Ra đến đường cái rồi, Phùng Tiên Nguyệt vẫn còn quay đầu lại nhìn. Ba năm
trước, đứa cháu gái này vẫn còn là một đứa nhát gan ngay cả nói cũng
không dám lớn giọng. Không ngờ bây giờ con bé lại thay đổi nhiều như
thế, xem ra đúng là xa xứ đã nuôi dưỡng con người.
Phùng Kỳ nói với vẻ không cam lòng: “Cha, sao cha lại sợ một đám đàn bà như
thế? Mềm không được thì cứng, con không tin chúng không thể đoạt được
cái xưởng quèn đó.”
Phùng Tiên Nguyệt vén vạt áo trước lên để chui vào trong xe hơi, lúc ngồi xuống ánh mắt kiên
định: “Con thì hiểu cái gì? Con có biết là ai đã giúp chú Năm con có
được cái xưởng đó không? Họ Thiệu là đại luật sư Hương Cảng, con còn bảo cha cứng?”
Thiệu Hoa kia không chỉ có
mỗi cái danh đại luật sư, ông ta còn qua lại với rất nhiều ông chủ lớn
trong giới thương nghiệp. Nếu không phải vì nể mặt ông ta, lúc chia gia
tài ông cũng đã không ngoan ngoãn xì ra một trăm nghìn để bồi thường cho em Năm của mình.
“Lão già đó cứ thích
xem vào chuyện của người khác!”- Phùng Kỳ đá một cái thật mạnh vào thảm
lót chân, hậm hực nói: “Vậy cha tính thế nào đây? Quầy tơ lụa ở bách hóa Trường Khánh xảy ra chuyện, bên đó đã muốn đổi nhà cung ứng khác rồi.
Chúng ta lại không có nhà máy nào trong tay hết, lỗ nặng cũng phải đến
mấy vạn mà thời gian thì gần kề rồi.”
“Đi trước một bước cũng xem như là làm được một việc. Cứ cho là chúng ta
lấy được xưởng dệt đi, nhưng chưa chắc đã có thể thương lượng được với
Phó Diệc Đình. Con có rảnh thì đi lại trước mặt Tam gia nhiều một chút,
quan hệ của ông ta với họ Phó không tệ, sẽ có lợi cho nhà ta. Đừng suốt
ngày ủ ê với đám minh tinh điện ảnh kia nữa, vô tích sự.”
Ngoài mặc thì Phùng Kỳ tỏ vẽ đồng ý, nhưng lòng gã chẳng hứng thú gì.
Tam gia trong miệng Phùng Tiên Nguyệt chính là Điệp Bỉnh Thiêm của Thanh
Bang*, chính một tay ông ta đã nâng Phó Diệc Đình lên được đến vị trí
ngày hôm nay. Họ Phó chính là người đứng hàng thứ sáu của Thanh Bang,
nên người trong bang đều gọi y là Lục gia.
(Sel: Thanh Bang – Một bang phái nổi tiếng Thượng Hải bấy giờ, có thể là phản động chính phủ dân quốc)
Trước kia Thanh Bang cũng chỉ là một hãng vận chuyển nhõ bé, lợi dụng thời cơ người phương Tây ồ ạt tràn sang xâm lược nước nhà, bọn họ nổi dậy dùng
đủ mọi thủ đoạn trộm gà cướp chó để đi lên, tiếng xấu lan tràn. Đến thời của Điệp Bỉnh Thiêm, nhờ mưu kết thân với đồn cảnh sát tô giới Pháp mà
ông ta làm giàu cho toàn anh em Thanh Bang, bấy giờ bang mới đứng được
vững vàng ở đất Thượng Hải.
Ngày nay vòi bạch tuộc của Thanh Bang đã vươn đến hai giới Thương-Chính, cũng được tôn làm “Thượng Hải Đệ Nhất Bang”.
Nói gì thì nói, những kẻ này chung quy cũng chỉ là một đám côn đồ đầu đường xó chợ. Tuy nhà họ Phùng chẳng phải danh gia vọng tộc gì cho cam, nhưng cũng đã giàu có mấy đời. Hôm nay bảo Phùng Kỳ gã đến luồn cúi những kẻ
đó, thật sự gã chẳng phục.
Đừng nói là
gã, có bao nhiêu kẻ quyền thế ở chốn này phải cúi đầu làm chó trước mặt
Thanh Bang? Dù trong lòng căm tức đến mức nào, hận đến nghiến răng
nghiến lợi cũng phải quỳ rạp cung kính bọn chúng, nếu không thì đừng
mong lăn lộn ở chốn Thượng Hải này nữa.
Tuy biết con trai mình bất mãn, nhưng ông ta vẫn muốn nó phải làm như thế.
Vừa lúc để nó học cách vấp ngã, biết được thực tế khắc nghiệt để sau này gồng gánh được chuyện nhà.
Ông ta dửng dưng mà căn dặn tài xế lái xe, lòng đầy suy tính.
Chiếc xe Ford màu đen lái chầm chậm ra khỏi con hẻm để lại không ít người dân xì xầm to nhỏ. Thấy hai cha con Phùng Tiên Nguyệt đã đi rồi, lúc này Lý thị và Hứa Lộc mới vào lại bên trong nhà. Bà mở lời: “Tiểu Uyển, chắc
chắn bác Cả của con sẽ chẳng buông tha dễ dàng như vậy. Chúng ta phải
làm gì tiếp theo đây?”
Ở trong mắt bà, con gái bà là du học sinh có trình độ học vấn cao nhất, tất nhiên bà nên nghe theo con gái.
Hứa Lộc nghĩ một lát mới nói: “Mẹ, con cảm thấy chuyện này không bình
thường. Dòng lớn bọn họ từ trước đến nay đến một cọng lông cũng không
chịu xì ra cho nhà ta, bây giờ tự nhiên muốn mua lại một nhà xưởng sắp
sập là thế nào? Nhất định phải có chuyện gì đó, mẹ đợi con đi tìm hiểu
rồi ta sẽ tính tiếp.”
“Con nói phải lắm,
bây giờ lấy được xưởng cũng chưa chắc kiếm được tiền ngay. Như vầy đi,
ngày mai mẹ sẽ bảo lão Đinh đi hỏi thăm một chút, ông ấy có một người
bạn làm nghề phu kéo xe, rất tinh thông tin tức.”
Nhà họ Phùng không còn đủ tiển để đặt báo, lại vì sinh sống ở nơi này nên
tin tức bị tắt nghẽn, chuyện lớn bên ngoài cũng không nghe được. Hứa Lộc gật đầu đồng ý, nói thêm với mẹ mình mấy câu rồi mới về phòng. Cô ngồi
ngẩn người bên mép giường, chỉ có cách giúp nhà họ Phùng thoát khỏi khốn cảnh này thì cô mới mong sống một cuộc sống tốt đẹp ở nơi đây được.
Nhưng giờ đây xưởng dệt gia đình đang sống dở chết dở, cô phải làm sao
để hồi sinh lại nó đây?
Ban nãy lúc trò
chuyện, cô có hỏi Lý thị về người bạn giao hảo lâu năm kia của cha
Phùng-luật sự Thiệu Hoa. Bây giờ ông ta đang sống ở Hương Cảng, bận bịu
đến mức tin bạn mình bị ốm cũng không biết. Lý thị lại không dám báo tin vì sợ sẽ làm phiền ông ấy. Con đường này xem như bị bịt kín rồi, phải
tìm cách khác thôi. Nhưng bây giờ nhất thời cô lại không tìm được chút
manh mối nào cả.
Lý thị gõ cửa, bưng vào
một chén cháo gà và một hộp thiết đã rỉ sét. Bà ngồi xuống cạnh Hứa Lộc, đầu tiên là đưa cháo cho cô: “Ăn nhanh đi con. Con gầy quá, chỉ còn da
bọc xương.”
Hứa Lộc cũng cảm thấy đói nên chẳng mấy chốc cô đã húp sạch bát cháo, đoạn lại dùng đũa gắp thịt gà rồi hỏi: “Mẹ, gà này mẹ…”
Lý thị trả lời đầy dịu dàng: “Mẹ làm chút đồ cho nhà hàng xóm để đổi gà
đấy. Con ăn chậm thôi, nếu chưa thấy no thì trong nồi vẫn còn.”
Với tình huống hiện giờ của nhà họ Phùng, để có chén cháo này quả thật
không dễ. Hức Lộc đặt bát xuống, nhíu mày: “Mẹ, sao mẹ có thể…”
Lý thị xoa đầu cô cười: “Con đừng lo lắng, chỉ là chút chuyện khâu vá sửa
đồ đạt thôi, mẹ không thấy mệt đâu. Này, sao tóc con lại ngắn như vậy?
Tóc dài hợp với con hơn đấy.”
Hứa Lộc
biết chuyện Phùng Uyển đi bán tóc để lấy tiền sinh hoạt, nhưng cô cũng
không nói mà chuyển sang nhìn cái hộp thiết kia: “Mẹ, đây là gì ạ?”
“Là thư cha con định gửi cho con đó. Nhưng cuối cùng ông ấy lại sợ con bị
phân tâm nên không gửi nữa. Mà lúc đó nhà ta quả thật cũng không còn
tiền… Rảnh rỗi thì con xem một chút nhé.”- Lý thị nói xong thì đi ra
ngoài, Hứa Lộc mở ngay chiếc hộp thiết ra. Bên trong có một chồng thư
được xếp ngay ngắn, tất cả đều là của cha Phùng. Đa phần đều là bày tỏ
tình yêu và hy vọng của ông đối với con gái, cũng có sự áy náy vì không
thể giúp con mình hoàn thành được việc học. Hứa Lộc đọc từng lá thư một
vô cùng cẩn thận, vì cô biết tình cảm này là tình cha. Dù cho cô có
không phải là Phùng Uyển thì lòng cô vẫn thấy ấm áp và cảm động.
Bên trong thư, cha Phùng cũng có giải thích nguyên nhân khiến xưởng dệt
không thể tiếp tục làm ăn được: Bây giờ vật giá tăng nhanh, tất cả nguồn hàng hóa cũng đều tăng giá. Cha Phùng vì khó xử nên phải nhận giá mua
mới nhưng vẫn duy trì giá bán cũ với những thương nhân mua vải, điều này đã khiến cho việc thua lỗ ngày càng nghiêm trọng. Đến lúc ông muốn tăng giá bán thì hai bách hóa Đông Phương và Hồng Kiều đã bị Phó Diệc Đình
mua lại, không muốn hợp tác với xưởng dệt nữa. Cha Phùng vô cùng hối hận và bất lực.
Hứa Lộc đọc đi đọc lại lá
thư này rất lâu, còn định tìm trong hộp xem có gì để làm dấu không thì
phát hiện ta dưới đáy hộp có hai tấm bưu thiếp khá vô dụng và một lá thư kỳ lạ không đồng nhất. Trên thư có ghi:
“Kính gửi ngài Phùng Dịch Xuân”
Thì ra là thư gửi cho cha Phùng, chữ viết bên trên tuy có ngay ngắn nhưng
không phải là kiểu chữ được luyện nên từ lúc còn bé, điều này cho thấy
người viết thư có thể đã không trải qua việc học ở trường. Biết cha của
cô, không phải là nhà Nho nổi tiếng thì ít nhất cũng được học hành tử
tế. Vậy thì người này là ai?
Phong thư đã mở rồi, hẳn là cha cô đã đọc qua. Hứa Lộc cũng không muốn xem, vừa định đặt lại chỗ cũ thì cô vô tình nhìn thấy ba chữ “Phó Diệc Đình” đầy bất
ngờ ở mặt sau lá thư. Ánh mắt cô chững lại một lát, nhịp tim tăng lên
khiến cô cứ tưởng như mình đã nhìn lầm. Nhưng ba chữ “Phó Diệc Đình” này quả thật rất giống với cái tên trên trang nhất đó y như đúc.
Trùng hợp đến vậy sao? Hay là… Mở ra xem? – Hứa Lộc do dự một lát rồi quyết định cầm bức thư ra đọc.
Lời thư rất ngắn, chỉ vỏn vẹn đôi ba dòng:
“Ngài Dịch Xuân, gầy đây ngài vẫn khỏe chứ? Vãn bối nhớ năm đó mình đến
Thượng Hải chưa lâu đã cùng đường, may nhờ có tiên sinh giúp đỡ mới có
thể vực dậy được. Ân tình đó vãn bối mãi không bao giờ quên. Thăng trầm
bao năm, cuối cùng vãn bối cũng có thể xem là được chút thành công. Nếu
tiên sinh có việc gì cần giúp đỡ, bất cứ lúc nào ngài cũng có thể tìm
vãn bối ở biệt thự nhà họ Phó, số 12 tô giới Pháp. Vãn bối luôn mong chờ đại giá của ngài.
Kính chúc sức khỏe,
Phó Diệc Đình.
Tháng 12 năm Dân Quốc thứ bảy.
Đây đã là thư của năm năm trước. Đôi tay của Hứa Lộc run rẩy… Tô giới Pháp
là nơi sinh sống của rất nhiều nhân vật lớn đất Thượng Hải, nhà tổ của
nhà họ Phùng cũng ở nơi đó.
Chẳng lẽ
người này thật sự là Phó Diệc Đình mà báo chí đã nhắc đến? – Phát hiện
này khiến cho Hứa Lộc có cảm giác như mình vừa bị người ta áp vào một
viên gạch nung khiến cho lồng ngực cô bỏng rát. Với tính tình của cha
cô, chắc chắn ông chưa từng nghĩ đến chuyện cầu xin ân huệ từ người
khác, ngay cả khi ông thân bại danh liệt. Nếu đã có lá thư này trong
tay, sao cô không thử đến tìm ông chủ họ Phó này xem?
Đã năm năm rồi, sợ là đối phương đã sớm quên, mà biết đâu ông ta cũng
không phải là Phó Diệc Đình mà báo chí và Lăng Hạc Niên đã nhắc đến?
Tình huống bây giờ quá cấp bách, đừng nói là chấn hưng gia sản, chỉ mỗi
việc nghĩ kế sinh nhai thôi cũng là chuyện bất khả thi rồi. Cơ hội tốt
như vậy hiện ra trước mắt, dù có chết cô cũng phải thử một lần.
Quyết định xong, Hứa Lộc mang lá thư ra đặt xuống gối. Vừa lúc này thì có tiếng má Bao vọng vào: “Nhị tiểu thư về rồi!”
Phùng Thanh-em gái của Phùng Uyển năm nay 16 tuổi, là học sinh của một trường trung học nữ sinh khá bình thường. Cô nàng có mái tóc dài đến vai và
vóc dáng thanh tú. Vừa đi vào trong nhà, cô nàng đã hỏi mẹ mình: “Mẹ,
hôm nay bác Cả lại đến ạ?”
Lý thị gật đầu, cũng hơi bất ngờ: “Sao con biết?”
Phùng Thanh ngồi xuống cạnh bà: “Vừa vào hẻm là con đã nghe hàng xóm bàn tán
xì xào rồi. Bác vẫn đến vì chuyện xưởng dệt nhà ta ạ?”
Má Bao chen vào: “Dạ đúng rồi, ông Cả có ý muốn ra giá ba nghìn đồng. Nhưng chúng ta không đồng ý.”
Phùng Thanh nghe xong thì nổi giận: “Vì sao mẹ lại không đồng ý? Nhà chúng ta đang rất cần tiền, cái công xưởng kia lại càng phá thêm tiền. Mẹ có
biết con còn không dám đi ăn trưa với bạn bè mỗi ngày không? Con không
sống cuộc sống như thế này nổi nữa!”
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT