Bách Dĩ Phàm cảm thấy siêu oan ức, lầm bầm: "Chẳng lẽ trông con giống người hay đi bắt nạt người khác lắm sao? Ba mẹ đừng có mà gật đầu, gật đầu có nghĩa là con bị ba mẹ dùng một xu để mua còn nói là đắt, có khi bị nhặt ở cạnh thùng rác cũng nên."
Ba mẹ Bách:....
Ba Bách: "Thằng này nói linh tinh. Rõ ràng con là từ đá chui ra!"
Bách Dĩ Phàm: "Thế vòng Kim Cô của con đâu?"
Bách Khả Phi chạy từ phòng ngủ ra: "Đừng mong được làm con khỉ, em cùng lắm là sợi lông khỉ thôi!"
Bách Dĩ Phàm không nuốt được cơn tức này, tỏ vẻ muốn quyết đấu với thằng anh.
Bách Dĩ Phàm phi đến trước mặt Bách Khả Phi...
Chờ đã... giá trị vũ lực không đủ!
Cậu phanh lại, lớn giọng nói: "Ây da! Chị Chiêm Nguyệt ấy a, thành tích tốt nè, lại còn xinh, tính cách thì sáng sủa tuyệt vời, đó chính là bảo bối trong lòng Bách Khả..."
Bách Khả Phi bịt mồm cậu lại, kéo vào phòng.
Ba Bách quay qua hỏi: "Chiêm Nguyệt là ai?"
Mẹ Bách: "Nhất định là con gái rồi."
Ba Bách trừng mắt: "Thế là sao?"
Mẹ Bách: "Chẳng lẽ lúc ông ngần đó tuổi không thích cô gái nào sao? Thành tích vẫn ổn định là được. Chờ đến lúc điểm kém rồi đánh một thể cũng không muộn."
Ba Bách:...
Mẹ Bách đúng là có tư tưởng thoáng.
Ngược lại, cậu con trai cả của mẹ vẫn chưa nghĩ thông được đâu.
Bách Khả Phi kéo thằng em trời đánh vào phòng nghiêm túc dạy bảo: "Em đừng có nói lung tung trước mặt ba mẹ."
Bách Dĩ Phàm: "Vậy thì anh có thích chị Chiêm Nguyệt không?"
Bách Khả Phi gật rồi lại lắc.
Tình cảm thanh xuân như một bài thơ, cái gật lắc của thiếu niên Bách Khả Phi này đúng là khó hiểu.
Bách Dĩ Phàm: "Thế là thích hay không thích?"
Bách Khả Phi: "Anh cũng không biết nữa. Học kỳ này anh đi học vẽ, hội học sinh hay gọi qua đó hỗ trợ vẽ poster, sau đó thì quen."
Bách Dĩ Phàm:... Trọng điểm đâu????
Bách Khả Phi tiếp tục: "Hội học sinh có cái poster mới cần anh hỗ trợ, anh đồng ý vẽ cho họ. Sau đó nhỏ gọi anh hỏi này hỏi kia. Anh với nhỏ còn đấu với nhau vài lần, chính là lúc thi đó."
Bách Dĩ Phàm:... Đã đến mức tương ái tương sát rồi còn cái gì chưa rõ nữa hả zời?"
Bách Dĩ Phàm vừa định nói gì đó thì có điện thoại, Bách Dĩ Phàm lập tức ném Bách Khả Phi lại rồi chạy đi nghe điện.
Bách Dĩ Phàm: "Alo, Tạ Tuế Thần à, về đến nhà chưa vậy?"
Tạ Tuế Thần: "Ừm, về ròi, Dĩ Phàm nghỉ sớm đi, mai tầm bốn giờ chiều tôi qua tìm cậu, được không?"
Bách Dĩ Phàm: "Được, ngủ ngon nhé."
Bách Dĩ Phàm cúp máy, quay lại phòng với ông anh vẫn còn đang tự hỏi bản thân, không phải nói cũng biết còn bao nhiêu là rầu.
Bách Dĩ Phàm ngồi xuống bên cạnh, nghĩ nghĩ, nuốt hết những lời mà nãy muốn dạy bảo ông anh xuống.
Bách Dĩ Phàm: Lần đầu gặp Bách Khả Phi như này, chơi vui mà.
Bách Dĩ Phàm: "Dù sao chỉ số IQ của anh hẳn là đủ dùng, cứ từ từ mà ngẫm. Ngẫm kĩ rồi thì cẩn thẩn mà theo đuổi con gái nhà người ta. Em có thể cung cấp cho anh các loại câu tâm tình, cái khác không nói nhưng sửa lại thư tình thì vẫn còn được."
Bách Khả Phi:...
Bách Khả Phi phê bình: "Thằng nhóc con này, chuyện của anh thì anh tự giải quyết. Em biết cái gi."
Bách Dĩ Phàm đáp trả bằng cái lườm: "Ít ra em còn biết mình có thích người ta hay không."
Bách Khả Phi không ngại học hỏi: "Là sao? Sao em biết được?"
Bách Dĩ Phàm ngồi trên ghế, đung đưa chân, cực kì kiêu ngạo nói: "Quá đơn giản. Có một ngày em gặp người kia, bỗng thấy anh ta trông rất ngon miệng, muốn cắn một phát. Đây không phải là thích thì là gì?"
Bách Khả Phi:... "Là đói quá chứ sao!"
Bách Dĩ Phàm từ chối cho ý kiến.
Nhưng mà ngày hôm sau, Bách Dĩ Phàm đi ra mở cửa.
Bách Dĩ Phàm: "Lúc này tôi không đói nhưng vẫn muốn cắn mà."
Tạ Tuế Thần:...
Bách Dĩ Phàm nhường đường. Tạ Tuế Thần dắt xe đạp vào sân, cầm theo một túi mía đã róc. Bách Dĩ Phàm cầm một khúc, vừa gặm vừa cầm lấy cặp sách.
Bách Dĩ Phàm: "Đi qua nhà Trình Dật Hạo đã."
Tạ Tuế Thần: "Gọi Đại Trình cùng đi học hả?"
"Dĩ nhiên không phải rồi!" Bách Dĩ Phàm nói như đúng rồi: "Đi cọ cơm."
Tạ Tuế Thần:...
Bách Khả Phi đã sớm về trương, ba mẹ Bách hôm nay không về ăn cơm tối. Bách Dĩ Phàm cũng lười không muốn nấu cơm, kéo Tạ Tuế Thần qua nhà thằng bạn ăn chực.
Hai người ở nhà Trình Dật Hạo ăn hết một nồi mì. Trình Dật Hạo vừa ăn vừa hỏi bài Tạ Tuế Thần: "Lão đại, đề toán thi học sinh giỏi ông giải được chưa?"
Tạ Tuế Thần buông đũa: "Đề đó thiếu điều kiện."
Sau đó hai người cùng nhau thảo luận, Bách Dĩ Phàm nghe mà không hiểu gì, nhân cơ hội mà ăn thêm nửa bát.
Ăn xong, cả hội cùng nhau về trường, trên xe bus, hai người kia vẫn còn đang thảo luận nhưng đã chuyển đề bài từ toán sang lý.
Bách Dĩ Phàm ngáp dài, vừa ôm tay vịn xe vừa buồn ngủ. Trong đầu không hiểu sao lại hiện lên bài 'Cửu Ca'.
Trình Dật Hạo nói: "Thưởng cho giải Nhất quá xịn a."
Tạ Tuế Thần tóm lấy tay cầm của cặp sách Bách Dĩ Phàm, gật đầu: "Đúng vậy nhưng khả năng đạt được thấp."
Trình Dật Hạo: "Đúng vậy a, đầu tiên là thi ở tỉnh rồi mới đến thi quốc gia, có bao nhiêu là rủi ro. Nhưng mà nếu được giải nhất thì có thể được tuyển thẳng vào Thanh Hoa với Bắc Đại đó!"
Bách Dĩ Phàm: Thanh Hoa Bắc Đại!!!!
Bách Dĩ Phàm lập tức tỉnh cả ngủ: "Hai người nói cái gì giải nhất cơ?"
Trình Dật Hạo đáp: "Phàm Phàm, bọn tôi đang nói đến thi học sinh giỏi á, của toán lý hóa."
Bách Dĩ Phàm lập tức thiu: "À."
Lúc này giải nhất thi quốc gia còn có thể được tuyển thẳng. Nhiều học sinh học tự nhiên chọn con đường này.
Trình Dật Hạo còn nói: "Học kỳ này sẽ tổ chức vòng loại, tự do báo danh. Trường mình sẽ cho học sinh chuẩn bị trước, còn tổ chức cả khóa dạy thêm, nghe nói là vào cuối tuần. Nghĩ lại chắc giáo viên cũng sắp thông báo chính thức rồi."
Bách Dĩ Phàm:...
Cậu suy nghĩ một chút, nhìn Tạ Tuế Thần với Trình Dật Hạo, sung sướng khi người khác gặp họa: "Thật là thảm, hai người về sau sẽ không còn định nghĩa về cuối tuần nữa."
Tạ Tuế Thần, Trình Dật Hạo:...
Quả nhiên, tối hôm đó, tiết tự học, thầy Trần thong thả vào lớp, lượn một vòng rồi nhẹ nhàng thở ra mấy câu.
"Có chuyện cần thông báo với lớp mình, học kỳ này toán lý hóa, ba môn này đều có cuộc thi học sinh giỏi. Trước tiên là thi tỉnh, vòng loại sẽ diễn ra trong khoảng tháng 4 tháng 5, thi vòng bán kết là lúc nghỉ hè. Thi tốt thì lên lớp 11 có thể tham gia thi quốc gia. Nếu không cẩn thận đứng nhất sau này có thể sẽ được tuyển thẳng đại học."
Cả lớp lập tức xôn xao thảo luận.
Thầy Trần tiếp tục: "Nhưng cũng phải nói rõ cho các trò biết. Thi quốc gia không phải dễ dàng đạt được giải nhất đâu nhé. Tính ra tỉ lệ chính là ít hơn 1%."
Cả lớp im lặng, bị 1% đánh cho tỉnh người.
Thầy Trần: "Các trò suy nghĩ cho kỹ, có thể tìm đến giáo viên bộ môn để tham khảo ý kiến. Dĩ nhiên, giáo viên bộ môn cũng sẽ tìm các trò để thương lượng."
Thầy Trần nói xong, cười cười nhìn Trì Đào, Trình Dật Hạo, Tạ Tuế Thần một lượt.
Bách Dĩ Phàm:... Có trá.
Đầu tiên, thắp nến cho ba người này đã.
Việc xảy ra sau đó đã chứng minh suy đoán của Bách Dĩ Phàm là đúng. Giáo viên ba môn toán lý hóa lục tục tìm những học sinh giỏi của từng môn để cổ vũ tham gia.
Mà ba tên kia cũng là ba người đứng trong top 3, dĩ nhiên trở thành mục tiêu tranh đoạt của các thầy cô.
Đến con người thành thật, phúc hậu như Trì Đào mà còn phải ở trong phòng ký túc than phiền: "Thật sự là không biết nên chọn môn nào mới là tốt nữa."
Bách Dĩ Phàm cầm quyển 'Sở từ', nằm trên giường, vừa lật sách vừa nói: "Nếu không được thì ông đi tìm Boss nhà mình nói chuyện đi."
Trì Đào: "Nhưng thầy Chương không cho tôi đi hỏi thầy Trần, ai mời thầy Trần một bữa, thầy Trần liền nói môn đó tốt."
Thật ra thì Vưu Thành cũng không hiểu mà thầy Trần cũng đang rất buồn.
Trì Đào chăm chỉ cần cù, các môn đều đứng đầu, hơn nữa phong độ luôn duy trì ổn định.
Trình Dật Hạo là thông minh, mạch não suy nghĩ khác người bình thường.
Về phần Tạ Tuế Thần, đây là rất khó ra được kết luận. Thứ người khác không biết thì cậu nhóc lại biết, người khác không nghĩ đến phương pháp giải thì cậu nhóc lại nghĩ đến, mà người khác chăm chỉ một thì cậu nhóc cũng chăm không kém.
Túm lại, ba tên này, nhắm mắt chọn một môn để thi đều dễ dàng cầm được giải.
Thầy Trần ngồi ở bàn làm việc việc, cảm thán: "Học sinh nhà mình giỏi quá cũng là một gánh nặng a." Bách Dĩ Phàm ngồi cạnh, mặt không cảm xúc cầm chuột di di, con rồng trong máy tính lập tức phun ngọc ầm ầm.
Bách Dĩ Phàm tranh thủ kháng nghị: "Boss, ba người kia là thiên tài toán lý hóa thế em là gì? Vì sao không có ai tìm em?"
Bách Dĩ Phàm vốn đang cười ba tên kia còn hay nhắc nhẹ Tạ Tuế Thần với Trình Dật Hạo cuối tuần phải học thêm không trốn được.
Và sau đó đã bị nghiệp quật, thầy Hồng tìm cậu, bảo cậu đăng ký thi hóa.
Tựa như tia sét bổ thẳng đầu Bách Dĩ Phàm làm cậu cả người tê dại, còn chưa hết tê đã bị thầy Chương cười tủm tỉm kéo ra tâm sự.
Bách Dĩ Phàm cả trước lẫn sau khi chết bao nhiêu năm như vậy mà chưa bao giờ có cảm giác mình có năng khiếu ở mấy môn tự nhiên. Thì cũng đúng, bởi vì trước khi ngã cậu là sinh viên khoa văn, nếu muốn quay đầu lại học mấy môn tự nhiên là không có khả năng.
Bách Dĩ Phàm theo bản năng nhẹ nhàng từ chối.
Kết quả thầy Hồng lạnh mặt hạ lệnh: "Nếu không chọn môn nào thì quay lại làm cán sự hóa cho tôi." Bách Dĩ Phàm bị dọa chạy thẳng tới chỗ thầy Trần cầu cứu ngay tối hôm đó. Kết quả bị Boss tóm chơi Zuma qua bàn cho thầy.
Thầy Trần nói: "Tập trung đi, ấy ấy ấy! A, thắng rồi!"
Bách Dĩ Phàm:...
Cậu lưu lại trò chơi, quay lại nhìn thầy mình.
Thầy Trần: "Thêm bàn nữa đi, kỷ lục của thầy sắp bị Niệm Niệm vượt rồi."
Bách Dĩ Phàm:... "Boss, tốt xấu gì cũng phải tư vấn cho em đi chứ! Không thì hôm nay em sẽ bảo Niêm Niệm là tất cả trò chơi đều là em chơi cho thầy!"
Thầy Trần lúc này mới mở miệng nhả ngọc: "Mới chỉ có 2 giáo viên tìm thôi sao, có gì mà tư vấn cơ chứ. Môn toán của trò vẫn không tồi. Điểm cuối kỳ của hóa là bao nhiêu nhỉ? Đứng thứ 7 nhỉ, thứ 7 của lớp, 59 của thành phố. Hơn nữa thầy Hồng thích trò, ông ấy không tìm trò thì tìm ai."
"Thầy nhìn mặt em thấy giống người có khả năng đó sao!"
Thầy Trần đáp luôn: "Giống!"
Bách Dĩ Phàm:...
Thầy Trần đóng laptop: "Thật ra thì thi hay không đều không phải là chuyện trò có khả năng hay không mà là sau này trò muốn làm gì, học tự nhiên hay xã hội. Nếu chọn xã hội thì không cần tốn công sức. Nếu muốn học tự nhiên thì dù không lấy được giải nhất toàn quốc thì cũng nên tham gia. Cho nên, sau này trò muốn làm gì?"
Bách Dĩ Phàm:...
Thầy Trần lườm Bách Dĩ Phàm một cái: "Đừng có giả ngu, hết học kỳ này liền phân ban. Đừng bảo trò không nghĩ đến chuyện này."
Bách Dĩ Phàm ngơ luôn, cậu khó khăn nói: "Đúng là em chưa nghĩ đến thật."
Thầy Trần:...
Thầy Trần: "Thế trò liều mạng học lý hóa làm cái gì??"
Thầy Trần dở khóc dở cười: "Bình thường thì thông minh lanh lợi làm cái gì! Không nghĩ đến hiện tại hay rồi!"
Thật ra, trước khi ngã chết, Bách Dĩ Phàm đã vạch ra kế hoạch cho cuộc đời mình. Cậu không cần nghĩ cũng có thể nói ra vài kế hoạch nho nhỏ. Thậm chí là định mua bảo hiểm loại gì cậu cũng vẫn nhớ được.
Nhưng những kế hoạch đó lúc này không thể thực hiện được, thế giới của cậu đã thay đổi rồi.
Nếu lâu như vậy rồi vẫn chưa xếp hàng uống canh Mạnh Bà được thì không chừng bị mất lượt rồi. Thời gian càng dài, cậu cần phải một lần nữa dự tính cho tương lại mình, cần phải làm gì.
Bách Dĩ Phàm nghiêm túc suy nghĩ một lượt, cẩn thận gật đầu: "Thầy Trần, em sẽ nghiêm túc suy nghĩ, rồi sau đó sẽ quyết định thi hay không."
Thầy Trần gật đầu: "Ừ."
Một giây sau.
"Vậy thì trước hết cứ tham gia lớp học thêm đi, dù sao rảnh cũng vẫn là rảnh mà."
Bách Dĩ Phàm:... "Thầy, em quyết định học ban xã hội!"
Thầy Trần: "Thế lại càng phải học thêm, dù sao thi đại học vẫn có toán. Lớp 11 thì có hóa vẫn phải thi. Lý thì không cần them thi nhưng vòng loại vẫn phải đăng ký!"
Bách Dĩ Phàm:...
*^*^*^
1. Cửu Ca là nhạc chương tôn giáo của dân tộc Sở đã có trước thời Khuất Nguyên, ông chỉ là người sửa lại, bỏ đi những lời quê mùa. Các học giả Hoa Lục, Ðài Loan và Nhật Bản đều nhất trí về ý kiến Cửu Ca là của dân tộc Sở. "Cửu Ca" là những bài hát dùng trong việc tế tự của dân nước Sở gồm 11 thiên, mỗi thiên dành cho một vị thần. Thiên sau cùng gọi là Lễ Hồn là bài hát tống (tiễn) thần. ở nước Sở và các nước bị Sở thôn tính, đạo đồng bóng rất thịnh hành.
Sách "Cổ Ðiển Học Hân Thưởng" mô tả Cửu Ca của nước Sở như sau: "Ðồng cốt có nhiệm vụ câu thông giữa người và thần, khéo múa hát, cho nên đạo đồng bóng đạt đến một trình độ nhất định có thể xúc tiến sự phát triển nghệ thuật. Cửu Ca do đó mà sản sinh. Cửu Ca đã phản ảnh lòng nhiệt ái về việc sanh sôi nẩy nở và ý muốn trưng cầu hạnh phúc của nước Sở, đồng thời cũng phản ánh niềm sùng kính của họ đối với những người đã hy sinh cho tổ quốc, lời lẽ thanh tân tú lệ, cảm tình sung mãn, chân thật. Tuy Khuất Nguyên có góp tài hoa vào đó nhưng nói về việc thành tựu thì nên qui công cho thi sĩ vô danh trong dân gian"Cửu Ca có 11 bài, sao gọi là Cửu Ca? Trong Sở Từ Sớ, Lục Thời Ung cho rằng "Quốc thương" và "Lễ hồn" là hai bài không thuộc Cửu Ca. Trong "Chiêu Minh Văn Tuyển" thì chỉ có Cửu Ca, không có Quốc thương và Lễ hồn. Riêng Quốc Thương là bài hát của người nước Sở dùng để cúng tế những chiến sĩ đã chết vì tổ quốc. Người xưa chết non (chưa quá 20 tuổi) gọi là Thương. Thương trong Quốc Thương chỉ trai tráng đã bỏ mình nơi chiến trường. Quốc Thương thể hiện tinh thần yêu nước và lòng sùng kính của dân Sở đối với anh hùng của dân tộc "vị quốc vong thân".
2. Sở Từ: Là hình thức thi ca mới từ thế kỉ thứ 4 đến thế kỉ thứ 3 trước công nguyên do Khuất Nguyên cùng những người khác trên cơ sở ca dao dân gian tiến hành gia công, sáng tạo mà thành. Cú pháp của nó dài ngắn không đều nhau, phá vỡ sự cách luật của Kinh Thi lấy tứ ngôn làm chính; độ dài của bài tương đối dài. Chúng đều thích hợp với việc phản ánh nội dung tư tưởng phức tạp.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT