Đương thời loạn thế, sát nhân thành cuồng, thây phơi như núi, âm khí bạo tàn đảo điên như ngược dòng sóng cuộn.
Âm khí ở nhân gian tích tụ đến cực hạn, vào thời khắc chí âm, giả như
vừa khéo gặp phải tinh khí nhật nguyệt lơ lửng trôi giữa thiên địa, thì
lập tức sẽ có kẻ khởi tử hoàn sinh, sẽ bò từ dưới đống thi cốt ra, trở
thành người cõi âm.
Kỳ thực dạng người cõi âm này chẳng sống được bao lâu. Nếu không có
người chí dương dùng dương khí trên thân mình bổ trợ, thì người cõi âm
sẽ mau chóng rữa nát như thi thể bình thường. Kẻ chết càng lâu, rữa nát
càng nhanh.
Và loại người chí dương đấy gọi là dương bạt.
Trong loạn thế, người cõi âm thường gặp, mà dương bạt lại hiếm hoi.
Người cõi âm phụ thuộc vào dương bạt để tiếp tục sống. Nếu xem dương bạt là lang, thì người cõi âm chính là bái, nếu xem dương bạt là cung cung, thì người cõi âm là cự hư dính lấy như bóng với hình [1].
Dương bạt tuy có thể kéo dài mệnh kẻ chết, có thể tạo thịt bọc xương,
nhưng suy cho cùng vẫn là người thường, sớm muộn sẽ tới ngày nhắm mắt
xuôi tay. Bên cạnh vừa mất đi một dương bạt, lại kịp thời gặp được người mới trước khi thân thể hoại tử hoàn toàn thành mùn nhơ, Lý Nhu Phong
biết mình đã may mắn nhường nào. Bao nhiêu người cõi âm chỉ có thể chôn
theo cùng dương bạt; lại có bao nhiêu người cõi âm tuyệt nhiên chẳng thể gặp dương bạt, chưa từng thấy được nắng mới sớm mai, đã phải trơ mắt
nhìn mình rữa dần thành xương trắng.
Đôi tay Lý Nhu Phong mọc lại da thịt hoàn chỉnh, nhưng trước mắt vẫn hỗn loạn chẳng rõ hình thù. Chàng chỉ nhìn ra người trước mặt này trông như một quầng lửa đỏ tươi. Đây chính là dáng vẻ của dương bạt. Gã bại liệt
lúc trước chàng đi theo kia, vì biết mình là dương bạt nên cứ lục tung
cả chồng thây, cố tìm cho ra người cõi âm để sai khiến. Lửa trên thân gã chỉ là nến tàn trong gió, nào có được hừng hực cháy bùng như ở người
này?
Chàng còn muốn sống, chàng thỏa hiệp, chàng nói: "Tôi sẽ nghe lời ngài."
Bão Kê nương nương tiếp tục giúp chàng tái tạo lớp da thịt dưới chân,
nghe thế bèn siết cổ tay chàng: "Chớ có câu giờ với ta! Khi Đại lang
quân gáy lần ba thì linh khí tại ranh giới thiên địa sẽ bốc hơi, ngươi
sẽ chẳng thấy gì nữa." Nàng lạnh lùng bổ sung, "Dương Đăng là một mãng
phu không sợ chết, mấy tháng trước đã làm tiên phong cảm tử đột nhập vào doanh trướng Trừng vương, đúng là kẻ thù của ngươi."
Nàng luôn có thể đâm chính xác nơi chàng yếu mềm nhất.
Tay Bão Kê nương nương siết mạnh làm cổ tay chàng đau điếng, lại là
nguồn nhiệt ấm nóng duy nhất giữa se sắt sương đêm. Chàng căm giận bản
thân của hiện giờ chẳng thể tự làm chủ, cốt khí thanh quý như trúc bỗng
đâu gãy mất, lại vẫn không thể không gắng gượng chống lên. Chàng cắn
răng bước thẳng đến dịch trạm, cho tới khi Bão Kê nương nương kéo giật
qua để tránh đâm vào tường.
Chàng trông thấy luồng âm khí khổng lồ ngưng kết như một cỗ xe kín, bên
trong tụ tập vô số quỷ hồn. Lẫn vào đấy là bao nhiêu gương mặt thân
thuộc. Tiếc rằng giờ đây chàng chỉ là âm hồn nơi dương gian, những hồn
phách ấy không nhìn thấy chàng, cũng không nghe được tiếng chàng. Mấy
tháng đã qua đi, chàng sẽ không còn vì thế mà khóc bao lần, thậm chí đã
bắt đầu quen dần với sự tồn tại của họ. Cứ như khi xưa mọi người vẫn
quây quần, chỉ khác ở riêng chàng tịch mịch.
Đương lúc này, nhóm oán linh ấy hoặc liên tục vươn dài móng nhọn, hoặc
cố sức tóm chặt linh khí chẳng biết từ đâu tới. Khốn nỗi, dương khí của
người sống đã chặn đứng tất cả nên họ không cách nào tiếp cận.
Chàng biết tên người sống đứng giữa luồng âm khí kia chính là
Dương Đăng. Chỉ có kẻ mang tầng tầng tội nghiệt thì xung quanh mới tụ
tập nhiều quỷ hồn không cam tâm rời đi đến thế. Dương khí trên thân kẻ
đó lãng đãng như khói mây, lửng lơ, phiêu tán, có khi tan biến, có khi
hiện dày. Những ác hồn chằm chặp rình quanh, chực tìm ra nơi dương khí
mỏng nhất để lập tức kết tụ đâm vào. Nhưng rồi vẫn bị dòng dương khí
xung quanh tuôn đến cản lại bên ngoài.
Kẻ gây bao điều bất nghĩa, ắt sẽ tự thân vong mạng. Chàng lại quan sát
những người sống khác trong dịch trạm, tuy dương khí không rừng rực
thiêu đốt như Bão Kê nương nương, song cũng là dày dặn, đậm đặc, vẹn
nguyên, còn chảy tràn ra bốn phía.
Chàng nói với Bão Kê nương nương: "Chưa đến bảy ngày, Dương Đăng tất bị trời phạt."
Bão Kê nương nương nhấc tay phải, dùng các đốt của ba ngón giữa làm cửu
cung [2], chau mày bấm quẻ. Qua chốc lát, chân trời hửng sáng, trước mắt Lý Nhu Phong hóa thành đen đặc. Chàng nghe tiếng Bão Kê nương nương
đáp: "Đã biết, đi thôi."
***
Trở lại nhà họ Phùng, ánh rạng đông vừa lên. Tiến vào cổng lớn, hương
hoa dành dành nồng nàn quyện trong hơi lạnh sớm mai phả thẳng vào người, khiến Lý Nhu Phong bất giác giật mình, tinh thần cũng theo đó xao động.
Sân này trồng bao nhiêu là dành dành.
Hai chân Lý Nhu Phong mới phục hồi nên làn da non mịn nhạy cảm như của
con trẻ. Trong sân được lát gạch, bước thấy ram ráp, ước chừng kích cỡ
thì đoán có lẽ là loại gạch nung. Mặt đất sạch như lau như li, đúng là
không nhiễm bụi trần.
Bão Kê nương nương vừa qua cổng lớn đã tháo giày ngay, để chân trần đi lại.
"Dương bạt sợ nóng, ngươi cũng biết rồi. Ta không quen xỏ giày, cho nên
ngoài sân, trong nhà, tất cả các mặt sàn đều cần lau dọn ba lần mỗi ngày bằng nước sạch. Từ nay về sau, đấy sẽ công việc của ngươi."
Bão Kê nương nương kéo tay Lý Nhu Phong, dẫn chàng chạm vào từng gốc
cây, phòng ốc ở đây. Nhà họ Phùng không lớn lắm, nhưng bố cục gãy gọn,
gồm bốn dãy nhà song song và hai chái đông tây bao quanh ba khoảng sân.
Lý Nhu Phong ngửi được hương vị già nua, xưa cũ trong tòa nhà này. Phòng ốc, cột kèo, cửa nẻo, trần nóc đều mục nát nhiều nơi, tản mát ra thứ
mùi gỗ mọt và mạng nhện giăng đầy. Thảo nào lão thái giám Phùng công
công nức tiếng keo kiệt kia lại chủ động tìm người sửa chữa.
"Tính Phùng công công rất tệ, nên bất kể là gặp tình huống nào, ngươi
cũng đừng mở miệng. Phần lớn thời gian lão đều trực trong cung, về nhà
chỉ để tắm rửa nghỉ ngơi. Lão là người cẩn trọng, trước nay chưa từng
kết giao với quan viên thủ hạ của Ngô vương. Nếu có ngoại quan đến tận
đây thăm hỏi thì phải ngăn không cho vào nhà trong."
Bão Kê nương nương dẫn Lý Nhu Phong sang phòng tắm: "Phùng công công ưa
sạch sẽ, bởi vậy không muốn ở cùng những hoạn quan khác trong cung. Lão
cực thích tắm rửa, nơi này cần chuẩn bị sẵn nước nóng mọi lúc. Lão không thích có bất kỳ mùi vị khác thường nào trong nhà, cho nên bệ xí phải
được chùi rửa thường xuyên... Mấy việc đấy cũng là bổn phận của ngươi."
Lý Nhu Phong lẩm bẩm: "Tôi không thấy đường thì sao làm được?" Chàng
chợt lật tay nắm chặt tay Bão Kê nương nương, chỉ vào mắt mình, khẩn
thiết nói, "Phu nhân, ngài đã khởi tử hồi sinh tôi được, vậy có thể chữa mắt cho tôi không?"
Ánh nhìn của Bão Kê nương nương quét khắp từ đỉnh đầu xuống mắt cá chân
chàng: "Người cõi âm không già nua không hư tổn, mãi mãi dừng ở bộ dáng
một khắc cuối cùng khi còn sống. Sinh thời ngươi trúng độc mà chết,
không gãy tay cụt chân, chỉ mất đi thị giác, vậy còn chưa biết đủ nữa
sao?"
Lý Nhu Phong thất vọng buông thõng tay, rồi lại ngoan cường ngẩng đầu, trầm mặc.
Đến dãy phòng sau cuối, bên trong nuôi rất nhiều gà. Vừa nhác thấy Bão Kê nương nương, chúng đã quang quác chen nhau nhào lại.
Bão Kê nương nương lấy một bát trấu đưa qua Lý Nhu Phong, để chàng cho
gà ăn. Lý Nhu Phong xoa thử vụn trấu thô, nhón một nhúm, duỗi tay thả
xuống. Tức thì bọn gà bay đến đạp nhau tranh ăn.
"Ngu xuẩn!" Bão Kê nương nương mắng, đoạn kéo tay Lý Nhu Phong cắm hết
vào bát trấu, nắm chặt bàn tay chàng để vốc cả nắm đầy, tiếp đó hất mạnh tới trước, "Không vung ra thì sao gà ăn được?"
Lý Nhu Phong mím chặt môi, lần thứ hai đã biết vung tay. Bên tai chàng
nghe có tiếng gió đông nam thổi qua ngọn cây, bèn hỏi khẽ: "Bột trấu nhỏ vậy mà không bị gió cuốn bay nhỉ?"
Bão Kê nương nương đáp bằng giọng đều đều: "Gọi bột trấu thế chứ thực ra được mài từ bắp ngô, phải là gió to mới thổi đi nổi. Thứ trấu ngươi
từng thấy bị gió cuốn bay trước kia, đều là do quan viên cứu tế trộn lẫn bột rơm bột rạ vào." Nàng dừng giây lâu, rồi tiếp tục vô cảm nói,
"Những nạn dân đấy còn bé mọn hơn cả gà nơi này."
Lý Nhu Phong lại mím môi chặt hơn.
Trong đàn gà này có ba con trống, đều là phượng hoàng ngũ sắc. Một con
gà trống con, hai con đã trưởng thành. Bão Kê nương nương quay sang
chiếc sọt đất đen bên cạnh, đào ra vài con giun béo múp dành riêng cho
hai con trưởng thành kia. Hai con gà trống mổ giun dưới đất, nàng thì tỉ mỉ so sánh bọn chúng. Màu lông và kích cỡ của cả hai đều sàn sàn như
nhau, có điều Đại lang quân ôm đi hôm qua hơi lớn tuổi hơn chút, mào đỏ
xem ra đã bắt đầu tái dần.
Đại lang quân ăn giun xong, đang vừa lòng thỏa ý muốn lượn qua chỗ khác, chợt bị Bão Kê nương nương tóm cánh nhấc lên.
"Khổ cho mi, hôm nay phải để Nhị lang quân xơi mi rồi."
Lý Nhu Phong nghe Đại lang quân giãy giụa kêu to, lông gà bay tán loạn
thì không khỏi cả kinh: "Chẳng phải nó đã bái đường với phu nhân ư? Sao
ngài lại ăn nó?"
"Bái đường?" Bão Kê nương nương chừng như vừa nghe chuyện nực cười, "Con bái đường với ta đấy đã bị ta ăn từ lâu rồi." Nàng ngắm nghía con gà
trống có mào đỏ tươi, lông óng mượt còn lại dưới đất.
"Từ giờ trở đi, Đại lang quân của ta sẽ là con kia."
-------------
[1] Lang và bái: Lang là một phân loài sói xám. Bái được cho là có họ hàng gần với lang nhưng chưa thể xác định có thật tồn tại không. Bởi vì chân trước của bái cực ngắn nên phải nằm nhoài lên thân lang để di
chuyển, một khi mất đi sự trợ giúp của lang thì hoàn toàn không thể tự
sống độc lập.
Cung cung và cự hư: Đôi dị thú thượng cổ, một lần chạy xa trăm dặm,
cung cung trông như ngựa, cự hư giống la con. Tổ hợp này có hai đầu,
luôn sóng vai dính lấy nhau, gần như toàn thân hợp nhất (cũng có giả
thuyết nói đấy là 2 tên gọi của cùng 1 loài).
Thường các ví von trong văn thơ dùng “lang bái” theo nghĩa xấu, “cung cung cự hư” theo nghĩa tốt.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT