Với việc nhóm lò, Thẩm Hi đã có đầy đủ kinh nghiệm, nên lúc nàng nhóm lại lửa, đã dễ dàng mà nhóm xong lò, nàng cũng biết than cháy được lâu nên đế nửa đêm mới dậy cho thêm than và lò một lần, không bị thiếu ngủ.

Người mù tuy không nghe được không nhìn được nhưng lại rất tỉnh ngủ, mỗi lần Thẩm Hi dậy hắn cũng tĩnh, nhưng chỉ nằm đó không nhúc nhích, hơn nữa mặc kệ nàng có mang theo hơi lạnh chui vào ổ chăn cũng hờ hững không phản ứng gì, như một đầu gỗ.

Qua hôm nay, người đi chợ cũng biết được trong chợ mới mở một hàng cháo, có thể ngồi ăn trong quán, còn được ăn thêm dưa muối miễn phí, nên hôm nay Thẩm Hi bán đắt hàng hơn hôm qua, cũng may tối qua nàng nấu nhiều hơn hôm trước nên cũng đủ bán. Bận rộn một buổi sáng, hai vợ chồng Tôn lão gia lại tới giúp nàng. Thẩm Hi khá áy náy, bán xong cháo, nàng nói chuyện với hai ông bà, nhờ ông bà giúp thêm mình việc bưng bát rửa bát, mỗi ngày nàng đưa thêm mười lăm văn tiền. Đừng nhìn mười lăm văn tiền không nhiều lắm, một tháng mỗi ngày bằng đó tiền cũng góp được gần nửa lượng bạc. Số tiền lương Thẩm Hi đưa ra không phải thấp, như tiệm cơm có thuê hỏa kế tiểu nhị còn chưa bằng, tiểu nhị mỗi ngày mười văn, hỏa kế chỉ hai ba văn, huống chi làm giúp Thẩm Hi còn chưa đến nửa ngày công. Hai ông bà lại không đồng ý, chỉ nói là giúp đỡ chút việc thôi, không tiện lấy tiền. Nhưng Thẩm Hi biết hai ông bà không có con trai, chỉ có hai con gái đã gả chồng, bình thường chỉ dựa vào tiền biếu ủa con gái con rể mà sống, cuộc sống cũng khó khăn nên mỏi miệng khuyên hai người nhận lấy.

Cứ như vậy, cuộc sống của Thẩm Hi coi như là ổn định xong. Buổi sáng bán cháo, buổi chiều hoặc quét tước, dọn dẹp nhà cửa, hoặc đi mấy nhà hàng xóm nói chuyện phiếm linh tinh. Ở chỗ này được một thời gian, nàng cũng làm quen được với mấy nhà hàng xóm.

Bên trái nhà Thẩm Hi là nhà một đôi vợ chồng già họ Cao, sống cùng hai cháu gái. Hai người này tính tình cổ quái, lúc Thẩm Hi đến gõ cửa làm quen, hai người không hoan nghênh thì thôi, lại còn nhìn nàng chằm chằm đề phòng, khiếng nàng thập phần ngại ngùng, nói chuyện mấy câu rồi vội vàng cáo từ ra về. Về sau nàng nói chuyện này với Quách thẩm, mới biết thì ra hai ông bà có chút tiền bạc, cảm thấy ai cũng đang nhìn chằm chằm số tiền kia, cùng với con trai không ở nhà nên suốt ngày sợ bóng sợ gió, lo tiền bị người ta trộm mất. Trong nhà lúc nào cũng kín cổng cài then, chưa bao giờ qua lại với làng xóm láng giềng. Thẩm Hi nghe xong, lần sau đi nhà người khác, tránh nhà này ra.

Bên phải nhà nàng là một hộ họ Trương, có sáu người, hai vợ chồng già với hai vợ chồng người con trai và một đứa cháu sáu tuổi cùng một chú em chồng. Cả nhà đều là người hiền hòa, đặc biệt là nàng dâu tên Thúy Cô, ngay thẳng hào phóng, rất hợp tính Thẩm Hi. Lui tói nói chuyện mấy lần, hai người liền xưng tỉ muội với nhau.

Mấy khác Thẩm Hi cũng đăng môn bái phỏng qua, nhưng chỉ tùy tiện gọi thúc bá thím chị dâu linh tinh, nhà hiền hòa thiện lương nàng lâu lâu sẽ đi nói chuyện, còn mấy nhà phức tạp hoặc thanh danh không tốt nàng chỉ qua loa, chạm mặt thò chào hỏi một câu, không thâm giao.

Thẩm Hi xử thế hiền hòa, không cãi nhau với người ta, lại làm việc rộng rãi không tính toán chi li nên rất được hoan nghênh. Nhưng xã hội phong kiến quy củ rất nghiêm khắc với phụ nữ, nhất là quan hệ giữa người phụ nữ với nam giới rất quy củ, mặc dù không bằng thời Minh Thanh nhưng cô nương hay phụ nhân cũng không được tùy tiện đi lại trên đường. Vừa nge Thẩm Hi đã có chồng, các cô nương tiểu tức phụ cũng không dám đến chơi nhà nàng thường xuyên, chỉ có Quách thẩm với mấy thím lớn tuổi, không có cố kị gì mới thường đến.

Chiều nay Quách thẩm với ba thím nữa đến chơi, Thẩm Hi vội chào hỏi, mời mọi người vào nhà, vừa pha trà vừa cười nói: “Hôm nay ngọn gió nào thổi mấy thẩm đến đây cùng nhau vậy, thật khó được dịp tốt, mời các vị thẩm thẩm vào nhà uống trà.” Mấy người trêu ghẹo, một bên ngồi xuống mấy chiếc ghế cạnh kháng: “Xem miệng Thẩm nương tử ngọt chưa này, nói toàn lời dễ nghe thôi.”

Trong mấy người Quách thẩm lớn tuổi nhất, nàn g lên tiếng: “Thẩm nương tử, hôm nay bọn ta đến để bàn với ngươi chuyện này.” Thẩm Hi bưng trà đến, cũng ngồi xuống: “Có chuyện gì vậy mà các thẩm thẩm cùng nhau bàn bạc đấy ạ.” Quách thẩm trả lời: “Đến mùa đông nhàn rỗi không có việc gì, dù sao rảnh thì làm mấy việc lặt vặt vậy, mấy người bọn ta có thương lượng một chút, định dệt mấy thước vải, nên tới hỏi Thẩm nương tử xem ngươi có muốn dệt cùng không? Nếu muốn dệt, chúng ta cùng nhau đi mua bông về kéo sợi, giá tiền sẽ rẻ hơn một chút.” Một vị thẩm thẩm ngồi bên cũng nói: “Nếu mua được nhiều loại sợi, có thể nhuộm thêm màu lên đó nữa, sẽ nhìn đẹp hơn, vải dệt có hoa văn đẹp hơn vải trơn.”

Canh cửi? Thẩm Hi vừa nghe thấy hai từ mang phong cách cổ phong dày đặc này, cảm giác như mình đang nằm mơ. Dệt vải? Chính mình dệt vải?

Đời trươc khoa học kĩ thuật phát triển như vậy, quần áo toàn là đồ may swaxn bán trong trung tâm thương mại, cửa hàng hoặc chợ, đừng nói là canh cửi, cả máy dệt nàng cũng chưa thấy qua, giờ để nàng tự mình dệt vải, đây chẳng phải là mission impossible sao?

Thấy Thẩm Hi chần chờ, Quách thẩm cẩn thận hỏi: “Thẩm nương tử, có phải là nhà ngươi kẹt tiền không? Bọn ta cũng biết bông khá đắt, nếu chưa mua được cũng không sao, bọn ta chỉ tới hỏi hỏi một chút thôi.” Thẩm Hi thở dài: “Thẩm thẩm, không phải là vấn đề tiền nong, mà là khung cửi, ta không biết dệt, cũng không biết dùng khung cửi như thế nào.”

Nghe nàng nói không biết dệt, mấy phụ nhân thở phào một hơi, một phụ nhân nhanh miệng nói: “Canh cửi rất đơn giản, nếu ngươi không biết, thẩm có thể dạy, không có việc gì.” Lại một vị thẩm tử khác nói: “Nếu ngươi không học được cũng không sao, bọn ta mỗi người dệt thêm mấy thước, vài ngày cũng dệt xong thôi.” Quách thẩm cũng khuyên: “Tiền mua vải đắt hơn mua bông nhiều, chúng ta đều là người dân bá tính, tiết kiệm được bao nhiêu hay bấy nhiêu, như ta đây này, số tiền chênh lệch kia còn mua được mấy cân thịt lợn ăn tết kia.”

Thẩm Hi thấy mọi người đều mong nàng góp phần, cũng không từ chối nữa, đáp ứng: “Vậy đành làm phiền các thẩm tử rồi, nhưng đến khi dạy ta dệt vải, nếu ta ngu dốt khó dạy mong các thẩm đừng chê cười, ta cũng là đại cô nương lên kiệu hoa thôi” (Câu này chỉ việc đang sờ soạng tìm tòi làm việc gì đó lần đầu tiên).

Các thẩm tử đều cười vui vẻ, hỏi nàng muốn dệt bao nhiêu vải, sau đó chưa đợi nàng trả lời, đã mồm năm miệng mười thương lượng mua bao nhiêu bông là vừa, có thể dệt ra bao nhiêu vải, đại khái cần dệt bao nhiêu ngày thì xong. Thẩm Hi thì bỡ ngỡ không biết gì, liền cho mấy thẩm thẩm kia quyết định, nàng chỉ cần ra tiền là được.

Đám người Quách thẩm làm việc dứt khoát, Thẩm Hi mới đưa tiền mấy ngày, đã mua xong bông về. Quách thẩm còn mượn cho Thẩm Hi một guồng quay tơ, khiến nàng kéo bông thành sợi. Việc này chắc chắn nàng không biết làm, cũng may Quách thẩm không chê phiền, tay cầm tay dạy nàng kéo tơ như thế nào, kéo đều tay để sợi tơ đều nhau, không đứt cũng tiết kiệm được bông. Cũng may việc này không đòi hỏi kĩ thuật quá cao, Thẩm Hi cũng học được mau, dạy một ngày nàng đã kéo được sợi đều đều, nhưng không làm được nhanh như Quách thẩm. Mọi người đã kéo xong sợi, chỉ có Thẩm Hi mới kéo được một nửa, vì vậy các thẩm thẩm lại cùng nhau đến hộ nàng, một ngày đã kéo xong rồi.

Kéo xong sợi, mọi người lại mang sợi đi nhuộm màu, mấy ngày sau đã mang một đống sợi đủ màu trở về. Nhưng có thể là do kĩ thuật có hạn chế, sợi vải chỉ được nhuộm màu lam, đen và đỏ thẫm chứ không có nhiều màu khác. Mọi người lại cuộn hết sợi vải thành cuộn tròn, sau đó đặt từng cuộn vải vào từng ô nhỏ, lấy đầu sợi ra, để người có kinh nghiệm xếp thành hoa văn hình dáng khác nhau từ những đầu sợi đó.

Những việc này Thẩm Hi chỉ nhìn là chính chứ không hiểu gì, nhưng thấy rất mới lạ, rõ ràng chỉ là từng sợi vải, nhưng kéo thế nào đã ra một hoa văn phức tạp, trí tuệ của nhân dân lao động đúng là siêu phàm.

Đã xếp xong sợi vải, bắt đầu dệt được rồi. Giăng sợi ra, bắt đầu máng sợi. Máng sợi, là mắc tất cả các sợi vải vào một trục gỗ nằm ngang, quấn lại rồi đặt trục này lên khung cửi, rồi một người khéo tay mắc từng sợi vải một lên khung cửi, xuyên qua thanh tăng, qua khung cửi, cuối cùng là mắc đến một thanh gỗ dài như chài cán bột có thể chuyển động.

Quá trình này hết sức phức tạp, hơn nữa Thẩm Hi cũng không thể gọi tên hết được các bộ phận của khung cửi, cho nên về sau nàng cũng không nghiên cứu nữa, chăm chú xem người ta dệt vải, sợ mình không biết làm lại phải phiền hà mọi người.

Nàng thấy người ta dệt rất dễ dàng, nhanh tay ném con thoi, đạp đạp khung cửi kêu kèn kẹt suốt buổi, tiết tấu đều nhịp, nhìn các sợi vải đan xen lẫn nhau dần thành hình một tấm vải. Thẩm Hi xem thích thú, cũng đi lên dệt thử, nhưng mới ném con thoi đã xuyên qua lớp sợi vải, rơi bộp xuống đất, mọi người bật cười. Thẩm Hi đỏ mặt, lại ném lại, lần này con thoi không rơi, mà lại cắm vào lưới sợi, kéo đứt mấy sợi vải, lại khiến mọi người cười một trận. Có người lên nối lại sợi, nàng đành phải tránh ra ngoài.

Đợt dệt vải này là Quách thẩm khởi xướng, nên mấy cái khung cửi cũng đặt ở nhà Quách thẩm. Đại khái nàng sợ Thẩm Hi dệt làm chậm chân người khác nên xếp nàng dệt cuối, chỉ xếp trước mỗi Quách thẩm. Tuy người ta canh cửi Thẩm Hi cũng đi nhìn nhìn, xem người ta dệt ra sao, mọi người cũng biết nàng không biết dệt, mỗi lần nàng đến xem cũng sẽ dạy mấy câu, cũng cho nàng dệt thử mấy thoi. Cứ như vậy, đến phiên Thẩm Hi dệt, nàng đã học được tám chín phần mười.

Nhìn kĩ thuật dệt của người khác, nàng càng cảm thấy bái phục, chỉ có mấy màu sợi vải thôi mà kéo ra sao, dệt kiểu gì cùng với sợi chỉ màu của con thoi đã dệt ra được các tấm vải màu sắc và hoa văn khác biệt, có tấm thích hợp cho người trẻ tuổi, tấm thì dành cho người lớn tuổi hơn, tấm thì màu trầm để làm quần áo cho đàn ông.

Thẩm Hi dệt không nhanh, dệt được hai cuộn vải cần đến hơn nửa tháng, Quách thẩm còn nói đùa nếu để nàng dệt vải kiếm sống chắc cả nhà phải chết đói. Nhưng Thẩm Hi đã cảm thấy thỏa mãn, lúc trước nàng chưa bao giờ nghĩ đến mình có thể canh cửi dệt được tấm vải để mặc, nghĩ lại đều thấy hão huyền. Mà giờ chính mình thực sự dệt được vải, hơn nữa còn là vải có hoa văn màu không phải vải trơn.

Dệt xong vải, nànn thích chí ôm cuộn vải về nhà, vừa vào nhà đã đặt tấm vải lên kháng, vuốt mặt vải bóng loáng, nàng khoe với người mù: “Người mù, nhìn thế thôi mà ta dệt được vải rồi đấy, lợi hại không? Có hai loại màu sắc với hoa văn, màu trắng với lam, về sau y phục của ta màu trắng, ngươi màu lam. Ta cũng đã là người có vải rồi đấy, mỗi người chúng ta làm hai bộ quần áo mới, mặc một bộ, mặc xong vứt, hahaha...” Vì vậy, hai cuộn vải này biến thành ga giường vỏ chăn và quần áo mới của Thẩm Hi với người mù.

Thẩm Hi dù không biết làm quần áo, nhưng nàng khiêm tốn nhờ Quách thẩm chỉ bảo, làm xong hai bộ quần áo, nàng cũng học xong việc cắt may. Nhưng với việc nàng lấy vải tốt làm ga giường với vỏ chăn, Quách thẩm lại không đồng ý, khiến nàng lấy vải thô làm ga giường, còn có y phục nàng mặc đi bán cháo, cũng nên dùng vải thô, vải bông mềm mại thoải mái cần dùng tiết kiệm, để dành sau này có con dẽ lấy làm đệm chăn quần áo cho đứa trẻ.

Nói đến trẻ con, Quách thẩm mờ mịt liếc người mù đang ngồi trên kháng một cái, Thẩm Hi không ngốc, nàng cũng hiểu Quách thẩm có ý gì, nhưng nàng cũng không bày tỏ gì, chỉ cười cười nói: “Lão nhân gia ngài nói đúng, ngày ngày ta bán cháo bẩn bụi một ngày, mặc quần áo bông đúng là phí, nhưng trước đó không phải là ta không có vải thô sao, nên mới dùng vải bông trước.”

Quách thẩm gật gật đầu: “Như vậy là được rồi, cuộc sống phải biết tiết kiệm. Mấy ngày nữa ta với Lí thẩm còn dệt mấy thước vải thô, đến lúc đó lại gọi ngươi cùng nhau dệt, còn vải bông thì để dành đi.” Thẩm Hi gật đầu đồng ý.

Phụ nữ cổ đại, nhất là tầng lớp lao động không bao giờ được rảnh tay, chưa đến mười ngày, mấy vị thẩm thẩm lại tìm đến nàng, mọi người cùng nhau mua không ít chỉ gai, lại bắt đầu dệt vải thô. Thẩm Hi cũng dệt, nhưng chỉ dệt một hai thước cho có, vải này thô, còn cấn người nên nàng cũng không muốn mặc, chỉ dệt một ít.

Nhưng dệt ít về ít, dù sao dệt xong nàng cũng thông thạo kĩ thuật canh cửi. Ở cổ đại, đây là một tay nghề cơ bản của người phụ nữ.

*Note:

Việc dệt này hồi nhỏ ta có thấy mẹ, bà nội và bà ngoại dệt mấy lần nhưng về sau trên chợ có nhiều vải dệt sẵn bán nên ngta bỏ dần khung cửi ko dệt nữa, t thấy rất tiếc. Đến giờ cũng lâu r nên ko nhớ đc hết chi tiết dệt vải, với cả t là người Nùng, ko rõ lắm mấy từ về dệt trong tiếng Nùng dịch ta tiếng Kinh kiểu gì nên cũng chịu, tra GG thì ko có nhiều thông tin chi tiết nên chắc chắn chương này sẽ có sai sót.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play