Hải Đông Phủ có thể coi như là vùng biên Thuỳ phía Đông Bắc của Đại Việt.
Bắc giáp Tống Triều, Nam giáp Hồng Châu, Tây giáp Lạng Châu, Đông giáp Biển*.
Nếu xét theo địa lý hiện đại thì nơi này chính là tỉnh Quảng Ninh ngày nay.
Tại một khu bán đảo ven biển, cửa ngõ của Đại Việt.
Ở nơi này có gió từ Đông Hải lồng lộng thổi lên không trung, mang theo mùi tanh nồng đặc thù của biển cả, loại mùi tanh mà người từ nơi khác không dễ dàng thích ứng nổi, nhưng đối với người dân địa phương của Hải Đông mà nói, loại mùi vị này trong không khí tựa giống như mùi hương cúng trong chùa vốn quyện vào hồn các tăng lữ, trở thành một bộ phận không thể thiếu trong sinh hoạt của họ.
Lão Đa cũng là người như vậy.
Chèo chiếc thuyền đánh cá nho nhỏ của bản thân cập bờ, từ sắc mặt tiu nghỉu của lão liền biết hôm nay thu hoạch thật chẳng ra làm sao.
Cá lớn không có, cá nhỏ cũng chỉ lèo tèo vài con.
Nhìn đám con cháu trong nhà chạy ra đón lão, mặt đứa nào đứa nấy cũng hiện lên vẻ ngóng chờ thì lão cũng chỉ còn biết cười khổ.
- Hôm nay có ngần này, chúng ta về làm canh cá ăn được chứ?! - Khuôn mặt khắc khổ đen sạm của lão cố nặn ra một nụ cười.
Đám nhỏ không hiểu, chỉ nghe thấy là có canh cá ăn thì liền hoan hô, vui vẻ vây quanh lão líu lo một hồi.
Có bé gái lớn hơn một chút thì để ý được trong hũ của lão nhẹ hều, liền hiểu được hôm nay thu hoạch không tốt, tiến lên nhẹ giọng dò hỏi:
- Ông nội, hôm nay nếu dùng hết làm canh cá, ngày mai chúng ta phải làm sao?
Lão Đa cắn răng, thấp giọng nói:
- A Lam, nói nhỏ thôi, đừng để cho mấy đứa kia nghe được! - Lão thở dài một tiếng, có chút chán nản mà nói ra:
- Cùng lắm ông nội lại đi vay gạo vậy!
Thiếu nữ A Lam sắc mặt buồn rầu, giọng lí nhí như muỗi kêu, thì thầm với ông nội của nàng:
- Nhưng mà ông nội... gạo lần trước chúng ta còn chưa trả, bây giờ lại vay tiếp, sợ rằng khó...
- Được tới đâu thì tính tới đó vậy...haizzz! Cứ qua hôm nay trước đã, rồi để mai ông nội đi hỏi xem bên trong trấn có tuyển người làm không.
A Lam thiếu nữ lúc lắc cái đầu nhỏ, giọng như sắp khóc nói lên:
- Chúng ta không phải là người Việt, chỉ sợ là chẳng có ai tuyển mộ chúng ta!
Lão Đa nghe vậy cũng chán nản theo, lão biết chỉ dựa vào nghề đánh cá là không thể nuôi sống được mấy miệng ăn trong nhà, nhưng việc làm thuê lại thật khó khăn, không ai mướn lão cả!!
Đơn giản chỉ là bọn hắn đều không phải là người Việt chính gốc. Bọn hắn là người Đại Nguyên Lịch, là một dân tộc cư trú ở khắp các vùng ven biển, trải dọc từ Tống Triều cho đến Đại Việt.
Có thực mới vực được đạo, bụng đói không nghĩ ra ra được cái gì, lão cũng mấy đứa cháu chẳng mấy chốc liền trở về căn nhà của mình.
Gọi là nhà nhưng thực chất chỉ là một túp lều lá lụp sụp, nơi có người bạn đời già của lão đang chờ đợi sẵn.
Nhìn thấy 4 ông cháu trở về, bà lão trong lều cũng đi, trông thấy một chuyến ra biển của lão Đa thu hoạch chẳng là bao thì cũng lộ ra vẻ ngán ngẩm.
Cái nghề trài lưới đánh cá này 3 phần nhờ kỹ năng, còn 7 phần là nghe mệnh trời.
Bà lão một bên nấu nước, một bên an ủi.
“Có thu hoạch là tốt. Người còn trở về là tốt rồi.”
“Đừng như cha của những đứa trẻ, một đi là không có về...”
Chỉ là vận mệnh cũng thật giỏi trêu ngươi!
“Phốc xuy” một tiếng, ở ngay giữa đít nồi, một đường vết nứt vốn được tu bổ sơ sài thì một lần nữa không chịu nổi ngọn lửa thiêu đốt mà nứt vỡ ra.
Trong nồi nước đang đun “soạt” một tiếng rồi cũng theo vết nứt vỡ tràn ra ngoài, đổ xuống, đem đống lửa nho nhỏ bên dưới tưới cho dập tắt.
Cũng dập luôn bữa canh cá ngon lành của đám người nhỏ bé.
Lão Đa một bên phẫn nộ, lôi cái nồi vô dụng không biết tranh đấu từ trên giá bếp xuống, nâng tay lên toan muốn đem cái nồi hướng về mặt đất mà ném xuống, thế nhưng lão lại ngay lập tức cứng rắn ngăn mình lại...
Lão Đa cúi đầu xem cái nồi sắt, mặt mày nhăn nhó, trên mặt lão lông mày cùng râu ria giống như xoay đến cùng một chỗ.
Nồi sắt là rất cũ kỹ, vết dầu loang lổ, giống như là từ trước tới giờ liền chưa có lần nào rửa sạch qua. Ở đáy nồi sắt, tro cùng cặn dầu kết hợp với nhau, tạo thành một tầng dày rỉ sét, thế nhưng vấn đề ở chỗ đáy nồi nói thủng là liền thủng, chẳng có gì thay đổi hết...
Nồi sắt đại khái là tu bổ thời điểm liền không có làm tốt, tại đáy nồi đã lưu lại một cái lỗ nhỏ, sử dụng thời gian dài, dù có cẩn thận như thế nào đi chăng nữa cũng không thể tránh được chuyện hư hao, cái lỗ kia càng lúc càng lớn, cuối cùng là nứt vỡ thành một cái khe...
Hôm trước lão Đa ròng rã bỏ ra một ngày vật lộn, thật cẩn thân đem cái vết nứt cũ bịp lại, dùng đủ các loại cặn tro cùng đất sét như nữ oa vá trời, lão là nguyên lai tưởng rằng mình đã hoàn mỹ tu bổ thành công, đáng tiếc hí hửng chưa được vài bữa thì hôm nay sự thật chứng mình, tất cả chỉ là phí công vô ích.
Vết rách phía đáy nồi sắt tựa như là một nụ cười giễu cợt lão, chế giễu gia cảnh nghèo hèn của lão.
Bà lão thất thần nhìn thấy một nồi nước mới đun nay đã tràn ra bằng hết, nước tưới lên ngọn lửa làm có khói tro cũng xông lên không trung, bà lão không cẩn thận, hít phải một hơi khói, suýt chút nữa thì sặc, sau thì nhìn thấy lão Đa một bên ngơ ngẩn liền chán nản.
Cái nồi duy nhất trong nhà cũng đã theo chân cha của mấy đứa trẻ, đi tong rồi!!
- Nếu không... thì sang bên lão Hoà mượn nồi? - Bà lão thấp giọng dò hỏi.
- Lão Hoà một nhà hai ngày trước liền đi rồi, một đường về phía bắc, bà quên rồi sao?!
- Cái kia... vậy là lão Vân đâu, lão Vân vẫn ở, chưa có chuyển đi đúng chứ?! - Bà lão vẫn có vẻ không cam chịu từ bỏ quyết tâm mượn nồi của mình.
Nhưng lão Đa khẽ lườm một cái, tạt cho bà lão một bát nước lạnh, lão hời hợt nói:
- Lão Vân lần trước chúng ta mượn gạo còn chưa trả, nay làm sao lại có thể đi mượn nồi nhà lão được cơ chứ, ta là biết liêm sỉ.
Nhìn lão chồng sắp chết đói đến nơi mà vẫn một bộ dạng “bảo vệ đức hạnh” khiến cho bà lão tưởng chừng như phát điên, cáu giận nói:
- Cả nhà 5 miệng ăn chết đói đến nơi, ngươi vẫn ở đó mà đòi sĩ diện, vậy ta hỏi ngươi, giờ phải làm sao bây giờ??
Lão Đa vốn đã vì chuyện cái nồi mà một thân hỏa khí, nay lại bị bà vợ đâm chọc thì sao mà chịu nổi, thế là cũng sắn tay áo lên, quát lại.
- Làm sao cái gì mà làm sao! Ta làm sao biết được phải làm sao bây giờ!! - Lão Đa nóng giận nhưng từng chữ nói ra rất chuẩn, không bị va vấp chút nào.
Bỗng nhiên bị quát ngược, bà lão cũng hung hăng mà đáp trả:
- Cả nhà có mình ngươi là đàn ông, người là phải biết!!!
Cứ như thế, hai người bão nổi, quát mắng thành một đoàn.
Thế mới nói cái gọi là một túp lều tranh hai trái tim vàng rõ ràng chỉ có tồn tại trong truyện cổ tích.
Hiện thực sẽ vả cho đám người mộng mơ tỉnh lại, nói cho bọn hắn biết rằng “các ngươi ít nhất là còn cần có một cái nồi tốt trước đã!”
Ngay tại lúc hai lão nhân túi bụi gây lộn thời điểm thì cháu gái A Lam chạy tới, thở hổn hển nói:
- Ông nội... bà nội... đừng... đừng gây lộn nữa, có... có cách rồi!
Lão Đa thấy thế thì quay sang nhìn cháu gái, chờ nàng thở dốc một tiếng rồi mới cặn kẽ hỏi:
- A Lam, ngươi vừa nói cái gì?
A Lam vuốt vuột ngực nhỏ, nhanh nhảu nói:
- Ở phía Đông Nam là có phiên chợ, chúng ta có thể đến xem...
Lão Đa ngẫm ngẫm nghĩ nghĩ, sau thì lắc đầu, buồn rầu nói:
- Việt tộc không tiếp đón chúng ta, hơn nữa chúng ta là không có tiền.
A Lam nghe vậy cũng không nhụt trí, nàng nói:
- Không phải! Ông nội! Lần này phiên chợ là khác, đây không phải là chợ bình thường, đây là chợ do quan quân mới tới mở ra...
Xong rồi A Lam từ tốn kể lại sự tình hôm trước nàng trông thấy khi ghé thử qua phiên chợ mới mở này.
Lão Đa thì từ câu chuyện chắt lọc được một ít thông ít quan trọng.
Phiên chợ có bán hàng cho người dân tộc thiểu số bọn hắn.
Không có tiền có thể dùng vật đổi vật, đổi vật cũ lấy vật mới.
Lão Đa càng nghe kể càng há hốc mồm, lòng thầm nghĩ “có chuyện tốt như vậy sao.”
Đáy lòng lão cũng có chút bán tín bán nghi.
Bà lão thì thấy lão chồng già một bộ dạng chần chờ liền nổi đóa, quát lão chết đói đến nơi rồi, còn đứng đực mặt là đấy làm gì, còn không đi!
Lần này lão Đa không quát ngược, ngẫm nghĩ một hồi, sau lại nhìn thấy cháu gái vẻ mặt chờ mong, lão cũng căn răng mà nói:
- Đi! A Lam! Ngươi dẫn đường cho ông nội!
*
Ở một góc khác.
Hải Đông Phủ cây xanh mọc thành rừng, lúc gió thổi là dập dờn phấp phới, gió ngưng thì tĩnh lặng ôn hoà, nhịp độ uyển chuyển khiến cho lòng người cũng có chút theo đó mà an tĩnh đến lạ.
Cảm tưởng như bước chân vào thế ngoại đào viên vậy.
Bên cạnh rừng cây là Bạch Đằng Giang nước chảy nhịp nhàng, cỏ lau hai bên bờ sông lúc sang Xuân thì tươi mơn mởn, thỉnh thoảng cũng theo gió lay động hệt như đám cô nương tại Hồng Phường vẫy gọi khách.
Nơi này có núi có sông, có rừng cây có đồng cỏ, có thể nói cảnh sắc là non nước hữu tình.
Lão Chuột không biết phải lột tả cái cảm giác của bản thân như thế nào, nội tâm hắn là bỗng dưng muốn làm thơ, nhưng đang tiếc ít học, nặn nửa ngày không ra được một chữ, dành thở dài rồi thôi.
Tây Xưởng đội thuyền lần này do hắn dẫn đầu, từ lúc xuất phát tại Đông cảng đến nay đã hơn 3 ngày, một bên thấp thỏm lão Chuột cuối cùng hôm nay cũng có thể thở phào nhẹ nhõm.
Vì hắn là đã đến nơi cần phải đến rồi.
Từ đằng xa, lão Chuột có thể nhìn thấy một cái bến tàu tạm, nhìn qua thì khá sơ xài như thể mới xây dựng chưa được bao lâu, nhưng quan trọng là ở phía trên bờ, một toà doanh trại to lớn tọa hạ ở nơi đó.
Tàu của Tây Xưởng vừa cập bờ, ngay lập tức có một một đội cảnh vệ xuất hiện, tiến lên kiểm tra thuyền.
Lão Chuột vẫn còn ẩn ẩn một chút tặc tính, nhìn thấy quan binh liền như nhìn thấy mèo, có phần nơm nớp lo sợ, tiến lên, dâng ra khuôn mặt tươi cười nói:
- Quan gia! Chúng ta là mang hàng tới cho công tử!
Tên cảnh vệ cũng không vì một câu nói của lão Chuột mà ngưng việc kiểm tra, vẫn đều đặn phân phó người lên thuyền tra xét.
Đây là trách nhiệm của hắn, dù là thiên vương lão tử có tới cũng phải qua được cửa ải này của hắn.
Lão Chuột thấy lời nói không có trọng lượng thì có chút mất mặt xấu hổ, đang toan không biết nói thêm điều gì hay là có nên rút tiền ra hay không thì từ đằng xa đã có tiếng người gọi hắn:
- Lão Chuột! Là mang hàng tới sao?
Quay lại liền thấy khuôn mặt sẹo quen thuộc, lão Chuột mừng khấp khởi ra mặt, gọi lớn:
- Long gia!
Trần Đại Long tiến lên có chút ngượng ngùng cười cười, thấp giọng bảo lão Chuột lần sau đừng gọi hắn Long gia, ít nhất là ở chỗ đông người đừng có gọi, nghe quá mức phô trương.
Ở nơi này công tử là lớn nhất, ngươi còn muốn xưng gia với ai?
Tất nhiên Trần Đại Long tiến đến cũng không làm cho Tây Xưởng thương thuyền không bị lục xoát, A Long hắn giải thích là gần đây cục diện có chút nhạy cảm, tất cả mọi chuyện phải thật cẩn thận, công tử có lệnh, dù cho có là người nhà hắn tới cũng phải lục xoát.
Nơi này lời của công tử chính là thánh chỉ, không có kẻ nào dám không tuân theo.
Lão Chuột cũng chỉ tặc lưỡi, luôn miệng nói không sao, không sao.
Đối với thiếu niên này lão Chuột sợ hãi đã in sâu vào trong tiềm thức, dù có cho hắn 10 lá gan hắn cũng không dám chống lại.
Trần Đại Long tiện đường, mang theo lão Chuột tiến vào trong doanh trại.
Đứng từ xa là đã có thể thấy lá cờ 5 chữ vàng son “Đông Hải Tiết Độ Sứ” phất phơi bay cao trong gió, một bên là có lá cờ một chữ “Đỗ” cũng bổ trợ tương hỗ đi kèm.
Từ ngay nơi cổng vào đã có đám binh sĩ đằng đằng sát khí tuần tra đi lại.
Doanh trại không quá lớn nhưng thắng ở chỗ kín đáo, ván gỗ cao dựng lên như thể muốn xây dựng nơi này theo phong cách thành cao hào sâu, từ bốn góc, bốn cây chòi gỗ cao cũng được dựng lên để tiện cho việc quan sát.
Kết hợp với địa thế dựa núi dựa sông, mặc dù chẳng hiểu chuyện binh đao lão Chuột cũng có thể khẳng định...
Quân số ít nhất phải đông gấp 3-4 lần mới có hi vọng hạ được nơi này.
Thấy lão Chuột một phen thẫn thờ, Trần Đại Long vỗ vai một cái khiến hắn giật nảy mình nhìn lại.
- Đi thôi! Đừng để công tử chờ đợi lâu! - A Long cất lên một tiếng rồi đi trước dẫn đường.