Đại Việt phương vị ở xa trung nguyên chi địa, rời xa mảnh chiến loạn không ngừng của thất quốc. Thiên Hạ Vô Song thành lại là tòa thành bất khả xâm phạm, Bách Việt dân chúng dưới cổ tay của Thiên An cuộc sống một ngày càng tốt lên.

Về phần Thiên An mỗi ngày trôi qua vô cùng khoái hoạt, Diễm Linh Cơ, Hồ Mỹ Nhân, Hồ Minh Châu,Tú Nương và Kinh Nghê, Nga Hoàng Nữ Anh, có thể nói là ôn nhu hương tiêu hồn thực cốt, tràn đầy khoái nhạc.

Đại Việt an bình phát triển, các thế lực lớn nhỏ quanh vùng đối với khối tài sản khổng lồ đỏ mắt mà thèm nhưng kiêng kỵ đại pháo của Thiên An đều không dám dụng binh lực. Theo chân các thương đoàn mang theo hàng hóa tràng khắp nơi đem về lượng tài sản kếch xù cho tòa thành.

Mà trung nguyên lại trái ngược biến động không ngừng, từ khi Tần Trang Tương vương sai sử Lử Bất Vi đem 10 vạn quân lực đánh Đông Chu.Trong năm này phái đại tướng Mông Ngao đem quân đánh Hàn, lấy được những vùng đất quan trọng ở trung nguyên là Thành Cao, Huỳnh Dương, đặt làm quận Tam Xuyên khiến cương giới của Tần sát tận đô thành Đại Lương của Ngụy.

Đồng dạng ở nước Triệu, Triệu Hiếu Thành vương lại sai Nhạc Thừa vây đánh nước Yên. Sang năm vua Triệu lại sai Nhạc Thừa đánh Yên, và đến năm sau lại hợp binh với nước Ngụy cùng đánh Yên. Yên vương Hỷ phải cắt đất xin giảng hòa, quân Triệu mới rút lui.

Sau một năm, Yên vương Hỷ và Triệu Hiếu Thành vương đổi đất cho nhau: Yên giao cho Triệu đất Cát, Vũ Dương và Bình Thư, còn Triệu giao cho Yên đất Long Đoái, Phân Môn, Lân Nhạc.

Cùng năm Mông Ngao lại dẫn binh đánh các vùng Du Thứ, Tân Thành, Lang Mạnh của nước Triệu, lấy được 37 thành; lại đánh chiếm trọng trấn Tấn Dương của Triệu, nhập lại đặt thành quận Thái Nguyên, còn đánh hạ cả Thượng Đảng của Hàn. Nước Ngụy bị uy hiếp trong sớm tối khi Tần Trang Tương vương sai tướng là Mông Ngao ngày đêm đem binh về hướng Đông đánh Ngụy vây lấy kinh đô Đại Lương.

Vua Ngụy đang cơn nguy cấp liền nhớ đến em mình Tín Lăng Quân, người đả từng trộm binh phù giết tướng Tần Bỉ đem quân ứng cứu nước Triệu ở Hàm Đan, mới giúp nước Triệu thoát khỏi hiểm cảnh khi Trường Bình chi chiến qua đi mang theo 45 vạn nam đinh nước Triệu. Song từ đó cũng ở luôn đất Triệu không về, nếu có thể cứu được nước Ngụy vây giờ chỉ có Tín Lăng Quân, liền phái người thông tri.

Ngụy An Ly vương được người về báo là Tín Lăng quân đem quân bốn nước về cứu, vui mừng khôn xiết, sai Vệ Khánh đem hết quân trong nước ra tiếp ứng.

Bấy giờ Mông Vụ vây Giáp châu, Vương Hạt vây Hoa châu, Tín Lăng quân cùng chư tướng bàn định, sai Vệ Khánh đem quân Ngụy hợp với quân Sở, đắp lũy để chống quân Mông Vụ, dựng hiệu cờ Tín Lăng quân, giữ vững không ra đánh, còn mình mang mười vạn quân Triệu hợp với quân Yên, Hàn, đến cứu Hoa châu; một mặt sai tướng Triệu là Bàng Noãn đem một đạo quân đến sông vị chẹn cướp thuyền lương của quân Tần.

Mà Vương Hạt được tin, sợ tuyệt mất đường quân lương, bèn lưu một nữa quân ở lại vây Hoa châu, còn một nữa tự mình đốc suất đi cứu thuyền lương ở sông Vị. Đi đến gần núi Thiếu Hoa, đại quân Yên do Tương Cừ thống suấtt xông ra đánh.

Vương Hạt cùng Tương Cừ đánh nhau được vài hợp lại có một đội quân Hàn do Công Tôn Anh thống suất kéo đến. Vương Hạt phải chia quân ra đối địch. Bỗng có tin báo là thuyền lương ở sông Vị bị tướng Triệu cướp mất rồi. Biết thế sự đã nguy, Vương Hạt chỉ còn liều chết chống đánh, từ giờ ngọ đến giờ dậu vẫn chưa thu quân.

Tín Lăng quân liệu chừng quân Tần đã mõi mệt, liền đem phục binh xông ra đánh.Vương Hạt dẫu là tướng quen đánh trận, nhưng có ba đầu sáu tay thì đối địch sau cho nổi, nên bị thua to, thiệt hại hơn năm vạn quân, chỉ còn dẫn được một toán binh tướng chạy về Đông Quan. Tín Lăng quân thừa thắng lại chia ba đội đến cứu Giáp châu.

Mông Vụ ở đó chia quân, để toán già yếu ở lại chống giữ với hai quân Sở, Ngụy, còn bao nhiêu quân tinh nhuệ tự mình đốc xuất định đến Hoa châu để cùng Vương Hạt hợp quân, không ngờ Vương Hạt đã thua chạy. Mông Vụ đến Hoa Âm thì gặp quân Tí Lăng quân đi trước xông pha, tả có Công Tôn Anh, hữu có Tương Cừ, hai bên đánh to một trận.

Mông Vụ thiệt hơn vạn quân, đành phải thu quân, lập dinh trại để chỉnh đốn quân mã, đợi ngày quyết chiến. Còn đạo quân già yếu đóng ở Giáp châu, vì không đủ sức chống với hai quân Ngụy, Sở, nên đã tan vở cả.

Hai đạo quân Sở, Ngụy đã giải vây được cho Giáp châu, liền kéo luôn đến Hoa âm, thì gặp luc Mông Vụ đang bày trận, hai bên liền giao chiến. Mông Vụ dẫu khỏe, nhưng địch sao được cả năm đạo quân, nên lại bị đại bại một trận nữa, vội vàng nhằm phía tây chạy trốn.

Tín Lăng quân đuổi theo truy theo mãi đến bên dưới cửa Hàm cốc, quân năm nước chia đóng năm dinh lớn ở trước cửa quan, dương oai diễu võ đến hơn một tháng, quân Tần đóng chặt cửa không dám ra.

Cuối cùng mới kéo quân về; quân các nuớc cũng đâu về đấy. Vua Ngụy nghe tin Tín Lăng quân đại phá quân Tần trở về, xiết bao mừng rỡ, ra đón tiếp tận ngoài ba mươi dặm.

Anh em cách biệt trong mười năm trời, ngày nay lại gặp, nửa mừng, nửa thương, bèn cùng lên xe về triều, luận công hành thưởng, bái làm thượng tướng, phong them cho năm thành nữa.

Việc chính trong nước, bất cứ lớn nhỏ, đều do Tín Lăng quân quyết định. Lại tha cho Chu Hợi cái tội giết Tấn Bỉ, dùng làm thiên tướng. Từ đó uy danh Tín Lăng quân vang động cả thiên hạ, các nước đều đem hậu lễ để thỉnh cầu binh pháp của Tín Lăng quân.

Tín Lăng quân đem các thư sách của tân khách dâng cho bấy lâu, xếp làm hai mươi mốt thiên, bảy quyển trận đồ, gọi là “Ngụy công tử binh pháp”.

Lại nói chuyện Mông Vụ, Vương Hạt trở về triều kiến vua Tần xin chịu tội. Vua Tần nghĩ đến công cũ và biết lần ấy hai người ít quân không địch nổi sáu nước,cho nên Tần vương tha không bắt tội.

Tướng quốc bấy giờ là Thái Trạch tâu rằng: “Các nước sở dĩ hợp tung là vì có công tử Vô Kỵ, nay đại vương sai sứ sang thong hiếu với Ngụy, mời Vô Kỵ sang Tần họp mặt, đợi lúc vào trong cửa quan bắt mà giết đi, trừ cái lo về sau,há chẳng hay lắm ru?”

Tần Trang Tương vương liền dung mưu ấy, sai sứ sang Ngụy thông hiếu và mời Tín Lăng quân.

Phùng Hoan môn khách can ngăn Tín Lăng quân chớ theo như Mạnh Thường quân và Bình Nguyên quân ngày xưa, khinh thân vào Tần, xuýt bị Tần bắt giữ. Tín Lăng quân cũng không muốn đi, bèn nói với vua Ngụy sai Chu Hợi làm sứ đem đôi ngọc bích sang tạ Tần. Vua Tần thấy Tín Lăng quân không đến thì trong lòng cả giận.

Vua Tần muốn cho Tín Lăng quân không còn được cầm quyền ở Ngụy, bèn cùng quần thần tìm kế ly gián vua tôi Ngụy.

Thái Trạch bài kế đem vạn cân vàng sai người sang Ngụy đút cho phái Tấn Bỉ, xui nói truyền đi rằng chư hầu sợ uy Tín Lăng quân, đều muốn tôn lên làm vua Ngụy, Tín Lăng quân chẳng bao lâu nữa sẽ cướp ngôi, cốt làm cho vua Ngụy phải xa bỏ Tín Lăng quân.

Vua Tần làm theo kế, lại muốn báo cái thù thua trận, định giết thái tử Tăng nước Ngụy sang làm con tin ở Tần. Thái Trạch can rằng: “Giết thái tử này, Ngụy lập thái tử khác, chẳng hại gì cho Ngụy. Chi bằng dùng ngay thái tử để làm phản gián ở Ngụy.”

Vua Tần khen phải, lại càng hậu đãi thái tử Tăng, sai tân khách đi lại kết than, và mật bảo thái tử rằng: “Tín Lăng quân ở ngoài mười năm giao kết với chư hầu, tướng văn, tướng võ chư hầu đều kinh sợ cả, nay làm đại tướng Ngụy, quân lính chư hầu thuộc quyền, thiên hạ chỉ biết Tín Lăng quân mà không biết có vua Ngụy. Ngay như Tần cũng sợ oai Tín Lăng quân lắm, muốn lập làm vua để cầu hoà. Nếu Tín Lăng quân làm vua thì tất bảo Tần giết thái tử, chẳng thế thì thái tử cũng chết già ở Tần.”

Thái tử Tăng khóc lóc hỏi kế, khách nói: “Tần đang muốn cùng Ngụy thông hiếu, thái tử sao chẳng viết một phong thư đưa cho vua Ngụy, xin đón thái tử về nước.

Thái tử Tăng nói: “Dù xin đón về, nhưng khi nào Tần chịu thả tôi ra?”

Khách nói: “ Sở dĩ vua Tần muốn tôn Tín Lăng quân lên làm vua là chỉ vì sợ oai đó thôi, chứ không phải bản tâm muốn thế. Nếu thái tử xin đem nước theo Tần, thì tất là Tần phải bằng long, như vậy lo gì vua Tần chẳng ưng cho.” var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push(["6f8adab64618480bb109e5dcefadecf7","[yo_page_url]","[width]","[height]"]);

Thái tử Tăng bèn viết một bức thư nói rõ chư hầu đều qui phục Tín Lăng quân, nước Tần lại muốn lập ông ta lên làm vua, cuối cùng tỏ ý xin về, niêm phong cẩn mật, nhờ khách mật đưa cho vua Ngụy. Rồi đó vua Tần cũng viết hai phong thư, một đưa cho vua Ngụy, nói Chu Hợi bị bệnh chết, một gởi mừng Tín Lăng quân, lại có lễ vật kính biếu nữa.

Lại nói vua Ngụy nghe lời phao của những người về phe Tấn Bỉ thì đã sinh nghi rồi; đến khi sứ Tần mang quốc thư đến xin bãi chiến cầu hòa, hỏi rõ ý muốn, chỉ là vì kính mến Tín Lăng quân, lại tiếp được thư riêng của thái tử Tăng, thì lại càng nghi hoặc hơn nữa. Sứ thần lại đem thư và lễ vật đến phủ Tín Lăng quân, cố ý hở ra, để vua Ngụy biết.

Lại nói Tín Lăng quân nghe sứ Tần đến xin cầu hòa, bèn bảo tân khách rằng: “Tần không có việc binh nhung, phải cầu gì Ngụy, tất là nó lại dung kế gì đây”

Nói chưa dứt lời thì có người báo là sứ Tần ở ngoài cửa, nói là vua Tần có đưa thư mừng. Tín Lăng quân nói: “Kẻ làm tôi không có phép giao thiệp riêng”

Thư và lễ vật của vua Tần, Tín Lăng quân nhất định trả lại, hai ba lần sứ giả kính tỏ long thành của vua Tần, Tín Lăng quân đều nhất định cự tuyệt. Vừa lúc đó vua Ngụy cũng sai sứ đến đòi bức thư của vua Tần để xem. Tín Lăng quân nói: “Vua Ngụy đã biết có thư, nếu ta nói không nhận tất vua Ngụy không tin.”

Nói rồi liền sai sắp xe, đem cả phong thư và lễ vật của vua Tần để nguyên không động, dâng lên vua Ngụy, nói là đã hai ba lần từ chối, không dám mở ra, nay vua đòi xem thì cứ để nguyên mà dâng trình, nhờ lượng trên xét nghĩ.

Vua Ngụy nói: “Trong thư tất có tình tiết, không mở xem tất không rõ.”

Bèn mở ra xem, trong thư đại lược nói:“Oai danh của công tử lừng lẫy khắp thiên hạ, vương hầu các nước đều nghiêng long mến phục. Công tử nên định ngày lên ngôi, để làm chủ chư hầu. Nhưng không biết ngày nào vua Ngụy nhường ngôi, lấy làm mong mỏi lắm. Có chút lễ mọn để tỏ long mừng mong công tử nhận cho”.

Vua Ngụy xem xong, đưa cho Tín Lăng quân xem. Tín Lăng quân tâu rằng: ‘Người Tần hay lừa dối, bức thư này là để ly gián vua tôi ta. Hạ thần sở dĩ không nhận, chính là gì không biết trong đó họ nói gì, sợ mắc mưu họ.”

Vua Ngụy nói: “Công tử đã có cái long như thế, thì nên ở ngay trước mặt quả nhân, viết thư trả lời cho vua Tần.”

Lập tức sai tả hữu lấy giấy bút đưa cho Tín Lăng quân viết thư, đại lược nói:“Vô Kỵ này đã chịu ơn to của quốc vương tôi, dù chết cũng chưa báo đáp được. Nhà vua có nói đến việc lên ngôi, đó là một lời nói không thể đem dạy kẻ làm tôi được. Lễ vật của nhà vua ban cho, tôi thà chết không dám nhận”.

Viết xong trao thư cho sứ Tần và trả cả lễ vật cho đem về. Vua Ngụy cũng sai sứ tạ Tần và nói tuổi già muốn đón thái tử Tăng về nước. Vua Tần thuận cho. Thái tử Tăng đã về Ngụy, nói không nên dung Tín Lăng quân.

Tín Lăng quân dẫu không ái náy gì, nhưng nghĩ vua Ngụy đã có ý nghi, bèn xưng bệnh không vào triều, trả lại tướng ấn, binh phù, ngày ngày chỉ cùng tân khách uống rượu và thường thường than cận phụ nữ để làm vui.

Đồng thời trong thời gian này Tần Trang Tương vương đột ngột qua đời ở tuổi 35 tuổi, chỉ ở ngôi được ba năm thì mất.

Con là Doanh Chính lên ngôi khi chỉ 13 tuổi, vì tuổi nhỏ không thể trị vì nên thái hậu Triệu Cơ nhiếp chính, còn có Tướng quốc Lữ Bất Vi ngoại chính phò tá tân vương, là Trọng Phụ của vua.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play