Trần Đan, hắn không cần biết hắn đang bị quay mòng mòng như thế nào trong lần theo chân Văn lão mà cũng không phải Văn lão đến Tiêu Thiên Tông. Hắn chỉ luôn biết và nhớ rõ rằng, hắn vẫn đang tỉnh táo, hắn biết mình là ai, hắn muốn làm gì, và hắn đang ở trong tình huống nào.
Văn lão hay Tiêu Thiên Tông, mối quan hệ giữa họ ra sao, âm mưu thế nào với nhau, hắn chẳng hề quan tâm.
Thứ hắn quan tâm là khi hắn đến Tiêu Thiên Tông, hắn đã mất đi Trân Trân, báu vật của hắn. Bản thân hắn cũng suýt nữa bỏ mạng. Hắn phải đáp trả lại những gì hắn đã hứng chịu.
Nhìn chung, Văn lão biến hắn thành một miếng mồi, gián tiếp khiến hắn mất Trân Trân vì chính lão là người dụ hắn đến Tiêu Thiên Tông cho âm mưu của lão, nhưng hắn có thể bỏ qua vì lão đã cho hắn thứ hắn luôn khao khát. Còn Tiêu Thiên Tông, chúng không những cướp mất Trân Trân của hắn, đe dọa tính mạng hắn, mà người nữ nhân vừa rồi còn muốn lừa gạt hắn, để hắn trở thành miếng thịt nhỏ của ả. Cho nên chúng nhất định phải trả giá.
Cái gì mà sẽ giúp hắn đoạt lại Trân Trân? Buồn cười. Khi đoạt về rồi, Trân Trân còn nhận ra hắn sao? Bản thân Trân Trân chẳng lẽ không bị chúng tẩy não khi bị mang đi?
Con mẹ nó, ả ta rõ ràng đã cố tình giấu giếm điều này, không hề nhắc đến việc Trân Trân có khả năng cao đã bị xóa ký ức về hắn hoặc toàn bộ, gồm luôn cả Mao gia, gia đình của nàng. Ả chỉ đang cố gắng lựa lời mà nói để thuyết phục hắn quỳ gối trước mặt ả, bái ả làm sư, để rồi sau này khi hắn lớn mạnh, có lẽ ả sẽ nằm lên người hắn mà tha hồ sử dụng thân thể của hắn cho việc tiến hóa thể chất của ả mà thôi.
Đúng là một con điếm già gian xảo, không hơn.
Bất quá, tại sao ả ta lại dễ dàng thả hắn đi như vậy, đây vẫn còn là một vấn đề khó hiểu mà hắn cần xem xét lại. Nhưng dù vậy, chỉ với một lý do là hắn đã mất đi Trân Trân vĩnh viễn, thì cũng đã đủ để Tiêu Thiên Tông phải đổ máu trong một tương lai gần, nhất là khi hắn đã có kiến thức vạn năm của “Văn lão”.
Một nghìn năm?
Không, sẽ nhanh thôi. Không nhất thiết là hắn phải đạt đến Thánh Cảnh mới đi trả thù.
Còn về Trân Trân, con mèo hoang của hắn, hắn… hắn chỉ có thể hy vọng vào mọi điều tốt đẹp nhất. Chứ hắn, bây giờ, dù có gào thét hai từ “không muốn”, hắn vẫn chỉ là một đám không khí vô lực.
Trần Đan ôm trong lòng một nỗi cay đắng như vậy, đứng lặng ở nơi đây, nơi trên cao chỉ có mặt trời, xung quanh duy nhất là đất cát. Nhưng trên gương mặt hắn vẫn không dám thể hiện bất cứ sự dữ tợn nào vì cường giả là cường giả, họ ẩn núp hay còn quan sát hắn từ xa, hắn không có khả năng cảm nhận được.
Người nữ nhân kia chớp mắt đã đưa hắn vào truyền tống trận đến đây, nhưng ả ta có còn đang quan sát hắn hay không, hắn không biết được. Mọi chuyện đều nên cẩn thận và như không hề biết gì mới là lựa chọn đúng của hắn lúc này.
Không lâu sau, Trần Đan mạnh mẽ xốc lại tinh thần. Hắn dựa vào bản đồ có trong kiến thức Văn lão truyền thụ mà nhìn lên bầu trời, đoán ra phương hướng đông, tây, nam, bắc liền hướng về phía quê nhà ở vùng tây nam, cũng là vùng đất thuộc quyền cai quản của Kỳ Hải Nam Vân Tông mà đi. Ở đó sẽ thuận tiện hơn cho hoạt động sau này của hắn.
Trên đường đi, hắn cũng thuận tiện tận dụng thời gian, hội tụ lại những kiến thức liên quan đến sức mạnh, phát triển sức mạnh có trong kiến thức của Văn lão để bắt đầu suy xét thật kỹ về chúng, từ đó tìm cho mình một lối đi đúng đắn nhất.
Không lâu sau, hắn đã có kết quả. Hóa ra sức mạnh của một cá thể con người được dựng nên bởi sự kết hợp của 7 yếu tố, gồm 6 nội và 1 ngoại.
1.Thể chất.
Thể chất là yếu tố căn bản nhất mà ai cũng có.
Thể chất chính thống được chia thành 8 loại từ yếu đến mạnh: Phàm Thể, Linh Thể, Huyền Thể, Hoàng Thể, Địa Thể, Thánh Thể, Thiên Thể và Thần Thể. Ngoài ra còn nhiều loại Dị thể khác biệt chưa nhắc đến.
Thể chất, nó ảnh hưởng và quyết định đến tất cả mọi thứ của sức mạnh: từ tu vi cuộc đời có thể đạt được, sức mạnh tu luyện được, cho đến công pháp có thể học tập được, loại khí hấp thụ được,…
Cũng có thể nói, thể chất là căn nguyên trọng yếu nhất quy định sức mạnh của một người.
Hai người cùng tu luyện một công pháp, có cùng một tu vi, nhưng khác biệt về thể chất chính là dấu hiệu tạo nên khoảng cách mạnh - yếu.
2.Loại khí cơ thể hấp thụ.
Nếu ví Thể chất chính là một cổ máy tạo nên sức mạnh, thì loại khí cổ máy này hấp thụ được chính là nguyên liệu tạo nên “chất lượng” của sức mạnh đó.
Trong cõi trời đất này, linh khí không phải loại khí duy nhất con người có thể hấp thụ để tạo nên sức mạnh, mà còn rất nhiều loại khí khác cao siêu hơn, như: Huyền khí, Hoàng khí, Địa khí, Thánh khí, Thiên khí, Thần khí,
Thể chất phân chia: Phàm, Linh, Huyền, Hoàng, Địa, Thánh, Thiên, Thần.
Tu vi cảnh giới phân chia: Phàm nhân, Luyện khí, Linh cảnh, Huyền cảnh, Tông, Tôn, Hoàng, Địa, Đế, Thánh, Thiên.
Ba thứ “khí”, “thể chất”, “tu vi” được phân chia như vậy đều là có sự liên quan mật thiết của nó. Cụ thể.
- Linh Thể không thể hấp thụ được Huyền Khí, nhưng Huyền Thể trở lên lại có thể hấp thụ được Huyền khí.
- Giữa lão A đạt đến tu vi Huyền cảnh nhờ hấp thụ Linh khí, và lão B đạt đến tu vi Huyền cảnh nhờ hấp thụ Huyền khí. Dĩ nhiên lão A sẽ không thể đọ được sức mạnh so với lão B.
- Tuy nhiên những loại khí này, đặc biệt là Địa khí trở lên thì lại càng khan hiếm. Nhưng dù vậy, chỉ cần hấp thụ chúng được 1, 2 ngày, dù trộn lẫn Huyền khí với Linh khí, thì cũng đã đủ để lão B mạnh hơn vài lần so với lão A chỉ thuần tu Linh khí.
Khí là nguyên liệu để tăng trưởng tu vi, cũng là thứ quyết định phẩm chất của sức mạnh trong cùng một cấp bậc.
3.Thuộc tính (hệ sức mạnh).
Đây cũng là một yếu tố trời sinh, rất hiếm, nghìn người may mắn mới được một.
Thuộc tính gồm 9 hệ cơ bản: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Băng, Phong, Lôi, Thạch. Và nhiều hệ thần bí, dị biệt.
Người may mắn được ông trời ban tặng cho thuộc tính, nghĩa là trong sức mạnh của người đó sẽ có một số năng lực đặc biệt khiến sức mạnh của họ trở nên vượt trội hơn so với sức mạnh bình thường.
Sở hữu Kim hệ sẽ có khả năng điều khiển được kim loại, thích hợp tu luyện các loại công pháp liên quan đến binh khí.
Sở hữu Mộc hệ sẽ có khả năng trị thương, thúc đẩy cây cối xung quanh tăng trưởng.
Sở hữu Băng hệ sẽ có năng lực đông cứng vật, thậm chí là sức mạnh.
Sở hữu Lôi hệ, Phong hệ,…
Mục Phá Thương và Triệu Lung Linh có thể được đưa đế Tiêu Thiên Tông cũng đều là nhờ bản thân họ có sở hữu một loại hệ thuộc tính.
4.Công pháp.
Công pháp, hay nói theo cách dịch sát nghĩa là tu luyện sức mạnh tuân theo ý chí của đất trời. Nhờ đó, sức mạnh của đất trời hay còn gọi là pháp tắc sẽ chíu xuống, tăng thêm sức mạnh và khả năng cho người tu luyện.
Hiểu theo cách đơn giản của Trần Đan. Công pháp nghĩa là tu luyện theo một loại quy luật của thiên địa.
Lấy Phá Thương Chưởng làm mẫu. Nếu tung chưởng theo một cách bình thường thì sẽ không khác gì so với việc phóng thích linh lực ra ngoài bằng ý nghĩ. Nhưng nếu có cảm xúc, tung chưởng như đang thật sự xuất ra trường thương thì pháp tắc sẽ chíu xuống, tăng lên sức mạnh cho chưởng lực. Đây là điều dễ hiểu, vì thương đâm ra vốn dĩ mạnh hơn một cú chưởng tay.
Hay như Đại Khí Quyết, tự cho rằng bản thân là một vòng xoáy nên hấp thụ được nhiều linh khí hơn, bởi vòng xoáy có hấp lực nên nó phải mạnh mẽ hơn so với cách hấp thụ thông thường.
Tuân theo ý chí của đất trời chính là như vậy, là tuân theo sự diễn sinh biến hóa của vạn vật trong tự nhiên.
Nước lên thì đất chìm. Khói nóng hội tụ thì sẽ tạo thành mây rồi hóa mưa. Vòng xoáy sẽ sinh ra hấp lực. Cú tát của Hổ dĩ phải mạnh hơn cú tát của Sói. Người có sự dũng mãnh xông pha tất sẽ mạnh hơn kẻ có ý chí hèn nhát, run rẩy tay chân. Đây, chính là diễn sinh biến hóa của vạn vật trong tự nhiên.
Nói thì trông có phần dễ dàng như vậy, nhưng tu luyện và sáng tạo công pháp lại là một chuyện cực kỳ không tầm thường.
Để sáng tạo công pháp, không phải ai đi ngang qua đường, thấy một bông hoa khô héo gặp nước thì dần dần trở nên tươi tắn hơn là đã sáng tạo ra công pháp. Mà nó đòi hỏi phải có sự hấp dẫn lẫn nhau giữa người, vật, hiện tượng, cùng sự đắm chìm và sự minh tuệ của người đối với vật và hiện tượng.
Tích xưa kể rằng, trên đường đi qua vùng Nam Quan để tiến vào di tích cổ đấu trường của các bậc Thiên Cảnh để lại, có một trận mưa tuyết kỳ lạ đã rơi đù đang là tháng hạ. Khi đó mọi người đều không quan tâm đến trận mưa tuyết, thấy nó không gây hại hay ảnh hưởng đến bản thân liền cho qua, duy chỉ có Dĩ Hương Đại Đế là ngẩn người, bị những hạt mưa tuyết bay bay này hấp dẫn, nhìn mãi lên bầu trời cao một lúc thật lâu. Sau này, trong trận tử chiến với Ma Đế đời thứ 18, có người truyền lưu rằng Dĩ Hương Đại Đế đã tạo nên một trận mưa tuyết lạ thường, những bông tuyết nhỏ bé rơi lên người đồng minh thì giúp đồng minh nâng cao tinh thần, tăng tốc độ hồi phục vết thương, còn kẻ địch thì trực tiếp bị đóng băng nếu quá yếu, bản thân Ma Đế cũng bị suy giảm đi một chút tốc độ và khả năng phản ứng, nhờ đó mà ba người Túy Tình Kiếm mới có thể phối hợp giết chết được Ma Đế, diệt trừ tai ương lần đó cho thế gian.
Do vậy, cũng có thể nói, sáng tạo công pháp chính là tùy duyên hạnh ngộ của mỗi người.
Học tập công pháp cũng đầy gian nan không kém. Nhìn lại lần Trần Đan bỏ cuộc đối với Phá Thương Chưởng cũng đã cho thấy nó có vấn đề như thế nào.
Công pháp viết ra vốn là theo một quy luật như vậy, người muốn học thì bắt buộc phải rèn luyện ý chí, cảm xúc giống hệt như trong công pháp đã ghi mới được xem là tu luyện có thành tựu. Nhưng, cảm xúc và ý chí của con người dễ dàng bị thay đổi vậy sao?
Nhà nghèo rớt mồng tơi lại phải luôn nghĩ rằng nhà tao rất giàu, nhà tao rất giàu với một cách vô cùng tự tin, hệt như là sự thật mà không được phép có một tia lung lay nhìn về thực tế là nhà rất nghèo. Người bình thường có thể làm được sao? Dường như là không thể.
Không ai có thể cầm chiếc lá trên tay lại đủ tự tin nói rằng đó là vàng, trừ người điên. Thế mới nói bảy ngày ở Thạch Tưởng Giới học tập công pháp chạm đến mức da lông hoàn toàn chẳng phải chuyện nên được gọi là khó khăn, mà phải là cực kỳ khó khăn, tỷ lệ thành công vô cùng thấp mới đúng!
Tiêu Thiên Tông tuyển mầm móng nhân tài để bồi dưỡng, nào phải kẻ tầm thường có thể được lựa chọn.
Công pháp được chia thành bốn loại:
- Tâm pháp dùng để tu luyện, biến đổi sức mạnh luân chuyển trong cơ thể.
- Quyết pháp dùng để tu luyện, nâng cao quá trình hấp thụ các loại khí.
- Công pháp dùng để tu luyện, tạo nên các chiêu thức chiến đấu.
- Và công pháp dùng để Luyện Thể.
Khi nói đến một bộ Công Pháp chính là bao gồm cả ba quyển Tâm pháp, Quyết pháp và Công pháp chiến đấu đều có xu hướng liên quan đến một quy luật đất trời, giúp người tu luyện dễ dàng hơn, nhanh hơn và khó bị tẩu hỏa nhập ma.
Những người sỡ hữu thuộc tính thì phải tu luyện công pháp có liên quan đến thuộc tính của bản thân, không thể tu luyện theo cách bình thường hoặc khác thuộc tính. Đây cũng là một điểm bất lợi riêng của những người sỡ hữu thuộc tính, vì sẽ rất khó để tìm được một công pháp thuộc tính phù hợp với bản thân.
Đồng thời, nó cũng là lời giải cho thắc mắc ngày xưa Trần Đan đã hỏi Trần Thế Hùng, vì sao những cường giả lâu năm, khi chiến đấu thường có một loại cảm giác mơ hồ, và Trần Thế Hùng đã đáp là Ý cảnh. Câu trả lời này cũng không hề sai, vì Ý cảnh chính là một phần nguyên liệu quan trọng tạo nên công pháp. Dùng “ý chí” nhập vào “cảnh vật” (Ý cảnh), nó không hề khác sự hấp dẫn, đắm chìm của người đối với sự vật, hiện tượng.
Trần Thế Hùng và nhiều Luyện Khí cảnh lâu năm không thể nắm bắt được cảm giác này là bởi họ không có kiến thức chỉ dẫn cho họ. Nếu không, họ có lẽ cũng đã tự tạo được cho bản thân một loại công pháp chiến đấu của riêng họ.
Lưu ý tối quan trọng: Người không thể tu luyện nhiều loại ý chí đất trời, chỉ nên tập trung một, vì nếu không, cảm xúc của các loại ý chí sẽ đấu đá nhau, sinh ra tâm thần phân liệt, điên điên, khùng khùng, tẩu hỏa nhập ma.
5.Huyết mạch.
Huyết mạch, hay còn gọi “dòng máu cường giả”, đây là thứ mà chỉ khi một người đột phá đến cảnh giới Hoàng Cảnh trở nên, cơ thể sinh ra biến hóa mạnh mẽ mới có thể truyền thụ được cho con cháu đời sau của họ “dòng máu cường giả” của chính họ.
Con cháu mang dòng máu cường giả, thiên phú thể chất hay sức mạnh sỡ hữu đều sẽ bị phụ thuộc vào người cha ông đã tạo nên “dòng máu cường giả”. Người cha ông này càng mạnh mẽ, tu vi trước lúc chết càng cao thì thiên phú của con cháu càng tốt, trong cùng một cấp bậc tu vi lại càng mạnh hơn gấp nhiều lần. Khả năng lĩnh ngộ, trí tuệ cũng vì thế mà vượt xa so với người thường.
Cũng có thể nói, huyết mạch chính là một loại thiên phú thứ hai của con người mà không phải do ông trời quyết định.
6.Dị Nhãn.
Dị Nhãn, ý chỉ những đôi mắt mang năng lực phi thường, có thể được sinh ra cùng với thể chất hoặc tu luyện theo một cách kỳ dị mà hình thành. Năng lực của Dị Nhãn là rất khó đoán vì mỗi đôi mắt đều có một sức mạnh riêng biệt, đến nay cũng có rất ít thông tin về chúng nhưng chúng tất cũng sẽ có mạnh, có yếu.
Đôi mắt của người thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần đã khiến Trần Đan phải đứng ngẩn người lúc trước chính là một ví dụ điển hình cho sức mạnh khủng khiếp của loại Dị Nhãn thiên về ảo cảnh, ảo thuật hoặc cũng có thể là hấp dẫn, mị hoặc huyễn.
7.Ngoại lực.
Ngoại lực là từ ngữ dùng để nói đến những dụng cụ, đạo cụ, pháp bảo, binh khí, phù chú, trận pháp,… thậm chí là đan dược được người sử dụng để tăng thêm sức mạnh cho bản thân khi đối chiến với kẻ địch.
Đây là một yếu tố bên ngoài, không phải sức mạnh do bản thân tu luyện ra, nhưng nó lại là yếu tố quan trọng nhất để quyết định sự sống chết của một người trong một trận chiến sinh tử. Bởi lẽ sức mạnh luôn có “lượng”, dùng nhiều sẽ hết, mà đối với một người tu luyện thì hết sức mạnh cũng chính là đồng nghĩa với cái chết. Ngoại lực sẽ giúp người dùng hạn chế việc tiêu hao quá nhiều sức mạnh, không những thế còn đưa trận chiến đi đến điểm kết thúc nhanh hơn, khiến kẻ yếu có thể thắng được kẻ mạnh.
Cho nên câu danh ngôn “người thà không có nội lực cũng không sao, nhưng tuyệt đối phải có ngoại lực” là hoàn toàn đúng đắn ở bất kỳ thế giới nào, dù là thế giới sức mạnh vi tôn ở hiện tại, hay thế giới vật chất ở kiếp trước của hắn.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT