Hoàng đế không muốn che dù, chỉ chắp hai tay sau lưng, đứng lặng trên cổng thành.
Năm nay là năm Thiên Giám thứ mười hai. Đại Lương khai quốc, Lương hoàng đăng cơ đã được mười hai năm. Lương hoàng Tiêu Yên tuổi vừa bốn lăm,
tướng mạo khôi vĩ, khí khái, uy nghi, tính ra thì, đây là giai đoạn
phong độ nhất của y.
Người người đều khen Lương hoàng là vị hoàng đế tốt, vừa chuyên cần chính sự, vừa cần kiệm, đức độ, luôn theo vương đạo rộng mở, tránh hết vô độ ham mê. Từ ngày đăng cơ tới nay, quả thực đã vun vén nên mười hai năm thái bình ngay giữa thời loạn, để thiên hạ bách tính có được mười hai năm sống an ổn, yên vui.
Song, Lương hoàng cũng là kẻ lạ đời. Y thường xuyên leo lên lầu gác cao
chót vót trên cổng thành này, ngây ngẩn trông về phương tây xa xăm. Cột
cờ ở cổng này luôn để trống, chưa bao giờ thấy có bất cứ lá cờ nào. Các
vị bô lão trong thành Thạch Đầu kể rằng, cột cờ kia từng treo một người
cõi âm, phơi nắng ba ngày ba đêm thì thối rữa thành xương khô. Âm khí
trên cột cờ cực nặng, bởi thế mà từ đấy không còn treo lá cờ nào nữa.
Hiện giờ, lưu truyền về người cõi âm trên đời lại một lần nữa chìm sâu
vào quên lãng. Một vòng luân hồi mười hai năm, trong đầu những người
thuộc vòng luân hồi mới ấy đã chẳng còn ba chữ "người cõi âm". Tất cả họ cùng bảo, thiên hạ thái bình rồi, hết thảy, đều ổn cả rồi.
Chỉ riêng Lương đế Tiêu Yên, biết hết thảy trước mắt đây không ổn chút nào.
Hoàng đế hỏi lần nữa: "Mưa đã bao lâu rồi?". Hoàng đế bốn mươi lăm tuổi, đang ở độ tuổi uy phong nhất, thế mà đôi khi trí nhớ có vẻ suy giảm
nhiều.
Kẻ hầu đành phải lặp lại câu trả lời: "Bẩm bệ hạ, mùa mưa năm nay bắt
đầu từ sau rằm tháng giêng, tính đến thời điểm này đã gần ba tháng rồi." Kẻ hầu nhìn mặt lựa lời, cẩn thận thưa tiếp, "Bệ hạ đừng quá lo lắng,
đây là điềm cát tường, nước mưa dồi dào, gió nam ấm áp, năm nay chắc
chắn sẽ là³một năm tốt lành..."
Hoàng đế không lòng dạ nào nghe hết câu, chỉ lẩm bẩm: "Tận ba tháng rồi
ư?" Lại hỏi, "Kiến Khang khi trước cũng thường mưa ròng rã vậy à?"
Lúc nói lời ấy, ánh mắt y đã mông lung, hồ như chẳng còn đặt vào bất cứ
đâu nơi thế gian này, hồ như xuyên thấu qua tầng tầng thời gian và mù
sương, lùi về những tháng năm xưa cũ.
Đúng vậy, khi trước thành Kiến Khang từng mưa tầm tã thế này ư? Giang
Nam khi trước, từng có bao ngày mưa dầm liên tiếp thế này ư? Là y già
rồi chăng, lẩm cẩm rồi chăng? Vì sao trong trí‹nhớ của y, Lan Khê, Nam
Lan Lăng, Trừng Châu, Kiến Khang, mỗi một nơi y đặt chân đến đều chưa
từng đổ mưa? Chỉ cần Lý Nhu Phong ngoái đầu, ba ngàn thế giới đều là lưu ly bừng sáng, là ngập tràn ánh dương hoặc chói lóa hoặc trong lành, là
gió nhẹ thảnh thơi, là trăng thanh nghiêng bóng, nào có thấy mưa bao
giờ?
Phải rồi, bởi Lý Nhu Phong, trong ấn tượng của y, tất cả những nơi Lý
Nhu Phong xuất hiện đều chưa từng đổ mưa. Y đúng là già thật rồi, y chợt nhận ra tất cả hồi ức lưu lại trong đầu mình luôn có Lý Nhu Phong hiện
diện. Là một miền nắng vàng rực rỡ, là chốn đâu chưa từng ướt mưa.
Lý Nhu Phong đã rời khỏi y mười hai năm. Chàng đi trước khi y lên ngôi
ba tháng. Ngày đăng quang đế vị, bên cạnh y không có Lý Nhu Phong. Một
chuyến đi dài tận mười hai năm, y chưa từng gặp lại chàng.
Hoàng đế cố gắng hồi tưởng, phải chăng trong mười hai năm này trời vẫn
mưa không dứt. Trong mười hai năm này dường như y chưa từng dừng bước,
dường như y đã làm rất nhiều điều, nhưng hốt nhiên, y chẳng thể nhớ nổi
bất cứ gì. Ngập trong đầu y, tất cả đều là tháng ngày ở Lan Khê, ở Trừng Châu, ở Nam Lan Lăng, là những quãng ngày có Lý Nhu Phong, những tháng
năm tươi đẹp, an lành.
Hoàng đế thì thào: "Trận mưa này đúng là kéo dài quá lâu rồi." Y chắp
hai tay, dáng hình khôi vĩ đã hơi còng xuống, tóc mai điểm bạc vương vụn mưa như khói như sương. Y khẽ rướn người khỏi lan can, chỉ thấy mưa
khuất lầu cao, sương mờ bến cũ, toàn thân y cũng tựa hồ tan vào màn mưa
vô biên vô tận trùm kín nhân gian.
Kẻ hầu đứng bên cạnh, nhìn vị hoàng đế mình đã theo hầu từ thời còn là
Trừng vương đến nay thành Lương hoàng. Lương hoàng trong lòng hắn anh
minh thần võ, khó ai bì nổi, thế mà giờ đây, hắn chợt cảm thấy hoàng đế
cũng đã già, đã xưa cũ như bao gió mưa tưởng chừng vĩnh viễn không dứt
này.
"Khởi bẩm hoàng thượng," Chợt có nội thị vội vàng tới báo, gần như lăn
đến phủ phục trước mặt hoàng đế, cả người run lẩy bẩy, "Thái tử điện hạ, ngài ấy... đập vỡ bảo ấn thái tử rồi!"
"LÀM CÀN!" Hoàng đế quát to, quay phắt lại, "Sao lại thế?"
Nội thị rạp xuống mặt đất ướt sũng, khuôn mặt trắng bệch cũng ép sát
đất, tất cả mặt mày áo sống đều lấm lem bùn đen, như thể chỉ có tình
trạng bẩn thỉu đấy mới ít nhiều bảo toàn tính mạng cho mình. Gã run
giọng trình: "Thái tử điện hạ ngài ấy... ngài ấy bảo mình không phải con ruột của bệ hạ, tại sao bị ép vào vị trí thái tử này."
Đôi bàn tay vẫn luôn cứng cỏi, sắt đá của hoàng đế nắm chặt, lại siết
mạnh, vang lên từng hồi răng rắc. Y nén giận hỏi: "Trẫm đã nói với nó
bao nhiêu lần rồi, nó chính là cốt nhục của trẫm, mẫu phi Cảnh thị của
nó vốn là người của trẫm; vết bớt trên ngực nó cũng giống trẫm như đúc,
vì lẽ gì nó còn chưa chịu tin!"
Hoàng đế cất lời, tiếng sau cao hơn tiếng trước, mỗi tiếng đều như đang vung roi thép, quất vào nội thị còn quỳ mọp kia.
"Điện hạ bảo... bảo bệ hạ và Tiêu Tử An vốn là cùng tộc cùng tông, chưa
biết chừng trên thân Tiêu Tử An cũng có vết bớt như thế. Bệ hạ cần gì
phải lấy cái danh thái tử làm ngụy trang, lại giam cầm ngài ấy trong
chùa mười lăm năm... Thái tử điện hạ thỉnh cầu bệ hạ..."
Nội thị nghe hoàng đế nghiêm giọng hỏi một câu "Thỉnh cầu gì?" thì run
như cầy sấy, lắp bắp đáp: "Thái tử điện hạ xin, xin bệ hạ xử, lý ngài ấy phứt đi. Hoặc là, một đao giết ngài ấy, hoặc là, thả ngài ấy tự do..."
Hoặc một đao giết, hoặc thả tự do.
Nó là ai chứ! Là thái tử hoàng triều Đại Lương Tiêu Thuần Phong! Xin cha giết con, nóÏlại có thể nói ra lời đại nghịch bất đạo như thế!
Hoàng đế chợt nhớ tới câu Thông Minh tiên sinh phán cho Tiêu Thuần Phong: Đại hung đại sát. Lòng y chợt chùng xuống.
"Đánh!".Hoàng đế giận tái mặt quát, giọng nói đột nhiên trầm hẳn, trở
thành buốt lạnh như băng, "Đánh cho trẫm, đánh tới khi nó ngoan ngoãn,
tới khi nào nó nhận rõ trẫm là phụ hoàng của nó thì thôi."
Nội thị bò ngược lui ra.
Long bào đen huyền của hoàng đế đã bị cơn mưa đang dần nặng hạt thấm
ướt, loang ra thành một mảng thẫm sâu hơn cả sắc đen huyền. Trong lòng
hoàng đế lạnh lẽo, càng lúc càng lạnh hơn. Y vốn cho rằng, Tiêu Thuần
Phong tư chất thông minh không thua Duy Ma, chỉ cần y dốc lòng bồi
dưỡng, kẻ này nhất định sẽ là Duy Ma thứ hai để y hài lòng và kiêu ngạo. Có ai ngờ, đứa con ruột thịt của y này đúng là một con sói con, dẫu cố
nuôi bao lâu cũng chẳng thân quen được.
Y lại nhớ Duy Ma thuở trước. Thời điểm Duy Ma ra đi là mười lăm tuổi,
Tiêu Thuần Phong bây giờ cũng mười lăm tuổi, nhưng tại sao có thể khác
nhau một trời một vực thế chứ. Y nhìn qua màn mưa trĩu nặng mênh mông. Y hiểu được, những người y hết mực thương yêu, như thê tử kết tóc Si thị, như Duy Ma, và những đứa con khác đã từ giã cõi đời, đều không về được
nữa. Loại cảm giác yêu sâu đậm xưa kia, rốt cuộc không tìm về được nữa.
Thái tử oán ghét y. Sau khi đăng cơ cũng có vài phụ nữ bình thường, vô
vị tiến cung, mặc dù kính y, nhưng lại sợ y. Ngay cả đứa em cùng cha
khác mẹ, đáng tin nhất là Nam Bình vương cũng bị quyền lực cám dỗ mà
phản bội y.
Máu mủ tình thâm đã chẳng thể đem lại bất cứ thân tình nào cho y. Y biết lời mình nói với Lý Nhu Phong tại chùa Kê Minh đã sớm thành sự thật.
Đời người dài đằng đẵng, đế vương càng cô quả. Y sẽ thọ tám mươi sáu
năm, cuộc đời y chỉ mới đi được nửa đường, vẫn còn gần nửa quãng đường, y không muốn cứ như thế cô quạnh sống tiếp.
Trong trí nhớ của y chỉ còn sót lại khoảng thời gian quang đãng ngập
nắng kia, liệu cóÏcòn điều gì liên kết giữa y và những ngày xưa ấy, còn
lại điều gì gắn liền được nữa đâu.
Lý Nhu Phong, Lý Nhu Phong, Lý Nhu Phong. Y bắt đầu điên cuồng niệm cái
tên này trong lòng, y bước vòng quanh, y ở ngay trước ánh mắt kinh ngạc
của kẻ hầu, cuồng chân luẩn quẩn giữa lầu gác. Y giống một con thú bị
bao vây, muốn tìm lối thoát cho sinh mệnh khốn đốn của mình. Lý Nhu
Phong chính là người cứu vớt y, là người duy nhất.
Hoàng đế trên lầu gác lớn giọng gọi át tiếng mưa rơi: "Thông Minh tiên sinh, mời Thông Minh tiên sinh đến đây cho trẫm!"
Dưới cổng thành bỗng có bóng ngựa nhoáng qua, từ phương tây tới, vun vút xuyên thủng màn mưa giăng giăng lớp lớp. Sau lưng người đó giắt một lá
cờ đen đỏ, không hề bị cản trở mà trực tiếp xông thẳng vào hoàng thành.
"Khẩn cấp tám trăm dặm."
"A, khẩn cấp tám trăm dặm, từ phương tây tới."
Kẻ hầu nhìn hoàng đế của họ dang rộng hai tay, kích động tới tới lui lui quanh lầu gác, dường như có ý mừng vui khôn xiết. Từ sâu dưới đáy mắt
hoàng đế lại tỏa ra ánh sáng đã mất từ lâu và ngập tràn mong chờ.
Y vẫy tay: "Gọi lên đây! Mau gọi lên đây!".Y đang nói về người truyền tin khẩn tám trăm dặm kia.
Thông Minh tiên sinh cũng sải bước vào lầu gác, trong tay ông cụ cầm một mảnh vải đầy chữ. Mở ra xem, trên đấy viết một bài ca dao ngắn, có
đoạn:
"Cây cỏ chẳng cùng hương,
Lá hoa muôn sắc thắm.
Nhắn hẹn người xưa vắng,
Biết lòng ta nhớ thương."
Lướt nhanh từng chữ, càng đọc thì hàng mày tiên phong đạo cốt càng chau
chặt. Ông cụ siết mảnh vải, thả vào ống tay áo chứa cả càn khôn, quay
qua hỏi nội thị đến mời mình đang đi bên cạnh: "Chính hoàng thượng viết
à?"
Nội thị kính cẩn xác nhận: "Thưa vâng, đây là bài ca «Vó ngựa bạch đồng» [1] do đích thân hoàng thượng biên soạn khi tây hạ Tương Dương, từng
dạy cho dân bản xứ tập hát để truyền xướng, còn bảo, cóÏthể lan xa đến
tận đất Thục là³hay nhất."
Thông Minh tiên sinh sa sầm, bước vội lên lầu gác, không nói gì nữa.
Trên tường thành, sứ giả phong trần mỏi mệt quỳ dưới đất, hai tay nâng ngang mày dâng một quyển thẻ tre.
Tiêu Yên trừng trừng ghim ánh mắt vào anh ta, mãi sau mới vươn tay nhận lấy: "Đây là gì?"
ếSứ giả chẳng dám ngẩng đầu nhìn hoàng đế: "Thưa, đây là³những lời Lý công tử để lại cho hoàng thượng."
Tiêu Yên cắn răng, hỏi: "Sao lại dùng chữ 'để lại'?"
Sứ giả cúi thấp đầu, nhẹ giọng: "Hoàng thượng, Lý công tử hóa cốt rồi."
Tiêu Yên chợt đứng không vững, lui về sau mấy bước, nhưng mấy bước kia
chẳng đủ để ổn định, cả người đều ngã quỵ. Thông Minh tiên sinh phía sau phất tay áo, tránh cho hoàng đế mất mặt trước sứ giả và kẻ hầu.
Tiêu Yên không biết, y thật không biết, vì đâu hai chữ ấy từ
miệng người khác lại có thể nhẹ nhàng đến thế.•Sứ giả làm sao hiểu được, anh ta làm sao hiểu được chứ. Anh ta làm sao hiểu được hai chữ ấy đối
với y nặng tựa ngàn cân! Chỉ một đòn giáng xuống cũng đủ để y tan tác,
hoang liêu!
Giọng y đã như chiếc lá run rẩy lay lắt giữa gió mưa, y cố dằn lòng, ép
ra từng chữ vững vàng, y nói: "Ngươi lặp lại lần nữa xem."
"Bẩm hoàng thượng, Lý công tử hóa cốt rồi."
"KHÔNG THỂ NÀO! KHÔNG THỂ NÀO NHƯ THẾ!". Hoàng đế thất thố gào to, nhưng từ đôi mắt tựa lau phết ấy lại trào lệ. Nước mắt sáng trong thoắt chốc
đã ướt nhòa hàng mi dày, làm những sợi mi kia kết dính như từng nhúm
rong bện lá.
Bộ dạng này của hoàng đế sao có thể để người khác trông thấy. Thông Minh tiên sinh lệnh cho kẻ hầu mau xua hết lính gác trên cổng thành đi, cuối cùng chỉ còn lại hoàng đế và sứ giả.
Ngón tay Tiêu Yên run rẩy chẳng mở nổi quyển thẻ tre đấy. Y dứt khoát
cởi áo choàng khoác ngoài long bào, trải rộng xuống mặt đất ướt lênh
láng, rồi gỡ bung thẻ tre lên đó.
"Thần Lý Băng kính thượng.
Những năm qua bệ hạ bảo hộ vợ chồng thần và hai con bình an, thần vô
cùng cảm kích, không cách chi báo đáp. Trong quyển thẻ tre này là địa
hình phong thổ đất Thục và quốc sử người Khương, xin kính dâng để bệ hạ
ngự lãm. Cầu chúc cho giang sơn của bệ hạ vĩnh viễn trường tồn cùng
thiên thu tuế nguyệt..."
Tiêu Yên vội xem lướt qua, nét bút trên đấy tản mạn, an nhiên như mây
bay ngang trời, thư thả như hồng hạc nghiêng cánh, đã hoàn toàn là phong thái của bậc đại tác gia. Tranh vẽ đằng sau đúng với lời đầu thư, quả
thật đều là phong cảnh và³con người ở đất Thục, nhưng đồng thời cũng là
một phần công văn quân sự chính trị tuyệt hảo, đặc biệt họa lại cho y.
Tiêu Yên nhìn chốc lát, chợt vơ hết thẻ tre quăng xoạch ra đất, cả giận
gào khan: "Ai cần những thứ này!".Song vừa thấy thẻ tre vấy bẩn, y lại
cuống cuồng nhặt lên, ôm vào lòng, dùng tay áo lau khô sạch sẽ.
Thông Minh tiên sinh đi tới, kéo Tiêu Yên dậy. Tiêu Yên đứng thẳng
người, vẫn ôm thẻ tre, đoạn phẩy tay hất Thông Minh tiên sinh ra, hai
mắt đỏ ngầu xoáy vào sứ giả: "Sao cậu ấy lại hóa cốt? Tại sao hả?"
Sứ giả là thân binh khi xưa của Tiêu Yên, luôn trung thành tuyệt đối,
vốn chẳng mấy e sợ Tiêu Yên như nội thị, nhưng nay vẫn bị giật mình lùi
lại vài bước, cúi đầu thưa: "Là do Lý công tử tự lựa chọn, thuộc hạ
không rõ lắm. Hoàng thượng lệnh cho thuộc hạ chỉ âm thầm bảo vệ, cấm
tiếp xúc trực tiếp với họ, nên thuộc hạ mới chẳng ngăn cản."
Lúc này Tiêu:Yên đã hơi bình tĩnh hơn, đôi mắt vẫn đỏ máu, nói: "Vậy
ngươi hãy thuật lại tường tận mọi việc trước khi cậu ấy hóa cốt, không
được thiếu một chữ nào."
Sứ giả lưỡng lự: "Hoàng thượng thật sự muốn nghe?"
Tiêu Yên cắn răng gật đầu: "Muốn, không được bỏ sót chữ nào."
Sứ giả lau nước mưa trên mặt. Sau bao năm sống ở đất Thục, khuôn mặt hắn ta đã giảm hẳn vẻ thô kệch cố hữu, nhưng đổi lại là gầy gò, sạm đen
hơn. Giọng hắn ta hơi khàn do phải im lặng lâu ngày, hắn ta bắt đầu kể:
"Khi đó nương nương đã chẳng còn bao nhiêu thời gian, nên cứ hối Lý công tử mau rời đi..."
...
Ngược lại Lý công tử rất kiên định, chỉ đáp, ta không đi, ta sẽ luôn ở cùng nàng.
Nương nương trách, cùng gì mà cùng chứ, chàng mau đi thôi.
Lý công tử nhắc lại, ta đã hứa sẽ bên nàng đời đời kiếp kiếp, nên đâu thể thiếu một đời một kiếp nào.
Nương nương mắng, chớ nói xằng, ta giết nhiều người như vậy, làm sao có
nổi đời đời kiếp kiếp, chỉ chớp mắt là xuống hỏa ngục rồi.
Lý công tử khẳng định, ta cũng giết rất nhiều người đấy, ta sẽ xuống hỏa ngục cùng nàng.
Nương nương bảo, chỉ cần chàng tránh hóa cốt thì đâu phải sa hỏa ngục.
Nàng khuyên, ta từng nhờ Tiêu Yên đúc nhiều tượng Phật cho chàng rồi, sẽ đúc rất rất rất nhiều tượng Phật. Chàng mau rời khỏi đây thôi, Nhóc Quỷ và Nhóc Tiên đi du ngoạn về nhà, không thấy cha mẹ thì đau lòng lắm.
Chàng ở cùng ta mười hai năm, ta đã chẳng cầu mong gì hơn rồi.
Lý công tử vẫn lắc đầu, Nhóc Quỷ và Nhóc Tiên đều đã lớn cả, không cần quá lo lắng về chúng nữa.
Nương nương khẽ than, thực ra bề ngoài ta xấu lắm ấy, ta sợ mình vừa
chết thì chàng sẽ trông thấy rõ. Nàng thều thào, Lý Nhu Phong, khi trước ta vẫn lừa chàng thôi, tượng Phật gỗ kia chưa bị đốt đâu. Ta vẫn giấu
trong động đá ở ven sông, ngày ngày đều đốt hương dâng hoa quả cúng bái, tượng đấy sẽ phù hộ chàng suốt đường về Kiến Khang.
Lý công tử xác nhận, từ đầu ta đã biết rồi, luôn biết nàng vẫn giữ lại.
Ta biết nàng thường xuyên bái lạy, tạ ơn vì đã đưa ta đến đây. Nàng còn
khen tượng đấy là Phật tốt, rất thiện tâm, nên nhất định cũng sẽ bảo hộ
ta bình an trở về. Lý công tử lại trấn an, ta không bận tâm nàng trông
thế nào đâu, cho dùînàng bị lửa thiêu thành xương khô, ta cũng vẫn yêu
nàng, thương nàng như cũ.
Bấy giờ nương nương đã nói chẳng nên lời, chỉ mỉm cười, cười thế rồi hai mắt khép lại.
Lúc này trời đã tối, Lý công tử cứ nhìn nương nương không chớp mắt, rồi
cũng từ từ mỉm cười. Chàng rủ rỉ, nương tử, ta chậm hơn nàng một chút,
nàng hãy chờ ta nhé. Không có ai bên cạnh, ta sợ nàng sẽ chẳng chịu nổi
một ngày ở hỏa ngục.
...
"Sau thì Lý công tử ôm thi thể nương nương một ngày một đêm, cứ bất động thế rồi hóa thành xương khô."
Cơn mưa ngoài kia càng lúc càng trở nặng, từ từng sợi mỏng mảnh lất phất nhẹ giăng, dần dần hóa thành chuỗi hạt châu rơi vỡ. Hoàng bào trên thân Tiêu Yên ướt sũng, nước mưa trút lên đầu tóc, lăn dài qua trán. Hai vai y rũ xuống, xốc xếch ngồi bệt ngay cổng thành như một pho tượng đá. Bàn tay y buông thõng gác lên đầu gối, bất chợt, y cảm thấy một làn gió nhẹ lướt qua, quấn quanh năm đầu ngón tay mình, chừng như đang lưu luyến
chia tay cùng y.
Y vội mở choàng mắt, loạng choạng bật dậy. Hai chân y bị áo choàng dưới
đất vướng víu, y như phát điên với tay tới trước, gọi to: "NHU PHONG!
NHU PHONG!"
Năm ngón tay y cố sức chụp vào không trung, những mong bắt được làn gió
nhẹ kia. Nhưng làn gió ấy, cuối cùng vẫn trượt khỏi kẽ tay y.
Hoàng đế Đại Lương gục xuống mặt đất đầy bùn đen, thảng thốt nhìn mãi vào năm ngón tay mình.
Y nghĩ, lẽ nào đây cũng là vận mệnh? Nếu năm xưa y không bất chợt tâm
huyết dâng trào, vừa sáng sớm đã lôi Lý Nhu Phong đi tìm Gia Cát Phùng
Sinh nắn xương xem tướng, Lý Nhu Phong có thể gặp Trương Thúy Nga được
sao? Nếu hơn chục năm trước, y không phải vì ghen mà phạt Thôi Tiên Bính một trận, trục xuất khỏi thành Kiến Khang, thì Thôi Tiên Bính kia có
thể nào rỗi hơi mò đến tận sông Thanh Y, gặp được Trương Thúy Nga?
Bao nhiêu thiết lập trong đời, dễ thường đều theo một ý nghĩ chợt lóe, ma xui quỷ khiến, vô ý kích lên mà khởi động toàn bộ.
Y tin đạo của thiên địa, y là Phật - Đạo kiêm tu, y ngỡ như đã sớm hiểu
thấu vận mệnh. Y tin mình chính là Đế tinh Tử Vi, mọi việc đều thuận
lợi. Y tin chỉ cần mình xây trăm ngàn chùa chiền vì Lý Nhu Phong, đợi
đến khi Trương Thúy Nga nhắm mắt, Lý Nhu Phong lại có thể trở về bên y,
cùng y sánh bước đến hết quãng đời còn lại. Nhưng cuối cùng y vẫn chưa
hiểu rõ, hóa ra, vận mệnh là một phần bất lực nhất kiếp người.
Cuộc đời y vẫn còn gần nửa, lẻ loi, đơn độc, y phải đi tiếp thế nào đây. Y ngã ra đất, thốt lên từng tiếng khắc vào xương tủy: "Lý Nhu Phong,
cậu thật quá nhẫn tâm."
"Hoàng thượng, năm đó Trương Thúy Nga mười bốn tuổi, vốn đã phải chết,
may được người cõi âm sửa mệnh. Trận chiến mười lăm năm trước, lẽ ra
cũng bỏ mạng, kết quả là Lý công tử với thân phận người cõi âm tiếp tục
sửa mệnh cho. Lý công tử đã từng hại Trương Thúy Nga, trời xanh thương
cảm Trương Thúy Nga một lòng si dại, để Lý công tử làm người cõi âm bồi
thường lại mười lăm năm.
"Nghịch thiên sửa mệnh, có sống sót cũng không sống được bao lâu. Ngắn
như Dương Đăng là vài ngày vài tháng, dài như Trương Thúy Nga, thêm được mười lăm năm tuổi thọ đã là kỳ tích rồi." Thông Minh tiên sinh ân cần
giảng giải, "Bệ hạ, nhân quả trần thế, duyên nghiệt tam sinh, đơn giản
như thế thôi. Ngài là rồng giữa loài người, cần gì phải cố chấp với phàm nhân thế tục?"
Tiêu Yên lẩm bẩm: "Cậu ấy bồi thường cô ta mười lăm năm? Vậy ta thì sao? Nhân quả trần thế, duyên... nghiệt tam sinh ư?".Y được Thông Minh tiên
sinh và kẻ hầu chầm chậm nâng dậy, ôm thẻ tre, nhìn mãi vào những dòng
chữ tưởng như vừa mới viết xong. Quân vương hoàng triều Đại Lương bỗng
nhiên cạn kiệt sức lực.
Ngoài kia vẫn là thăm thẳm vòm không, mịt mùng giông bão, hàng trăm mái
chùa thấp thoáng ẩn hiện giữa tầng nước mênh mang vô tận. Bỗng nhiên,
một tiếng chuông Phạn [2] vang vọng ngân xa, tựa như xá lợi tỏa từng
vòng hào quang rực rỡ. Tiếng chuông này lan tỏa khắp hoàng thành, lần
lượt, trong cả hoàng thành, hàng muôn chiếc chuông Phạn ở các ngôi chùa
cũng đồng thời gõ vang.
Từng tiếng, từng tiếng, vô số âm thanh, tất cả tiếng chuông dệt thành
một tấm lưới to dày chằng chéo, từ bốn phương tám hướng dội vào tai Tiêu Yên, xuyên thấu suốt thập phương Tịnh thổ. Y nhắm mắt lại, tiếng chuông này thật huy hoàng, thật đầy đặn. Đây là bản tấu hoan hỉ dâng chư Phật, là khúc nhạc nguyện cầu chốn nhân gian.
Chưa từng có bất cứ hoàng triều nào tạo được tiếng nhạc to lớn đến thế.
Tiếng nhạc lớn ấy kết thành tầng Phật khí dày dặn trong thành Thạch Đầu, không nơi đâu không nghe thấy lời ca thấm hương hoa, không nơi đâu
không nghe câu kinh kệ rầm rì tụng niệm.
Phật khí mông lung mờ mịt.
Y xây nhiều chùa chiền như thế.
Y đúc nhiều tượng Phật đến vậy.
Y đã chờ hết năm này qua năm khác.
Y sẽ vì đấy mà trở thành quân vương ngu muội, cuồng tín đạo Phật dưới ngòi bút của sử quan hậu thế.
Nhưng y, vẫn không đợi được người mình ngóng chờ.
Thế gian này, chỉ còn mưa phủ, nắng tắt thật rồi.
***
Mồng bảy tháng ba năm Thiên Giám thứ mười hai, tất cả kẻ hầu, nội thị,
vệ binh từng trông thấy Lương hoàng trên cổng thành hôm đó, toàn bộ đều
đột tử một cách lạ thường. Sứ giả tự xin lưu vong đất Thục, Thông Minh
tiên sinh treo triều phục tại chợ Lộc ở cổng Thần Vũ, biến mất khỏi hoàng thành Kiến Khang, từ đây chẳng còn tung tích.
Mồng tám tháng ba năm Thiên Giám thứ mười hai, hoàng đế Đại Lương Tiêu
Yên đến chùa Kê Minh xuất gia. Qua ba ngày lại trở về cung, đại xá thiên hạ, đổi niên hiệu thành Đại Hóa.
Ba trăm năm sau có thơ phúng dụ rằng:
"Bốn trăm tám chục chùa Nam quốc
Mưa khói che lầu biết mấy không?" [3]
Trên đời này chẳng còn ai hay biết, hơn bốn trăm tám mươi mái chùa của Nam quốc ấy, đã không đợi được người kia trở về.
-------------
[1] Vó ngựa bạch đồng: Một trong những tác phẩm của Lương Vũ Đế Tiêu
Diễn, được sáng tác khi ông đến Tương Dương và nghe trẻ con hát đồng dao về ngựa bạch đồng. Bài này miêu tả nỗi buồn biệt ly của đôi nam nữ
trong cuộc chinh chiến lâu dài thời Nam Bắc triều. Mấy câu trong truyện là đoạn giữa, cả bài gồm 3 đoạn với nội dung Chia ly – Tương tư – Đoàn
tụ, kết thành một câu chuyện hoàn chỉnh.
[2] Chuông Phạn (chuông U Minh, hồng chung, đại chung, hoa chung…):
Loại chuông lớn đúc bằng đồng xanh pha ít sắt, trên thân có các loại hoa văn cầu kỳ, thường được treo trong gác chuông để báo giờ sớm tối, giờ
thọ trai hoặc chiêu tập chúng tăng. Tiếng chuông Phạn có thể giúp người
mở tâm nhãn mà xua tan phiền não.
[3] Trích Xuân Giang Nam của Đỗ Mục, Lê Nguyễn Lưu dịch.
(Nói linh tinh thêm XD)
Chương này có đoạn in nghiêng đánh giá về Tiêu Yên, đây là phỏng theo một phần nhận xét của Ngụy Trưng – nhà chính trị và sử học thời Đường – về Lương Vũ Đế Tiêu Diễn (hay hoàng đế Bồ Tát).
Đoạn in nghiêng thứ hai là hành động treo triều phục của Thông Minh
tiên sinh, cũng dựa theo ghi chép trong sử sách về nguyên mẫu Đào
HoằngICảnh (người đất Mạt Lăng đời Lương, tên tự Thông Minh, có chí tu
đạo thần tiên nên ở ẩn trên núi, Lương Vũ Đế thường cho sứ giả đến hỏi ý kiến ông, bởi vậy được xưng tụng là Tể tướng trong núi).
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT