Đến khi tôi khoảng 11, có một người thân thích trong nhà qua đời, bà chính là chị của ông ngoại tôi. Mấy đứa cùng tuổi trong nhà đều gọi bà là bà cả.
Bà cả đang ngủ trưa thì mất, không kịp đưa tới cả bệnh viện. Bác tôi lúc đi làm đồng về thì chỉ thấy bà đã ngừng thở, kêu khóc vang trời, lập tức người cả thôn đều biết chuyện.
Thời đó nông thôn vẫn chưa thịnh hành hỏa táng như bây giờ, cho nên phàm là những người lớn tuổi khi sồng đều làm hai việc quan trọng: Một là chọn một cỗ quan tài thật tốt, cũng gọi là làm thọ tài. Một chuyện khác chính là chọn được một nơi chôn cất hợp phong thủy. Bà cả trước khi chết đã làm xong cả hai chuyện, cho nên sau khi chết không bao lâu đã được con cháu đưa vào nhập quan. Chẳng qua là quan tài chưa được đậy nắp, chờ mọi người tới chia buồn.
Bởi vì bà cả là trưởng bối, tôi tự nhiên cũng phải đi. Trong nhà bà cả tôi có một người anh họ, ba người chị họ, một người đã lấy chồng. Ngang ngang tuổi tôi là người anh họ và một người chị họ, mấy đứa nhỏ như chúng tôi khi có tang lễ cũng chỉ cần dập đầu dâng hương, sau đó cùng anh họ, chị họ đi chơi trong phòng.
Tối hôm đó anh họ kêu tôi ngủ sớm một chút, dành sức để buổi tối ngày hôm sau có đạo sĩ tới diễn kịch. Nào phải là kịch gì? Chẳng qua là thực hiện nghi thức trong các tang lễ thường làm thôi, chẳng qua có phần hấp dẫn nhất chính là "Vượt Tiên Kiều ".
Nói về tang sự vùng nông thôn một chút, thật ra thì tương đối rườm rà, đặc biệt là vào thời điểm đó. Người có tiền đều quan niệm mọi thứ phải dày, cái gì gọi là dày chứ? Chính là quan tài phải dày, quần áo mặc cho người chết phải dày, người chết đắp chăn phải dày.
Trong tiểu thuyết thường nói người nghèo khi hạ táng chỉ có một cỗ quan tài mỏng, hoặc là được quấn một cái chiếu rơm mỏng. Không thể nào thể hiện được khí thế khi còn sống. Bà cả tôi lúc trước cũng được gả vào nhà có của ăn của để, quan tài bà chọn đương nhiên cũng tương đối tốt.
Quan tài được làm từ sam mộc, hình thức cũng cực kỳ được chú trọng: Đáy, nắp, hai bên ba lớp gỗ, trước sau cũng ba lớp gỗ. Tổng cộng hết tới 20 khối gỗ, cũng chỉ có thể có tiền mới làm nổi.
Áo khâm thì có tới 5 cái, đều được làm bằng tơ lụa, quần chỉ có ba cái nhưng cũng được làm bằng tơ lụa. Chăn thì phải là loại thật dày, làm bằng bông trắng. Mấy ngày trước đó tôi cũng được đưa tới một cái tang lễ, cũng thấy một cái chăn, trên đó ghi: Cả nước thống nhất, tám mươi tám đồng...
Áo liệm thì phải có kiểu dáng thời nhà Minh, cổ tròn, khăn vuông, đế giày phải dày. Mặc như vậy ý chỉ "Khi sống có thể hàng (vẫn mặc quần áo đương thời) chết không hàng (khi chết mặc quần áo thời Minh, triều đại cuối cùng người Hán trị nước là thời Minh)"
DG: Dân ta thì chia ra như vậy. Khâm, liệm, tức là đại liệm và tiểu liệm (gói người chết 2 lần). Ngày nay chỉ nên gói người chết bằng tấm vải hoặc chăn mỏng trước khi đặt thi thể vào quan tài. Sau khi kèn trống nổi một hồi dài, thì tiến hành khâm, liệm. Tập quán của người Việt là khâm ở trên giường (để vải dọc), liệm phải hạ xuống đất (để vải ngang). Sở dĩ quy định chặt chẽ như vậy là để gói người chết cho thật kín. Khi liệm, thi thể người chết được đặt trên chiếc chiếu dưới nền nhà, khăn phủ mặt và đũa ngáng miệng được bỏ ra.
~~~~~~~
Người chết thường thường sẽ được đắp lên mặt một tờ giấy vàng, còn người có tiền sẽ được đắp mặt bằng một tấm khăn lụa mỏng.
Người chết tay hơi nắm lại, một tay cầm bảy cái bánh, tay còn lại cầm một cây gậy, cũng gọi là gậy đánh chó. Người ta thường nói người chết trên đường xuống âm phủ sẽ gặp chó bảy lần, mỗi khi gặp chó thì ném một cái bánh cho nó. Trong miệng thì ngậm một đồng tiền, trong hai tay cũng đều được nhét thêm một đồng tiền.
Quan tài phải đề cạnh giường, trước giường phải đốt nhang thắp đèn dầu, để một bát cơm cúng, hai quả trứng gà luộc. Cả nhà người chết phải quỳ trước linh cữu, nếu như trong nhà người chết có con gái, như vậy con gái phải luân phiên đốt chín cân bốn lạng tiền âm phủ, từng tờ từng tờ một (cân TQ bằng 0.5 kg, nhưng vẫn quá nhiều).
Sau đó cử người đi báo họ hàng xa gần. Khi đó người báo tang đều phải đi bộ, lại cần mua một đôi giày mới cho người báo tang, để người báo tang đi báo tin cho người thân thích trong vùng.
Trước khi đưa vào quan tài phải cho người chết mặc quần áo, cái này gọi là tiểu liệm. Khi tắm rửa cho người chết phải múc nước sông, đun sôi rồi đề nguội dần, sau đó lau rửa trước sau ba lần. Còn phải chải đầu nữa, cũng là ba lần.
Lúc thay quần áo liệm phải có một cái đấu đổ đầy dầu mè, bên trong có bảy sợi bấc để thắp. Bên trên đấu có một thanh trúc nhỏ, dùng để treo áo liệm. Áo liệm phải để hiếu tử khoác qua một lần, cũng chính là con trai cả, sau đó mới có thể thay áo liệm. Rồi lại phải cắt phần cổ áo sơ mi của người con trai, bỏ vào ống tay áo người mất. Găng tay hay tất đều phải làm bằng bông.
Làm xong mọi chuyện vẫn phải đợi đạo sĩ hoặc người làm tang sự tới.
Nhà bà cả cũng có mời một vị đạo sĩ trong thôn tới, người này bình thường cũng đều coi số mạng cho người trong vùng, hay làm lễ trăm ngày…
Người trong nhà tôi khi mời vị đạo sĩ này phải đưa một bao lì xì, một bao thuốc lá, hai bình rượu trắng, hai cân đường, một con heo sống, còn cả một số vải vóc mà vị đạo sĩ kia mới chịu tới. Quả là cái giá quá lớn.
Lúc tôi tới thì vị đạo sĩ kia cũng đã có mặt, một tay cầm chuông, tay kia cầm một con dao nhỏ. Vị đạo sĩ này đặt dao lên trên một cái chén nước, sau đó bắt đầu niệm chú – chú này có tên là "Phá Sát". Niệm chú xong thì rải nước trong chén vòng quanh quan tài, hô to một tiếng: Lên!
Mọi người sau đó đưa bà cả vào trong quan tài, có người thì lập tức chạy đi lấy rơm rạ và quần áo bà cả khi sống còn mặc, đặt ở ngoài cửa rồi đốt. Theo tục thì được gọi là "Đốt Giường Cỏ".
Sau đó vị đạo sĩ liền lập tức đem dao và chén nước kia để dưới quan tài, tới đây người chết nhập quan xong thì được gọi là đại liệm. Làm xong đại liệm người trong nhà mới được đốt Trường Minh Đăng (2 đèn lồng trắng báo tang trước cửa, trong nhà đèn dầu không được để tắt), con bắt đầu khóc, những đứa còn bé như chúng tôi thì phải đi dập đầu.
Buổi tối sau khi ăn cơm xong, anh họ và tôi đều trốn ở một góc, vì chiếm vị trí này có thể ở gần mà xem "Vượt Tiên Kiều". Tìm được chỗ nầy thật sự không dễ dàng, vì khi làm lễ cấm trẻ con xuất hiện, cho nên chúng tôi cũng chỉ dám núp ở góc cầu thang, không dám lên tiếng.
Đạo sĩ kia thay một cái áo kép võ (áo thường mặc khi diễn hý kịch, kinh kịch), đằng sau có cắm vài lá cờ, trên đầu thì đội mũ nhung sặc sỡ, bên ngoài thì khoác một cái áo lông đen, mặt trang điểm giống như hý kịch bình thường.
Sau đó lại dùng sáu cái bàn lớn ghép lại thành một hàng dài, phía trên thì dùng trúc mà dựng thàng một cây cầu. Tới giờ tý, đạo sĩ niệm chú đi trước, con trai cả bưng bài vị đi sau. Bầu không khí trong nhà lúc này âm u đến lạ.
Con cả của bà cũng chính là bác của tôi, bưng linh vị đi ở phía trước, bác thứ hai bưng một đôi hài, còn chị họ tôi thì bưng một bọc quần áo màu xanh đi cuối. Vị đạo sĩ đi trước dẫn đường, vừa đi vừa nhắm mắt lắc chuông. Đạo sĩ bước một bước thì bác cả cũng nối gót theo sau. Lúc mọi người chờ bác thứ hai đi qua cầu thì bác ấy lại ngã lộn nhào, cũng có thể là do cây trúc trơn trượt nên mới ngã. Vị đạo sĩ kia nhìn thấy, chỉ có thể nói cái gì là bà lưu luyến mọi người, còn chưa muốn đi. Bảo bác thứ hai đi lại lần nữa.
Mọi người mang theo tâm tính chờ mong, bác thứ hai lại đi tới một lần nữa. Lần này vẫn ngã ở vị trí đó. Lúc này vị đạo sĩ kia đã tỏ vẻ khó chịu, bèn bảo hai người chị họ tôi đi lại một lần nữa. Tới lần thứ ba, đúng như dự đoán mọi người lại ngã cùng một vị trí.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT