Bô lão không thèm để ý tới Thánh Tông, quay sang hỏi Bách:
- Hầu gia, tên này là quan mấy phẩm? hỏi gì ngu ngốc thế? Trong bát lão có rau có thịt, còn có trứng gà mà con dâu mới bóc cho, dám nói ăn uống thế này đơn giản? Nhìn cho rõ đi, lão phu ăn cơm trắng, dù là thượng hoàng hay quan gia cũng chỉ ăn như thế này là cùng.
Lại quay ra chỗ Thánh Tông khinh bỉ:
- Ngươi nhìn quanh xem, khắp Đại Việt một ngày ăn ba bữa chỉ có Trang viên Cát tường của ta thôi.

Mười tiêu chuẩn Hầu gia đưa ra, chúng ta làm được chín rồi.

Chỉ là còn thiếu mỗi điều cuối, do lão Dần tức giận đi kiện Lý trưởng mới không đạt.

Nói đến chuyện này ta lại tức chết …
- Lão sống tới bảy mươi tuổi, số năm được ăn cơm tính được trên đầu ngón tay, mà còn tính cả mấy năm qua.

Năm ngoái Giám Tu quốc sử Lê Văn Hưu tới trang, còn nói tra cứu sử sách, chưa lúc nào được như thế này.

Nhà ta mặc áo đủ sạch đủ ấm là được rồi, nhà nông đâu ra cầu kỳ như vậy, ăn chắc mặc bền mới là quan trọng.
Lại quay ra nói với Bách:
- Hầu gia cũng không nên tùy tiện đem loại quan viên thế này vào trang, hỏng phong khí.
Nói xong gọi một đứa trẻ tới đỡ mình lên, lưng lom khom bê bát cơm, đem quả trứng gà run run nhét vào miệng cháu đích tôn, trừng mắt lên nhìn Thánh Tông, quay đầu bỏ đi.

Mặt Bách xanh như đít nhái, tên thị vệ do dự không biết có nên giết chết lão già khốn kiếp kia không?
Thánh Tông thì lại nghe rất hứng thú, chẳng để ý ông cụ đó gọi mình là đồ ngu, cứ như là đang nói người khác, khi ông cụ đi rồi còn chắp tay nói thụ giáo.

- Quan gia, bô lão đó tuổi cao, sống tới hồ đồ rồi, quan gia đừng chấp với ông ấy.
Thánh Tông vỗ vai Vân Diệp:
- Cổ nhân nói thật đúng, nhà có người già như có bảo bối.

Sau này trong nước có việc nguy biến, phải mời bô lão tất cả các nơi đến hội nghị để hỏi kế.

Những lời người già nói, chính là đại trí tuệ.

Bô lão đó nói trẫm ngu ngốc rất là đúng.

Tại trẫm hỏi không đúng, bị chửi mắng là đương nhiên, chửi mắng kiểu này trẫm có bị hàng ngày cũng không giận.

Sơn Tây Hầu, ngươi luôn mang tới cho trẫm niềm vui bất ngờ.
- Bệ hạ, vi thần cũng cho rằng như thế, bô lão nói không sai, những năm cuối đời Lý.

Đại Việt chết đói khắp nơi, lại liên tiếp bị thiên tai, việc giết con mà ăn là chuyện thường ngày.

Khi triều ta mới lập còn bị ngoại xâm, lúc ấy đúng là thảm cảnh nhân gian.

Cho nên vi thần cho rằng, lời của bô lão không có chỗ nào không ổn.
Thánh Tông gật đầu:— QUẢNG CÁO —
- Lúc an bình biết nghĩ tới khi khó khăn, chỉ cần chúng ta nỗ lực vài năm, thúc đẩy việc canh nông, thủ công nghiệp.

Chúng ta sẽ bắt đầu tạo phúc vì bách tính Đại Việt, hi vọng tất cả mọi người đều có cơm ăn, quân thần chúng ta cùng đồng lòng.
Đám quân hầu, thị vệ cùng khom người vâng dạ.
Đường của Trang viên Cát Tường đều lát gạch, hai bên đường đều là nông hộ, ghé vào tường cao đến ngực nhìn vào trong, Thánh Tông cười tươi, trong sân có một đàn gà chạy đuổi nhau, còn có mấy con ngan trắng, dưới đống rơm cao hơn mái nhà đang có mấy con gà đang nằm để trứng.
Nhà cửa rất sạch sẽ, đều làm bằng đá ong và gỗ, trái nhà luôn có một cái giếng, cháu nhỏ mười ba mười bốn tuổi đang kéo nước, phát hiện ngoài tường có mấy người đang nhìn mình, hoảng loạn buông tay ra, thùng nước vừa kéo lên rơi tõm xuống, chạy vào nhà gọi người lớn.
Nhìn thấy thế Thánh Tông thích chí, chỉ đống lúa phơi trong sân:
- Khá lắm, chỗ này phải tới mười gánh, đều là của nhà này hả?
- Vi thần nghĩ thế, chúng ta sẽ sớm biết thôi.
Bách vừa dứt lời, trong nhà liền có một nông phụ cầm gậy lông gà chạy ra, đang định chửi bới, nhưng phát hiện ra là quan viên, lập tức cười toét miệng:
- Các vị ở hầu phủ tới phải không? Nhờ các vị nói với phu nhân, không phải nô gia tự khen, con Hến nhà ta thêu thùa đẹp nhất trong làng, nếu như có thể đưa tới phủ làm nha hoàn thì thật tốt?
Bách nói với vào:
- Nhà ngươi có nhiều lương thực như thế, đừng nói ngay con gái cũng không nuôi được, sao lại muốn đưa tới nhà ta nuôi giúp ngươi?
Nông phụ nhận ra Bách, chắp tay:
- Hầu gia không biết rồi, lúa trong nhà không thiếu, chất đầy trong kho, đây là lúa của năm ngoái, bị chuột cắn.

A Quý học sinh học phủ đến dặn chúng ta phải phơi ra.

Hắn đang làm công cụ sấy nên ta cho ra để hắn đi làm thí nghiệm.

Loại lúa này người trong trang ít ăn.

Mang ra bến Liêu Châu bán cho thương lái là tốt nhất.

Người trong trang giờ chỉ ăn lúa mới, các học sinh dặn cái tốt nên để cho mình.

Con gái ta đưa tới hầu phủ là muốn nó học các phu nhân, cho ra dáng vẻ quý phụ.— QUẢNG CÁO —
Thánh Tông bợp cho ngay Bách một bợp vào gáy, hung dữ nói:
- Ngươi dạy đám học sinh và trang hộ nhà ngươi như vậy đấy à? Đám thương nhân kia thu mua, phần lớn bán về kinh thành.

Ngươi để người kinh sư của trẫm ăn lúa bị chuột gặm à?
Nông phụ thấy người này đánh cả Hầu gia, vội rụt cổ chạy vào nhà, nấp sau cửa nhìn trộm.
Bách đau khổ kêu oan:
- Quan gia, nông hộ nào chả bán lúa cũ, để lại cái ngon cho mình, lương thực để hơn một năm, chuột nào không tới chứ.
Thánh Tông chắp tay đi trước, Bách đi theo sau, không có mục tiêu nào cả, cứ đi lang thang khắp trang.

Thánh Tông thích nhìn bồ cót đầy lúa trong nhà nông hộ, thích nhìn đồ dùng đơn sơ bằng gỗ trong nhà, nhìn thấy thịt cá treo trên xà nhà là vui vẻ, thuận tay moi từ trong đống rơm ra một quả trứng gà âm ấm là cười ngốc nghếch tới híp mắt lại, cầm trong tay không chịu trả cho người ta.

Đứa bé trai nhà nông hộ nhìn thấy cứ bĩu môi mãi.
Gia súc trong nhà bị Thánh Tông sờ mó khắp lượt, nông cụ đặt ở góc tường, cũng muốn kiểm tra xem có tốt không.

Nơi khác khó khăn lắm mới kiếm được ít sơn để sơn cửa, còn Trang viên Cát Tường thì đầy.

Thánh Tông lấy móng tay cậy cậy ra xem cửa gỗ sơn mấy lớp đến khi cạy mấy lần mới ra lớp gỗ, thầm chửi Bách hoang phí sơn quá thể.
Nông hộ rất lương thiện, Thánh Tông cầm trứng gà đi cũng không ai tìm ông ta đòi lại, ông ta sờ mó trâu bò nhà người ta cũng không ai chỉ trích, tới ngay cả ông ta bóc sơn cửa cũng chẳng bận tâm, vẫn cười như cũ.
Đi tới nhà cuối cùng, nhìn cánh đồng phía xa, Thánh Tông nói với Bách:
- Trẫm rất hi vọng thịnh cảnh này mãi mãi nhìn không hết, lộ Hồng, lộ Khoái … lộ Thanh Hoá ….

tất cả đều là mỹ cảnh như thế thì tuyệt vời biết bao.
….
Trời đã tối, Trang viên Cát Tường không có cái gọi là giờ giới nghiêm, các nông hộ nhà nhà thắp đèn ngồi ở trên giường, nhà thì đọc sách, nhà thì làm việc, nông gia phải như thế, yên tĩnh hiền hòa là chủ yếu, nhìn qua cửa sổ dán một lớp giấy, một thiếu niên ít tuổi đang đọc sách, giọng truyền ra ngoài ...!giọng phụ nhân lanh lảnh.
- Học cho tốt, thầy đồ chỉ dạy chứ nghĩa sơ sơ, năm sau xin hầu gia lên học phủ học mà kiếm cái nghề, sau này còn có cái bỏ vào mồm.— QUẢNG CÁO —
- Không! Con muốn học để làm quan.

Thầy đồ nói học sách thánh hiền để phò vua giúp nước, không lên học phủ đâu.
Trong nhà thấy có tiếng vút vút, lại có tiếng quát thét:
- Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ … nhìn đám quan viên xem có gì tốt không? Có muốn ta đánh chết ngươi không ….
Thánh Tông nghe vậy hỏi:
- Trong trang có thầy đồ phải không?
- Đấy là một trong mười tiêu chuẩn thần đưa ra.

Tất cả trẻ con từ 7,8 tuổi đến 15 của trang, buổi sáng đều phải đi học.

Thần mời năm thầy đồ về dạy chữ cho trẻ con cả trang.
Thánh Tông trầm ngâm, lại chép miệng:
- Thằng bé đó đọc thiếu mất một chữ, mai thế nào cũng bị thầy đồ trách phạt.
Bách nghe vậy thì cười:
- Nó đọc sai là phải ăn đòn, thầy đồ Trang viên mời không ai không ngay thẳng, đều là người nghiêm khắc, tên tiểu tử này bị phạt có lẽ sẽ hiểu ra cái đạo lý chu đáo cẩn thận.

Giờ cũng muộn rồi, trưa nay quan gia ăn uống đơn sơ, giờ về phủ dùng cơm thôi.
- Đúng vậy, mai lại đi xem tiếp, ta còn phải xem cái học phủ danh bất hư truyền của ngươi nữa..

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play