Biết cái “Sân” của Dịch Huyền ban đầu vốn đã có dự định như vậy, Tát Sa há hốc miệng hồi lâu. Phía sau nhà sẽ xây một cái nhà kính, và phía sau nhà kính sẽ xây một khu chăn nuôi.

Nhưng, vẫn là câu nói kia, nhà của người ta, muốn làm gì là quyền của họ.

Lúc trước Tát Sa cũng giống Hà Điền, điều đầu tiên anh ấy nghĩ đến là làm thế nào để thoát nước cho sân trong khi nhà kính được xây dựng, và làm thế nào để làm sạch tuyết trên nóc nhà kính vào mùa đông.

Mái của kho củi và nhà vệ sinh là dạng dốc, tuyết có thể rơi ra ngoài sân ngay khi quét xuống. Nhưng căn bếp và nhà tắm ở phía đối diện dù sao cũng không lớn, còn nhà kính này trông thật sự rất lớn, cho dù có làm mái dốc cho nó đi nữa thì làm sao có thể thoát nước khi trời mưa?

Dịch Huyền đã sớm tìm ra biện pháp đối phó.

Hai ngày sau anh em nhà họ Phổ lại đến, Dịch Huyền dẫn mọi người ra sân, trên mặt đất đã cắm sẵn cây, dùng dây rơm kéo dây, rắc vôi dọc theo dây.

Dịch Huyền chỉ vào những vạch vôi trắng trên mặt đất: “Đào đi.”

Anh em nhà họ Phổ và Tát Sa có chút hoảng hốt: “Đào cái gì?”

“Cống thoát nước.” Dịch Huyền lại chỉ vào những viên đá chất đống trên mặt đất nhặt từ bãi sông về: “Sau khi đào xong thì đổ đá vào.”

Họ đào bốn rãnh thoát nước ở bốn phía của sân, mỗi rãnh rộng năm mươi centimet, sâu bảy mươi centimet, rải đầy đá lớn nhỏ, cuối cùng phủ sỏi. Sau khi san phẳng thì trải một lớp gạch bê tông lên.

Những viên gạch này cũng được làm thành một hình vuông có kích thước 50 x 50 cm, nhưng loại đá được chọn là đá bọt, thô và xốp, và có hai mươi lăm lỗ vuông 5 x 5 trên viên gạch.

Rãnh thoát nước sau khi làm xong nhìn bề ngoài bằng phẳng, trên thực tế mỗi rãnh đều có độ dốc nhất định, bốn rãnh thoát nước tạo thành hình chữ nhật có góc nghiêng để nước trong sân chảy ra từ góc sau nhà vệ sinh.

Bốn người đàn ông phải mất một buổi sáng mới đào và lấp xong bốn đường rãnh này.

Sau bữa trưa, Tát Sa trở về xưởng làm đồ da nghỉ ngơi, hai anh em nhà họ Phổ cũng mệt mỏi ngủ gục bên bàn ăn.

Dịch Huyền đánh thức họ dậy, Hà Điền mang ra một bình trà mật ong pha với lá bạc hà và những lát dưa heo ngâm trong suối, mọi người uống hết trà rồi lại được dẫn vào sân.

Trên khoảng không gian mở hướng ra sân trong, lại xuất hiện một vài đường kẻ trắng bằng vôi. Dịch Huyền cười nói với mấy người Tát Sa: “Chúng ta tiếp tục đào thôi nào!”

Chiều hôm đó, họ đã đào ba đường rãnh thoát nước dài hơn.

Phần đất này sẽ được sử dụng làm nhà kính. Ba rãnh thoát nước chạy theo hướng Đông Tây, đáy rãnh dốc từ Tây sang Đông, nếu trong nhà kính có nước thì nước sẽ chảy theo hướng Đông. Suối núi cũng chảy theo hướng Đông, cho đến tận chân núi.

Đối với chất lượng của ba rãnh thoát nước này, Dịch Huyền không mấy yêu cầu cao bằng so với sân trong, ba rãnh nước này chỉ được làm phẳng, cuối cùng là trải một lớp sỏi và vỏ cây bên trên, không lát gạch đá. Vì họ không còn gạch đá nữa.

Dịch Huyền nói với Tát Sa rằng rãnh thoát nước này có thể vẫn chưa ở dạng cuối cùng, mặc dù anh và Hà Điền đã làm thử trên mô hình quy mô nhỏ, nhưng thực hư có tốt hay không thì phải sau trận mưa lớn đầu mùa thu mới biết được.

Xây những gian nhà nhỏ này xong, Hà Điền và Dịch Huyền đã đem tất cả tro núi lửa và đá bọt còn lại làm thành những viên gạch rỗng, sau đó chất đống chúng trên bãi đất trống đã được chuẩn bị làm nhà kính, phơi khô để sau này dùng đến.

Nhưng nhìn là biết, chỉ sợ là mấy viên gạch này không đủ để xây khu nhà kính và khu chăn nuôi theo đúng kế hoạch.

Anh ấy bày tỏ sự lo lắng với Dịch Huyền, Dịch Huyền cười nói: “Ai nói những thứ này được dùng để xây nhà kính? Tôi làm vườn ươm mà.”

Lúc này Tát Sa mới nhớ ra, đúng vậy, anh ấy đã đến thăm nhà kính của họ, và cây được trồng trong vườn ươm cao hơn mặt đất khoảng một mét, làm vậy thì đất trong vườn ươm mới không bị đóng băng vào mùa đông.

“Vậy… hai người định làm nhà kính như thế nào?” Tát Sa thấy tro núi lửa đã hết sạch rồi. Và anh ấy cũng đã biết rằng gạch để xây chuồng vịt được làm bằng cây gai dầu khô, còn sàn thì được lát bằng đá bazan cùng với đá thủy tinh núi lửa cứng và hạt mịn. Gạch đá để làm vườn ươm thì được làm bằng đá bọt, nhưng tất cả gạch đều phải có tro núi lửa và vôi, nếu tro núi lửa đều đã dùng hết thì tất nhiên không có cách nào để làm gạch được.

Chẳng lẽ họ định xây nhà kính bằng gỗ?

Hay là vẫn làm giống như nhà kính nhỏ bây giờ, chỉ có khung gỗ, và phủ những tấm vải dầu trắng trên tường và mái nhà?

Nhưng vải dầu trắng sẽ không giữ ấm vào mùa đông được… Ít nhất cũng phải xây một nửa bức tường chứ?

Tát Sa đang suy nghĩ theo cách làm của một người thợ xây, Dịch Huyền vỗ vai anh ấy, cười ôn hòa nói: “Đừng lo, chúng tôi đang chờ anh dạy cách làm đất nện mà. Anh không thể chỉ dạy lý thuyết mà không dạy thực hành đúng không?”

Tát Sa sửng sốt, trong lòng kêu gào: Mình bị lừa rồi!

Lúc dạy anh ấy nung đồ gốm, Hà Điền cũng cùng Dịch Huyền làm một ít. Tất nhiên, cô không làm nhiều, chủ yếu là muốn cho anh ấy xem, có khi cô còn sửa chữa những thứ anh ấy làm.

Về sau cô và Dịch Huyền dạy anh ấy làm ván mộng và lỗ mộng, trộn xi măng, sử dụng khuôn để làm gạch rỗng và dùng gạch rỗng để xây nhà. Tất cả đều tham gia thực hành.

Lúc này, Tát Sa cảm thấy, nếu anh ấy

không cùng họ tham gia làm đất nện, vậy coi sao được.

Tát Sa tự nhủ với bản thân mình, những gì anh ấy học được thật sự nhiều hơn rất nhiều so với những gì anh ấy mong đợi trước khi đến.

Ví dụ: Anh ấy hỏi Hà Điền và Dịch Huyền cách làm nhiều viên gạch rỗng cùng một lúc, họ cũng không giấu giếm mà đem phương pháp này dạy cho anh ấy luôn. Anh ấy cảm thấy lúc làm đất nện hoặc làm đồ gốm đều có thể dùng đến.

Họ dùng Gạo làm động lực chính, để nó kéo cần của máy trộn quay liên tục, sau khi trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau, họ đổ chúng vào một cái khuôn gỗ trông giống như hộp gỗ lớn, đổ một nửa hỗn hợp thì ngừng, đặt chín tấm sắt mỏng vào các rãnh nhỏ dành riêng trên mép khuôn rồi đổ hỗn hợp còn lại vào, chín tấm sắt này có kích thước và hình dạng giống hệt nhau, mặt trên có chỗ nhô lên, có đục lỗ khoan. Một thanh gỗ xỏ qua chín lỗ này, lúc lấy thành phẩm ra khỏi khuôn thì nhấc thanh gỗ này lên, tất cả các tấm sắt đều bung lên, mở hộp gỗ ra, gõ nhẹ vào tất cả các mặt, sau đó lấy ba tấm gỗ xung quanh ra, liền tạo thành mười viên gạch cùng một lúc.

Tuy nhiên, nhìn thì dễ mà làm thì khó. Tát Sa phải thực hành nhiều lần thì mới thành thạo được, nếu không những viên gạch anh ấy làm ra viên thì bị khuyết góc, viên thì có bọt khí.

Hai người bọn họ đã vất vả dạy anh ấy như vậy, nếu anh ấy không dạy lại họ một cách nghiêm túc thì thật là xấu hổ.

Vả lại, những phôi gốm anh ấy làm ra đã gần khô rồi, còn chưa có đem nung nữa!

Làm đất nện cũng phải có trình tự làm việc giống như làm đồ gốm và nung gốm.

Vì vậy, khi Tát Sa dạy Hà Điền và Dịch Huyền làm đất nện, anh ấy cũng dạy lý thuyết trước, sau đó giải thích cách sử dụng các công cụ và cách chế tạo chúng, rồi cùng họ làm một bộ công cụ nện đất, cùng nhau thu thập nguyên liệu.

Kiếm nguyên liệu thì dễ hơn một chút. Khi Dịch Huyền đào ao, đống đất ấy vẫn còn chưa dùng hết.

Đất nện là đất sét trộn với cát, vôi, và những thứ khác nếu cần thiết, sau đó trộn với nước theo tỷ lệ rồi trải qua quá trình đập, nện.

Cũng có thể thêm những mảnh rơm nhỏ hoặc cỏ khô vào đất.

Nghe nói rằng trong quá khứ, một số công trình xây dựng bằng đất đặc biệt, chẳng hạn như tường thành, được trộn với nước và có khi còn thêm cả nước gạo xay vào, họ cho rằng điều này sẽ làm cho tường thành kiên cố và vững chắc hơn.

Một số công trình kiến trúc cổ thật sự đã trải qua hàng nghìn năm và vẫn còn di tích, nhưng không thể xác minh được liệu bên trong tường có nước gạo hay không.

Còn có một cách khác để xây một ngôi nhà bằng đất nện, cách làm này có thể nói là đơn giản hơn nhiều.

Chuẩn bị một số bao tải có kích thước tương tự rồi đổ đầy cát và bùn đất vào, khi xây nhà thì chất từng lớp bao cát như là gạch, sau đó dán một lớp bùn dày lên là xong.

Loại phương pháp này không phải là không thể xây dựng được một ngôi nhà vững chắc, chỉ cần các cột gỗ hoặc tre được chèn vào giữa các bao cát, nó cũng có thể đóng vai trò gia cố. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là nhanh chóng. Nguyên liệu cần chuẩn bị trước cũng vậy: Bao tải.

Nhưng dùng đất nện hoặc đất sét để xây nhà lại có một ưu điểm mà các vật liệu khác không thể so sánh được, đó là hình dạng của ngôi nhà hoàn toàn không bị giới hạn.

Để không bị mất mặt, trước khi bắt đầu buổi học Tát Sa đã chuẩn bị rất nghiêm túc, anh ấy vẽ rất nhiều hình ảnh vào sổ tay mà Hà Điền đưa.

Những ngôi nhà trong hình vẽ thật sự rất đa dạng, sức tưởng tượng có bao nhiêu thì hình dạng của những ngôi nhà này trông cũng khó tả bấy nhiêu. Cái mái vòm hình chóp này căn bản là không có cách nào tạo hình được. Bạn đã bao giờ nhìn thấy một ngôi nhà hình con ốc chưa? Còn cái hình cà rốt này nữa?

Tát Sa kết luận: “Tôi nghĩ những bức tượng bằng đất sét trong các ngôi đền ngày xưa thật ra cũng được làm giống như phương pháp xây dựng một ngôi nhà bằng đất. Đầu tiên là sử dụng các vật liệu chắc chắn như dây kẽm, tre và gỗ để làm giá đỡ, sau đó trát đất sét lên và cuối cùng là trang trí mặt ngoài.”

Sau khi giao lưu học thuật, bọn họ bắt tay vào luyện tập.

Tát Sa hoàn toàn không phải là một kẻ ngu ngốc, nhìn những công cụ mà anh ấy sử dụng để làm đất nện thì biết.

Công cụ làm đất nện rất đơn giản, đó là một chiếc búa gỗ lớn, đất trộn được đập nhiều lần để tạo hình dần, sau đó phơi khô, có thể dùng như gạch.

Các công cụ của Tát Sa là bán tự động.

Dụng cụ này được chia làm hai phần chính, một phần là khung gỗ, có thể điều chỉnh độ rộng, dưới khung gỗ có một cánh quạt bằng gỗ, một nửa khung gỗ được đặt trong dòng nước chảy, nước đẩy cánh quạt và dây đai có thể quay trục liên tục. Bộ phận khác của máy nện là khuôn để nện đất.

Cho đất nhão đã trộn vào khuôn gỗ, dòng nước đẩy cánh bơm, cánh bơm làm trục quay nhanh dần, búa gỗ to phía trên khuôn gỗ không ngừng đập xuống, đập vào đất nhão trong khuôn gỗ.

Cái máy này giống như là máy giã gạo. Có điều, máy giã gạo được sử dụng trong nhà máy của làng chỉ là một dãy cột và máng gỗ lớn, nhà Tát Sa cũng có một cái.

Trải qua mấy tháng rèn luyện, trình độ làm nghề mộc của Dịch Huyền và Hà Điền đã vượt trội rất nhiều, họ đã sớm tự chế tạo được máy nện của riêng mình. Khuôn gỗ này nọ đều đủ cả, quan trọng nhất là nó có cả trục quay và cánh quạt.

Có nguyên liệu và dụng cụ, sau khi nắm vững phương pháp thì việc làm đất nện không còn quá khó. Nhưng cũng giống như bất kỳ kỹ thuật nào, nếu muốn thành thạo nó thì cần phải thực hành thật nhiều.

Thầy giáo Tát Sa mang những viên gạch đất do hai học trò của mình làm ra bày đầy ở khoảng đất trống trước và sau ngôi nhà, đợi chúng khô.

Khi phơi gạch đất nện cũng nên quan tâm đến ánh nắng mặt trời, không nên để bề mặt gạch khô quá nhanh, nếu không gạch rất dễ bị nứt. Lúc này gạch phải được che bằng mành cỏ.

Nếu thời tiết quá nóng hoặc nhiều gió, phải tưới một ít nước lên mành cỏ để giữ ẩm.

Theo Tát Sa, sau khi thành thạo kỹ thuật này, một người có thể làm hơn sáu trăm viên gạch mỗi ngày.

Cũng có thể sử dụng đất nện bằng khuôn lớn hơn. Chẳng hạn như khuôn tường.

Khuôn tường là gì? Đó là dựng một bức tường rỗng bằng ván gỗ, đổ đất nhão đã trộn vào, nện chặt, khi đất khô thì lấy khuôn ra, vậy là tường đã làm xong.

Thủ thuật này đặc biệt hữu ích khi xây nhà.

Sau khi phôi gốm khô, Hà Điền hướng dẫn Tát Sa đặt một cái bàn nhỏ trước lò nung, trên bàn đặt một cái dĩa nhỏ, bên trong chứa đầy cát và ba viên hương hình nón, vẻ mặt nghiêm túc dâng hương cầu nguyện.

Nghi thức này khiến Tát Sa vô cùng kinh ngạc.

Suy cho cùng, chuyện gì sẽ xảy ra sau khi đóng cửa lò, tất cả đều phụ thuộc vào con người và cả ông trời. Có thể nung được một món đồ gốm đẹp hay là những mảnh gốm vỡ, trong thời đại này mà nói, có quá nhiều yếu tố không thể nào chắc chắn được. Một cơn mưa lớn bất chợt, một miếng gạch lò bị bong tróc, đều sẽ gây ra những hậu quả đáng thất vọng.

Mỗi bước tiếp theo đều rất quan trọng.

Đầu tiên, Hà Điền dạy Tát Sa đặt phôi gốm vào lò nung, cách đặt củi vào giữa phôi gốm và kệ, chọn miếng gỗ to như thế nào thì phù hợp, tất cả đều phải xem xét đến hướng của ngọn lửa và luồng khí, còn lại thì chỉ có thể dựa vào sức tưởng tượng và kinh nghiệm của người thợ.

Sau khi đặt phôi gốm vào, bắt đầu châm lửa.

Từ giờ trở đi, Hà Điền chỉ có thể dựa vào những công cụ này: Khoan sắt dùng để đẩy tấm sắt đậy miệng lò; xẻng để đúc củi; một cái quạt thổi khí bằng da cũ, trông giống như một chiếc đàn accordion mỏ nhọn; rồi một cái rìu nhỏ để bửa củi.

Ngoại trừ những thứ đó ra, cô còn phải dùng đến đôi mắt của chính mình.

Khi lò đã đạt đến nhiệt độ nhất định, mở tấm sắt ra có thể thấy được màu vàng cam rất tươi, màu càng nhạt thì nhiệt độ trong lò càng cao.

Đúng như những gì cô đã nói trước đây, chỉ cần lò còn cháy, họ phải tiếp tục thêm củi, thêm củi, và thêm củi, không có thời gian để nghỉ ngơi.

Trong hai ngày đầu, Hà Điền và Dịch Huyền thay phiên nhau canh gác, Tát Sa thì quan sát và nghiên cứu, đợi khi Tát Sa bắt đầu quen dần rồi thì sẽ để anh ấy luân phiên canh hai hoặc ba tiếng mỗi đêm.

Hà Điền dựng một cái chòi tạm trước lò, hầu như cả ngày lẫn đêm đều canh giữ ở đó.

Đối với cô, lô đồ gốm này có thành công hay không, so với trước đây, vô cùng quan trọng. Bởi nó còn liên quan đến danh dự của cô nữa.

Ba bữa ăn mỗi ngày của họ đều do Dịch Huyền nấu.

Trước đó Hà Điền đã chuẩn bị rất nhiều bánh mì yến mạch, có bữa Dịch Huyền sẽ hầm một nồi canh thịt, có thịt có rau, cho vào một chiếc nồi đất nhỏ rồi mang đến cho họ. Xé bánh mì ra nhúng vào canh, hoặc là làm thành bánh mì kẹp táo và sữa đặc, bánh mì kẹp dưa leo sốt mayonnaise trứng.

Táo được bảo quản trong hầm, thùng lạnh, nếu bảo quản đúng cách thì có thể ăn đến mùa thu năm sau lúc táo lại chín, nên cũng không quá hiếm, nhưng riêng sốt mayonnaise thì là lần đầu tiên Tát Sa được ăn. Cách làm không khó, chỉ cần cho giấm trắng và một chút đường vào lòng đỏ, cùng với mỡ, khuấy đều là được.

Anh ấy rất hài lòng với đồ ăn do Dịch Huyền chuẩn bị. Có điều, khi thấy môi của Hà Điền trở nên khô nứt, ăn không ngon, Dịch Huyền thấy thương vợ mình lắm, đối với chuyện ăn uống càng dụng tâm hơn nữa.

Hôm nay là mì lạnh với dưa leo và ớt xanh, ngày mai là cơm nắm ức vịt ướp ô mai, ngày tiếp theo nữa lại bưng tới sữa gừng.

Vì vậy Tát Sa cũng may mắn được nếm thử món ăn mới lạ này.

Dịch Huyền nghiền nhuyễn gừng, vắt lấy nước, cho vào ba cái chén nhỏ để dùng sau. Sữa cừu được lấy ra khỏi thùng lạnh trong hầm và đun nóng cho đến khi thấy những bọt khí nhỏ bằng lỗ kim nổi lên ở thành nồi. Sau khi nguội, dùng giá tre múc một giá, từ từ đổ vào chén nhỏ đựng nước gừng, dưới tác dụng của men protease của gừng, sữa trong chén trở thành dạng bán đông. Để biết sữa gừng thành công hay không cũng rất đơn giản, chỉ cần đặt một chiếc muỗng tre nhỏ nhẹ nhàng lên bề mặt sữa, nếu muỗng không bị chìm xuống là đã thành công.

Lúc này lại đem chén nhỏ đặt trong thùng lạnh một lúc, ăn rất ngon, mát và trơn mịn, ngọt ngào.

Ngoài sữa gừng, Dịch Huyền còn làm thạch anh đào và bánh đậu đỏ lạnh.

Lấy một miếng gelatin làm từ da và xương heo hoặc một ít bột thạch, đun chảy trong nước ấm và chia thành hai phần, một phần pha với nước ép anh đào, phần còn lại thì pha với một muỗng mật ong và một vài lá bạc hà.

Trước tiên đổ nước ép anh đào vào một cái chén nhỏ, đổ ngập nửa chén là được, sau đó cho vào thùng lạnh.

Một giờ sau lấy ra, nước trong chén đã đông lại thì cho một quả anh đào, một lá bạc hà thái nhỏ, đổ thêm một phần nước mật ong với gelatin vào chén, rồi lại tiếp tục cho vào thùng lạnh.

Sau đó lại lấy ra, úp ngược chiếc chén nhỏ vào dĩa sẽ được một lớp thạch hai màu, nửa đỏ sẫm, nửa trong như pha lê, có thể thấy rõ những quả anh đào đỏ tươi và lá bạc hà xanh trong thạch.

Còn bánh đậu đỏ lạnh thực chất cũng là một loại thạch.

Đem đậu đỏ luộc chín, thêm gelatin hoặc bột thạch vào khuấy đều, sau đó để nguội, định hình, cắt thành từng miếng nhỏ, hoặc dùng khuôn sắt hoa để cắt thành hình bông hoa. Đậu đỏ ngọt mát, ăn nghe sừng sực. Món bánh này không quá lạnh làm đau bụng, lại rất bổ dưỡng.

Mỗi lần thấy Dịch Huyền bày ra một món ăn ngon, Tát Sa đều sẽ chủ động cảm ơn Hà Điền: “Nhờ phúc của cô cả.”

Với sự giúp đỡ của Dịch Huyền, việc đốt lò diễn ra suôn sẻ.

Không ngờ, vào ngày đóng cửa lò, Hà Điền vừa ra khỏi nóc lò thì một cơn gió mát bất ngờ nổi lên.

Cô cau mày hít sâu một hơi: “Trời sắp mưa to rồi.”

Dịch Huyền và Tát Sa nhìn nhau, đều thấy ưu sầu.

Quả nhiên, chẳng mấy chốc, mây đen kéo đầy trời, mưa gió bão bùng.

Lúc này đây, tất cả những gì họ có thể làm là chờ đợi. Và cả cầu nguyện.

“Xem ra ông bà tổ tiên không muốn nghề này bị truyền ra ngoài rồi!” Dịch Huyền vỗ vai Tát Sa, nhìn anh ấy một cách đầy tiếc nuối.

Tát Sa không phục trừng mắt nhìn anh: “Vậy sao truyền cho anh được?”

Dịch Huyền hừ lạnh một tiếng, đẩy Tát Sa ra, ôm Hà Điền, hôn lên mái đầu xơ xác của cô: “Tôi đâu có phải người ngoài.”

Tát Sa bực mình lắc đầu.

Sau khi cơn mưa qua đi, trời quang mây tạnh, nhưng tâm trạng của mọi người lại không có theo thời tiết sáng sủa lên.

Thời điểm mở lò nung, Hà Điền có hơi lo lắng, đứng ngây ra ở cửa lò.

Dịch Huyền kéo tay cô: “Hay là để anh mở?”

Hà Điền lắc đầu, tự mình lấy những viên gạch đậy lò nung ra.

Cô cũng không quên dặn Tát Sa phải làm gì khi mở lò và chỉ cách lấy từng món đồ gốm ra.

Tất cả những viên gạch bịt kín miệng lò đều được dỡ bỏ, Hà Điền bước vào lò, cầm một món đồ gốm lên, vuốt nhẹ, rồi lại ấn mạnh vào, nở nụ cười.

Thật bất ngờ, hoặc cũng có thể nói là hợp tình hợp lý, lò đồ gốm này đã được nung thành công!

Tát Sa phấn khích đến mức chạy vòng tròn, siết chặt tay và la hét, Hà Điền và Dịch Huyền cũng cảm thấy nhẹ nhõm và thư thái hẳn ra.

Lấy từng món từng món đồ gốm ra, Hà Điền lại lấy cỏ khô dạy Tát Sa cách cột từng chồng chén dĩa.

Đến lúc này, việc dạy học của cô coi như đã hoàn thành.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play