Hôm họp lớp có hơn nửa học sinh đến tham gia. Con gái xinh xắn, con trai đẹp trai, ai cũng như cá được về với nước, tinh thần thoải mái, tự do tự tại.
Đại diện cho giáo viên có 5 người đến, thầy Dương không đến vì bị lôi đi chấm thi.
Mọi người gặp nhau thoải mái, ngồi kín 5 bàn.
Sau khi thi xong, đến trường nhận bằng tốt nghiệp rồi giờ tụ tập đàn đúm, chơi đùa, chém gió. Cán bộ lớp cầm đồ uống đi kính giáo viên nhìn đâu ra đấy.
Trình Dật Hạo kéo Bách Dĩ Phàm đi cùng, cậu đành mang theo cốc coca-cola đi theo.
Mấy giáo viên ngồi một bàn uống rượu. Thầy Sa nâng chén: "Ai dô! Đến đây đến đây, hôm phát bằng không thấy trò đâu hết. Thi như nào?"
Bách Dĩ Phàm vừa định mở lời thì thầy Triệu lại ngắt lời: "Bách Dĩ Phàm, hôm nay thầy muốn làm rõ một việc với em! Tuy rằng thầy không thích em nhưng thầy chưa bao giờ nói em sẽ không làm được, càng không đánh cược với thầy ấy!"
Bách Dĩ Phàm:...
Giáo viên khác: Ha ha ha
Thầy Sa vỗ vỗ đàu cậu, rồi cầm đũa, đứng lên gõ gõ vào chén: "Mọi người yên lặng một chút. Yên lặng chút nào. Thi cũng xong rồi, bây giờ chúng ta sẽ cho thầy Triệu của các trò phản án."
Thầy Sa thì thao thao bất tuyệt, thầy Triệu thì oan như tuyết. (Là bị oan như tích lâu, nhiều như tuyết, mãi cũng chờ đến ngày tuyết tan, oan tình được gỡ bỏ)
Các học sinh hai mặt nhìn nhau.
Thang Tiểu Liễu ngồi ở bàn bên cạnh, rụt rè hỏi thầy Sa: "Thầy Sa, thầy không phải cũng từng nói em không qua được môn toán sao?"
Thầy Sa trừng lớn mắt: "Tên hỗn...Là ai nói vậy hả?"
Thang Tiểu Liễu không đáp mà nhìn qua chỗ thầy Triệu.
Mọi người cười vang.
Thi xong xuôi, học sinh cũng thoải mái, bao nhiêu áp lực trong phòng học chật chội đều được cho bay hết. Chuyện này với học sinh là đã qua nhưng bảng xếp hạng "Giáo viên bị học sinh ghét nhất" với phương pháp 'kích lệ' bằng đánh cược lại được giữ nguyên. Mà thầy Triệu qua chuyện này đã trở thành người đứng đầu sóng gió, ấn tượng của học sinh với ông khó mà tốt hơn được.
Việc sau này không nhắc nữa, thầy Triệu lúc này vì đã được tẩy được tiếng xấu 'công địch' nên uống nhiều hơn. Bám lấy quầy thu ngân gạt hết tiều của học sinh đi, nói, để thầy trả. Mấy vị giáo viên cũng đi đến.
Hai bên tranh nhau không thôi.
Thầy Sa nói: "Đừng có cãi nữa, mỗi người nhường một chút. Đây coi như là buổi mà học sinh cảm ơn thầy cô đi. Sau này cũng đừng để phụ huynh các em 'mời' cơm bọn thầy nữa nhé!"
Ăn uống cùng nhau, học sinh mỗi người 39 đồng. Sau đó có vị phụ huynh đến gặp riêng thầy, nói, tiền này sao lại chia ra như vậy. Thầy Sa nói luôn sự thật, có vài học sinh tỏ ra khó xử nhưng trước mặt mọi người cũng không tỏ vẻ phản đối.
Thầy Triệu cũng muốn góp tiền liền bị lớp trưởng uy hiếp: "Thầy muốn bọn em mỗi đứa mời thầy một bữa sao?"
Thầy Triệu trừng mắt nhìn lớp trưởng. Lớp trưởng đem cán sự tiếng anh qua chắn cho mình.
Bởi vì giáo viên uống rượu nên cán sự môn nào thì đưa giáo viên môn đó về.
Thầy Sa phất tay nói mình không uống nhiều, Trình Dật Hạo cứ về nhà đi, rồi đứng trước cửa khách sạn giữ Bách Dĩ Phàm lại: "Vừa nãy chưa hỏi được trò thi sao rồi?"
Bách Dĩ Phàm nói: "Toán có vẻ không tốt lắm. Mấy môn khác thì cũng được ạ."
"Thằng nhỏ không chịu cố gắng này!" Thầy Sa trừng mắt, đập vào đậu cậu một phát, nói: "Đều do trường không chịu tổ chức thi thêm vài lần! Không phải thế thì dựa theo sự tiến bộ của trò thì ít ra cũng phải đứng thứ nhất với Đại Trình a!"
Bách Dĩ Phàm:... Có phải thầy vừa nói là thầy không uống nhiều không vậy?
Lúc này Trình Dật Hạo dắt xe đạp của thầy Sa đến: "Thầy ơi, để em đưa thầy về nhé! Đây là nhiệm vụ đó."
Thầy Sa run run khóe miệng: "... Cứ để thầy tự về."
Cuối cùng, Trình Dật Hạo giữ lấy xe đạp của thầy Sa, kiên quyết phải đưa ông tận nhà, còn kéo theo Bách Dĩ Phàm.
Về đến nhà thầy Sa vừa đúng hai giờ chiều, đường nhựa bốc hơi nóng. Thầy sa kéo hai thằng con trai vào nhà ngồi.
Nhà thầy Sa ở khu ký túc xá của giáo viên, là khu nhà kiểu những năm 90. Nhà hình ống, hai phòng một sảnh. Được dọn dẹp sạch sẽ, có nhiều bồn hoa, cây cối, trên tường còn có treo tranh chữ.
Thầy Sa lúc này cũng hơi tỉnh rượu, vừa vào nhà là bật quạt, rồi vào bếp bổ dưa hấu.
Trình Dật Hạo vội nói: "Không cần đâu thầy, chúng em về luôn mà..."
Thầy Sa không nghe, lấy một túi anh đào ra rửa.
Bách Dĩ Phàm liền nói: "Thầy ơi, hình như cây Tích thủy Quan Âm này hơi thiếu nước thì phải?"
"Hả?" Thầy Sa nghe vậy lập tức đi ra, cầm bình phun nước xịt xịt mấy lần: "Cô của các trò thích cây này cây kia, cây mà chết thì còn đau lòng, thầy thì lười làm mấy việc này lắm."
Bách Dĩ Phàm cười: "Thầy đã là Đào Lý Thiên Hạ rồi thì còn cần gì hoa này nọ nữa."
(Đào Lý Thiên Hạ ý chỉ người thầy có nhiều học trò khắp thiên hạ. Đào trong cây hoa đào nên ý chỉ thầy Sa đã là một loài hoa rồi thì không cần phải để ý đến loài hoa khác.)
Cả phòng yên tĩnh, chỉ còn tiếng quạt đang thổi phù phù, tiêng tủ lạnh hoạt động. Nửa ngày sau, thầy Sa mới cười to: "Lại vỗ mông ngựa nữa rồi. Thầy đâu giỏi đến mức đấy chứ!"
Bách Dĩ Phàm cũng không cãi, chuyển hướng đề tài: "Thầy à, mấy bức trên tường đều là thầy viết sao?"
"Không phải tất cả dâu."
Sau đó thầy Sa nói về thư pháp cho Bách Dĩ Phàm với Trình Dật Hạo. Không biết là do hưng trí hay do tác dụng của rượu mà thầy bày mực tàu giấy trắng chép lại "Khuyến học thiên" và "Sư thuyết" (Thày dạy)
Bách Dĩ Phàm nói: "Tôi muốn bản nhiều chữ."
Trình Dật Hạo đáp ngay: "Không cho!"
Hai người quyết đấu oẳn tù tì, Bách Dĩ Phàm thắng. Thầy Sa ngồi bên cạnh vui vẻ nhìn hai thằng con trai tranh nhau, không còn sự uy nghiêm của người thầy mà giống như người lớn đang nhìn con trẻ hơn.
Lúc về, thầy Sa tiễn hai người xuống dưới. Bỗng nhiên thầy quay sang nói với Bách Dĩ Phàm: "Toán thi không tốt cũng không sao. Trò đã nổi bất suốt một học kì rồi, giờ phải chừa cho người khác chút. Chẳng mai không đủ điểm vào Nhất Trung thì để thầy tìm quan hệ cho."
Bách Dĩ Phàm gật đầu nói cảm ơn.
Chờ đến khi Trình Dật Hạo với Bách Dĩ Phàm đi xa, thầy Sa thở dài, không biết là đáng tiếc hay đang cảm khái nữa.
Thế nhưng chờ đến khi biết được kết quả thi thì thầy Sa chỉ còn lại sự phẫn nộ: "Thằng ranh con, đây mà là thi không tốt hả??????!!!!!"
Lúc này, giáo viên đang ở hết trong văn phòng, cô Dương với thầy Triệu nhìn qua, thấy thầy Sa đang xem điểm của Bách Dĩ Phàm.
Toán: 146 điểm
Thầy Dương cực kì bình tĩnh: "So với văn thì đúng là thi không tốt rồi mà."
Thầy Sa:...
Thầy Triệu bon chen: "So với tiếng Anh đúng là không tốt mà."
Thầy Sa:!!!
Tiếng anh thì bỏ qua đi, nhưng mà văn còn cao hơn toán!!! KHÔNG KHOA HỌC!!!
Lúc này chủ nhiêm lớp 9/11 thốt lên: "Ây da, cán sự văn của lớp tôi được 143 điểm nè! Điểm văn cũng bị trừ không nhiều."
Thầy Triệu với thầy Sa quay phắt qua cô Dương.
Thầy Dương hiểu ý: "Phàm Phàm lớp chúng tôi được 148 điểm, thì ra bài thi gây náo loạn lúc chấm là của thằng bé a~"
Mọi người:!!!
Thầy Dương đặc biệt hưởng thụ giây phút này, bởi vì lúc thầy đến lấy điểm cũng giật mình nhưng may mà không ai thấy.
Hình thức chấm thi chuyển cấp với thi đại học đã được thay đổi, đầu tiên là dọc phách bằng máy tính rồi mới đưa được đi chấm. Môn văn thì chấm theo dàn ý, mỗi bài do hai giáo viên chấm rồi lấy điểm trung bình. Về bài viết văn phải qua ba lần chấm rồi lấy điểm trung bình, nếu ba điểm có chênh lệch lớn hay bị lẻ sẽ được đưa lên cho tổ chuyên môn để thẩm duyệt.
Chấm bài không thể là chấm không chặt tay. Cho nên thiếu 2 điểm là được điểm tối đa, được coi là kỳ tích lớn rồi. Lúc chấm bài thi được một ẩa, bên tổ ngữ văn truyền ra tin có học sinh được tận 148 điểm. Sau đó, các giáo viên chấm thi vẫn còn bàn nhau xem là học sinh của ai, thầy Dương còn chưa từng nghĩ vị học sinh này lại là học sinh của mình đâu.
Giáo viên trong văn phòng tỏ vẻ không tin, mọi người túm tụm vào chỗ thầy Dương để xem điểm.
Chờ mọi người đến đủ, thầy Triệu ra đại chiêu: "Thế có là gì! Tiếng anh của Bách Dĩ Phàm được điểm tối đa đây này!"
Mọi người:!!!
Thầy Sa ngây người một giây rồi, 'vèo', chạy ra ngoài. Thầy Triệu dường như cũng nghĩ đến, cùng thầy Sa 'vèo' ra ngoài.
Không lâu sau, hai người một trước, một sau quay lại, biểu tình đều ủ rũ.
Cô Dương nghĩ là không tốt, liền hỏi: "Lý với hóa không được sao?"
Thầy Sa vô lực: "Hóa được 91..."
Thầy Triệu đau đớn: "Tên ngốc này, lý chỉ được 90!!!"
Thầy Dương thở dài: "Thế chính trị thì sao?"
"Được điểm tối đa."
Mọi người:!!!
Thầy Sa xòe ngón tay tính tổng điểm: "707 điểm. Không được Trạng Nguyên thì cũng đứng trong top 10."
Thầy Triệu: "Dưới top 10 thì đánh cho nó một trận!"
Thầy Dương: "Biết đâu lại đứng nhất cũng nên."
Trong văn phòng đã không có ai muốn để ý nữa.
Nhân ngoại hữu nhân, thiên ngoại hữu thiên. Tổng điểm của Bách Dĩ Phàm là 707. Thua ba điểm. Được danh Thám hoa. (Nhân ngoại hữu nhân, thiên ngoại hữu thiên: người còn có người cao hơn, trời còn có trời cao hơn.)
Nhưng mà lúc này Bách Dĩ Phàm còn chưa biết gì hết. Dùng điện thoại tra điểm đến là khó!
Bách Khả Phi đã được nghỉ hè, từ lúc 6h sáng có điểm thì đã ngồi lỳ trong nhà, cố thủ lấy điện thoại, điên cuồng gọi cho đường dây nóng để xem điểm. Bách Dĩ Phàm ôm nửa quả dưa hấu ngồi một bên. Vừa lấy thìa xúc dưa hấu ăn, vừa xem Bách Khả Phi hăng hái chiến đấu với cái điện thoại.
Bách Dĩ Phàm ăn được một nửa rồi mới nói với Bách Khả Phi: "Anh chờ một lúc rồi hẵng gọi lại. Bây giờ gọi thì khó thông lắm."
Bách Khả Phi tức điên: "Anh đã gọi 8 cuộc rồi đó!!!"
"Vận may không có thì trách ai?" Bách Dĩ Phàm chậc chậc, lắc đầu.
Bách Khả Phi không phục, giơ ống nghe ra: "Anh ra, em thử coi!"
Bách Dĩ Phàm hừ một tiếng, để nửa quả dưa xuống đùi, cầm lấy ống nghe, nhìn số trên tờ báo mà quay số.
Sau đó, khóe miệng cậu run run. "Cộp!" một tiếng, dập ống nghe xuống điện thoại: "Đường dây kia to gan! Dám bận!"
Bách Khả Phi:...
Nhưng lúc Bách Dĩ Phàm vừa dập máy thì điện thoại lại đổ chuông...
Nhưng anh cũng chỉ to tiếng đến thế mà thôi. Không biết nghe đối phương nói gì mà lập tức ngồi thẳng người, sắc mặt cũng thay đổi, sau đó luôn miệng nói: "Vâng, được rồi. Cảm ơn ngài. Tôi sẽ nói với phụ huynh như vậy. Tạm biệt."
Rồi nhanh chóng cúp máy.
Bách Dĩ Phàm hỏi: "Sao vậy?"
"Điện thoại của trường Thực Nghiệm." Bách Khả Phi nhảy cao cả mét: "THỨ 3! THỨ 3 TOÀN THÀNH PHỐ ĐÓ!!!"
Bách Dĩ Phàm: Anh trai, anh mới xuyên đến hả?
Bách Khả Phi năm trước thi đứng thứ 3 toàn thành phố
Bách Khả Phi dĩ nhiên không nói chính mình, nhảy dựng lên ôm đầu Bách Dĩ Phàm, vò loạn: "Bên Thực Nghiệm nói sẽ trao học bổng nếu em vào học! Thứ 3 đó, em thi đứng thứ 3 đó!"
Bách Khả Phi mừng như điên, xông vào bếp, gào to: "Mẹ ơi, em con thi đứng thứ baaaaaa!!!!"
Gào xong lại chạy về, ôm lấy điện thoại, quay số.
Lúc này, Trình Dật Hạo xông vào: "Phàm Phàm!!! Văn của tôi được 140!!! 140 đóóóóó!!!!"
Vị này cũng mừng như điên rồi.
Bách Dĩ Phàm: "Ờ."
"Ông sao thế?"
Bách Khả Phi gào vào điện thoại: "BA ƠI!!!! PHÀM PHÀM ĐỨNG THỨ BA!!! Bên Thực Nghiệm mới gọi đến báo đó!!!"
Trình Dật Hạo:!!!
Trình Dật Hạo nhào đến, mặt đầy sùng bái: "Phàm Phàm, ông thật trâu chó!!!"
Bách Dĩ Phàm đá bay: "Đừng có nghe Bách Khả Phi nói bừa. Còn chưa gọi được để tra điểm đâu."
Bách Khả Phi gọi điện xong thì Bách Dĩ Phàm mắng: "Chẳng may bên Thực Nghiệm nhầm thì sao? Anh không phải muốn ba mẹ cao hứng rồi mất hứng chứ? Trông em giống đứa có thể đứng thứ 3 toàn thành phố lắm hả?"
Bách Dĩ Phàm để nửa quả dưa lên bàn, cầm điện thoại, tiếp tục quay số để tra điểm.
Trình Dật Hạo bị ăn bơ, Bách Khả Phi thì ủy khuất, lúc sau mẹ Bách đi ra ngồi.
Ba người nhìn chằm chàm Bách Dĩ Phàm.
Điện thoại vẫn chưa thông được thì đã có mấy cuộc gọi đến, có thầy Dương với thầy Sa. Bách Dĩ Phàm chào tạm biệt thầy Sa xong rốt cuộc cũng tin, xoay người thì thấy Bách Khả Phi đang trừng mắt nhìn mình.
Bách Dĩ Phàm dâng nửa quả dưa: "Đừng giận, em để dành dưa hấu cho anh ăn nè."
Xung quanh nửa quả dưa đã bị xúc ăn hết, chỉ còn một phần ngọt ở giữa. Bách Khả Phi cầm thìa, xúc luôn phần ngọt nhất lên ăn.
Bách Dĩ Phàm:... Đầu tiên phải khách khí đã chứ!
Bách Dĩ Phàm nhìn dưa hấu mà trong lòng rỉ máu.
Trình Dật Hạo nói: "Kệ dưa hấu đi. Đứng thứ ba thành phố đó! Cho xem chút phản ứng cái nào!"
Bách Dĩ Phàm mặt không biểu cảm nhìn qua.
Yên lặng — Yên lặng —— Yên yên lặng ————
"Ha! Ha! Ha!" Bỗng nhiên Bách Dĩ Phàm tay chống nạnh, ngửa mặt lên trời cười to ba tiếng: "Các Tiểu Tình Nhi à, anh tới đây!!!"
Ba người:...
Mẹ Bách vươn tay... đập một cú vào đầu Bách Dĩ Phàm.
*^*^*^*
Nói thật, ngộ chỉ copy paste còn đọc thì lướt qua.
Phần chấm điểm thi là dựa theo ý hiểu (có chém)
1, "Khuyến học thiên" của Tuân Tử (荀子; 313 TCN – 238 TCN) là một nhà Nho, nhà tư tưởng của Trung Hoa vào cuối thời Chiến Quốc. Cũng gọi bằng Huống, còn có tên là Khanh. Tuân Tử là một trong Bách gia chư tử.[1][2]
Khuyến học:
Người quân tử nói: "Việc học không thể dừng được". Màu xanh lấy ra từ cây chàm nhưng lại xanh hơn cây chàm; băng do nước tạo ra, nhưng lạnh hơn nước. Khúc gỗ thẳng trúng với dây mực, hơ nóng cho cong để làm bánh xe; độ cong của nó hợp với khuôn tròn. Dù có mang ra phơi cho khô cũng không làm thẳng lại được, đó là vì sự hơ cong khiến nó ra như thế vậy. Vì thế nên gỗ nhờ dây mực mà thẳng, đao kiếm đặt vào đá mài thì bén. Người quân tử học rộng mà mỗi ngày phải ba lần kiểm điểm lại mình thì trí tuệ mới sáng suốt và hành vi sẽ không có lỗi lầm. Cho nên, không lên núi cao thì không biết được trời cao; không đi đến khe sâu thì không biết được đất dày. Không nghe lời truyền lại của các bậc tiên vương thì không biết được sự rộng lớn của việc học. Những đứa con của nước Can, nước Việt, dân Di, dân Mạch khi sinh ra có cùng tiếng khóc như nhau, nhưng lớn lên tập tục lại khác nhau, là do sự giáo hóa khiến chúng như thế. Ta thường suốt ngày suy nghĩ (không đâu), chẳng bằng được sự học trong khoảnh khắc. Ta thường nhón gót để nhìn ra xa, chẳng bằng sự thấy rộng khi lên chỗ cao. Lên cao mà vẫy tay gọi, tay không phải dài hơn, nhưng người ở xa cũng trông thấy được. Xuôi theo chiều gió mà la lớn, âm thanh không đi nhanh hơn, nhưng người ở xa cũng nghe được rõ. Người nhờ vào ngựa xe, không phải họ đi đường giỏi, nhưng có thể đi xa đến ngàn dặm. Người nhờ vào thuyền, chèo, không phải là giỏi bơi lội, nhưng có thể vượt qua sông ngòi. Tính của người quân tử không phải lạ hơn người khác, chỉ vì họ khéo nhờ vào vật ở bên ngoài mà thôi... Gom đất thành núi, mưa gió mới nổi lên từ đó; chứa nước thành vực, giao long mới sinh ra ở đó; tích lũy điều thiện thành đức tốt, thì tinh thần mới đạt cảnh giới cao, trí tuệ mới phát triển, tư tưởng của thánh nhân mới có đủ trong đó. Cho nên không góp những nửa bước (bước ngắn) lại thì không thể đi đến thành sông, biển. Ngựa kỳ ngựa ký một lần nhảy không thể xa đến mười bước; ngựa hèn kéo xe đi trong mười ngày cũng lập công được nhờ chỗ đi mãi không dừng. Khắc nửa chừng rồi bỏ thì gỗ mục cũng không khắc đứt; nếu khắc mãi không dừng, thì đá cứng cũng khắc được. Con giun đất không có móng vuốt bén nhọn và gân cốt cứng chắc, nhưng trên thì ăn được bùn đất, dưới thì uống được nước suối vàng, là do dụng tâm của nó chuyên nhất. Con cua có sáu ngoe và hai càng, nhưng nếu không có hang rắn hang lươn thì cũng không có chỗ gởi thân, là vì dụng tâm của nó nông nổi vậy...
Trần Văn Chánh dịch. Theo: Tuhasontrang
2, "Sư Thuyết" – Hàn Dũ Hàn Dũ (768 – 825) tự Thoái Chi, người đất Mạnh Châu, Hà Dương (nay là huyện Mạnh – Hà Nam), là một tác gia kiệt xuất thời Đường.
Bàn về Đạo thầy
Người học thời xưa ắt có thầy. Thầy là cái để truyền đạo (truyền thụ đạo lý), thụ nghiệp (tiếp nhận và truyền thụ tri thức), giải hoặc (giải đáp những nghi vấn) vậy. Người ta sinh ra không ai là đã biết tất cả, ai chẳng có thể có điều nghi hoặc? Có điều nghi hoặc mà không tìm thầy học, điều nghi hoặc ấy cuối cùng cũng không sáng tỏ được. Người sinh trước ta, nghe đạo ấy vốn trước ta, ta theo mà tôn làm thầy. Người sinh sau ta, nghe đạo cũng trước ta, ta theo mà tôn làm thầy. Ta theo cái đạo đó để học, ôi há lẽ nào biết được điều đó chỉ nói đến sinh trước sinh sau ta nhỉ. Vì thế cho nên không kể sang hèn, không kể lớn nhỏ, Đạo thánh còn thì đạo thầy cũng còn vậy.
Than ôi! Đạo thầy không truyền đã rất lâu rồi! Muốn người không nghi hoặc cũng khó lắm thay. Bậc thánh nhân thời xưa, (sự hiểu biết) đã vượt rất xa con người, thế mà còn tìm thầy để hỏi. Chúng nhân đời nay, họ dưới bậc thánh nhân còn kém xa, thế là lại xấu hổ khi học ở thầy. Cho nên bậc thánh lại càng thánh, kẻ ngu lại càng ngu. Thánh nhân sở dĩ thành bậc thánh, kẻ ngu sở dĩ thành kẻ ngu, có lẽ đều từ đó mà ra chăng? Người ta yêu con mình, liền tìm thầy về để dạy cho chúng; thế mà với bản thân lại xấu hổ khi tìm thầy, thật không thể hiểu được. Thầy dạy của bọn trẻ kia, chỉ trao sách mà dạy câu chữ cho nó thì không phải là cái ta gọi là truyền thụ đạo lý, giải thích nghi hoặc vậy. (Có kẻ) đọc sách mà không hiểu được cách ngắt câu, (có kẻ) có điều nghi hoặc mà không giải thích được, hoặc là từ thầy mà ra, hoặc là không theo thầy mà học, ấy là học cái nhỏ mà bỏ sót cái lớn, ta không xem đó là sáng suốt. Thầy mo, nhạc sư, thợ thuyền còn không xấu hổ khi tìm thầy học. Những kẻ là sĩ, đại phu, khi nói đến "Thầy", "Trò" thì túm tụm cười nhạo điều ấy. Hỏi họ, họ đáp: "Người ấy người kia tuổi bằng nhau, đạo (học vấn) cũng như nhau mà thôi". Tôn người địa vị thấp làm thầy mình thì xấu hổ, tôn quan chức làm thầy thì xem là nịnh nọt. Hỡi ôi! Sư đạo không thể phục hồi thì không thể biết được. Thầy mo, nhạc sư, thợ thuyền không ngang hàng với người quân tử, nay người quân tử cũng không hiểu biết bằng họ, điều đó có thể kỳ quái lắm thay.
Thánh nhân không chỉ học một thầy duy nhất. Khổng Tử tôn Đam Tử, Trường Hoằng, Sư Tương, Lão Đam làm thầy. Những người thuộc hàng Đam Tử, họ hiền tài không bằng Khổng Tử. Khổng Tử nói rằng: "Trong ba người đi trên đường, ắt có người đáng làm thầy ta". Vì thế cho nên học trò không nhất thiết phải bằng thầy, thầy không nhất thiết phải giỏi hơn trò; Nghe (hiểu) đạo có trước sau, học thuật có chuyên công, chỉ như thế mà thôi.
Tử Bàn họ Lý, mười bảy tuổi, thích cổ văn, lục nghệ, kinh truyền đều thông tập cả, không bị bó buộc với kẻ đương thời, theo ta học tập. Ta khen ngợi anh ta biết làm theo đạo cổ, viết "Sư thuyết" để tặng anh ta.
Nguồn: lytran187.wordpress.com
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT