Hứa Lộc cứ cảm thấy việc Phó Diệc Đình giục mình đi đăng ký có vẻ hơi nóng nảy quá, không bình thường chút nào cả.
Cô khoác áo choàng không tay về nhà, càng nghĩ càng thấy không ổn bèn gọi
Đại Hắc đến hỏi: “Cậu biết gì thì nói hết cho tôi, rốt cuộc hai ngày nay đã có chuyện gì rồi?”
Đại Hắc sờ gáy: “Không có ạ.”
“Cậu suy nghĩ kĩ một chút, Lục gia có đi gặp ai hay đi chỗ nào đặc biệt không?”- Hứa Lộc vừa đi vừa hỏi.
Bỗng nhiên người sau lưng vỗ tay cái “bốp”: Hai ngày trước Lục gia có đến
gặp Tam gia ở Phùng Ký ạ, nhưng anh Viên Bảo nói là trong phòng lúc đó
chỉ có hai người thôi nên anh ấy cũng không rõ gì hết. Cơ mà em thấy sắc mặt Lục gia lúc ra ngoài không ổn lắm đâu ạ.”
Hứa Lộc bận bịu hai ngày nay rồi, thành ra cô cũng quên mất chuyện cha con
Phùng Tiên Nguyệt, mà lúc gặp anh cô cũng chẳng nhớ, bây giờ Đại Hắc bảo vậy, hình như cô đã hiểu vì sao anh phải cuống lên như vậy rồi. Sợ là
người kia đã biết anh đang giữ cổ phần hiệu buôn, muốn dùng nhà cô để
nắm thóp anh ấy. Vì bảo vệ họ mà Phó Diệc Đình muốn kết hôn ngay, che
chở cô dưới đôi cánh của mình một cách “danh chính ngôn thuận”.
Đầu óc Đại Hắc vốn đơn giản nên tất nhiên không nghĩ được thế, anh ta bèn hỏi: “Tiểu thư, có chuyện gì không ạ?”
“Không sao đâu, tôi chỉ hỏi thế thôi.”- Hứa Lộc cười nhạt, đoạn về lại nhà họ Phùng.
Má Bao đang ngồi rửa chén đũa trong sân, Lý thị và Phùng Thanh lại ở gian
chính, dường như muốn nói chuyện về Phó Diệc Đình. Thấy cô về thì Phùng
Thanh chạy tung tăng đến ngay: “Chị, khi nào chúng ta dọn nhà ạ? Hay
ngày mai chị đưa em đến xem nhà mới thử nhé, được không chị?”
“Chị có nói là chúng ta sẽ qua đó à?”- Hứa Lộc hỏi.
Phùng Thanh ngẩn ra, chẳng mấy chốc, gương mặt cô nhóc đã sụ xuống: “Sao lại
không qua ạ? Đó là sính lễ anh rể hỏi cưới chị, theo lý chúng ta nên
nhận. Huống chi chỗ ở đó tốt thế, sợ cả đời chúng ta cũng không mua nổi
đâu. Bây giờ đã có nhà sẵn, lại rất gần chỗ của anh rể, sau này mẹ hay
em nhớ chị cũng dễ qua thăm. Còn nữa, chỗ đó cũng gần chỗ em làm, không
phải tiện cả đôi đường sao? Mẹ, mẹ nói gì đi mà.”
Lý thị cũng cảm thấy quý trọng những thứ mà Phó Diệc Đình đã mang đến. Đây không phải là những thứ có thể đưa tặng qua loa, tất nhiên phải chân
thành hơn mấy thứ sính lễ ra vẻ khác nhiều rồi, song bà vẫn tôn trọng ý
kiến con gái nên không nói gì cả.
Hứa Lộc ngồi xuống cạnh đó, nhìn từng phong thư một thật cẩn thận. Cô biết hẳn
anh đã suy nghĩ nhiều lắm mới làm như thế này, nhất định chỉ mong tốt
cho cô. Nhưng điều quan trọng nhất với cô vẫn là an toàn cho gia đình,
vậy nên cô quyết định nghe lời anh, nhận căn nhà rồi đưa gia đình qua
đó, chủ yếu vẫn là vì cô không muốn nhà của mình trở thành gánh nặng của Phó Diệc Đình.
“Vậy thì chúng ta đi, ngày mai qua xem thử thế nào.”- Hứa Lộc bảo.
Phùng Thanh vui đến mức nhảy cẫng lên, Lý thị lại nói với con gái: “Tiểu Uyển, con đã quyết định thật rồi ư?”
Hứa Lộc gật đầu: “Mẹ, bây giờ trị an chỗ này đúng là không an toàn lắm, Phủ Lý là chỗ quan trọng trong tô giới, lực lượng tuần bộ cũng được siết
chặt, huống hồ gì chúng ta lại nép được dưới mắt Phó Diệc Đình, chắc
chắn sẽ không có ai gây bất lợi được. Ban nãy lúc con tiễn anh ấy về,
anh ấy hy vọng hai ngày sau chúng con sẽ đến văn phòng chính phủ làm hôn thú rồi đăng báo để mọi người cùng hay tin.”
“Gấp vậy sao con?”- Lý thị hỏi: “Không phải hai đứa định tháng năm mới làm
hôn lễ sao? Lúc gần đó rồi thì đi đăng ký cũng không muộn mà.”- Hôm nay
bà vừa đồng ý thì ngày mai đã đòi đi kết hôn, làm sao mà bà “tiêu hóa”
kịp?
“Mẹ, nhắc đến chuyện hôn lễ, con
định sẽ không làm đâu ạ.”- Hứa Lộc bày tỏ ý định của mình: “Anh ấy không còn thân thích nào cả, mà ở Thượng Hải chúng ta cũng chỉ có mỗi nhà bác cả là người thân, bình thường lại không lui tới. Nếu có làm hôn lễ cũng chỉ mời được vài người không liên can, không cần thiết đâu ạ. Chúng ta
có thể để số tiền đó lại rồi chúng con đưa mẹ với em đi đâu đó, chi bằng đến Hương Cảng, mẹ thấy có được không?”
Hôn lễ là nghi thức chính của hôn nhân, Lý thị cảm thấy không làm không ổn
lắm, nhưng sau khi nghĩ lại một chút thì bà thấy con nói cũng phải: Chắc chắn đến lúc đó Phó Diệc Đình sẽ mời rất nhiều nhân vật có máu mặt, sợ
là người bình thường như họ tiếp không nổi, lại thêm chuyện hai bên
không có họ hàng gì, vậy có khác nào lãng phí tiền của mời người ta ăn
không uống không, thật cũng không ổn lắm.
“Tiểu Uyển à, con phải nghĩ cho kĩ. Đối với một cô gái mà nói, cả đời chỉ
được một lần như vậy, con không làm có phải sẽ tiếc nuối cả đời không?
Lúc xưa cha con cưới mẹ cũng có kiệu tám người khiêng, rồi có kèn trống
linh đình, tuy không phải quá náo nhiệt gì nhưng mẹ vào nhà họ Phùng
bằng cửa chính, là con dâu ngôn thuận. Bây giờ tuổi trẻ các con thích
làm lễ kiểu tây hơn, không còn rườm rà như trước, nhưng cũng nên có một
nghi thức gọi là phải đạo.
Hứa Lộc lại
nghĩ khác, đã đăng ký rồi thì cả hai đã thành vợ thành chồng, sao phải
rườm rà thêm thắt như vậy? Đi du lịch không những có thể giải trí mà còn bồi đắp được tình cảm, tất nhiên phải tốt hơn việc làm lễ rồi, nhưng mà thực ra cô cũng không biết Phó Diệc Đình có thời gian như thế không
nữa.
“Mẹ, vậy thì chúng ta cứ tính chuyện hôn lễ sau, để con đăng ký trước đã rồi đúng tháng năm con sẽ dọn qua
đó. Mẹ cứ yên tâm, tạm thời sẽ không có thay đổi gì đâu ạ.”
Lý thị không hiểu vì sao hai người phải gấp gáp thế, mà tất nhiên Hứa Lộc
cũng không thể nói bà nghe sự thật, nhưng dù sao bà cũng đã thuận lòng
cho mối hôn sự này, trước sau gì cũng phải có hôn thú, thôi thì bà không phản đối nữa.
Hai ngày sau, Phó Diệc
Đình đã đăng chuyện kết hôn lên báo, Thượng Hải “dâng sóng cuồn cuộn”.
Đầu tiên là việc đường vào nhà họ Phùng bị các ký giả, tòa soạn chen
chúc hỏi đến mức nước chảy không nổi, khiến Lý thị lẫn Phùng Thanh đều
không dám ra khỏi nhà, phải để Vương Kim Sinh đến đón Hứa Lộc tới xưởng, vậy mà không ngờ ngoài cửa Phùng Ký cũng đã bị nhà báo vây sạch, xưởng
trưởng Ngô phải gọi vài công nhân khỏe mạnh ra chặn đường để Hứa Lộc
vào.
Bản thân cô cũng bị cảnh này dọa sợ, vừa xuống xe thì xưởng trưởng Ngô đã nói ngay: “Cô cả, sao cô kết hôn
với ngài Phó mà không báo trước chúng tôi một tiếng? Sáng nay báo vừa ra sạp thì cả Thượng Hải nổ tung rồi. Điện thoại trong văn phòng người cứ
reo mãi, hình như ai cũng muốn hợp tác với chúng ta cả, đơn đặt hàng thì đến như tuyết, xếp lịch qua tận năm sau cũng được đấy ạ.”
Hứa Lộc cảm thấy xem ra mình đã coi nhẹ sức ảnh hưởng của Phó Diệc Đình
rồi, chỉ trong một thời gian ngắn mà nhà cô lẫn Phùng Ký đều trở thành
“mặt trận”của cánh nhà báo, ai ai cũng muốn đào được gì đó chỗ cô. Tuy
thế, cô vẫn mong mình có thể “độc lập, tự chủ”, không chỉ biết hưởng thụ hào quang của ngài Phó mà đâm chây lười.
Tất cả những chuyện này chỉ mới là bắt đầu mà thôi.
“Chuyện của tôi và ngài ấy không thể kể hết ngay được, nhưng chuyện kết hôn rồi là sự thật. Phiền bác gọi vài người đến để chúng ta họp ạ.”- Hứa Lộc
bình thản.
Vậy là họ đến phòng của cô,
tiếng chuông điện thoại vẫn còn reo nhưng Hứa Lộc không nhận. Cô cởi áo
khoác ra vắt lên móc, kéo ghế ngồi xuống để đợi mọi người.
Về phía xưởng dệt, đa phần công nhân đều là những người đã trụ lại mười
mấy năm trời. Dù họ đã nghe chuyện Hứa Lộc kết hôn với Phó Diệc Đình
rồi, đúng là vừa tò mò vừa sợ hãi nhưng cũng không ai “lắm mồm” gì cả.
Đối với những người dân bình thường như họ, kiếm tiền và nuôi sống gia
đình mới là chuyện quan trọng nhất. Còn việc riêng của bà chủ, tốt nhất
không nên xía vào làm gì.
Hứa Lộc mở kẹp
tài liệu ra rồi bảo: “Bên xưởng kia sắp hoàn thành rồi, cũng đang dịp
tuyển người mới, sau này tôi sẽ ít sang đây. Xưởng trưởng Ngô sẽ là
người toàn quyền phụ trách, mọi người cứ hoàn thành đơn đúng hẹn, có vấn đề gì thì báo lại ông ấy. Tôi sẽ bàn lại sau.”
Ai trong số họ cũng thấy băn khoăn, sau có một công nhân trẻ lên tiếng:
“Thưa cô cả, người đã kết hôn với ngài Phó rồi mà vẫn đi làm ạ?”
Bọn họ đều cho là Phó Diệc Đình dư sức nuôi vợ, cô cả chỉ có việc làm một
bà chủ Phó nổi tiếng, sang trọng, đi mua sắm rồi chơi mạt chược cả ngày, không cần phải ra ngoài kinh doanh cực khổ mãi thế.
Hứa Lộc biết người này không có ác ý thì bảo: “Dù đã lấy anh ấy rồi nhưng
tôi vẫn muốn tự kiếm tiền. Nhà máy vẫn sẽ hoạt động bình thường, mọi
người đừng lo gì cả.”
Mấy công nhân nghe
vậy thì yên lòng hẳn, đồng thời họ cũng rất khâm phục chí khí của cô, dù sao không phải ai giống cô cả cũng có thể kiên quyết như thế. Trở thành bà chủ Phó là chuyện lớn thế nào chứ? Vị trí cao không kể nổi, tiền tài cũng nhiều như nước.
Đối với Hứa Lộc,
những thứ kia bây giờ đã dễ như trở bàn tay, nhưng cô vẫn bỏ qua cuộc
sống sang trọng như thế, tiếp tục con đường của riêng mình, quả là đáng
khâm phục.
***
Lăng Hạc Niên ngồi trên ban công, đọc lại bài báo về chuyện của Phó Diệc
Đình và Hứa Lộc. Anh ta cầm ly cà phê trên bàn, vừa nhấp một hớp thì
chuông cửa reo.
Người đến là Tanaka Keiko, vừa thấy anh ta là cô nàng đã hỏi: “Cậu đã xem bài báo hôm nay rồi phải không?”
Lăng Hạc Niên quay người đi về ban công lại, không nói gì cả.
Tanaka Keiko đuổi theo: “Sao Phùng Uyển lại cưới Phó Diệc Đình rồi? Đột ngột
như thế… Bọn họ đã quen được bao lâu đâu mà đã kết hôn?”
“Chuyện tình cảm không thể đong đếm được, có rất nhiều người quen nhau lâu
nhưng cũng như người dưng thôi, lại có vài người vừa gặp đã mong cả
đời.”- Lăng Hạc Niên vừa uống cà phê vừa nói tiếp: “Là duyên phận cả.”
Tanake Keiko ngồi xuống cạnh anh ta, không hiểu tại sao cô nàng có thể đọc
được sự đau khổ và tự giễu trên khuôn mặt lạnh lùng đó, bèn không kìm
được mà hỏi: “Cậu thích Phùng Uyển phải không? Lần trước cô ấy đến mình
đã thấy vậy rồi. Cậu chưa bao giờ ăn ngọt nhưng lại để kẹo của cô ấy ở
đầu giường, còn cả lần ở Nam Kinh nữa, vì sợ chuyến tàu đó không an toàn nên cậu mới cố tình đi theo phải không?”
“Có mình ở đó, họ có cố kỵ sẽ không dám động thủ. Thật ra cũng không phải
vì cô ấy hết, một phần là để chuyện ở đây được thuận lợi. Đám người Bắc
Bình không biết kiên kỵ gì cả, nhưng Phùng Uyển là ranh giới cuối cùng
của họ Phó. Ai đụng đến cô ấy cũng đừng mong được an ổn.”- Lăng Hạc Niên đặt ly cà phê lại chỗ cũ: “Chuyện gặp nhau ở cục quản lý mà họ Phó sắp
xếp, cậu chuẩn bị thế nào rồi?”
“Có gì để chuẩn bị chứ? Chỉ là gặp nhau nói chuyện thôi, chắc gì đã được kết quả
đâu?’- Tanaka Keiko bĩu môi: “Nếu không phải cha mình ép, mình cũng
chẳng muốn dính vào. Lăng, chi bằng chúng ta đến Quảng Châu đi? Vậy thì
cha cậu cũng không quản lý được cậu nữa.”
“Ông ấy không ép mình, là mình còn chuyện phải làm.”- Lăng Hạc Niên khước từ rất quả quyết.
Tanaka Keiko đã biết trước người này sẽ không đồng ý, song cô nàng vẫn còn sợ
chuyện rạp hát hôm bữa. Nếu như Lăng Hạc Niên thay mặt phía Bắc Bình,
chắc chắn sẽ trở thành cái gai trong mắt những kẻ khác. Cô nàng rất lo
cho sự an toàn của anh ta.
Dường như Lăng Hạc Niên biết cô nàng đang nghĩ gì, chỉ cười nhạt: “Đừng sợ, đám người
cục quản lý sợ mạng hơn sợ cọp, không xảy ra chuyện gì đâu.”
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT