Năm 1925, năm Dân quốc thứ 14. Hoa Hạ bốn phía thụ địch, cường quốc như hổ rình mồi.
Nơi nơi đều là khói thuốc súng, ngay cả trong không khí cũng tràn ngập mùi máu tươi.
Thôn trang nhỏ ở ngoại thành Thượng Hải, tin tức bế tắc, được núi lớn cản bớt đi mùi máu tươi nồng đậm. Nhưng thôn dân ở đây cũng không khá hơn, dưới thời loạn, dù nhìn không thấy hay không phải đi chạm vào súng ống đạn dược, cũng sống không tốt.
Thôn dân cày một mẫu ba phần ruộng, ngẫu nhiên săn được gà rừng thỏ hoang, cũng không có dư ra mỡ để chiên nấu, cuộc sống nghèo khổ. Hơn nữa thanh niên trai tráng trong thôn hoặc là bị bắt lính, hoặc là tự mình thức tỉnh đi tham gia quân ngũ, còn lại trong nhà, cơ bản đều là người già phụ nữ và trẻ em.
Lý Thúy chính là một 'phụ nữ' trong số đó, trong bụng nàng chính là 'đứa trẻ' kia.
Lý Thúy mới vừa cùng chồng kết hôn được một năm.
Bà mối dẫn dắt, gặp mặt hai lần, trưởng bối trong nhà vừa lòng, liền gả. Kết hôn xong chồng đối với nàng cũng tốt, thân thể khoẻ mạnh, có trách nhiệm, việc trong nhà việc ngoài ruộng cũng không có chút lơ là nào, Lý Thúy cảm thấy là đã gặp đúng người. {LAOHU}
Thích hay không thích đối với nàng mà nói không quan trọng, có thể sống yên ổn là được.
Nhưng rất nhanh chồng nàng không muốn sống yên ổn.
Hắn ngồi ở mép giường cả đêm, một câu cũng không nói, đến gần hừng đông rốt cuộc mới chịu mở miệng: "Thúy, anh muốn đi tham gia quân ngũ."
Lý Thúy trong lòng chấn động, nàng cho dù không ra ngoài gặp qua việc đời, nhưng cũng nghe người từ bên ngoài trở về kể lại, bây giờ mà tham gia quân ngũ, đứt tay đứt chân trở về được xem như may mắn, hơn phân nửa đều sẽ mất mạng. Nàng cúi đầu không hé răng, không muốn đáp ứng.
Hắn lại nói: "Thúy a, quốc muốn vong, thì gia cũng không có."
Lý Thúy thất thần, nàng biết hắn có đi học trường tư thục vài ngày, hiểu nhiều đạo lý lớn. Không giống như nàng, chữ to không biết một cái, chỉ muốn giữ đất cằn trong nhà, một ngày ăn hai bữa cháo loãng đến không thể loãng hơn là tốt rồi.
Hắn ngồi một đêm, nàng suy nghĩ một ngày.
Chờ hắn lại về đến nhà, Lý Thúy đã giúp hắn thu thập xong tay nải, thả hai cái bánh nướng, thấy hắn về, nói: "Anh đi đi, em sẽ chăm sóc tốt cho cha mẹ."
Nói xong liền quay đi, ngăn không được gạt lệ.
Trong nhà không có cái tráng đinh, cuộc sống về sau sẽ càng khổ.
Nàng cũng không biết vì sao lại đáp ứng, chỉ là vẫn luôn nghĩ tới lời hắn nói.
"Thúy a, quốc muốn vong, thì gia cũng không có."
Nàng còn nhớ rõ chồng mình trước khi đi, đã ôm nàng thật chặt, đó là lần duy nhất nàng cảm thấy tâm động, phát hiện ra mình thích hắn, mà không phải chỉ nghĩ sống chắp vá.
Sau khi chồng nhập ngũ, Lý Thúy liều mạng đến tàn nhẫn, đem mọi việc trong nhà từ trong ra ngoài xử lý đến gọn gàng ngăn nắp.
Không đến một tháng, nàng phát hiện ra mình mang thai.
Cha mẹ chồng rất vui, khi con trai bọn họ quyết ý đi tòng quân cũng đã chuẩn bị tâm lý thật tốt, là nhi tử không về được. Con trai độc nhất muốn đi, muốn giữ lại, giữ không được, chỉ có thể để hắn đi. {LAOHU}
Hiện tại con dâu có thai, ít nhất Kiều gia còn có đời sau.
Lý Thúy cũng vui.
Nhưng rất nhanh trong thôn liền có lời đồn, nói đứa con trong bụng Lý Thúy là của người khác. Còn nói thành thân một năm không mang thai, như thế nào nam nhân mới ra cửa một tháng liền có con.
Hai lão có khổ mà nói không nên lời, trong nhà không có tráng đinh, chỉ có bị khi dễ.
Lý Thúy vốn dĩ không thèm để ý mấy chuyện này, nhưng nghe quá nhiều, ở trong thôn cũng có người chỉ chỉ trỏ trỏ. Nàng rốt cuộc nhịn không được, tìm ra kẻ phát tán lời đồn, vác con dao đốn củi chạy đến trước cửa nhà người nọ, lớn tiếng hỏi: "Con mắt nào của ông thấy tôi thông đồng đàn ông? Ông kêu người đó tới, tôi chết trước mặt ông, dùng máu để trả trong sạch cho mình!"
Tên bịa đặt kia vốn dĩ chỉ là nhiều chuyện, lần này gặp phải nàng chạy đến cổng lớn vung đao giận dữ, khiếp sợ. Mới đầu còn giảo biện hai câu, nhưng người trong thôn đều quen biết nhau, không dám chỉ loạn là ai. Bị thôn dân vây xem ấp úng nói không ra lời, còn mắng Lý Thúy hai câu.
Ai ngờ Lý Thúy cầm dao đốn củi đòi xông lên liều mạng.
Nếu không phải thôn dân khuyên can, hắn cảm thấy mình thật sự bị chém chết. Cuối cùng đành phải xin tha, nói là mình bịa chuyện, Lý Thúy lúc này mới dừng tay.
Lý Thúy một đường xách dao chẻ củi về đến nhà, hùng dũng oai vệ, khí phách hiên ngang, người trong thôn đều nhìn thấy.
Nàng về đến nhà, vừa đóng cửa lại, dao chẻ củi rơi xoảng xuống đất, nàng ngồi bệt xuống khóc rống.
Nếu trong nhà có đàn ông có thể ra mặt, nàng mới không muốn đi làm chuyện như vậy, quá mất mặt.
Nàng khóc một hồi, rồi lau nước mắt, trước khi nam nhân của nàng quay về, nàng phải kiên cường một chút, làm trụ cột trong nhà.
Bất quá bởi vì có một tuồng này của Lý Thúy, trong thôn không còn ai dám bịa đặt, khi dễ Kiều gia bọn họ nữa.
Chờ khi bụng nàng lớn dần, ôm bụng to xuống ruộng làm việc, mấy phụ nữ khác nhìn không nổi, cũng qua hỗ trợ.
Cuộc sống tuy gian nan, nhưng ít ra vẫn còn chống cự được.
Nhưng nam nhân của nàng, vẫn không có tin tức.
Chờ tới tháng thứ sáu, đã bắt đầu mùa đông, trời rất lạnh, là mùa mà người già thân thể suy yếu khó chống cự nhất. Trong thôn lục tục có người ly thế, đại khái là đã tới cuối năm, người bên ngoài lần lượt trở về, cũng lần lượt mang tin tức về.
Lý Thúy mỗi ngày ngóng trông trượng phu có thể gửi cái tin, cho dù là có một chút tin tức xấu cũng không sao, vẫn tốt hơn vô thanh vô tức.
Lại thêm một tháng, Lý Thúy liền phải sinh.
Cha mẹ chồng đã gần như quên mất chuyện của con trai, toàn tâm toàn ý chuẩn bị cho đứa trẻ tương lai của Kiều gia. Ngay vào lúc này, Lý Thúy nghe nói Cẩu Tử lúc trước cùng chồng mình rời thôn nhập ngũ đã trở lại, nhưng chồng mình lại không trở về. {LAOHU}
Nàng đi đến nhà Cẩu Tử, chỉ thấy Cẩu Tử bị cụt một chân, lỗ tai cũng mất một bên, người vốn chắc nịch lúc này gầy trơ cả xương, nhìn liền muốn rơi lệ.
Cẩu Tử vừa thấy nàng, liền khóc rống lên. Hắn vừa khóc, Lý Thúy lập tức luống cuống. Không đợi hắn nói chuyện, Lý Thúy liền vội vàng bỏ đi, sợ nghe thấy chuyện gì đáng sợ.
Nàng run run đi về nhà, trong lòng không khỏi sợ hãi. Không, nam nhân của nàng nhất định còn sống, Cẩu Tử khóc chỉ là...chỉ là cái gì......
Lý Thúy nhịn nước mắt về đến nhà, đẩy cửa ra, liền thấy mẹ chồng treo cổ trên xà nhà.
Đã tắt thở.
—— con trai của bà đã chết, bà cũng không muốn sống nữa.
Mẹ chồng trước đó đã đến nhà Cẩu Tử, biết con mình đã mất. Bà đã nỗ lực gạt chuyện con mình qua một bên, nhưng tin con trai chết vừa truyền đến, bà vẫn không chịu đựng được. Bà cho là mình đã chuẩn bị tâm lý thật tốt, nhưng loại chuẩn bị này, dù có cho hai mươi năm, cũng làm không tốt.
Lý Thúy động thai khí, thai nhi sinh non, Kiều Niệm chưa đủ tháng liền sinh ra.
Kiều Niệm mới sinh ra rất yếu, vẫn là nhờ đám thẩm thẩm trong thôn đến đỡ đẻ, đút cho miếng sữa đầu tiên.
Lý Thúy mấy ngày nay cái gì cũng không nghĩ, không dám nghĩ, sợ suy nghĩ nhiều sẽ không có sữa.
Đám tang mẹ chồng xong, cha chồng thân thể vẫn luôn không tốt nên không quá mấy ngày, cũng đi theo.
Ban ngày có phụ nữ trong thôn đến thăm, Lý Thúy còn có thể gắng gượng, đêm xuống trong nhà trống rỗng, Lý Thúy liền nhịn không được bật khóc, ôm đứa con mới sinh ra không bao lâu mà khóc.
Lại qua nửa tháng, người nhà mẹ đẻ ở trong một chỗ thâm sơn cùng cốc khác nghe tin, vội vàng chạy tới, nói: "Mày còn trẻ, nhà chồng lại không có ai, bỏ đứa trẻ đi, mẹ lại tìm một nhà khác cho mày, còn có thể gả đi."
Lý Thúy lắc đầu, không bỏ được con mình, nàng chưa tận mắt nhìn thấy thi thể nam nhân của nàng, thì không tin là hắn đã chết, nàng phải đợi hắn trở về.
Người nhà mẹ đẻ nóng nảy, nhưng khuyên không được. Cuối cùng đành phải đưa hết chút tiền trên người cho nàng, trước khi đi còn ôm đứa trẻ, bỗng nhiên cảm thấy không thích hợp, hỏi: "Đứa nhỏ sinh ra đã bao lâu rồi?"
"Một tháng."
"Sao còn chưa mở mắt?" Mẹ đẻ dùng tay kéo mí mắt Kiều Niệm, vừa kéo lên, liền thấy một đôi mắt không có đồng tử, la lên, "Là một đứa mù!"
Lý Thúy ngẩn ra.
"Ném đi, mày muốn bị liên lụy cả một đời?"
Lý Thúy ôm lấy đứa trẻ, chết cũng không chịu buông tay.
Hết cách, bọn họ đành phải rời đi, dặn nàng tự chăm sóc mình cho tốt. Nhà mẹ đẻ cũng nghèo, thật sự không có cách nào lo cho nàng. {LAOHU}
Lý Thúy cứ như vậy cõng con xuống ruộng làm việc, bất kể ngày đêm, gầy đến độ trên người không có mấy kí thịt. Tự mình trồng trọt không đủ ăn, chờ nhà người khác thu hoạch, nàng sẽ đến đất nhà người khác nhặt nhạnh từng cái hạt kê, có thể nhặt một hạt thì được một hạt.
Nàng từ kẽ răng tiết kiệm ra lương thực, nuôi lớn Kiều Niệm.
Kiều Niệm được ba tuổi, ngoan ngoãn lại hiểu chuyện, Lý Thúy rốt cuộc cũng không vất vả như vậy nữa.
Nhưng Kiều Niệm không biết mình là người mù, khi hắn chạy tới chơi cùng người khác, cứ nghe thấy câu "Người mù người mù", dần dần hiểu ra mình không giống người khác.
Hắn không thích ra cửa, không thích nói chuyện, cả ngày ở trong nhà, ngồi bên cạnh chuồng gà trong vườn, nghe chúng nó lêu tác tác.
Lý Thúy không muốn con trai mình cứ sa súc tinh thần như vậy, nhưng nàng không biết phải dạy hắn như thế nào. Nàng nghĩ rồi lại nghĩ, cầm chút gạo đi lên trấn trên đổi được ít kẹo, trở về cho một đám trẻ con trong thôn, nhờ bọn chúng chơi với Kiều Niệm.
Khi trẻ con trong thôn tìm Kiều Niệm chơi, Kiều Niệm vừa mừng vừa sợ.
Cứ như vậy mà vượt qua thơ ấu.
Lý Thúy muốn cho Kiều Niệm đi học, nhưng không có tiền. Bên ngoài càng ngày càng loạn, chiến hỏa đã muốn lan đến khe suối gần đó, cuộc sống của thôn dân cũng không tốt đẹp gì.
Lý Thúy da mặt dày mang Kiều Niệm đi gặp một lão tiên sinh nghe nói là tú tài trong thôn, xin ông thu Kiều Niệm làm học sinh.
Lão tiên sinh đã già cả mắt mờ, tay cầm bút cũng đã phát run. Thấy còn có người tin tưởng học thức của ông, rất vui, liền nhận.
Lý Thúy có rảnh liền ra sông vớt cá, làm tốt đưa qua. Lên núi hái chút quả dại, cũng đưa qua cho lão tiên sinh, trong khi mình một miếng cũng không nỡ ăn.
Kiều Niệm mười tuổi bắt đầu biết chữ, tuy hơi chậm, nhưng Lý Thúy cảm thấy mình không có xin lỗi Kiều gia.
5 năm sau, lão tiên sinh qua đời. Việc học của Kiều Niệm bị gián đoạn, bởi vì đôi mắt, cũng không có cách nào lên trấn trên đi học. Cũng bởi vì đôi mắt, việc đi học có vẻ vô dụng.
Trong thôn có người cười nhạo nói hắn một người mù đi học làm gì, còn cười Lý Thúy cao ngạo.
Còn có người nói, Kiều Niệm là khắc tinh, khắc chết cha hắn, khắc chết tổ phụ tổ mẫu hắn, hiện giờ còn muốn liên lụy đến Lý Thúy.
Kiều Niệm cũng nghe thấy những lời đồn này, lại không ra cửa. Lý Thúy nghe thấy, nàng lại lần nữa cầm dao chẻ củi, chạy đến trước cửa nhà kia làm cho bọn họ câm miệng. {LAOHU}
Nhà kia vốn dĩ là ác bá trong thôn, người trong nhà đông, không bị hành vi của Lý Thúy làm sợ, ngược lại còn đánh Lý Thúy. Lý Thúy không sợ hãi lùi bước, nàng biết nàng mà lui, nhi tử cũng xong đời.
Lý Thúy bị đánh, mặt mũi bầm dập, nhưng nhà kia cũng không chiếm được tiện nghi, cuối cùng thôn trưởng phải ra mặt điều giải.
Lời đồn bậy cũng ngưng, không ai nhắc lại việc này, bởi vì bọn họ đều biết, Lý Thúy là người liều mạng.
Kiều Niệm biết mẫu thân đi đánh nhau với người ta, nghe thấy nàng trở về lấy thuốc, duỗi tay sờ mặt mẫu thân, gò má thon gầy sưng to. Hắn không nhịn được, bật khóc.
Người là vào lúc nào cảm thấy mình trưởng thành?
—— đại khái chính là lúc nhận ra trưởng bối đã già.
Ngày hôm sau, Kiều Niệm nói với mẫu thân: "Mẹ, con muốn tìm chút việc làm, cái gì cũng được."
Người mù muốn tìm việc không dễ dàng, cho dù đi làm thợ học việc người khác cũng ghét bỏ.
Lý Thúy cũng phát sầu, con muốn làm việc là tốt, nàng cũng không thể lo cho hắn cả đời, học cái nghề là tốt nhất, vững chắc. Nhưng không ai chịu nhận, một người cũng không có.
Người trong thôn sau khi nghe nói việc này, thật ra có người lưu tâm, đến nhà tìm Lý Thúy, nói: "Tôi thật ra cảm thấy có cái công việc thích hợp cho Kiều Niệm làm, cũng không biết lá gan hắn lớn hay không."
Kiều Niệm hỏi: "Việc gì?"
"Tôi có người bà con quyên tiền xây cái nghĩa trang, cách đây cũng không quá xa, thiếu người gác đêm."
Lý Thúy vừa nghe, vội lắc đầu: "Việc đó không có tiền đồ, hơn nữa đêm hôm ở đó một mình, quá nguy hiểm."
Người nọ cười nói: "Nguy hiểm thì thật ra không nguy hiểm, cũng không ai đi trộm người chết đúng không? Có điều địa phương hơi hẻo lánh, người lúc trước tìm mới nửa năm chịu không nổi đã bị dọa chạy. Không phải ta nói chữ, Kiều Niệm đui*, thích hợp cho việc này nhất, nhìn không thấy, không sợ."
Lý Thúy nhíu mày sửa đúng: "Là người mù."
Người nọ cười cười: "Phải phải, người mù, người mù."
*Chỗ này raw là 'hạt tử' (trong tên Hắc Hạt tử - anh Kính d.âm mặt dày thích ăn cơm rang ớt xanh của ông Ba hố đó mấy fan Đạo mộ), nghĩa là người mù nhưng kiểu 'giang hồ', nghe ko được hay ho lắm nên mẹ Kiều Niệm không vui, chỉnh lại
"Cháu làm." Kiều niệm nói, "Có cơm ăn là được, mẹ của cháu sẽ không cần khổ như vậy nữa. Nghĩa trang kia ở đâu?"
"Không xa, ở ngay Cừ Sơn."
&&&&&
Kiều Niệm có việc làm, tuy cách đó không xa, nhưng là từ nhà đi qua, đối với một người nhìn không thấy, lại quá dài.
Lý Thúy đặc biệt đi đem mấy hòn đá lớn trên đường dịch qua một bên, đem mấy cái hố có thể lấp được đều lấp hết. Mỗi ngày chạng vạng nàng từ ruộng về, liền dẫn Kiều Niệm đi nghĩa trang. Đưa hắn tới nơi rồi vội vàng trở về, làm hết việc còn lại ngoài ruộng, mới về nhà nấu cơm. Tới sáng sớm, lại đi nghĩa trang đón con về nhà. {LAOHU}
Kiều Niệm biết mẹ vất vả, không muốn nàng lại tiếp tục đưa đón như vậy. Hôm nay chạng vạng ra cửa, hắn nói: "Mẹ, con có thể tự đi được."
Mới từ ruộng về Lý Thúy không để ý, nói: "Chờ mẹ rửa tay xong, dẫn mày đi."
"Mẹ, con thật sự tự đi được." Kiều Niệm nói, "Mấy ngày nay lúc đi, con nhớ số bước chân. Đi mấy bước là quẹo, đi mấy bước là lên dốc, đi mấy bước vào cổng lớn, ba ngày đi về số bước chân con đều nhớ, chỉ cần bước chân dài như nhau, sẽ không đi nhầm."
Lý Thúy không yên tâm, nghe nhi tử dùng ngữ khí kiên định, liền đáp ứng.
Kiều Niệm cầm gậy dò dẫm ra cửa, Lý Thúy lặng lẽ theo phía sau.
Con trai đi rất chậm, nhưng đúng như lời hắn, nơi nào cần quẹo, nơi nào lên dốc, nơi nào xuống dốc, ngay cả trên đường gặp phải cái vũng nước muốn bước dài hơn, hắn đều nhớ rõ.
Lý Thúy rất vui mừng, nhi tử vì sinh hoạt, vì chiếu cố nàng, đã rất nỗ lực.
Sáng sớm hôm sau, Lý Thúy rời giường liền đi nghĩa trang, giống ngày hôm qua, lặng lẽ đi theo sau lưng hắn. Con trai vẫn đi chậm, nhưng vẫn đi ổn.
Tới buổi tối ngày thứ ba, Lý Thúy lại định đi theo, Kiều Niệm nói: "Mẹ, mẹ theo con hai ngày, biết con có thể tự đi được rồi đi? Về sau không cần theo, mẹ ngủ thêm một chút, đừng lo lắng."
Lý Thúy ngây người, hỏi: "Mày biết mẹ đi theo mày?"
Kiều Niệm nói: "Biết."
Lỗ tai người mù đặc biệt nhanh nhạy, hắn đương nhiên biết mẹ không yên tâm, đang đi theo hắn. Dù hắn nghe không thấy, cũng biết mẹ sẽ đi theo.
Lý Thúy do dự thật lâu, vẫn đáp ứng.
Liên tục nửa tháng, Kiều Niệm mỗi ngày đều đúng giờ đi về, không có bất luận vấn đề gì.
Lý Thúy rốt cuộc yên tâm.
Nhưng không bao lâu sau, trên mặt Kiều Niệm có vài vết thương, Lý Thúy hỏi hắn, hắn nói đường trơn bị ngã. Ba bốn lần như vậy, Lý Thúy không nhịn nữa, đi theo phía sau đằng xa.
Sau khi rời thôn, bước chân Kiều Niệm rõ ràng chậm lại, đi rất cẩn thận, rất cảnh giác, tựa hồ như đang phòng bị gì đó.
Trời tối, Lý Thúy nương theo ánh trăng nhìn bóng lưng cẩn thận của con trai, rất đau lòng.
Đi đến nửa đường, đột nhiên trong bụi cỏ có mấy đứa trẻ nhảy ra, cầm đồ quăng vào Kiều Niệm, vây quanh hắn kêu "Tên đui, tên đui, tên đui chết tiệt".
Kiều Niệm vung gậy gỗ trong tay, nhưng không trúng ai, không né được món đồ nào, cứ đứng ở tại chỗ như vậy, chịu đựng mấy đứa trẻ kia ném đồ vào. Hắn không dám đi, sợ rối loạn phương hướng, rối loạn số bước chân, lát nữa đi không đến được nghĩa trang, là sẽ bị trừ tiền công, cơm chiều cũng không ăn kịp.
"Lăn!" Lý Thúy vọt ra, nhặt một khúc cây trên mặt đất đuổi đánh bọn chúng.
Đám trẻ chạy trốn rất nhanh, chỉ chốc lát đã không thấy bóng dáng.
Lý Thúy nhìn thương tích trên mặt con trai, kéo tay con nghẹn ngào nói: "Chúng ta không làm nữa, về nhà đi, mẹ nuôi mày."
"Mẹ." Kiều Niệm nói, "Đi đâu cũng như nhau, tìm được việc này không dễ dàng, người ta chịu nhận con đã rất tốt rồi, con không thể kiếm nhiều tiền, nhưng ít nhất có thể nuôi sống chính mình, bọn họ cho con hai bữa cơm, tất cả đều là cơm, không phải cháo lỏng, còn có đồ ăn, ăn tết còn có hai miếng thịt."
Lý Thúy cố nén nước mắt, đáp ứng. Về đến nhà, Lý Thúy không khóc.
Khóc cũng vô dụng, nàng đã sớm minh bạch đạo lý này.
Lý Thúy một đêm không ngủ.
Sáng sớm hôm sau, Kiều Niệm trở về liền nghe thấy mẹ đang chặt trúc trong sân, bổ một mảnh lại một mảnh, hắn ở bên cạnh hỏi: "Mẹ đang làm cái gì vậy?"
"Làm cho mày cái đèn lồng."
Kiều Niệm cười, kéo đến vết thương trên mặt sinh đau, hắn nói: "Tên đui xách đèn lồng sao?"
"Là người mù." Lý Thúy sửa đúng.
"Ừm ừm." Kiều Niệm mệt nhọc, vào nhà ngủ.
Chờ khi Lý Thúy vào nhà lấy dây thừng, liền thấy trên bàn có một chén cơm. Nhi tử lại không ăn cơm sáng, mỗi ngày đều để dành cho nàng, ngay cả đồ ăn cũng không ăn một ngụm. Nghĩa trang bao hai bữa cơm, buổi tối và buổi sáng, để bụng đói như vậy ngủ sao được. Nàng trầm mặc, đi lấy dây thừng và dầu thắp.
Buổi tối Kiều Niệm sắp ra cửa, Lý Thúy đưa đèn lồng cho hắn.
Kiều Niệm sợ bị người khác chê cười, không chịu cầm, hắn hiểu chuyện, nhưng dù sao cũng còn là thiếu niên, cái tuổi mà lòng tự trọng mạnh nhất. Lý Thúy nói: "Trời tối, mẹ sợ người khác đụng phải mày, cầm đi."
Kiều Niệm đành phải nhận, cầm đèn lồng đi đến nghĩa trang.
Từ trong thôn ra, đi đến nửa đường, tâm lại bắt đầu thấp thỏm, sợ những đứa trẻ kia lại lao ra.
Nhưng đêm nay ngoài ý muốn lại không có.
Hắn rõ ràng nghe thấy bọn chúng trốn trong bụi cỏ, kết quả lại không xuất hiện.
Kiều Niệm hơi giật mình, không biết bọn chúng sao lại ngoan ngoãn như vậy.
Tới nghĩa trang, đang có người nâng cáng đi vào, nhìn lên thấy Kiều Niệm liền hoảng sợ, nói: "Kiều Niệm cậu thiếu chút nữa hù chết bọn tôi, tôi còn tưởng là gặp quỷ."
"Ai là quỷ?" Kiều Niệm hỏi, "Tôi giống quỷ sao?"
Người nọ nói: "Cậu không giống, nhưng cái đèn lồng trong tay cậu giống a. Cậu xách đèn gì không được, lại đi xách đèn lồng hình người, vừa rồi nhìn lên, tôi còn cho rằng có quỷ ở trong núi bay tới bay đi, quá đáng sợ."
Kiều Niệm bỗng nhiên hiểu ra vì sao mẹ một hai phải làm hắn xách đèn lồng.
Mẹ cả ngày ở trong sân mân mê, chính là làm cái đèn lồng này đi. Hắn khăng khăng phải làm công việc này, nhưng mẹ không yên tâm, hắn lại không cho nàng đi theo, cho nên mẹ mới nghĩ ra cách này, làm cái đèn lồng nhìn đáng sợ, giống như quỷ mị, như vậy những đứa trẻ đó cũng không dám tới gần hắn. {LAOHU}
Mũi của Kiều Niệm đau xót.
Mẹ......
&&&&&
Có cái đèn lồng này, mấy đứa trẻ đó bị dọa vài lần, cũng không dám mai phục trên đường nữa. Trên mặt trên người Kiều Niệm cũng không lại bị thương, ở nghĩa trang xách cái đèn này cũng dọa người, an toàn đáng tin cậy. Kiều Niệm liền luôn mang đèn theo người, buổi tối làm bạn với nhau.
Cuộc sống từng ngày trôi qua, cuộc sống của hai mẹ con rốt cuộc được cải thiện một chút, không giàu có, nhưng ít ra có thể lấp đầy bụng.
Nhưng ngoài kia quá loạn, càng ngày càng loạn.
Thỉnh thoảng sẽ có đủ loại quân đội từ bên ngoài đi ngang qua Cừ Sơn, nhưng vào thôn thì còn phải đi thêm một đoạn đường, nên tạm thời còn chưa bị quấy rầy.
Kiều Niệm mười tám, tuổi có thể thành gia. Lý Thúy nhờ bà mối làm mai, bà mối nói luôn: "Việc này tôi nói luôn, cô nương trong sạch, là tìm không thấy, cô nương kiện toàn cũng đừng nghĩ. Con trai cô nếu có tật xấu nào khác thì còn đỡ, nhưng đôi mắt nhìn không thấy, vấn đề này không phải là lớn bình thường đâu."
Lý Thúy gật đầu hết, nàng biết, không hi vọng cô nương quá tốt. Kiều gia nghèo, có cô nương chịu lại đây nàng đã cao hứng.
Nhưng không có cô nương nào chịu lại.
Binh hoang mã loạn, đi theo cái người mù, đến lúc cần phải chạy, cũng chạy không được. Huống chi Kiều gia quá nghèo, Kiều Niệm lại không có huynh đệ nào khác để giúp đỡ, gả qua cả đời đều phải chịu khổ.
Lý Thúy ngày ngóng đêm mong, cũng không mong tới con dâu. Kiều Niệm lại không gấp, mỗi ngày đều xách đèn lồng đi nghĩa trang, đã thành thói quen, những ngày như vậy vừa đơn giản vừa thỏa mãn.
Hắn nghĩ lại làm thêm vài năm ở nghĩa trang, lấy tiền tích cóp tìm một sư phó bái sư học nghề, hắn đã nghĩ kỹ rồi, ví dụ như có thể làm thầy bói, như nặn tượng đất, có lẽ còn có thể học kéo nhị hồ. Chỉ cần học một cái nghề, mẹ liền có thể hoàn toàn an tâm. {LAOHU}
Tới mùa thu, trái cây trên núi đã bắt đầu chín. Lý Thúy sáng sớm liền cõng giỏ tre ra cửa, nói với Kiều Niệm: "Mẹ lên núi hái ít quả dại, muốn trễ chút mới về."
Kiều Niệm đáp lời, liền đi ngủ.
Ngủ đến trời tối hắn tỉnh lại, đi nghĩa trang đã trễ. Ngày thường mẹ luôn rất đúng giờ đã từ ruộng về, hắn vừa nghe thấy động tĩnh liền tỉnh, sau đó rời giường rửa mặt.
Hôm nay mẹ về hơi trễ.
Kiều Niệm uống cháo để trên bàn, có chút không yên tâm, đợi một hồi mẹ vẫn không trở về. Hắn sợ nghĩa trang trừ tiền công, đến lúc đó mẹ lại muốn khổ sở, liền thắp đèn lên bắt đầu đi làm.
Khi hắn canh giữ ở nghĩa trang, nghe núi rừng gào thét, rất bất an. Canh đến nửa đêm, hắn rốt cuộc nhịn không được đi về nhà.
Vào sân hắn liền kêu "Mẹ", nhưng không có ai trả lời. Hắn hoảng hốt, lại kêu vài tiếng "Mẹ", nhưng vẫn không có ai trả lời.
Hắn sợ hãi, chạy tới gõ cửa nhà hàng xóm, nhờ bọn họ nhìn xem mẹ hắn có phải bất tỉnh ở đâu đó trong nhà không.
Hàng xóm qua tìm một lần, nói không có ai ở nhà.
Rất nhanh người trong thôn đều giơ đuốc đi tìm người, Kiều Niệm ngồi ở nhà, rất nôn nóng, nhưng hắn không có cách nào vào núi, hắn nhìn không thấy, chỉ biết cho người ta thêm phiền.
Hắn lần đầu tiên cảm thấy mình không có một chút tác dụng.
Thôn dân tìm ba ngày, vẫn không tìm được Lý Thúy.
Tới ngày thứ tư, trong thôn liền có người nói, Lý Thúy chịu khổ không nổi, đã chạy rồi. Còn có người nói, lên thị trấn thấy Lý Thúy vai kề vai với một ông già, mặc quần áo đẹp, tóc còn cài trâm bạc.
Lý Thúy khi còn trẻ bộ dáng đẹp, lời đồn đột nhiên trở nên đáng tin cậy.
Kiều Niệm hết lần này đến lần khác nói với bọn họ: "Mẹ tôi vào núi hái quả, mẹ sẽ không bỏ rơi tôi."
Người trong thôn hỏi lại: "Quả đâu? Đã mấy tháng rồi."
Kiều Niệm vào núi tìm, nhưng tìm không thấy, còn thiếu chút nữa đi lạc. Thôn dân tốt bụng vào núi tìm hắn vài lần, hắn không thể lại cho bọn họ thêm phiền, chỉ có thể đợi một ngày, lại một ngày.
Dầu trong đèn lồng đổi một đĩa lại một đĩa.
Gọng trúc đèn lồng thay một cây lại một cây.
Giấy phủ đèn lồng đổi một tấm lại một tấm.
Mẹ vẫn không trở về.
Mẹ vào núi hái quả cho hắn ăn, không trở về.
Triệu lão người quyên tặng nghĩa trang nghe tin lại đây, thấy hắn buổi tối gác đêm, ban ngày vẫn luôn đi khắp xung quanh, gầy đến không ra hình người, hỏi: "Cậu định cứ luôn tìm mẹ cậu như vậy?"
Kiều Niệm nói: "Con muốn tìm được mẹ con, nhưng không hy vọng là tìm được trong núi. Con hy vọng con có thể gặp phải mẹ trong thị trấn, mẹ không phải mặc quần áo toàn mụn vá, mà mặc đồ đẹp, trên đầu thật sự cài trâm bạc, cười đến vui vẻ."
Triệu lão sửng sốt.
Kiều Niệm nói: "Mẹ quá khổ, con hy vọng bà sống tốt hơn."
Triệu lão trầm mặc thật lâu, rồi nói: "Về sau cậu đi theo tôi làm việc đi."
Hai năm sau, Triệu lão gả con gái cho hắn, Triệu lão lại tìm cho hắn một vị sư phó. Kiều Niệm học nghề, phu thê ân ái, có con, sau đó lại có cháu. {LAOHU}
Đèn lồng đã sớm để lại trong nhà.
Nhà không ai ở, dần dần tàn cũ, dần dần rách nát, dần dần bị dây leo xanh bao trùm.
Nhà hắn không còn, toàn bộ thôn trang cũng không còn.
73 năm sau, hắn 93 tuổi, vẫn chưa tìm được mẹ hắn.