Bè của học phủ đưa mọi người qua sông.

Thánh Tông đắc ý ngồi trên bè ăn cơm nắm.

Ăn xong thì đã sang đến bên kia, lại được Bách dẫn vào xưởng luyện sắt.

Thánh Tông hài lòng với thép mới chế ra, lấy của lão Từ một số quân khí, đóng vào hòm mang đi.

Lại sang bên xưởng giấy và xưởng in.

Bọn học sinh cũng đang làm bài tập nhóm.

Chúng đang quây quanh một lò nhỏ.

Lò này đang được ống bễ kéo đỏ lửa.

Một tên mất bình tĩnh:
- Anh em Phùng gia, tình hình thế nào, lần này có ăn thua không?
Thánh Tông thấy chúng học in ấn mà lại như đang luyện thứ gì trong lò, ra chiều thắc mắc.

Bách giải thích:
- Mấy năm trước thần nghĩ ra cách chế bản in rời.

Bản in này dùng đất sét dẻo để khắc chữ.

Mỗi chữ làm một thỏi, nung lên cho cứng.

Khi in làm một đai sắt bao xung quanh tấm sắt, xếp chữ lên đó cho đến khi đầy tấm sắt, cố định nó.

- Thường làm hai tấm sắt, một tấm để in, một tấm để xếp chữ.

Khi in bằng tấm thứ nhất xong thì tấm thứ hai đã sẵn sàng, cứ thế thay đổi cho nhau.

Khi xong lại lấy con chữ ra bảo quản.

- Nhưng cách in này cần dùng dao khắc trên đất sét.

Vùng tiếp giáp với các nét chữ thường bị vỡ vụn, sau khi nung, ở những vùng tiếp giáp này sẽ xuất hiện những răng cưa, những nét chữ in ra bị khiếm khuyết, người đọc thấy rất mất thẩm mỹ.

Hơn nữa, các chữ nung bằng đất sét dễ bị hỏng, nhiều lần phải làm lại.

Bọn chúng đang nghĩ cách chế bản in bằng kim loại.
- Vậy chỉ cần đúc được những chữ bằng kim loại không phải là được sao?
- Không đơn giản thế.

Kim loại có một đặc tính là nóng thì nở ra, lạnh thì co lại.

Vì vậy, sau khi đúc thường bị co rút lại, không còn có hình dáng kích thước như ban đầu.

Việc của chúng là tìm được hỗn hợp kim loại mà sau khi nung, ít bị sai lệch nhất thì bản in mới sắc nét.
- Thì ra là vậy?
Lúc này, anh em Phùng gia đã lấy một dụng cụ, gắp cốc có chứa dung dịch kim loại ra khỏi lò.

Chuẩn bị đổ vào khuân mẫu làm bằng thạch cao, phía trong được lấy mẫu bằng sáp ong rồi nung để tạo khoảng trống.

Anh em Phùng gia cẩn thận từng ly từng tý đổ vào miệng khuân.
Chờ cho hỗn hợp nguội, cả đám hồi hộp đập khuân ra xem.

Bách và Thánh Tông ngó đầu vào, nhưng chúng đông quá chẳng nhìn thấy gì cả.

Một lúc lại thấy xì xào, có đứa văng tục ra.

Bách nói:
- Đưa ta xem nào?
Tên trưởng nhóm thấy lão sư, vội chắp tay chào, lại đưa bản in cho Bách.

Bách cầm lên nhìn thì thấy đúng là sau khi nguội đi, chữ in bị thay đổi, sự sắc nét cần thiết trên nét chữ mất đi.

Thánh Tông cầm lấy cũng lắc đầu.

Bách an ủi:
- Cố gắng làm lại, chúng ta có thời gian, các ngươi mỗi lần làm phải ghi chép cho tốt, ta nghĩ nên kết hợp nhiều loại kim loại chứ không phải dùng một hai loại.

Thử cả sắt, đồng, chì, thiếc xem nào … — QUẢNG CÁO —
- Chúng ta vẫn đang lần lượt thử các hỗn hợp, lại thay đổi cả tỷ lệ nữa.

Nhưng vẫn chưa làm được như ý.
- Anh em Phùng gia là những người thợ đúc giỏi nhất Đại Việt rồi, các ngươi cứ cùng nhau làm việc, sẽ có kết quả thôi, đừng nản chí.
Thánh Tông góp lời:
- Trên đời nào có việc dễ thế, các ngươi cứ cố gắng thử đi.

Ắt sẽ có lúc thành công.

Ta tin tưởng các ngươi.
Đám học sinh nhìn người này, thấy ăn nói kỳ lạ, nhưng vì đi theo tiên sinh của bọn chúng nên không nói lại.

Bách động viên chúng một hồi rồi ra khỏi các xưởng này.

Thánh Tông loanh quanh thăm thú một hồi nữa, lên bè định sang bờ bên kia nhưng hắn lại bảo cho bè xuôi dòng sông Đà về hạ lưu.

Bọn quân hầu giật mình, định ngăn cản việc này nhưng Thánh Tông xua tay.

Chúng lấy từ trong ngực ra một còi hiệu, thổi mấy hồi còi.

Từ phía xa xa ở hai bên bờ, Bách thấy mấy đội kỵ mã lao đi về phía hạ du.
Bè xuôi được nửa canh giờ thì thấy phía xa hiện lên mấy tiểu lâu.

Những tiểu lâu này đều xây cất bên sông, chọn thế đất cao ráo.

Xung quanh làm tường kín đáo, không phải loại tường thấp như nông hộ ở trang viên mà cao đến năm sáu trượng, ở ngoài nhìn vào có vẻ rất thần bí.
Bách đưa Thánh Tông lên bờ, mời vào toà tiểu lâu lớn nhất ở giữa.

Lúc này trời cũng vừa về chiều, hai người lên lầu cao nhìn xuống, hoàng hôn đỏ rực trải dài bên sông.

Thánh Tông quan sát mồi hồi, khen ngợi cảnh trí này, lại cười nói:
- Sơn Tây Hầu mời trẫm đến đây không phải chỉ để ngắm hoàng hôn chứ.
- Cảnh hoàng hôn trên sông tuy đẹp nhưng cũng chưa đến nỗi đẹp hơn hoàng hôn bên hồ Dâm Đàm bao nhiêu, thần sao dám vì cảnh trí thế này mà mời Quan gia chứ?
- Vậy ở đây có gì đặc biệt.
- Thần vô tình tìm được ở chỗ này một mỏ nước nóng tự nhiên.

Nước ở đây là ôn tuyền đùn từ dưới lòng đất lên.

Khi xưa thần nghe sư phụ nói, nước này có thể chữa bệnh ngoài da, cơ xương khớp, nhất là có thể hoạt huyết, kích thích tiêu hoá.

Nếu ngâm mình ở đây với thời gian hợp lý, sẽ làm cho khí huyết lưu thông, nâng cao sức khoẻ tuổi thọ.
— QUẢNG CÁO —
- Thần nhân nó gần Học phủ, xây mấy tiểu lâu ở đây, định khi nào làm xong sẽ mời Thượng hoàng và Quan gia về ngự mấy hôm.

Không ngờ thánh giá bất ngờ đến, bố trí còn sơ sài.

Mong quan gia lượng thứ.
Thánh Tông mặt mày vui vẻ:
- Những điều ngươi nói là thật, chỉ cần ngâm mình ở ôn tuyền này là có thể nâng cao sức khoẻ tuổi thọ.
- Thần không dám nói dối.

Thái Đường đã sai nha hoàn thiếp thân đến đây đợi sẵn.

Mời quan gia để chúng hầu hạ tắm rửa.
Thánh Tông ngửa đầu cười:
- Cảm ơn tấm lòng của hai vợ chồng ngươi.

Nhưng hôm nay ta rất vui, muốn trò chuyện nhiều hơn với ngươi, những việc sắc dục thì miễn đi.
- Vậy mời Quan gia, thần có đào một ao lớn, xây cất giả sơn rất đặc sắc, quân thần chúng ta thử xem sao.

Nói đoạn khoát tay, dưới lầu có mấy con hầu đã chuẩn bị sẵn.

Bách dẫn Thánh Tông quanh co trong tiểu viện, đến một ao rộng chừng trăm trượng.

Ao này dưới kè đá ong, trên xếp giả sơn, bên cạnh là những ống trúc bố trí xung quanh giả sơn dẫn ôn tuyền chảy róc rách.

Ánh đền lung linh, cảnh trí mờ mờ ảo ảo.

Thánh Tông như si như say, lại thấy bên cạnh đã chuẩn bị sẵn quần lụa.

Bọn con hầu thay y phục cho hai người, lại chuẩn bị rất nhiều khăn bông mềm rồi lui ra.
Bách khoát tay mời, Thánh Tông trầm mình xuống ôn tuyền đầy thoải mái.

Nước khoáng Thanh Thuỷ này có hàm lượng lưu huỳnh và nhiệt độ rất phù hợp để ngâm tắm, lại thêm trong nước có Radon, một chất có nhiều tác dụng với sức khoẻ.

Quý giá hơn nhiều lần so với nước khoáng hoá mà hiện nay rất ít nơi trong nước có được.

Thánh Tông rên lên một tiếng thư thái lại quay ra hỏi:
- Thượng hoàng sức khoẻ vẫn tốt, nhưng thường vẫn có chứng đau lưng.

Ngâm ở đây có hiệu quả không?
- Thần không dám chắc được! Nhưng nếu là bệnh đau lưng do các lý do cơ xương thoái hoá của tuổi già, thì có đến tám phần chắc chắn.

Nếu là những lý do sâu xa hơn thì thần không dám nói bừa.
- Sư phụ thần nói, mỗi ngày ngâm mình tắm khoảng nửa canh giờ, tuyệt đối không có hại.

Quan gia nếu có thời gian nên về đây thường xuyên.

— QUẢNG CÁO —
- Hay lắm, chỗ này cách kinh thành không xa, có thể bố trí được.

Chỉ tiếc thứ nước này không thể mang đi, nếu không làm sao cho nó ở Tức Mặc là tốt nhất …
Hai người biết là điều không thể, cũng chỉ nói vui vẻ rồi cười lớn.
Được một lúc, hai con hầu mang theo một thuyền gỗ nhỏ, bên trong thuyền gỗ là hoa quả, bánh trái và vài chén rượu.

Thả trôi trên mặt ao rồi cúi đầu.

Bách phất tay đuổi nó đi, lại rót ra hai chén rượu.
- Mời Quan gia thưởng thức rượu mơ trên núi, thứ này độ rượu không cao, uống trước bữa ăn có lợi cho tiêu hoá.
Thánh Tông ung dùng cầm chén, nhấp một hụm, lại nhìn hắn, ánh mắt híp lại:
- Sơn Tây Hầu thật biết thưởng thức … Ta ở nhà người hai ngày, sung sướng không muốn về cung nữa rồi.
- Thần là như vậy, không chịu được khổ.

Tiền kiếm ra là để tiêu, thần không thể để tiền mốc trong nhà được.

Nhưng Quan gia yên tâm, thần có cách kiếm lại.

Mỏ ôn tuyền này còn lớn lắm, thần sẽ lại cho xây nhiều biệt viện ở đây, bán cho đám người có tiền ở Kinh Thành, đám thương nhân ngoại quốc … ngài nghĩ xem giá trị có thua kém mấy căn Thuỷ tạ hồ Dâm Đàm không?
Thánh Tông cười hả hả:
- Khá lắm! ta nghe nói mấy căn Thuỷ tạ của Quỹ kiến thiết, giờ giá trị liên thành rồi.

Có tiền cũng không ai bán cho đâu.

Ngươi lại sinh ra những tiểu viện này nữa.

Định làm giàu làm gì nữa, nguyên cái cổ phần của ngươi ở Quỹ kiến thiết, một năm đã có mấy vạn quan rồi.
- Tiền kiếm nhiều một chút cũng tốt, tiền không bao giờ là đủ cả.

Nếu Thượng hoàng đồng ý, thần sẽ đầu tư lên Tây Bắc một phần, lại đóng tàu lớn, đi buôn khắp nơi.

Không hiểu sao thần luôn có ước mơ lao ra biển lớn.
- Đúng là con rể nhà Trần, chúng ta cũng chính là những người luôn muốn lao ra biển lớn mới đến Đại Việt đấy ….

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play