*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Nụ hôn vừa kết thúc, Đình Sương lập tức buông tay.

Việc nắm tay khiến cho người ta cảm thấy thẹn thùng.

Ví như việc ăn cơm hoặc nhu cầu sinh lý, đấy đều là việc cần thiết, người trưởng thành cả rồi, chẳng có gì mà phải thẹn thùng. Nhưng cái việc nắm tay bước đi này lại không nhất thiết phải làm, mức độ xấu hổ có thể sánh ngang với việc đàm luận nhân sinh. Con người ta lúc trẻ thì ngại phô bày cơ thể, trưởng thành thì ngại phô bày nội tâm.

Họ đã phô bày cơ thể với nhau rất nhiều lần, nhưng cái bước phô bày nội tâm kia, Đình Sương cảm giác còn chưa tới thời điểm đó.

Chẳng trách Bách Xương Ý bảo rằng cứ từ từ thôi.

Ừm, lời người lớn tuổi nói thì phải nghe.

Sau khi cậu buông tay, Bách Xương Ý cũng không nắm lại, hai người cách nhau nửa bước chân, song song bước tiếp về phía trạm xăng.

Đi được mấy bước, Đình Sương hỏi: “Em kể đến đâu rồi?”

Bách Xương Ý nói: “Đến đoạn đạo đức nhà giáo của tôi đáng quan ngại.”

Đình Sương nói: “Ặc, bỏ qua phần đấy đi… ờm, anh hỏi em tại sao lại chọn chuyên ngành này nhỉ. Thật ra cũng vì muốn phụ giúp gia đình thôi, em còn một thằng em trai cùng cha khác mẹ nữa, cả hai đứa em đều không muốn tiếp quản chuyện kinh doanh, nhưng mà thằng em em nó quá… ờ học còn tệ hơn cả em nữa. Lúc chọn ngành để đi du học, em chẳng biết mình thích cái gì, hơn nữa em cảm thấy có mấy ai theo đuổi được ước mơ đâu, vì thế em đã nghĩ, trước tiên cứ làm chuyện mình phải làm thì… thực tế hơn.”

Bách Xương Ý hỏi: “Vậy hiện tại em đã biết mình thích cái gì chưa?”

Đình Sương nói như thể dửng dưng: “Ừm thì… thích học tiết của anh đó.”

Thì… thích anh đó.

Bách Xương Ý nói: “Chẳng phải ban nãy bảo ngồi học mà cứ hốt hoảng lo sợ à?”

Đình Sương nói: “Cái này cũng là một kiểu yêu thích.”

Có thể nhìn thấy anh, hốt hoảng lo sợ em cũng chịu.

Bách Xương Ý nói: “Cứ hốt hoảng lo sợ mãi cũng không ổn, phải nghĩ biện pháp thôi.”

Đình Sương suy nghĩ một chút, thử dò xét mà nói: “Hay là chúng ta thương lượng chút nhé? Sau này đi học anh đừng gọi em đứng lên trả lời nữa, vậy thì em sẽ không lo sợ… anh thấy thế nào?”

Bách Xương Ý nói: “Hoặc là tiết nào tôi cũng gọi em trả lời câu hỏi, gọi đến khi em quen thì thôi.”

Đình Sương:???

Bách Xương Ý liếc mắt nhìn cậu, cong môi nói: “Em thấy thế nào?”

Đình Sương: “Em thấy thế nào? Em thấy chẳng ra gì, cực kỳ chẳng ra gì!”

Bách Xương Ý gật đầu nói: “Ừ vậy cứ thế đi.”

Đình Sương:?

Vậy cứ thế đi?

Chi, chu, kou, ba.

Đi đến cửa hàng tiện lợi 24h, lúc cầm bàn chải đánh răng đi tính tiền, Đình Sương còn muốn mua một bao thuốc lá Marlboro vị bạc hà.

Nhân viên bảo Đình Sương xuất trình thẻ căn cước.

Đình Sương sờ túi quần mới nhớ mình không mang theo giấy tờ, bèn hỏi Bách Xương Ý: “Sếp Bách ơi, anh mang thẻ căn cước không?”

Bách Xương Ý chìa giấy phép lái xe ra, mua cho cậu bao thuốc lá kia.

Đình Sương ngó đầu nhìn bằng lái, bởi vì khi chụp ảnh làm bằng chắc chắn không được đeo kính.

Bách Xương Ý hỏi: “Nhìn gì thế?”

Đình Sương đáp: “Xem ảnh của anh, không cho xem à?”

Bách Xương Ý tiện tay đưa giấy phép lái xe cho cậu, nói: “Sau này muốn nhìn cái gì cứ nói thẳng.”

Đình Sương nhận lấy nhìn, khuôn mặt không đeo kính trên tấm bằng trông non khiếp người, nhìn qua chỗ ngày cấp phép —— Ngày 08 tháng 11 năm 1999.

Năm 1999…

Năm 1999 Đình Sương còn đang đi mẫu giáo…

Cậu liếc nhìn ngày sinh của Bách Xương Ý, 27 tháng 7 năm 1983.

Lặng lẽ nhớ kỹ sinh nhật của sếp Bách.

Hai bảy tháng bảy.

“Trả nè.” Hai người đi về, Đình Sương trả lại bằng lái xe cho Bách Xương Ý: “Sếp Bách này, lúc trẻ chắc có nhiều người theo đuổi anh lắm nhỉ?”

Bách Xương Ý bảo: “Không đâu.”

Đình Sương không tin: “Làm sao có khả năng?”

Bách Xương Ý nói: “Tôi vẫn luôn có mối quan hệ ổn định.”

Đình Sương hỏi: “Vẫn á? Bắt đầu từ khi nào?”

Bách Xương Ý suy nghĩ một lúc, nói: “Chắc từ hồi 14 tuổi.”

Đình Sương: “Sớm thế á?! Sau đấy chưa từng độc thân bao giờ?”

Bách Xương Ý nói: “Tương đối ít.”

Lão tài xế. (chỉ những người giàu kinh nghiệm, lão làng)

Người bình thường không cách nào sánh được.

Đình Sương nói: “Ái chà chà.”

Bách Xương Ý: “Làm sao?”

Đình Sương đúc kết: “Đời trước trồng cây, đời sau hưởng bóng mát. Vận khí của em tốt phết.”

(vietsub: sự dịu dàng mà anh ấy dành cho tôi, là người yêu cũ dùng cả thanh xuân để dạy =)))

Bách Xương Ý cong môi cười.

Sau khi hai người về đến nhà, Đình Sương đánh răng rửa mặt xong lại ‘đấu kiếm’ với Bách Xương Ý một hồi, vừa sung sướng vừa thầm chửi lão súc sinh đến tận 4h sáng.

Sau đó hai người cởi trần, chỉ khoác hờ cái áo trên vai, đứng trên ban công tầng hai hút thuốc.

Đình Sương hút hai hơi, nhận ra không có chỗ để gạt tàn thuốc: “Sếp Bách ơi, chỗ này có cái gì làm gạt tàn được không.”

Bách Xương Ý không lên tiếng, lấy bản thân làm gương, gạt tàn thuốc vào chậu xương rồng duy nhất trên ban công.

Đình Sương học theo răm rắp, cũng gạt tàn thuốc vào trong chậu cây.

Trên ban công không bật đèn, chỉ có ánh sáng mờ mờ trong phòng ngủ, gió đêm thổi qua, hai điếu thuốc cháy chập chờn trong bóng tối.

“Đúng rồi.” Đình Sương chợt nhớ tới chuyện gì đấy, đặt điếu thuốc vào vành chậu xương rồng: “Chờ em một chút.” Nói xong bèn chạy xuống tầng.

Tới khi cậu lên thì điếu thuốc đã tắt, cậu cầm lấy điếu thuốc, sán tới chỗ Bách Xương Ý, bờ môi của hai người sát gần nhau, châm lửa lại, sau đó Đình Sương ngậm chặt điếu thuốc để hai bàn tay được rảnh, lấy trong ví ra 40 euro, đưa cho Bách Xương Ý.

Bách Xương Ý liếc mắt nhìn 40 euro kia một cái, không nhận, hỏi: “Gì đây?”

Giáo sư Bách cảm thấy tiền này như tiền đá phò vậy.

40 euro. (~1.050k)

Tổng cộng ba nháy, gộp lại khoảng hơn 6 tiếng.

Từ đó suy ra, tiền lương một giờ của sếp Bách là 6.67 euro.

Năm 2019 nước Đức quy định tiền lương tối thiểu một giờ làm việc phải là 9.19 euro.

Đây tuyệt đối là mức tiền lương thấp nhất mà sếp Bách được nhận, thấp đến mức vi phạm pháp luật.

Đình Sương hoàn toàn không nghĩ tới phương diện kia, dúi tiền về phía Bách Xương Ý, nói: “Đồ mua ở siêu thị với cửa hàng tiện lợi toàn anh trả mà? Chúng ta phải cưa đôi chứ.”

Bách Xương Ý dập tắt điếu thuốc lá, nói: “Ting, cưa đôi cũng được, thế nhưng em nhất định phải đưa tôi tiền vào lúc này à?”

Đình Sương cũng cảm thấy hơi sai sai ở đâu đó, bèn giải thích: “Em sợ ngày mai em tỉnh dậy sẽ quên…” Đang nói dở, cậu đột nhiên nghĩ một ‘sáng kiến’ hoàn hảo: “À, hay là thế này đi, tính em nó hay quên, em sẽ mua một cái hộp tiết kiệm đặt trên tủ đầu giường của anh nhé? Mỗi lần nhìn thấy nó em sẽ nhớ vụ trả tiền cho anh.”

Bách Xương Ý nói: “Em đặt một cái hộp tiết kiệm trên đầu giường của tôi?”

Đình Sương gật đầu: “Đúng vậy.”

Bách Xương Ý nói tiếp: “Mỗi lần em tới đây qua đêm, sẽ nhét tiền vào trong đó?”

Đình Sương tiếp tục gật đầu: “Chính xác, đúng là ý này đấy. À mà không nhất thiết phải là hộp tiết kiệm đâu, kiếm cái lọ nào cũng được…” Nói xong cậu lại chạy xuống tầng một chuyến, từ trong ngăn kéo nhà bếp tìm được một cái lọ thủy tinh, đặt ở tủ đầu giường của Bách Xương Ý, bỏ 40 euro vào, sau đó cực kỳ hớn hở mà nói với anh: “Cách này được lắm đúng không?”

Bách Xương Ý tháo kính xuống, vừa lấy khăn lau kính vừa nói: “… Được lắm.”

CHÚ THÍCH

[1] Hoa mơ hạnh [2] Hoa ngọc lan [3] Lọ tiền tip

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play