc cười giống như đóa hoa sen nở rộ, ngọt ngào trả lời.
“Cháu và bố mẹ ở Thượng Hải rất tốt. Thượng Hải rất to rất to, có rất nhiều rất nhiều phòng, và cũng có rất nhiều rất nhiều xe, có rất nhiều thứ để chơi. Có điều cháu vẫn thích ở cùng với bà nội, so với những thứ đồ chơi này cháu càng thích cùng bà ra bờ sông bắt cá hơn. Bố nói hôm nay là ngày quốc tế phụ nữ, bà nội cũng có thể đón ngày này. Bố nói mùa hè năm nay sẽ đưa cháu về, cháu sẽ mang thật nhiều đồ chơi về, thật nhiều đồ ăn ngon.”
“Được, được, được! Về là tốt rồi, về là tốt rồi…” Không biết từ lúc nào hai hàng nước mắt trong suốt lăn dài trên khuôn mặt gầy gò của bà cụ, rơi xuống mu bàn tay tí tách, không có bất cứ điềm báo nào.
Dừng bút là vào ngày 8/3/2008. Tôi nghi hoặc nhìn vào ngày tháng cuối bức thư. Bây giờ đã là cuối năm 2012, tức là đã qua bốn năm rồi, nhưng khi nghe giọng điệu của bà Y Mộc thì cháu bà vẫn chưa từng về.
“Có thể kể chuyện cho bà nghe không?”
Trong mắt bà lóe lên chút gì đó, giọng điệu khẩn cầu dè dặt này làm tôi dường như không thể từ chối.
Tôi lại nghĩ đến bà nội của tôi. Bà lúc đó cũng cần có một đứa trẻ dỗ dành. Có thể chỉ là tuần hoàn mà thôi, lúc chúng ta còn nhỏ không phải cũng được người lớn dỗ như vậy ư?
“Vâng!” Tôi xoa xoa chiếc mũ dày màu đen trên đầu bà giống như xoa đầu một đứa trẻ.
Hồ Bắc cuối thu tuy chưa có tuyết rơi nhưng cũng đủ để điều hòa độ ấm, bất kể ngày đêm.
Căn phòng rất đơn sơ, bốn bề trống vắng mịt mờ bị cái hiu quạnh chầm chậm nhét đầy. Dường như chỉ có chiếc bàn bốn chân, một chiếc ghế, một chiếc đài, và một chiếc ti vi bám đầy bụi bẩn (vì quá lâu không dùng đến).
Giường bị bao quanh bởi áo bông dày, đầu giường trên tường treo một bức tranh đơn giản xấu xí đã ố vàng. Trong bức tranh bằng bút sáp màu với màu sắc đơn điệu có vẽ bốn người. Nét vẽ xiêu vẹo vẽ lên mộng ước tương lai. Từ nét vẽ ngây thơ có thể nhận ra bức tranh do một đứa bé 5, 6 tuổi vẽ về gia đình…
Dưới nét vẽ nghuệch ngoặc là một tâm hồn đẹp nhất, một ước mơ đẹp nhất.
Nếu nói mỗi tác phẩm nghệ thuật đều chứa đựng kế hoạch và ước mơ của mỗi nhà họa sĩ thì tác phẩm này cất giữ một thiên đường vô tận của một đứa trẻ.
Tác phẩm này không hề kém kiệt phẩm “Mona Lisa mỉm cười”, thậm chí cả sự cô độc tự do của bà.
Chỉ tiếc là thiên đường bé nhỏ này bị bộ mặt thật của cuộc sống, khoảng cánh hiện thực và đồng tiền bất đắc dĩ ngăn chặn cả một biển rộng nên chỉ có thể đứng trên bờ biển nhìn xa xăm, đối mặt với gió biển gào thét.
Bà Y Mộc lấy một quyển sổ ố vàng từ chỗ sâu nhất của ngăn kéo, trong quyển sổ đó có chứa câu chuyện của bà không ai có thể biết được, nhưng bà nhất định đã trải qua, cũng từng cười ngọt ngào, ngồi trên giường như vậy kể chuyện cho cháu bà nghe.
“Một ngày đẹp trời, một phù thủy đi qua khu rừng rậm, gậy thần rơi trên mặt đất, biến một cái nấm trở nên vừa to vừa mập, bà phù thủy không nghĩ nhiều liền bỏ đi.
Không lâu sau, thỏ con chạy qua đó, nó đang chơi trốn tìm cùng với bạn bè. Nó đợi rất lâu, thấy hơi đói, vừa hay nhìn thấy cây nấm đó, nó lập tức hái xuống.
Con chim mổ vài nhát trong miệng toàn nấm, vẫn không thấy bạn bè, Bôn Bôn gấp gáp chạy ra ngoài rừng hét to: “Tớ ở đây nè! Sao các bạn không đến tìm mình?”
“A, quái thú!” Chúng bạn vừa nhìn thấy nó, toàn bộ đều chạy mất.
“Mấy đứa này đúng là điên rồi!” Bôn Bôn vẫn cho rằng mọi người đang trêu đùa nó! Nó bay nhanh đuổi theo, còn cố ý dùng âm thanh dọa người hét: “Ta là quái thú! Ta muốn ăn thịt các ngươi!”
Không ngờ rằng, đám bạn điên hết rồi, dùng hết sức chạy trốn, chớp mắt chạy không thấy bóng dáng, trên sườn núi chỉ còn lại Bôn Bôn. “Lạ thật, tại sao đột nhiên mọi người lại sợ mình? Còn nói mình là quái thú?” Bôn Bôn nhăn mày, đi đến bên bờ suối.
Lúc đứng bên bờ suối, nó nhìn thấy ảnh trong nước, đó là một quái thú có cái sừng dài trên đầu, một cái đuôi to sau mông.
“Mình… sao mình lại biến thành như thế này?” Thỏ Bôn Bôn bị dọa đến sợ hãi, muốn về nhà tìm mẹ. “Nhưng, mẹ có thể nhận ra mình không?” Tim nó đập mạnh. Nếu không về nhà thì chỉ có thể ở núi làm quái thú thôi. Nó không muốn làm quái thú, nó muốn tiếp tục là một chú thỏ vui vẻ. Nó nhớ đến lời mẹ: “Bất kể con gặp chuyện gì, đều có thể về nhà tìm mẹ!”
Nó nâng cao dũng khí hướng về nhà. Mẹ đang phơi quần áo. Bôn Bôn dùng sức gãi gãi da bụng nói: “Mẹ, con là Bôn Bôn, mẹ có nhận ra con không?”
“Ôi!” Mẹ bị dọa sợ, quay người muốn chạy, nhưng ngay sau đó lại quay người lại.
“Bôn Bôn của ta cũng thích gãi bụng, chẳng lẽ…” Mẹ nhìn chằm chằm vào mắt nó, dùng sức nhìn. Bỗng nhiên bà kéo Bôn Bôn ôm vào lòng nói: “Đúng rồi, con là Bôn Bôn! Chỉ có Bôn Bôn của mẹ mới có ánh mắt như vậy!”
Mẹ vùa nói xong, Bôn Bôn lập tức biến lại thành một con thỏ đáng yêu.
“Oa, con lại biến lại rồi!” Bôn Bôn ôm chặt mẹ nói: “Con không cần cả đời làm quái thú nữa rồi! Thì ra, chỉ cần có người nhận ra bản thân, ma pháp sẽ liền biến mất.”
Mẹ cười híp mắt nói: “Bất kể con cái biến thành như thế nào, người làm mẹ đều có thể nhận ra!”
Nghe thấy tiếng hô hấp đều đặn, thực ra lúc đọc một nửa bà Y Mộc đã ngủ rồi, nhưng tôi vẫn nhỏ tiếng đọc tiếp, giống như năm đó họ đọc cho chúng ta nghe. Dáng vẻ ngủ say an nhàn dường như trở về lúc còn nhỏ. Tôi nhẹ xoa đầu bà, giống như xoa cho một đứa trẻ.
Tôi nhìn viên kẹo trong tay cười. Có lẽ bà Y Mộc nói đúng. Bà nói, kẹo là thiên đường của trẻ con.
Ừm, không hề sai chút nào. Nhìn khuôn mặt say ngủ của bà tôi thì thào tự nói.
Sự lùi bước của họ chẳng qua là giống như thời đại vứt bỏ cái đinh ốc rỉ sắt, đơn giản mà dễ dàng. Nhưng trên những trang lịch sử chẳng qua chỉ là lưu lại dấu chân không thể bỏ qua công lao hiếm ai biết.
Tôi rón ra rón rén đi ra khỏi phòng bà Y Mộc, trong gió lạnh thấu xương ánh trăng phá lệ sáng ngời.
Bốn phía im lặng giống chiếc thuyền cô đơn trên biển, có loại hưng phấn nói không lên lời, cũng có loại tư thái đứng trên cao nhìn xuống, giống như Thượng đế vừa uống cà phê vừa thưởng thức trận đấu ngu xuẩn của con người, mà tôi khoác chiếc áo bông nhìn gió gào thét bên ngoài.
Hết chương 5
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT