Tạ Tuế Thần nói: "Cám ơn đã lấy sách giúp tôi. Tan học tôi mời cậu ăn đêm nhé."
Bách Dĩ Phàm do dự một lúc rồi cũng gật đầu.
Buổi tự học đầu tiên sau kì nghỉ, trong phòng vẫn còn khá yên lặng, người thì chép bài tập, người thì chuẩn bị bài. Chỉ có lúc Chu Nhạc Dũng đi ra ngoài thì lúc đóng cửa mới có âm thanh to một chút.
Bách Dĩ Phàm đọc qua một lượt sách văn rồi tóm tắt trọng điểm của cả quyển. Phần cổ văn thì phải xem kỹ, phần hiện đại thì đọc qua một lần. Rồi lại đọc qua tất các môn còn lại, rồi tóm lại những điểm quan trọng của học kỳ này.
Làm xong được những việc này thì cũng là lúc tan học.
Quả nhiên, Tạ Tuế Thần cầm theo hai cái cặp lồng đi cùng Bách Dĩ Phàm đến căn tin.
Trong căn tin của trường có lò vi sóng dành riêng cho học sinh sử dụng.
Bách Dĩ Phàm đi lấy đũa, Tạ Tuế Thần cho cặp lồng vào lò vi sóng, đặt thời gian một phút sau rồi mang đến bàn.
Bách Dĩ Phàm mang theo bình giữ nhiệt của mình rót ra hai cốc trà.
Tạ Tuế Thần vừa mở nắp cặp lồng thì chỉ thấy mùi thơm của đồ ăn bay ra. Cặp lồng này là loại có nhiều ngăn, có mấy loại đồ chiên rán. Có viên chiên, củ từ, nấm, mực chiên, hành tây chiên, tôm chiên, cá chiên, vân vân...
Lão Ứng Mập chính là chủ quán Đệ Ngũ Quý Hảo Vị siêu nổi tiếng của thành phố S.
Trước khi cậu ngã chết, đây chính là quán ruột của cậu nên giờ chỉ cần liếc mắt liền nhận ra đóng đồ viên chiên này là của quán đó. Nhưng trước kia, ông chủ Ứng đó không cho khách mua đồ mang về cơ mà?
Đợt trước, Bách Khả Phi mang được cá chiên về là quá siêu rồi, vậy mà lần này Tạ Tuế Thần còn mang hẳn một loạt đồ về!
Bách Dĩ Phàm: "Cua này, sao anh thuyết phục được lão Ứng mập vậy? Không phải là ông ý không cho mua mang về sao?
Tạ Tuế Thần cầm lấy đũa: "Ông chủ Ứng nói chỉ cho mang những thứ này về thôi, còn dặn tôi không được nói cho người khác biết. Vậy mà cậu liếc mắt nhìn ra được ngay."
Bách Dĩ Phàm: "Đồ ăn của lão Ứng mập đặc biệt mà, có đồ nào của nhà ông ấy mà tôi chưa ăn đâu."
Tạ Tuế Thần: "Tôi cũng thích đồ ăn của nhà đó. Sau này cậu đến đó, tôi mời."
Bách Dĩ Phàm vui vẻ đồng ý. Nhưng rồi cậu nhìn hai cái cặp lồng đầy phiền muộn.
Bách Dĩ Phàm: "Anh hình như mua hơi nhiều?"
Cặp lồng hình bầu dục, nhìn qua thấy lớn hơn loại bình thường, lại còn tận hai cái.
Tạ Tuế Thần hơi bất ngờ: "Cứ ăn trước đi đã."
Thế là hai người bắt đầu ăn. Tuy rằng không phải là đồ vừa làm xong nhưng nhờ có tác dụng diệu kỳ của lò vi sóng nên đồ ăn vẫn còn giữ được độ giòn. Bách Dĩ Phàm thích ăn cá chiên cùng nấm chiên, Tạ Tuế Thần liền dồn đồ của hai cặp lồng vào một.
Lúc này là giờ ăn khuya nên cũng có không ít học sinh ăn mà lớp 10/1 cũng có vài người. Lúc đi ngang qua thấy hai người đang ngồi ăn cũng đều chào hỏi. Kết quả là thấy đồ ăn thì đồng loạt chỉ trích Tạ Tuế Thần không trượng nghĩa, rồi mỗi người bốc một miếng.
Lúc này thì không thể kêu là quá nhiều đồ được, có khi còn bị thiếu cũng nên.
Vưu Thành ăn một miếng cá chiên: "Ngon lắm!"
Lại cắn cắn thêm hai cái là hết con cá: "Phàm Phàm, cho thêm con nữa đi."
Bách Dĩ Phàm cũng không ki bo, của người phúc ta nên lại càng hào phóng, lấy đũa gắp một cái định đưa cho Vưu Thành.
Tạ Tuế Thần lại nhanh tay hơn, gắp miếng mực cho Vưu Thành: "Cái này cũng ngon lắm."
Vưu Thành:...
Trình Dật Hạo ồn ào: "Mực ăn mực chiên kìa."
Vưu Thành tỏ vẻ muốn PK người thật với Trình Dật Hạo, nói lại: "Quả Chanh mau đi ăn chanh nhà ông đi!"
Mọi người vừa cười đùa vừa ăn, quay đi quay lại đã hết cả hai cặp lồng đồ ăn. Trong đó Bách Dĩ Phàm là người ăn nhiều nhất.
Xong xuôi mọi người kéo nhau về phòng, vừa đi vừa thảo luận xem loại nào ngon, nhắc nhẹ lần sau Tạ Tuế Thần phải mang nhiều về.
Bách Dĩ Phàm hầm hừ: "Mấy người đều là dính ánh sáng của tôi đó! Lần sau phải mang nhiều cá chiên với nấm chiên."
Vuu Thành: "Đúng rồi! Tạ lão đại quá bất công, vì sao chỉ gọi mình Phàm Phàm đi ăn?"
Bách Dĩ Phàm:...
Tạ Tuế Thần: "Vì tôi biết mọi người sẽ tự đến."
Cả bọn cười ầm lên.
Hỏi mà không cần biết câu trả lời thì cũng chỉ cần gọi là có đáp án là được, Tạ Tuế Thần cứ thế mà đá đề tài đi.
Ngày hôm sau đi học chính thức, mặc đồng phục, chào cờ, diễn thuyết của hiệu trưởng, vẫn đúng tuần tự như bao lần khác.
Cán sự các môn thu bài tập nghỉ đông, Bách Dĩ Phàm ôm một đống bài tập hóa đến văn phòng thầy Hồng.
Thầy Hồng thấy cậu, khó có mà khen một câu: "Bách Dĩ Phàm làm cán sự cũng không tồi."
Bách Dĩ Phàm:... Tui trúng ảo giác sao?
Bách Dĩ Phàm đặt bài tập lên bàn, chúc thầy Hồng mấy câu rồi về lớp.
Bài tập nộp lên, cũng chưa chắc giáo viên đã xem. Nhưng thầy Hồng trong tiết đầu tiên của môn Hóa đã chọn mấy đề trong bài tập đông ra giảng. Còn giải thích cặn kẽ mấy vấn đề rồi mới học bài mới.
Tiết đầu tiên của thầy Trần cũng khá đặc biệt.
Thầy Trần vẫn hai tay trống không vào phòng học, cười tủm tỉm: "Mọi người năm mới có vẻ không tồi nha? Nhìn vừa trắng lại béo lên chút, tiết này tâm sự chút đi."
Tiết này, thầy Trần nói từ câu đối xuân là gì, giảng đến "Đồ Tô thành túy ẩm, cười vui Bạch Vân oa", nói từ mùng một đến mùng bảy có gà chó heo dê trâu ngựa người là vì sao, cuối cùng là nói đến tết Nguyên Tiêu cũng là Lễ tình nhân truyền thống.
Thầy Trần: "Có mấy câu thơ làm chứng, ví như học kỳ này có mấy bài của Tân Khí Tật, cán sự đâu rồi, đọc cho mọi người nghe chút."
Bách Dĩ Phàm: Boss, thầy nhìn em làm gì?
Thầy Trần không nhìn Chu Nhạc Dũng mà nhìn chằm chằm vào Bách Dĩ Phàm.
Mọi người:...
Bách Dĩ Phàm cúi đầu giả chết, nhìn bàn học một cách mãnh liệt.
Thầy Trần ho nhẹ hai tiếng, Bách Dĩ Phàm đành phải đứng lên.
"Đông phong dạ phóng hoa thiên thụ, Cánh xuy lạc, tinh như vũ..."
Bách Dĩ Phàm đọc một mạch bài 'Thanh Ngọc án', tỏ lòng chỉ muốn từ quan, không thể không từ được!
Thầy Trần nghe rất vừa lòng: "Còn có không ít bài về Tết Nguyên Tiêu, em chọn một bài đọc cho cả lớp nghe đi."
Mọi người:...
Cả lớp gửi tới Bách Dĩ Phàm những ánh mắt tràn đầy sự thương cảm.
Bách Dĩ Phàm mặt lạnh te, đọc: "Hoả thụ ngân hoa hợp, Tinh kiều thiết toả khai..."
Thầy Trần ngắt lời: "Tên và tác giả đâu?"
Bách Dõ Phàm: "Bài 'Đêm mười lăm tháng giêng', tác giả Tô Vị Đạo. Hoả thụ ngân hoa hợp..."
Bách Dĩ Phàm đọc hết một bài, thầy Trần nghe đến nghiện: "Thêm bài nữa đi."
Mọi người:...
Bách Dĩ Phàm nội tâm bùng cháy: Tôi muốn từ quan!!!!
Bách Dĩ Phàm vét sạch một bụng đầy tác phẩm xuất sắc về Tết Nguyên Tiêu.
Đến hôm Tết Nguyên Tiêu, buổi chiều Trình Dật Hạo ở nhà Bách chơi, khoa tay múa chân kể lại chuyện ngày đó cho ba mẹ Bách nghe.
Bách Khả Phi mới từ tỉnh về, nghe đến là hăng say, Tạ Tuế Thần ngồi cạnh dự thính.
Trình Dật Hạo: "Nhưng mà nói ra thì Phàm Phàm quá ác, vẫn đọc đến lúc hết tiết mới thôi."
Ba mẹ Bách vui vẻ cười, Trình Dật Hạo trốn ra sau ba Bách làm mặt xấu.
Bách Khả Phi: "Đọc đến hết tiết là bao nhiêu bài?"
Trình Dật Hạo nhớ lại: "Bốn bài hay mấy bài nhỉ."
Tạ Tuế Thần: "Hai bài thơ, ba bài từ, một đôi câu đối. Thật ra là vì thầy Trần đổi lại được cán sự nên vui thôi."
"Đúng đúng! Thật ra trong lòng bọn tôi cũng nghĩ vậy!" Trình Dật Hạo bày tỏ cảm xúc: "Boss, chúng ta đều biết Phàm Phàm đã được triệu hồi về làm cán sự cho thầy, thầy đừng ra vẻ nữa!"
Cả nhà cười phá lên.
Mẹ Bách quan tâm hỏi: "Thế Chu Nhạc Dũng thì sao? Gần đây còn làm phiền con nữa không?"
Bách Dĩ Phàm đáp: "Nó gần đây an phận sắp biến thành không khí rồi, hơn nữa quan hệ của thầy Hồng với lớp con cũng cải thiện tốt hơn nhiều rồi. Con cũng không biết nó làm như nào để thầy Trần tha cho đi nữa."
"Thầy Trần lớp con cũng là người tài." Ba Bách vui vẻ: "Phàm Phàm từ nay còn dám từ chức nữa không?"
Bách Dĩ Phàm đau lòng nói: "Ba không biết thì thôi chứ từ chức có bao nhiêu là nguy hiểm, quyết định phải chắc chắn mới được làm. Thầy Trần tu vi quá cao, con không dám thử nữa."
Trình Dật Hạo chú thích: "Chú à, Phàm Phàm lúc nào chả muốn từ chức, thầy Trần cũng nói rồi, từ cũng được, về sau chữa bài chỉ gọi nó trả lời thôi."
Cả nhà lại được trận cười nữa.
Bách Dĩ Phàm rất đau lòng: Sự đồng tình đâu rồi?
Bách Dĩ Phàm: "Ông câm ngay cho tôi! Còn nói nữa là tôi mang hết chuyện từ hồi mặc quần thủng đít của ông ra cho Hình nữ hiệp nghe!"
Nháo một hồi như vậy làm cậu chợt nhớ lại chuyện vay Hình Mỹ Gia một tờ giấy bọc sách, mà cậu thì chưa đưa ảnh với chuyện cười của Đại Trình đâu.
Bách Dĩ Phàm lập tức nói: "Đại Trình, tôi nhớ trước đây có một thời gian tôi nghĩ ông là con gái đó."
Trình Dật Hạo:...
Nhìn trần nhà: "Sao cơ? Tôi không hiểu."
Mẹ Bách lại nói: "Đại Trình trước đây vừa đáng yêu lại vừa nhẹ nhàng, nói chuyện cũng không dám lớn tiếng, giống như bé gái vậy, còn tết tóc nữa chứ."
Bách Dĩ Phàm lập tức nói: "Đúng đúng đúng, còn mặc váy, chơi dây với mấy bạn gái nữa! Mẹ ơi, chắc nhà mình có ảnh nhỉ!"
Mẹ Bách gật đầu: "Có trong album ảnh đó."
Bách Dĩ Phàm lập tức nhảy dựng lên: "Album ở đâu ạ?"
Mẹ Bách cười: "Để mẹ lấy cho."
Một hồi, mẹ Bách mang 3 album ảnh ra phòng khách cho mọi người xem. Ba Bách, Bách Khả Phi, Bách Dĩ Phàm cả Tạ Tuế Thần cũng chụm đầu vào xem.
Trình Dật Hạo ngồi nguyên tại chỗ che mặt: "Ta không xem, ta không thấy."
Bốn bề yên tĩnh, Trình Dật Hạo hé một mắt ra xem.
Trình Dật Hạo bật dậy: "Hahaha, đây là ngỗng nhà bà Trương mà! Phàm Phàm đang cãi nhau với ngỗng đó."
Vừa mở được một trang, một cậu nhóc tròn vo mặc quần yếm, quay lưng với máy ảnh đang đuổi theo đàn ngỗng.
Bách Dĩ Phàm:...
Bách Khả Phi cười như điên.
Ba Bách cứu lại trái tim đang nứt của cậu út nhà mình: "Khả Phi lúc đó còn tưởng Phàm Phàm đói, còn lấy táo ra cho em ăn cơ mà."
Mẹ Bách vui vẻ: "Tiểu Tạ đoán xem cuối cùng thế nào?"
Tạ Tuế Thần có tinh thần an ủi nói: "Dĩ Phàm đút táo cho ngỗng ạ?"
Bách Khả Phi bổ một đao: "Nào có, kết quả Phàm Phàm vừa ăn táo vừa đuổi ngỗng vừa gào."
Bách Dĩ Phàm:...
Trình Dật Hạo bổ sung: "Đuổi theo ngỗng còn không tính, lúc anh Khả Phi mới đi học, Phàm Phàm ngày nào cũng đòi đến trường, ây da, nếu không cho đi còn gào khóc lăn lộn nữa cơ!"
Bách Dĩ Phàm:...
Bách Dĩ Phàm: "Đại Trình, ông muốn đọc 'Ly Tao' hay là 'Thiên vấn' hửm?"
Trình Dật Hạo che miệng lại. nhưng vẫn còn ba mẹ Bách và Bách Khả Phi.
Ba Bách giải thích: "Lúc đầu, mọi người nghĩ là do không có Khả Phi chơi cùng nên khóc, khóc đến lạc cả giọng. Sau đó mẹ nó dẫn Phàm Phàm cùng đi đưa anh đi học rồi đón anh tan học thì nó liền không khóc."
Bách Dĩ Phàm: Ba giải thích như không vậy.
Mẹ Bách hừ hừ: "Đúng vậy, lúc đó không khóc nữa mà chuyển qua một ngày gào một trăm lần 'Con cũng muốn đi học', còn biết đổi cả cách nói nữa."
Bách Khả Phi đập tay một cái: "Đúng rồi, lúc ăn cơm Phàm Phàm nói 'Em muốn đi học để ăn cùng bạn', lúc mặc quần áo thì nói 'Bạn ở trường mẫu giáo đều tự mặc quần áo', ừm, mua đồ chơi cho nó, nó liền nói 'các bạn ở trường mẫu giáo chơi gì ạ?'. Ầy, cứ nói thế phải hơn nửa năm ý."
Mẹ Bách: "Cuối cùng liền cho nó đi học sớm. Do chưa đủ tuổi nên còn phải nhờ quan hệ mới cho đi học được."
Bách Dĩ Phàm:... Quá trình này nghe cũng quen quen a.
Bách Dĩ Phàm: "Đó là vì con có nghị lực! Người có nghị lực đều có số không tồi nhé."
Mọi cười lại cười vui vẻ.
Ba Bách: "Nghị lực cái gì mà nghị lực, đến lúc đi học rồi cũng không thấy hành động ăn vạ đòi thứ gì lần nào nữa. Lúc đó có mà còn nhỏ quá, chưa hiểu chuyện thì có."
Bách Dĩ Phàm: Rõ ràng là có mà, hơn nữa năm tư đại học cũng không phải là nhỏ mà. Đồ đó còn đang ngồi cạnh Bách Khả Phi kia kìa ba.
Ba Bách nói thêm: "Thật ra cũng không hẳn là ba không thích hành động đó, nó rất hay mà. Ngày nào cũng được xem Phàm Phàm nghĩ muốn hỏng cái đầu nho nhỏ đó để đổi kiểu nói đòi đi học. Hồi đó a, ngày nào cũng thấy vui vẻ, ba thật là không muốn con đi học chút nào."
Bách Dĩ Phàm: "Ba à! Tình cha như núi của ba đâu rồi!"
Cả nhà lại được thêm trận cười nữa.
Tạ Tuế Thần ngồi cạnh Bách Khả Phi, lật qua một trang album rồi chỉ vào một tấm ảnh: "Đại Trình."
Bách Dĩ Phàm ngó đầu qua: "Ây nha, ảnh này được! Đại Trình thơm trộm bạn gái nè!"
Trình Dật Hạo gào thét nhảy bổ qua.
Sau đó chính là lật album, các kiểu ảnh, ảnh tốt nghiệp, ảnh du xuân, hoạt động lớp...
Ảnh có rất nhiều, ba mẹ Bách ngồi kể lại từng bức ảnh. Bách Khả Phi lạc đường nên vào sai lớp, Bách Dĩ Phàm ngã cầu trượt ở trường mẫu giáo, đủ kiểu chuyện.
Tạ Tuế Thần ngồi cạnh nghe không sót chữ nào, thỉnh thoảng còn hỏi: "Dì ơi, vì sao Dĩ Phàm cầm kẹo que bình thường mà người khác đều là kẹo que cầu vồng?"
Mẹ Bách: "Bởi vì kẹo que cầu vồng lớp phát cho Phàm Phàm bị Khả Phi ăn vụng mất!"
Bách Khả Phi: "Con mới cắn có một miếng, ai ngờ Phàm Phàm lại ki bo như vậy."
Trình Dật Hạo: "Làm gì có chuyện thần tượng của tôi lại trộm ăn keo que cơ chứ..."
Cả nhà cười đau bụng.
Bách Dĩ Phàm bỗng phát hiện, quá khứ mà cậu từng nghĩ là đầy tăm tối hóa ra còn có nhiều kỉ niệm đẹp đến như vậy.
Bách Dĩ Phàm lại càng vui vẻ
"Bách Khả Phi, trả em kẹo cầu vồng đây!"
Vừa nói vừa nhảy sang vồ Bách Khả Phi.
Bách Khả Phi né, làm Bách Dĩ Phàm không kịp đổi hưởng, ngã thẳng vào lòng Tạ Tuế Thần.
Bách Khả Phi kéo tay Trình Dật Hạo: "Anh có Đại Trình trợ trận!"
Trình Dật Hạo ngay lập tức tạo phản: "Không không, anh Khả Phi, em không đánh lại Tạ lão đại đâu."
Bách Khả Phi tự hỏi: "Thế anh đành phải mượn sức Tiểu Tạ thôi."
Bách Dĩ Phàm phản bác: "Anh mơ đi, con cua này không phải anh nói mượn là mượn được nhé!"
Tạ Tuế Thần chọc eo Bách Dĩ Phàm: "Không cho anh mượn được đâu, em sắp bị Dĩ Phàm siết cổ chết rồi!"
Bách Dĩ Phàm lập tức buông tay, chột dạ nhìn Tạ Tuế Thần, cười he he: "Cua cua, nói mau, anh đứng phe nào?"
Tạ Tuế Thần mặt đỏ hồng: "Cùng cậu."
Bách Dĩ Phàm đắc ý, hai tay chống nạnh: "Ta có con cua đệ nhất vũ trụ trợ trận, vùng vẫy các nước, xưng bá thiên ha! Còn không mau đầu hàng, giao kẹo cầu vồng ra, may ra ta còn tha cho mi!"
*^*^*^*^*
Đồ tô thành túy ẩm, cười vui bạch vân oa: ý chỉ khi say rượu thì tâm hồn mới tìm được niềm vui, cho nên chỉ muốn đắm chìm trong rượu
Tân Khí Tật辛棄疾 (1140-1207) tự Ấn An 幼安, hiệu Giá Hiên 稼軒, người Lịch Thành, tỉnh Sơn Đông. Khi sinh ra, Sơn Đông đã bị giặc Kim chiếm. Năm 21 tuổi đã tham gia nghĩa quân chống Kim, ít lâu sau ông về với Nam Tống, từng giữ chức An phủ sức tại Hồ Bắc, Giang Tây, Hồ Nam, Phúc Kiến, Chiết Đông. Khi tại nhậm, ông còn sáng lập Phi hổ quân đánh Kim song bị phái chủ hoà đầu hàng chèn ép, nên việc không thành, trong tâm sầu muộn. Từ của ông rất hào phóng bi tráng, nay còn lưu lại Giá Hiên trường đoản cú 12 quyển.
Ly Tao (tiếng Trung: 離騷; bính âm: Lý São) là một trong những bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc do Khuất Nguyên sáng tác. Đây là một tác phẩm bất hủ của ông. Tác phẩm dài 370 câu tả tâm sự của tác giả. Ly Tao được dịch ra theo nghĩa tiếng Việt là sự "oán thán" (lời than vãn), nhưng cũng được biết đến với nghĩa là "sự buồn phiền quá đỗi" hay một "tâm trạng xáo trộn". Đặc sắc của bài trường thiên này là lời bi thảm triền miên, thường dùng lối tượng trưng, lối nhân cách hóa và dẫn rất nhiều điển cố thần thoại.
Thiên vấn: cũng của tác giả Khuất Nguyên, độ dài cũng tầm 370 câu
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT