Ta tên Nhạn Trực.

Hôm nay là năm thứ hai ta làm việc trong cung.

Nói đến, ta chưa bao giờ nghi ngờ vương gia sẽ là một vị hoàng đế tốt.

Có điều, hiện nay, thiên hạ thái bình, người dân sống cuộc sống yên ổn. Ta trực ban gác đêm ở hoàng cung, mỗi khi nhìn thấy, trời đã canh ba mà ánh nến ngự thư phòng vẫn sáng, trong lòng luôn có phần cảm thấy khó chịu.

Thân làm tân đế, cho dù trẻ tuổi, cần cù chăm lo việc nước như vậy có phần quá mức rồi.

Nhưng cũng không biết bắt đầu từ khi nào, ngủ dường như đã trở thành một vấn đề khó khăn của hoàng thượng.

Có ngày may thì, một buổi tối còn có thể ngủ hai ba canh giờ, phần lớn tháng ngày, hoàng thượng chỉ dành thời gian ở ngự thư phòng.

Ngài ngồi trên chỗ ngồi cao ngất mà vạn người ngưỡng mộ, mặt hướng về giấy cửa mờ nhạt. Thường thì mỗi lần ngồi xuống là ngồi cả một đêm, ngồi ở nơi huy hoàng óng ánh, nhưng cũng chỉ cô đơn một mình.

Cứ như vậy, thân thể không chịu nổi. Thái y viện liên tục nghiên cứu, thay đổi thuốc thang vì điều trị giấc ngủ làm việc và nghỉ ngơi của hoàng thượng. Có điều, hoàng thượng không thích mùi thuốc, nếu ngài không muốn uống, đảm bảo không ai dám tới khuyên.

Rồi sau đó, thói quen ăn uống của hoàng thượng cũng thay đổi, một bữa ăn trưa thường chỉ ăn hai đũa đã đặt xuống. Ngự thiện phòng lúc ấy cũng náo loạn bàng hoàng, mỗi ngày nghĩ hết biện pháp làm thức ăn, nhưng hiệu quả rất thấp.

Thái y nói, có lẽ hoàng thượng có chuyện vướng bận trong lòng.

Chuyện vướng bận đó không thể giải quyết, úc khí càng để lâu càng nhiều.

Nhưng chẳng ai biết đó là chuyện gì.

Ta tự nhiên cũng không đoán bừa.

Sau đó, có một hôm nọ, lúc hoàng thượng đang quét sạch dự nghiệt hai đảng Vệ An, lục soát phủ Vệ vương, thu được một đám tài vật.

Mấy chuyện nhỏ này tự nhiên không cần phiền hoàng thượng tự thẩm tra, người thủ kho chỉ định trình một tờ khai lên cho hoàng thượng xem qua, nhưng mà lần đó hoàng thượng xem tờ khai xong không biết sao lại phái người khuân đám đồ vật kia đến.

Nhắc tới cũng đúng dịp, hôm đó ta đang có việc ở ngự thư phòng, lúc mở rương tài vật ra ta cũng cùng tới, ba rương tài bảo to nặng trịch, chỉ nhớ rõ một rương trong đó cắm vào một trường kiếm có vỏ kiếm màu đen lẫn trong một chồng kim ngân châu báu, nhìn có vẻ không hợp.

Ta với mấy người còn lại khuân ba cái rương lên ngự thư phòng, hoàng thượng nghe tiếng thì từ trong đi ra.

Vừa liếc đến đã thấy được thanh kiếm kia.

Vỏ kiếm được làm theo phong cách cổ điển tự nhiên, rồi lại dài hơn một phần so với thân kiếm bình thường. Lúc hoàng thượng cầm thanh kiếm kia từ trong rương lên, ánh mắt nặng trình trịch xuống, còn xen chút lưu luyến lạ thường.

Lúc lưỡi kiếm rời khỏi vỏ của nó, chín đường rãnh máu mỏng manh lộ ra.

Đó là một thanh kiếm quý tuyệt chúc vô song.

Hoàng thượng từ từ trượt lòng bàn tay dọc theo từ chuôi đến lưỡi trường kiếm, dường như đang đo đạc độ dài lưỡi kiếm, rồi lập tức như nhớ ra chuyện cũ gì, khóe môi cong lên như có như không một lúc.

Từ lúc đăng cơ tới nay, ngay cả cười hoàng thượng cũng chưa từng cười một lần giống vậy. Đã một năm trôi qua, ta cũng như đã quên hoàng thượng từng phong hoa vô song như thế. Lúc ngài và người kia nhìn nhau, một ánh mắt cũng đủ để đứng đầu thiên hạ bấy giờ.

Có điều sau khi cười xong, khuôn mặt kia lại trở về như cũ một cách nhanh chóng.

Cuối cùng một chút dấu vết cũng không để lại.

Còn nhớ ngày tân đế đăng cơ ấy, đại xá thiên hạ, cả nước chúc mừng, văn võ bá quan cúi đầu xưng thần, toàn bộ cung đình an tĩnh không một tiếng tạp âm.

Tân đế trẻ tuổi đứng trên đài cao, đẹp trai, khí vũ hiên ngang, long bào chiếu ánh sáng vàng chói mắt nổi bật dưới ánh mặt trời.

Nhưng ngài đưa lưng về phía trời xanh, bệnh nặng mới khỏi, bóng lưng có phần gầy.

Chuẩn bị nhiều năm như vậy, vương gia vẫn luôn muốn ngôi vị hoàng đế này.

Nhưng đến khi đạp được thiên hạ này dưới chân, ngài lại không vui vẻ.

Tân đế đăng cơ một năm, chưa lập hoàng hậu, hậu cung chỉ có một mình Thục phi con gái tả thừa tướng. Trước khi hoàng thượng đăng cơ, đã có lời đồn ngài chỉ yêu chìu mỗi mình Trắc Vương phi. Bây giờ hậu cung chỉ một người, thiên hạ cũng không có nghị luận kỳ lạ gì. Chỉ có người làm việc trong cung mới biết, hoàng thượng bận trăm công nghìn việc, ngay cả tẩm cung của mình còn không trở lại mấy lần, làm sao có thời gian đến cửa cung Thục phi.

Một hậu cung rộng lớn không có nữ nhân khác, nói cho cùng, có khác chi với lãnh cung?

Nhưng hoàng thượng còn trẻ chưa có con nối dõi, chuyện này về tình về lý đều có phần không còn gì để nói. Thục phi thì muốn, nhưng nhiều lần bị hoàng thượng từ chối ngoài cửa, nữ nhân có dịu dàng mấy đi nữa cũng ngồi không yên. Cuối cùng vẫn là tả thừa tướng nhân lúc lâm triều, không nhịn được mở miệng, nhắc đến chuyện về lậu hậu, nạp phi, tiếc là còn chưa nói được mấy câu, đã bị hoàng thượng dùng một câu cắt đứt.

Có lẽ hoàng thượng nhìn ra ý đồ muốn giúp Thục phi của tả thừa tướng, lần trong triều đó nửa phần cũng không nể mặt, ném thẳng tấu chương cầm trong tay ra, nói: “Tuổi tác của Tống khanh gia đã cao, có lòng để ý những chuyện vô bổ này, chắc là vị trí tể tướng này ngồi quá lâu rồi chăng?”

Thụy Vương đăng cơ không lâu, thủ đoạn ác liệt tàn nhẫn, triều đình bây giờ có ai chưa từng thấy? Có điều vị đế vương trẻ tuổi này luôn luôn bình tĩnh tự chế lúc lâm triều, đối với hiền thần luôn bao dung chuẩn mực, thế mà hôm nay lại vì chuyện như vậy nổi giận, đây là chuyện dù là ai cũng không nghĩ ra, tả thừa tướng lập tức giật mình sợ hãi đến mức quỳ xuống lạy liên tục không dám đứng dậy.

Điều càng khiến người không ngờ đó là, hoàng thường ngày thường luôn luôn khắc chế tâm tình, ngày đó hồi cung lại ném xuống, đạp phá hết đồ trong ngự thư phòng.

Các nô tài ở gần nơm nớp quỳ xuống, còn hoàng thượng thì đứng trước mảnh hài cốt vụn vãi đầy đất, ánh mắt cực kỳ đáng sợ, giống như thú hoang bị nhốt lại.

Ngài phẫn nộ, mờ mịt, không tìm được lối thoát, nắm giữ tất cả nhưng không cách nào để thỏa mãn.

Phát hết nỗi bực tức trong lòng ra, sót lại là nỗi đau đớn và hốt hoảng.

Ngài không vừa lòng với cái gì? Rồi lại khát vọng muốn có thứ gì?

Không ai biết cả.

Mùa thu năm ấy, hoàng thượng lấy lí do trị thiên tai, cải trang vi hành xuống hạ lưu sông Trường Giang.

Mang theo thị vệ không nhiều, cũng không chào hỏi quan chức địa phương.

Vì đi theo vương gia lâu, chuyến đi đó ta cũng được dẫn theo.

Phía nam có biện pháp trị nạn thiên tai hữu hiệu, gần hai năm đã gần khôi phục cảnh tượng hưng thịnh trước kia, mua bán vãng lai không dứt, đâu đâu cũng có tiếng rao to của tiểu thương.

Chúng ta thì xuôi nam theo đường thủy, cuối cùng đi tới Phong Hoài.

Lần trước ta đến Phong Hoài là mùa đông, không ngờ tới cuối mùa thu Phong Hoài lại có cảnh tượng như thế, lá vàng sum suê chiếu vào xuống dòng nước xanh lam, hóa ra trên đời lại có cảnh đẹp đến thế.

Hoàng thượng thuê một chiếc thuyền, thuyền từ từ trôi theo dòng sông, ven bờ thấp thoáng truyền tới tiếng ca mê người, tựa như gãi ngứa vào lòng người.

Có điều vẻ mặt hoàng thượng bất định, người làm thị vệ như chúng ta phải ngồi càng thêm nghiêm chỉnh, một chút sơ hở cũng không dám để lộ ra.

Càng đi, khung cảnh càng đẹp không sao cả xiết.

Phải nói, bầu không khí chuyến đi lần này vốn đã ngột ngạt, đến Phong Hoài lại càng trầm trọng hơn.

Từ khi ngồi lên thuyền tới giờ, thân thể hoàng thượng chưa động đậy dù chỉ một chút.

Trong tay ngài cầm một ngọc bội hình dài lá, góc viền được gọt dũa rất khéo, nhìn phẩm chất nó không giống hàng cao cấp, ngài cứ như vậy mà nhìn chằm chằm nó.

Nhìn lâu, ánh sáng trong mắt cũng biến mất.

Trước đây ở vương phủ, ta thấy còn nhiều ngọc bội thượng đẳng hơn, càng khỏi nói đến hoàng cung có vô số trân bảo, nhưng chưa thấy người thợ khéo nào kỳ lạ như vậy.

Lại sau đó, nhắc tới cũng đúng dịp, chúng ta ngẫu nhiên gặp một người bán hàng rong.

Hắn thét to với giọng rất vang dội, nhìn đồ trên quầy cũng biết hắn chuyên bán ngọc bội, hoàng thượng chỉ liếc nhìn một cái, rồi dừng lại trước đó nghỉ chân, người bán hàng rong đó chắc cũng nhìn ra thân phận không tầm thường của hoàng thượng, lúc đến gần nói chuyện còn có chút cẩn thận từng li từng tí: “Công tử muốn chọn thứ gì, vòng? Dây chuyền? Hay là…”

Nói được một nửa, người bán hàng rong liếc thấy vật hình lá dài trên tay hoàng thượng, bỗng ngạc nhiên “Ồ” một tiếng.

Lúc nói tiếp, vẻ mặt người bán hàng rong có phần sáng láng hơn, lấy lòng nói: “Khối ngọc trong tay công tử… có phải nhận được từ một vị công tử võ công phu rất tốt không?”

Lời vừa thốt ra, nắm tay nắm hờ của hoàng thượng chợt căng thẳng.

Ta với ba thị về đứng bên cạnh sợ đến mức đổ mồ hôi lạnh.

Cái tên bán hàng rong kia lúc này còn không có ánh mắt, tiếp tục nói, mặt mày hớn hở: “Tại hạ vào nam ra bắc nhiều năm như vậy, người công tử này ta còn ấn tượng. Năm ấy hắn giải vây giúp ta, cái này cũng mua ở chỗ ta chứ đâu. Trời ạ! không chỉ phong lưu tiêu sái, võ công còn siêu tuyệt nữa chứ, phong độ đại hiệp khiến ta khó quên đến giờ, đúng là khiến người ta ấn tượng sâu sắc mà.”

Nhưng hoàng thượng không làm động tác gì, chỉ đứng lặng im ở đó một lát, nói: “Hắn có từng nói gì không?”. Truyện Nữ Cường

Người bán hàng rong gãi gãi đầu, nói: “Cũng không nói gì, ngọc bội này vốn là một bùa hộ mệnh. Năm đó được khai quang ở chùa Thành Quang. Ta hỏi hắn muốn cầu cái gì, hắn nói hắn không muốn tài vận và hoa đào, chỉ hỏi ta có vật cầu bình an không. Con người mà, nếu có được sức khỏe an khang, bình an vui vẻ, đây cũng là phúc khí rất lớn, vị đại hiệp đó đã đưa ngọc bội này cho công tử ngài, vậy chắc ngươi cũng là người rất quan trọng của hắn đúng không.”

Ta nhìn thấy màu máu trên mặt hoàng thượng rút sạch sẽ.

Không biết ngài bị lời nói đó động đến tâm tư gì, thân người mất thăng bằng, lui một bước mới có thể đứng vững lại.

Hoàng thượng luôn có thể khắc chế tâm tình rất tốt, lúc sướng vui đau buồn cũng không ai đoán được chính xác tâm tình.

Nhưng khi đó, ngài cầm ngọc bội hình lá dài trên tay, mu bàn tay lộ ra gân xanh.

Hễ là người tinh tường đều nhìn ra được tâm trạng đau khổ của ngài.

Rồi đến khi về cung, hoàng thượng liền bệnh.

Cũng vì vậy mà Thái y viện bận bịu cả ra ngày, nhưng vẫn bó tay toàn tập.

Hoàng thượng uống thuốc, thế nhưng đa số đều uống không nổi, nên bệnh tình càng chậm khôi phục.

Kiếm Cửu Sương lần đó được hoàng thượng treo ở ngự thư phòng, gần bên cạnh bàn, mỗi ngày hoàng thượng phê duyệt tấu chương, vừa ngẩng đầu, thì có thể nhìn thấy kiếm lẳng lặng treo nơi đó ngay lập tức. Có lúc, hoàng thượng sẽ rút lưỡi kiếm ra lau chùi một phen. Đa phần, ngài chỉ nhìn nó, không nói một lời.

Có một đêm khuya nọ, ta gác đêm ở ngự thư phòng, thấy hoàng thượng đến trước thân kiếm Cửu Sương, vuốt ve cán kiếm, bẩm bẩm như đang thì thầm với người yêu.

Ngài nói: “Bình Cửu, trẫm ngủ không được.”

Lời phía sau, ta không dám nghe tiếp.

Thật ra, ngày đó ở bờ sông, nhìn thấy vương gia quỳ gối trước xác Bình đại nhân, ta đã hiểu.

Vướng mắc của hoàng thượng, từ mới bắt đầu đã là bế tắc.

Chủ nhân của kiếm Cửu Sương, người đó không được nhắc tới, không cung nhân nào biết về người đó, nhưng cái bóng chưa từng rời đi của người đó giống như một ác mộng to lớn, chôn sâu dưới lòng đất chốn cung đình không muốn cho ai biết.

Nó lượn lờ xung quanh, có mặt ở khắp mọi nơi.

Cuối cùng có một ngày, nó sẽ biến hoàng cung to lớn này thành một lao tù hoa lệ mục nát, mà không lối thoát.

Tác giả có lời muốn nói:

Kết cục một mở ra

Ai muốn xem BE thì có thể dừng tại đây = =

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play