Trương Thúy Nga đang bị áp giải ra bãi tha ma bêu đầu thì được ngăn lại giữa đường.
Khung cảnh áp giải đây sao mà quen thuộc. Trong loạn thế này, Cấm
vệ quân giết người chẳng cần bận tâm quá nhiều. Không có thẩm vấn trên
công đường, không lưu lại hồ sơ vụ án, không chờ bút đỏ của đại quan phê chuẩn… Chúng cứ lục sạch hết đồ đáng tiền trên thân phạm nhân, rồi
thì nam đánh một trận, nữ hiếp luân phiên, đợi đến giờ ngọ ba khắc hôm
sau kéo thẳng ra bãi tha ma giết là xong chuyện.
Nhưng trường hợp lần này có lẽ bị mang tiếng là hoạn quan dùng qua, vóc
người lại gầy gò, khẳng kheo, nên Trương Thúy Nga nhận phải đãi ngộ như
đàn ông.
Lần này nàng rất bình tĩnh.
Gia Cát Phùng Sinh từng xem quẻ cho nàng, xem xong chỉ viết được một
dòng trên lá số. Sau ông lại lắc đầu, xé nát lá số rồi chẳng nói chẳng
rằng.
Bấy giờ nàng rất hiếu kỳ, hiếu kỳ muốn biết cuộc đời mình rồi sẽ ra
sao, hiếu kỳ đến mức không gì sánh nổi. Thế nên chờ tới nửa đêm, thừa
dịp Gia Cát Phùng Sinh ngủ say thì nàng lén mò lại mớ giấy vụn
kia. Khi đó nàng vẫn chưa biết chữ, hoàn toàn dựa vào một quyển
«Thuyết Văn Giải Tự » [*] để chắp ghép lại lá số đấy.
[*] Từ điển từ nguyên chữ Hán đầu tiên, được soạn vào thời Đông Hán của tác giả Hứa Thận.
Trên lá số chỉ vỏn vẹn bốn chữ: Mưa gió mịt mùng.
Trương Thúy Nga học đoán mệnh, thực ra ban đầu là học trộm. Phái tướng
số Dương Ẩn nguyên là truyền nam không truyền nữ, cái ông Gia Cát Phùng
Sinh luộm thuộm, ngoan cố đấy vốn dĩ chưa từng có ý định truyền thụ bất
cứgì cho nàng. Thu nhận Trương Thúy Nga, chủ yếu vì phát hiện nàng là
một dương bạt.
Dương bạt trên thế gian này thực sự quá hiếm hoi.
Phải mãi sau này Gia Cát Phùng Sinh trúng gió liệt nửa người, không thể
không nhờ nàng chăm lo, mới đành phải nhận vị đồ đệTrương Thúy Nga đây.
Song như thế là làm trái môn quy, cho nên ông chẳng dám để nàng bái
sư nhập môn.
Đợi đến lúc học hết bản lĩnh của Gia Cát Phùng Sinh, đủ khả năng tự đoán mệnh cho mình, Trương Thúy Nga mới nhận ra đêm: đen sao mà tăm tối quá, muốn thảm bao nhiêu có bấy nhiêu. Dùng bốn chữ “mưa gió mịt
mùng” để hình dung, thì cũng là chút thương xót sau cùng trong
lời quẻ của phái Dương Ẩn.
Khi đó nàng còn nhỏ, không tin số mệnh.
Nhưng chưa qua bao lâu, chỉ cần một lần vào bãi tha ma, nàng đã phải tin.
Lần này đến bãi tha ma, nàng rất bình tĩnh. Có thể sống đến tuổi hai
mươi mốt này, với nàng đã là kỳ tích. Mệnh của nàng hiện giờ cũng gần
như là trộm được, mỗi một ngày sống sót đều là trộm được.
Huống chi, nàng còn gặp lại Lý Nhu Phong.
Dẫu chỉ có bảy ngày.
Bát tự của Lý Nhu Phong và nàng thật như nước với lửa, vừa khéo tương
phản, cách biệt nhau, vừa đủ tương khắc, triệt tiêu nhau. Chàng trên
trời, nàng dưới đất. Chàng như hồng nhạn bay cao, nàng tựa bùn sâu trong tuyết.
Bảy năm trước đúng là lúc nàng chưa tin số mệnh, nàng cứ thế bước lại gần Lý Nhu Phong. Ngắn ngủi vậy thôi, đã suýt mất mạng.
May là lần này nàng đã bù trở lại. Với bảy ngày chờ đến tử kiếp, chỉ
trong bảy ngày, đã đánh đã mắng đã giày vò, đã nắm tay ôm vai còn gối
đầu ngủ cạnh bên chàng. Trương Thúy Nga sờ món đồ cất trong túi vải
nhỏ, đám lính kia tịch thu mất sáu đồng ngũ thù. Thật đúng là có
mắt không tròng, nàng bĩu môi cười nhạt.
Còn chưa đến bãi tha ma, nàng đã ngửi thấy mùi xác thối. Ngay giữa
trưa, dương khí tăng mạnh, âm khí tiêu tan. Nắng gắt làm mùi thi thể
phân hủy ngùn ngụt bốc hơi, đậm đặc như thứ nhựa cây kết tụ. Hai tên
lính áp giải bên cạnh đã sớm dùng vải trắng bịt kín miệng mũi.
Khi trước bị dẫn ra bãi tha ma, Trương Thúy Nga gặp may vì bọn lính ghét ban ngày nặng mùi, mới dời qua buổi tối. Nếu chẳng phải trời tối, nàng
cũng khó lòng thu hút người cõi âm từ giữa núi thây, giết bọn lính kia
mà giữ được mạng.
Lần này, nàng không may mắn thế nữa.
Song trong lòng nàng rất bình tĩnh.
Bãi tha ma là một hố đất lớn. Cấm vệ quân đóng ở Kiến Khang cứ cách ba
ngày sẽ phóng hỏa thiêu sạch, để tránh dồn đống hoại tử gây ra ôn dịch.
Hôm nay vẫn chưa đến hạn ba ngày, thây phơi trong hố đã xếp thành chồng
cao. Hai tên lính áp giải bị mùi xác thối hun cho mà buồn nôn, chẳng
muốn đến gần nên quyết định xử lý Trương Thúy Nga ngay tại chỗ. Trương
Thúy Nga nhủ bụng thế cũng tốt, vết thương từ trận đòn đêm qua hiện đã
nhiễm trùng sưng tấy lên rồi. Hơn nữa là khi đó nàng bị nhốt trong nhà
lao đá dưới cổng thành, phòng giam tử tù ở tầng mười hai vừa ẩm mốc vừa
rét buốt, rơm khô cũng mục rữa hết. Nàng ngại rơm quá bẩn nên không
dùng, mới bị cóng cả đêm, vừa sáng ra thì bắt đầu lên cơn sốt, nay đã
chẳng còn sức nhấc bước nữa.
Nàng nhắm mắt lại, chợt nhớ tới giờ này hôm qua, nhóc Đinh Bảo gọi Lý Nhu Phong: “Tam lang ca ca!”
Tam lang à... Khi mấy chữ này chớp qua đầu, nghe tiếng gió rít
từ đại đao vung lên, nàng khẽ nhếch miệng. Nàng nghĩ, quả là người sắp
chết, nàng thế mà đã hết hận Lý Nhu Phong.
Đại đao không rơi xuống như dự liệu. Sau một tiếng “coong”, lại nghe “leng keng” rớt xuống đất.
Trương Thúy Nga mở choàng mắt ngoảnh đầu, bắt gặp một vệ quan áo tím đeo cung đang phóng ngựa tới, giơ lệnh bài về phía hai tên lính áp giải:
“Xin đắc tội, hai vị. Phiêu Kỵ tướng quân lệnh cho tôi đến đây bắt
người, phải còn sống.”
Lệnh bài đấy có họa hình sấm, trên áo tím của vệ quan cũng thêu
hình sấm. Dương Đăng có uy danh “Lôi thần” , bao người trong
thành Kiến Khang chỉ cần nhìn thấy hình sấm kia là đã co vòi ngay.
Gặp vệ quan tùy ý xách dây thừng trói Trương Thúy Nga, túm nàng đến bên
ngựa, hai tên lính áp giải hết sức khó xử, vội tiến lên nói: “Thưa đại
nhân, kẻ này đã giết Phùng công công Phùng Thời, việc xử quyết này là
theo lệnh trong cung ban ra.”
Vệ quan tính ra vẫn khá khách khí với Cấm vệ quân, lập tức giơ đao hỏi:
“Là lệnh của Ngô vương điện hạ à? Nếu phải, thì tôi giết ngay.”
Hai tên lính quay qua nhìn nhau: “Cũng không phải lệnh của Ngô vương, nhưng…”
Vệ quan ném cho chúng hai thỏi bạc: “Các vị cứ về trình là đã giết
rồi đi. Một con đàn bà nho nhỏ thế này, có ai thèm quan tâm chứ?” Vừa
dứt lời thì không chờ chúng phản ứng, gã xốc ngay Trương Thúy Nga đặt
ngang lưng ngựa, vung roi phóng đi.
Hai tên lính áp giải đáng thương, chỉ lo ham bạc, mà đâu hay thiếu
phụ chẳng có gì đặc biệt đấy nào phải hạng vô danh tiểu tốt. Chưa biết
chừng rồi sẽ có lúc bởi thế này mà mất mạng.
***
Trương Thúy Nga bị xóc trên ngựa suốt quãng đường, cuối cùng khi vệ quan đẩy tới trước mặt Dương Đăng, toàn thân nàng đã đau đến mức suýt ngất.
Nàng cảm nhận được âm khí trên thân Dương Đăng nặng hơn rất
nhiều, thậm chí còn nhiễm phải mùi tử vong từ người cõi âm, đâm ra không khỏi chau mày. Có điều là nàng cuộn mình dưới đất, mặt mũi vốn cũng
nhăn nhíu sẵn vì quá đau, thành thử Dương Đăng không hề phát giác.
Đã qua bảy ngày, Dương Đăng vẫn còn sống.
Trước kia nàng tính được tử kỳ của Dương Đăng ở ngay trong tháng
này, chỉ chưa xác định rõ là ngày nào. Nàng tin Lý Nhu Phong nói chuẩn
xác.
Thế nhưng hiện tại Dương Đăng vẫn còn sống, trên thân lại mang mùi
tử vong, vậy chỉ có một nguyên nhân: Hắn được Lý Nhu Phong cứu.
Dương Đăng hỏi: “Nghe nói ngươi tính ra tử kỳ của ta?”
Trương Thúy Nga co ro, nhẹ gật đầu.
“Thế đêm qua ta đã thoát được rồi, đến khi nào mới chết nữa?”
Trương Thúy Nga yếu ớt hỏi, giọng vẫn phẳng lặng, khô khan: “Tướng quân cứ muốn biết ngày mình chết vậy sao?”
Dương Đăng đáp: “Con người đều sợ chết, duy ta không sợ.
Biết được ngày chết, ngược lại sẽ hết bó tay bó chân, trước lúc nhắm mắt cứ oanh liệt xử lý cho xong mọi sự vụ lớn nhỏ, thế chẳng hay lắm sao?”
Trương Thúy Nga thầm nghĩ, hóa ra người này thực sự to gan, thấu
triệt, chỉ tiếc lại thiếu lòng nhân, còn cuồng sát như mạng. Nàng
từ dưới đất nghiêng đầu nhìn lướt lên, lại phát hiện trong mắt Dương
Đăng thoáng hiện sợ hãi.
Sợ điều gì? Sợ chết.
Trương Thúy Nga cụp mắt xuống, hỏi tiếp: “Gần đây phải chăng tướng
quân thường thấy sau lưng lạnh giá, thi thoảng sẽ đột ngột rùng
mình, tâm thần không yên?”
Dương Đăng nghe vậy, ánh mắt khẽ động.
Trương Thúy Nga thừa hiểu trong bụng, bèn bổ sung: “Tuy tướng quân đã thoát được một kiếp nạn, nhưng âm quỷ quấn
quanh thân vẫn chưa tản đi, sớm muộn sẽ tìm được cơ hội hại tướng quân.”
Dương Đăng hừ lạnh, nửa tin nửa ngờ nhìn nàng: “Vậy ngươi nói xem, phải hóa giải thế nào?”
Trương Thúy Nga trả lời: “Chỉ cần giữ người chí dương bên cạnh, âm quỷ sẽ không dám đến gần.”
“Tìm người chí dương ở đâu?”
“Chính là nô tỳ đây.”
Dương Đăng nhìn nàng hồi lâu, chợt cười phá lên ha hả: “Trương Thúy
Nga, ngươi có biết một loại tôm quái trên bờ biển chuyên sống
nhờ trong vỏ ốc không? Cứ vỏ nào hỏng thì lại đổi ngay vỏ khác.”
Hắn nhấc mũi giày nâng cằm Trương Thúy Nga lên, “Ta thấy ngươi đúng là
thứ tôm quái kia đấy.”
Hai mắt Trương Thúy Nga trống rỗng, nàng khẽ giọng: “Tin hay
không là tùy tướng quân. Mệnh, thì ai cũng tính ra được, Thông Minh tiên sinh còn tính chuẩn hơn tôi nhiều. Nhưng không ngại trời phạt giúp
người sửa mệnh, e rằng chỉ có thứ tôm quái một lòng cầu mong sống sót
trước mắt như tôi đây.”
Dương Đăng nghe vậy thì thả chân xuống, ánh mắt nhìn Trương Thúy Nga đổi ngay thành nghiêm túc hơn. Hắn cảm thấy Trương Thúy Nga nói rất
có lý. Những thầy tướng hay quan chép quẻ khác, thông thường sẽ tránh
tiết lộ thiên cơ, giúp người sửa mệnh. Trật tự nhân gian đã định
sẵn theo ý trời, nếu làm rốiỉloạn, tất sẽ bị trời phạt.
Chỉ có hạng thấp hèn phải luồn lách tìm đường sống giữa loạn thế như Trương Thúy Nga kia, mới nguyện ý trả giá nhiều đến thế.
Hắn nói: “Được rồi. Vậy ta sẽ giữ lại cái mạng này của ngươi.” Hắn gọi
một hầu gái tới, “Dẫn vị Bão Kê phu nhân này đi tắm rửa
nghỉ ngơi đi. Tiện thể tìm thầy lang đến trị thương luôn.” Hắn đổi xưng
hô, nhưng giọng điệu vẫn đầy trào phúng như trước.
Trương Thúy Nga khấu đầu lạy tạ, lại tiếp: “Xin hỏi tướng quân, tên nô bộc họ Lý của tôi đang ở đâu vậy?
Dương Đăng thờ ơ “À” lên: “Tên đó e là nhiễm dịch bệnh gì rồi. Trời tối
không để ý, sáng ra nhìn kỹ thì tay chân đều thối rữa cả.” Hắn chậc lưỡi tỏ vẻ ghê tởm, “Thứ đấy là phải xử lý sạch sẽ, giờ này chắc đã bị bọn
hầu trong phủ ta vứt cho chó ăn rồi.”
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT