Biên tập: Sabi

Beta: Qin Zồ

Cứ như thế, anh cả nhà họ Tôn đã trở thành nhân viên nhà máy điện, sống cuộc đời công nhân mỗi ngày sáng tám giờ làm chiều năm giờ về. Qua mấy ngày quan sát Tôn Biền mới phát hiện được rằng, anh mình đi làm còn nhiệt tình hơn hẳn so với đi học. Hằng ngày dù đi ra cửa hay trở về nhà thì cũng vui tươi hớn hở.

Một người thật sự thích việc nào đó thì chẳng cần người khác nói gì nhiều, chính bản thân họ đã nghiêm túc làm, hơn nữa còn nguyện ý nỗ lực làm càng tốt hơn. Giống như Tôn Tuấn vậy, cậu nhóc này ngày xưa ở trường từng là người đọc sách sẽ đau đầu, mỗi lần kỳ thi đến đều cần em gái sớm tăng cường ôn tập cấp tốc mới có thể miễn cưỡng qua, rồi thuận lợi tốt nghiệp. Vậy mà giờ đây cậu đang cầm sách vật lý đến nhờ Tôn Biền giải thích vài vấn đề.

Tôn Biền đầu tiên là bị anh trai làm giật cả mình, tự nhủ anh còn nhớ mình đã từng nói gì không? Anh năm đó từng đứng trên bãi tập, cầm sách vật lý vang câu thề thâm cừu đại hận rằng cả đời chỉ mong vĩnh viễn đừng gặp lại, gì mà mới nhanh như vậy đã quên rồi?

Rốt cuộc là đã phát sinh chuyện gì nhỉ?

Có lẽ do ánh mắt Tôn Biền khiếp sợ quá rõ rệt nên Tôn Tuấn – người đang cầm cuốn sách vật lý mới vất vả moi móc từ dưới giường lên, nhỏ giọng nói: “Ây, thầy nói bọn anh làm kiểm tu thì phải hiểu máy móc, hiểu được máy móc thì sẽ hiểu được mạng lưới. Anh mới nghĩ mình nên đọc nhiều sách, cũng có thể học nhanh hơn một chút.”

Tôn Biền rất muốn bày tỏ là mạng lưới trong nhà máy điện của mấy tên to xác bọn anh hoàn toàn khác so với sơ đồ mạch điện trên sách vật lý. Nhưng mà nhìn ánh mắt sáng ngời, ánh trong con ngươi là ham muốn tìm tòi mãnh liệt và lòng hiếu kỳ kia, cuối cùng cô dứt khoát mở cặp, tìm vở và hộp bút ra, hai anh em cùng xúm lại một chỗ giải đề.

Bất kể là vì nguyên nhân gì, nếu anh cô đã chịu học thì chính là chuyện mừng. Thảo nào mọi người luôn bảo hứng thú là giáo viên tốt nhất, qua chuyện của anh cả, Tôn Biền cảm thấy câu nói này chẳng sai chút nào. Không tin thì nhìn anh cô này, đi làm chưa được mấy ngày mà đã bắt đầu chủ động học tập, còn là học thứ vật lý hồi xưa làm anh nhức đầu nhất.

Ngày 9 tháng 8 nhằm ngày thứ bảy, buổi chiều cả nhà Tôn Biền tan làm đều về nhà sớm, bởi vì bọn họ phải đến thôn họ Điền để tham dự hôn lễ. Dì nhỏ Thục Phân mà mẹ vẫn bảo chính là con út của nhà ông chú hai. Gái lớn muốn gả chồng chính là chuyện vui, hơn nữa còn là đứa con gái út trong nhà, dì đi kết hôn thì xem như vơi hết nỗi lòng bố mẹ.

Con út và thằng út là hai cách diễn đạt vào thời đạt này, cũng không có ý chê bai hay gì cả. Chúng chỉ đơn thuần là danh từ, đặc biệt để chỉ con gái hoặc con trai nhỏ nhất trong gia đình. Chẳng hạn như Tôn Ký nhà cô chính là thằng út của gia đình.

Người Đông Bắc có một câu nói dí dỏm, bảo là thằng con út và cháu trai lớn chính là sinh mệnh của các bà, đó chính là cái này.

Bởi đã sớm được thông báo là phải qua đón người, nên sau khi tan làm mọi người nhà cô đều trở về sớm. Mẹ Tôn không ngừng nhét đồ đạc vào trong một chiếc bao bố to. Cái bao này chính là chiếc lần trước nhà ngoại mang đến, cậu em bà đã dùng để vác trái cây trên lưng.

“Mẹ, rốt cuộc dì nhỏ nhờ mẹ mang giúp cái gì vậy? Sao mà nhiều thế này?” Tôn Biền thấy nó đã sắp đầy đến nơi, nhưng mà mẹ vẫn không ngừng nhét thêm đồ vào trong bao nên đành hỏi.

“Nhiều thứ lắm, con cho là kết hôn các kiểu đơn giản lắm hả? Ấy, sao con vẫn còn ở đây? Không phải mẹ đã bảo mấy đứa khẩn trương thay quần áo rồi à?”

Bận đến cả trán cũng vã mồ hôi, mẹ Tôn vừa thấy con gái vẫn mặc quần áo cũ trong nhà là lập tức hối cô nhanh đi thay quần áo. Lúc Tôn Biền về phòng, hai anh em Tôn Tuấn, Tôn Ký đã thay đồ xong đi ra.

Quần áo Tôn Tuấn bận rất đơn giản, chính là đồng phục nhân viên nhà máy điện cậu mới lĩnh được. Bộ đồ lao động vừa rộng vừa lớn màu xanh biển, mặc trên người Tôn Tuấn cao gầy lộ rõ vẻ rất không vừa. Nhưng đây không phải vấn đề, bởi vì chỉ cần khoác bộ cánh này lên là ai ai nhìn thấy cũng biết được cậu là nhân viên nhà máy điện. Mọi người chỉ có thể hâm mộ mà thôi, chứ đâu ai quản chuyện bận có vừa hay không nữa.

Trang phục của Tôn Ký cũng cực kỳ đơn giản, áo sơ mi ngắn tay bằng sợi tổng hợp dacron màu trắng, quần màu xanh quân đội, đi một đôi giày vải trên chân. Dù da phơi nắng hơi đen, nhưng cu cậu bận đồ vào lại có một vẻ rất riêng.

Vải sợi tổng hợp dacron hiện tại là một loại vải vô cùng hợp mốt, bởi vì chắc chắn và độ bền cao, giữ nếp được lâu, mặc lên người phẳng phiu, dễ giặt và nhiều loại đặc điểm khác nên rất được mọi người hoan nghênh.

Loại vải sợi tổng hợp này rất đắt tiền, ở thành phố các cửa hàng thương mại trên đường bán những 7 đồng một mét vải sợi dacron. Mà đó chỉ là màu trơn thôi, chứ nếu muốn vải bông hoa hay ca rô thì còn mắc hơn. Giá cỡ này đến cả nhà họ Tôn cũng không phải muốn là mặc được. Chỉ là mấy năm gần đây, cuộc sống khá hơn một chút thì nhà họ mới lục tục mua thêm mấy món quần áo vải sợi dacron.

Trong ký ức của Tôn Biền trước nay chưa từng xuất hiện cái từ sợi dacron này. Đến độ mười mấy năm trước, khi loại sợi tổng hợp này đột nhiên nổi bật hẳn thì cô còn ngờ vực một thời gian dài. Cuối cùng thật bó tay rồi mới tìm hiểu thì đâm ra dở khóc dở cười, cô nhủ thầm không phải chỉ là một loại vải polyester sao, sản phẩm hóa học thôi mà có gì kỳ lạ đâu.

Nhưng mà Tôn Biền rất nhanh đã phát hiện ra rằng mình sai rồi, sức hấp dẫn của vải sợi dacron trong niên đại này thật không gì bì kịp. Trên là các cụ trong nhà, dưới là các bạn nhỏ còn đang đi học, tất cả đều vì có được một bộ quần áo làm từ sợi dacron mà phấn khích. Đó chính là mốt của thời đại này.

Chính bởi thế mà loại vải sợi dacron luôn cháy hàng mọi lúc, mỗi lần hàng đến, chưa tới một, hai ngày cửa hàng đã bị mọi người nghe tin mà ùa đến tranh mua sạch sẽ. Chậm tay chẳng có mà mua còn trách móc cửa hàng nhập ít.

Hiện tại các quý ông thịnh hành mặc kiểu đồ Tôn Trung Sơn hoặc là vest độn vai. Nhưng nếu muốn ăn bận đẹp thì bên trong phải phối hợp với một áo sơ mi sợi dacron thuần sắc. Vì giá cả đắt đỏ mà nguồn cung lại ít nên vài người phải nghĩ đến phương pháp khác. Thời đại này có một loại cổ áo giả, nó ra đời để chuyên dùng ứng phó với loại tình huống trên.

Nó là một cái cổ áo sơ mi với nửa vạt áo trước làm bằng vải sợi dacron, đa phần là màu trắng. Trên nửa vạt trước còn may hai, ba nút áo.

Khi mặc đồ Tôn Trung Sơn hoặc vest độn vai thì mọi người sẽ đeo cái cổ áo giả này ở bên trong, sau đó buộc nút lại. Như vậy là trông giống như trong người có bận một cái áo sơ mi trắng luôn rồi.

Lần đầu tiên thấy món đồ cổ áo giả này, Tôn Biền than thở không thôi, không ngừng tán dương quả nhiên vào bất cứ thời đại nào, trí tuệ của quần chúng nhân dân đều luôn vô hạn. Tới giờ trong tủ quần áo của bố cô còn đang treo hai miếng cổ áo giả đây, dùng đã lâu rồi mà còn chưa thấy ố vàng, có thể thấy được người sử dụng chúng tỉ mỉ đến độ nào.

So với chiếc tủ quần áo đơn giản đến mức liếc mắt là rõ mồn một của hai anh em, thì trong tủ lớn chiếm hẳn một mặt tường phòng Tôn Biền lại phong phú hơn nhiều. Từ các món đồ thường gặp như áo sơ mi, quần, đồng phục, cho đến những đầm, quần lửng, sườn xám kẻ sọc, xét theo tiêu chuẩn của thời đại này, nhất định có thể xưng là hàng đầu.

Đối với kiểu “thiên vị” trắng trợn ấy, hai anh em nhà họ Tôn không có ý kiến gì. Bởi mẹ cô đã nói rằng, năm xưa bà ngoại nuôi con thế nào thì bà nuôi thế ấy. Về phần bố Tôn thì cũng đồng ý kiến với bố vợ, không có bất cứ quyền phát ngôn nào ở đây.

Từ sau khi bộ phim điện ảnh “Tình yêu trên đỉnh Lư Sơn(1)” nổi tiếng từ Bắc chí Nam, kiểu áo tay lỡ màu vàng và quần màu đỏ, hoặc áo sơ mi caro và quần jean của nữ chính đã trở nên thịnh hành. Trong quá trình phổ biến, những kiểu mốt ấy cũng dần biến đổi với người dân, chẳng hạn như áo sơ mi đỏ, váy vàng, áo khoác cao bồi hoặc váy ca rô, vân vân.

Trong tủ quần áo Tôn Biền cũng có một bộ đầm màu vàng, dài khoảng độ đến tầm gối, áo ngắn tay cổ tròn. Trên cổ áo còn được tô điểm bằng một viền ren màu trắng.

Chiếc đầm này bố mang về cho Tôn Biền khi tới thủ đô họp cùng quản đốc. Bên cạnh đó, chiếc khăn lụa kim tuyến màu đỏ làm bằng sợi thủy tinh của mẹ, áo sơ mi tay ngắn sợi dacron mà em trai đang mặc, và cả đôi giày Hồi Lực của hiệu Phi Dược anh trai có cũng là bố mang về.

Thật ra thì từ khi hai bộ phim nước ngoài “Truy bắt” và “Người từ Atlantis”* được chiếu ở trong nước, nơi nơi cũng bắt đầu thịnh hành áo cánh dơi và quần ống loe.

(*) Tựa gốc hai bộ phim này là “Kimi yo fundo no kawa wo watare” (Băng qua dòng sông phẫn nộ, 1976) và “The Man from Atlantis” (1977).

Có điều Tôn Biền nghĩ chắc là hai loại trang phục này sẽ không xuất hiện trong tủ quần áo của mình được đâu. Áo cánh dơi còn tạm, chứ còn quần ống loe thì còn lâu mới vừa mắt mẹ cô. Tôn Biền cảm thấy ánh mắt mẹ nhìn quần ống loe hệt như bà nội ở kiếp trước khám phá ra quần rách vậy, đều cho rằng đây không phải thứ mà người tốt nên mặc.

Do về tham dự hôn lễ, nên mẹ Tôn yêu cầu mấy đứa nhỏ đều phải ăn bận chỉnh tề và đẹp mắt. Thế nên Tôn Biền mới lấy bộ đầm màu vàng kia ra mặc, đồng thời mang một đôi tất chân và giày sandal nhựa trong suốt cho phù hợp.

Thứ trang phục ở đời sau được xem như quê mùa cục mịch thì lúc này lại rất hợp mốt. Dù là ai nhìn vào thì cũng muốn khen một tiếng trông như Tây.

Mẹ Tôn đã thu dọn đồ đạc xong, đồng thời nhanh chóng thay quần áo. Bà cũng mặc một bộ đầm, có điều là hoa nhí màu xám nhạt và không có tay. Khác hẳn với cổ tròn viền ren của Tôn Biền, đầm của mẹ là loại cổ trụ màu trắng. Cổ trụ trắng tinh lật lên càng làm nổi bật tinh thần của bà.

Khi Điền Thục Lệ vào phòng con gái thì phát hiện con bé đã thay váy và đang chải đầu, lúc này bà mới hài lòng gật gù. Đợi tới khi cô chải xong, đeo kẹp tóc màu đỏ chấm bi trắng, bà nhìn đứa con gái duyên dáng yêu kiều của mình mà vừa tự hào vừa vui mừng.

Đứa con gái đáng tự hào nay đã trưởng thành rồi, lớn lên vừa xinh xắn vừa hiểu chuyện. Vui vì con gái khéo léo và thân thiết, bà sinh ba đứa chỉ có nó là biết thương cha thương mẹ nhất.

Có điều con gái cả người xinh đẹp là thế, nhưng sao bà lại luôn có cảm giác như thiếu thiếu cái gì đó nhỉ? Đứng một bên quan sát nửa này, mẹ Tôn đột nhiên tỉnh ngộ, nhanh chóng sang phòng mình, một lát sau mới cầm cái nhíp nhổ lông mày trở về.

Nhìn nhíp nhổ lông mày trong tay mẹ, Tôn Biền biết mình tới số đến nơi rồi. Sau khi mẹ cô học trang điểm với các dì trong đoàn văn công nhà máy, không những chính bà muốn tự mình thử, mà còn thường xuyên lấy cô ra làm đồ thí nghiệm.

Chuyện này cánh mày râu trong nhà không quản nổi, mà bà ngoại lại còn nói giúp cho mẹ nữa chứ. Chỉ có Tôn Biền là đáng thương, có trời mới biết lấy nhíp nhổ lông mày cứng nó đau đến độ nào. Cũng may mẹ thích chưng diện thì chưng diện, nhưng vẫn rất có chừng mực.

Vì con gái đang đi học nên nhiều lắm cũng chỉ sửa sang hình dáng lông mày một chút thôi, dùng chỉ tước ít lông tơ mỏng và da chết trên mặt Tôn Biền. Nếu làm nhiều hơn thì bà cũng không dám, bởi sợ ảnh hưởng không tốt đến con gái.

Sau khi dùng nhíp nhổ lông mày khiến con gái nước mắt lưng tròng xong, mẹ Tôn hài lòng gật đầu. Bà lấy gương ra để Tôn Biền tự xem. Nhìn cái người mi thanh mục tú ở trong gương, chính bản thân cô còn không dám tin nữa là.

Trời ơi, lông mày quả thực là thứ vô cùng kỳ diệu, chỉ tùy tiện chỉnh sửa hình dáng một chút thôi mà đã thay đổi khí chất hiệu quả rồi. Đứa con gái kiếp trước sống rất qua loa, lên đại học mới thấy đồ trang điểm và chăm sóc trong phòng ngủ nghĩ như vậy đấy.

Hết chương 8.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play