Trường đại học quản lý không nghiêm như sau này, nam sinh có thể tự do ra vào phòng của nữ sinh, tối còn ngủ lại cũng có, chỉ cần không quá đáng thì giáo viên phụ đạo cũng không hỏi đến. Lục Tiểu Lâm ở một mình, An Na lo lắng cô ấy muộn như này lại đi về nên bảo cô ấy ở lại một tối. Trong phòng ngủ có chị tối nay không về, vừa hay Lục Tiểu Lâm có thể ngủ giường chị ấy, nhưng Tiểu Lâm không chịu ngủ, cứ đòi ngủ chung với An Na. Hai chị em ngủ chung trên một giường, cứ rúc trong chăn thì thầm to nhỏ, tận đến lúc tận khuya đèn đã tắt, mọi người đã ngủ hết, sợ ảnh hưởng đến người khác, Lục Tiểu Lâm cũng mệt, nên cũng bắt đầu ngủ.
Lục Tiểu Lâm thì đã ngủ, nghe tiếng thở đều đều của cô ấy, An Na lại không ngủ được, nghĩ đến giờ này không biết Lục Trung Quân đang ở đâu, đang làm gì, lại nghĩ đến cảnh lúc mới đến gặp Lý Mai.
Một cô gái trẻ trung như thế bởi vì gã phụ tình mà tự kết thúc sinh mệnh của mình, giờ gã phụ tình lại đang học ở đây, lại có bạn gái rồi, còn chuẩn bị hồ sơ để đi du học nữa, có vẻ như tương lai sáng lạn đang chờ anh ta.
Đúng là oan gia ngõ hẹp, tuy rằng cô không phải Lý Mai, nhưng đã dựa vào cái tên Lý Mai này mà sống ở thời đại này một thời gian, giờ nếu như đã gặp phải gã cặn bã kia, nếu cô không làm chút gì để vạch cái mặt nạ dối trá của gã đó xuống thì cô thật có lỗi với thân phận Lý Mai mà mình đã mượn dùng rồi.
Ngày hôm sau là chủ nhật, không lay chuyển được sự nhiệt tình của Lục Tiểu Lâm, An Na theo cô ấy đi chơi bên ngoài một ngày. Khi trở về Lục Tiểu Lâm nói muốn đưa cô đi gặp bố mình, trước tiên cứ lấy thân phận là bạn bè đã. An Na uyển chuyển từ chối. Thấy cô không đi, Lục Tiểu Lâm đành thôi. Hai người hẹn lần khác rảnh rỗi sẽ gặp nhau tiếp, chia tay nau ai nấy về trường của mình.
Chớp mắt lại qua một tuần nữa, lại đến cuối tuần.
Trong tuần này, An Na nhận được ba lá thư của Chu Kiến Bân, trong thư cũng không viết gì khác, chỉ là thơ ca mà thôi, đồng thời là vài câu ca ngợi cô, hoặc là cảm nghĩ về cuộc sống. Lá thư sau cùng còn nhắc nhở cô chớ quên buổi hoạt động hội thơ vào cuối tuần này, còn nói bản thân vô cùng mong chờ sự tham gia của cô.
Nếu như không phải đã biết bộ mặt thật của anh ta, không cần mấy phong thư này, thì Chu Kiến Bân luôn tạo cho người khác ảm giác rất có tài năng, dịu dàng, ga lăng. Thơ viết cũng tạm được, văn phong khen ngợi người khác cũng rất nhã nhặn, đôi khi còn xen lẫn vài câu thơ cổ, hoặc trích dẫn thơ ngoại quốc. Nói chung, nó có thể đạt được mục đích khen ngợi và bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình, và không khiến mọi người cảm thấy xấu hổ.
Đến giờ, An Na học theo người khác cầm sổ tay, đến hội trường, bên trong đã có rất nhiều người. Cô đứng ở cửa nhìn vào trong, Chu Kiến Bân vẫn luôn ngóng cô đến lập tức thấy cô, mắt sáng lên, nói với người bên cạnh một tiếng rồi tươi rói ra đón cô, mời cô vào trong ngồi.
Lúc này thi thơ đang rất thịnh hành, các hoạt động mời thi nhân tới cũng toàn người nổi danh, hoạt động tổ chức hết sức thành công. Trong lúc tọa đàm thì hài hước dí dỏm, kết thúc thì nhiều sinh viên tranh nhau được xin thi nhân ký tên lưu niệm.
An Na gập quyển sổ tay lại, nhìn thoáng qua Chu Kiến Bân rồi đi ra ngoài.
Quả nhiên, Chu Kiến Bân đuổi theo, hỏi vì sao cô không xin ký tên lưu niệm. An Na nói quá đông người, không chen vào nổi. Chu Kiến Bân nói nếu cô muốn thì anh ta sẽ xin chữ ký giúp cô.
An Na đưa sổ tay cho anh ta.
Chu Kiến Bân bảo cô chờ, mình thì quay lại. Đúng thật, lát sau đã thấy anh ta chạy lại, nói không chỉ xin được chữ ký, mà con được thi nhân viết hẳn lời bình vào chỗ chữ ký dành riêng cho cô.
An Na vô cùng vui mừng, cứ cảm ơn anh ta suốt.
Chu Kiến Bân nhìn chăm chú vào cô, nói:
– Đừng khách sáo, việc nhỏ mà thôi. Anh và vị thi nhân đó quen biết nhau, quan hệ rất tốt, sau này có cơ hội thì sẽ giới thiệu hai người làm quen.
An Na lại cám ơn anh ta lần nữa, rồi đi.
– Bạn học An Na. – Chu Kiến Bân đuổi theo, – Anh có hai tấm vé nghe nhạc ở Trung tâm âm nhạc nhân dân vào tối mai, anh nghĩ em thích âm nhạc. Nếu rảnh thì đi với anh không?
An Na dừng bước, cười nói:
– Mai là sinh nhật em, em không quen với Bắc Kinh mấy nên hơi buồn bã. Nếu anh rảnh thì mời anh ăn một bữa cơm với em.
Chu Kiến Bân lộ vẻ mừng rỡ, gật đầu.
– Đúng là vinh hạnh cho anh. An Na, anh cầu còn không được ấy. Em muốn ăn ở đâu, để anh mời.
– Em nghe nói nhà hàng Maxim nổi tiếng lắm, có thể đi được không?
An Na nói.
…
Nhà hàng Maxim mới khai trương còn chưa được hai năm, lúc mới khai trương, tin tức còn được đài truyền hình Trung ương đưa tin nữa. Đó là một nhà hàng cao cấp dẫn đầu thế hệ trang trí lộng lẫy đã được mở tại Phố 2, Chongwenmen, Bắc Kinh do người Pháp Pierre Cardin và phía Trung Quốc đã liên kết chi hàng triệu đô la để mở. Vào thời điểm này, người dân Trung Quốc thu nhập mỗi tháng chỉ có vài chục đồng, nên đến nhà hàng Tây này ăn uống là điều khó có thể, phần lớn là người ngoại quốc, hoặc là những người có thân phận. Rất nhiều thị dân bình thường chỉ dám lén lút đến gần nhìn vào trong một chút mà thôi.
Chu Kiến Bân dĩ nhiên cũng biết nhà hàng Maxim, định từ chối không muốn qua đó, bỗng nghe An Na nói thế thì khó xử.
Anh ta cũng sắp du học rồi, dĩ nhiên cũng từng học chút lễ nghi phương tây, nhưng nhà hàng Maxim không phải là nơi mà anh ta có thể chi tiêu được, nghe nói một tách cà phê ở đó đã mất 5 đồng, còn phải thêm 10% phí dịch vụ nữa. Nếu như ăn bữa cơm không có 100 đồng thì đúng là sượng mặt.
– Không tiện đúng không? Em cũng chỉ nói bừa mà thôi, không sao đâu ạ.
An Na định bỏ về.
– Chờ chút.
Chu Kiến Bân cắn răng, gọi cô lại.
Anh ta thành tích luôn ưu tú, năm nào cũng đứng hạng nhất, đều giành được học bổng, mỗi năm được thưởng 100 đồng, giờ vẫn còn. Anh ta định để khi du học thì dùng mua quần áo theo yêu cầu, giờ gặp phải cô gái xinh đẹp mà mình ngưỡng mộ, đối phương dường như cũng có ý với mình, nếu vì tiếc tiền mà bỏ lỡ cơ hội tiến triển với người đẹp, không chỉ mất mặt mà còn thấy tiếc nữa.
– Không thành vấn đề, tối mai anh mời em đến nhà hàng Maxim ăn bữa cơm để chúc mừng sinh nhật em. – Chu Kiến Bân hào phóng nói.
An Na lộ vẻ mừng rỡ, mặt mày rạng rỡ.
– Thật ạ, thế thì tốt quá. Em đã nghe nói đến nhà hàng này rồi, cuối cùng cũng có thể thưởng thức nó. Cám ơn anh.
Bắt gặp ánh mắt tràn ngập vẻ sùng bái của người đẹp thế kia, Chu Kiến Bân không còn thấy tiếc tiền nữa.
Không phải chỉ một trăm đồng thôi sao, so với việc được lọt vào mắt xanh của người đẹp hiếm gặp thì có là gì đâu. Huống chi, anh ta còn có một cô bạn gái có thể cung cấp kinh tế cho anh ta mà.
…
Ngày thứ hai, An Na ăn mặc tỉ mỉ, tóc buông dài, trang điểm nhẹ nhàng, mặc một bộ đồ thời trang cao cấp mua từ Trung tâm thương mại Wangfujing, đi giày cao gót, cầm theo túi đến nhà hàng Maxim trước.
Ba mươi năm sau, nhà hàng Maxim đã mở 10 chi nhánh ở toàn cầu, trước đây lúc An Na du học tại Pari, rất thích bầu không khí và phong cách nghệ thuật của nhà hàng này, thường xuyên tụ tập bạn bè đến đó. Mà lúc này đi vào nhà hàng Maxim thứ hai toàn cầu mở tại Bắc Kinh, vừa đi vào, bầu không khí quý tộc và phong cách nghệ thuật còn nồng đậm hơn cả ba mươi năm sau. Bên trong không chỉ trang trí xa hoa, hơn nữa còn toát lên hơi thở nghệ thuật sâu sắc. Thậm chí còn có bức nhân thể trên tường nhà hàng nữa. Nghe nói lúc khai trương, nhà tư sản từng vì bức vẽ này mà xin phép với Cục văn hóa và cục Công an Bắc Kinh, sau cùng đã được một vị Phó tổng lý giúp đỡ thì mới bảo lưu được nguyên trạng.
Lúc An Na đến, bên trong còn chưa có khách, bữa tối còn chưa bắt đầu. Cô đi thẳng tới quầy lễ tân, đề nghị với nhân viên phục vụ ăn mặc kiểu Tây mình muốn có một chỗ ngồi ở vị trí bí mật. Chọn được chỗ rồi, bởi vì thực sự yêu thích trang trí của nhà hàng mà cô dọc theo hành lang chậm rãi đi dạo. Lúc đi qua một tấm áp phích ban nhạc Rock Qiheban hiện giờ vẫn còn chưa nổi, sau cùng đứng trước một bức thảm vẽ, chợt nghe phía sau có giọng nói:
– Tiểu thư, cô thích bức thảm vẽ này à?
Là một giọng nói nữ thuần hậu ôn hòa.
An Na quay đầu lại, thấy đó là một người phụ nữ tầm bốn mươi năm mươi tuổi, trang điểm đậm, màu son đỏ thẫm, từ phong cách ăn mặc trên người có thể nhìn ra đây là phong cách sang trọng cao cấp rất hi hữu trong nước bây giờ.
Năm tháng đã để lại dấu vết trên người phụ nữ này, nhưng bà mỉm cười đứng đó, cả người lại toát lên một khí chất nghệ thuật gia, lại như một bà chủ của mỹ viện Pháp vậy.
– Vị này là Tống, Tổng giám đốc nhà hàng chúng tôi.
Bồi bàn giới thiệu.
Người phụ nữ này tốt nghiệp Học viện nghệ thuật Trung ương, thập niên 50 được Tổng lý phê chuẩn trở thành người vì kết hôn mà được cấp giấy phép đặc cách xuất ngoại, đầu thập niên 80 trở về Trung Quốc và trở thành đại diện của Pierre Cardin tại Trung Quốc, được người trong giới xưng là Tống nữ sĩ, khi mà hầu hết mọi người Trung Quốc vẫn không thể biết thời trang là gì, quần áo may sẵn cao cấp và thời trang cao cấp là gì thì không thể nghi ngờ bà là nhân vật dẫn đầu thời trang Bắc Kinh.
Vì khoảng cách tuổi tác, An Na chưa từng nghe đến đại danh của vị nữ sĩ này, nhưng có thể trở thành tổng giám đốc của nhà hàng Maxim nói vậy cũng không phải nhân vật bình thường.
– Đúng ạ. – An Na mỉm cười đáp, – Bức thảm vẽ treo tường này mang phong cách bậc thầy Marin Varbanov mạnh mẽ nhưng kỳ lạ là, cháu lại chẳng thấy có gì liên quan đến ông ấy cả.
Tống nữ sĩ nở nụ cười, ánh mắt hơi lóe sáng.
– Ánh mắt cháu khá lắm. Cháu nói không sai, đây là tác phẩm tác phẩm của Marin. Lúc nhà hàng khai trương ông ấy đã tặng cho tôi. Ông ấy cũng là chồng tôi, tên tiếng Trung của ông ấy là Vạn Mạn.
– Ôi trời ơi!
An Na không kìm nén nổi bật thốt lên.
Valbanov chết ở Bắc Kinh vào cuối những năm 1980. Giống như hầu hết các nghệ thuật gia, khi chết đi, giá trị và đánh giá của tác phẩm ngay lập tức tăng lên.
Lúc cô du học ở Pháp, giáo sư rất tôn trọng Varbanov. Bị ảnh hưởng bởi điều này, An Na cũng rất quen thuộc với các tác phẩm của Valbanov, cũng rất thích phong cách cá nhân mạnh mẽ này.
Không thể ngờ được rằng, mình lại ở đây gặp được vợ của vị đại sư nghệ thuật Trung Quốc này.
– Tiểu thư, cháu cũng biết chồng tôi à?
Phản ứng của An Na làm cho Tống nữ ngạc nhiên.
Hôm nay vừa hay bà tới nhà hàng có chút việc, lúc đi ra, trông thấy một cô gái trẻ tuổi đoan trang đứng trước tác phẩm của chồng mình thì nhất thời nổi hứng đi tới bắt chuyện. Không ngờ đối phương chẳng những nhận ra tác phẩm chồng mình, hơn nữa còn có vẻ rất quen thuộc nên khó tránh khỏi rất kinh ngạc. Mặc dù Varbanov nổi tiếng trong thế nghệ thuật hiện đại ở nước ngoài, nhưng hầu hết mọi người ở Trung Quốc lại chưa bao giờ nghe đến tên của ông.
– Dạ vâng ạ, đương nhiên cháu biết. – An Na nói, – Ông ấy là người Bulgaria, từng sống ở Pháp một thời gian dài. Ông được biết đến như là người chiến đấu của nghệ thuật treo tường hiện đại và là người tiên phong của nghệ thuật treo tường hiện đại. Không chỉ cháu, mà các giáo sư bọn cháu hết sức tôn sùng tác phẩm của ông.
– Cháu từng ở nước ngoài à?
– Vâng ạ. Cháu là An Na, từng sống và học ở Mỹ, Pari rồi ạ.
Đối với Tống nữ sĩ cũng từng du học, An Na dĩ nhiên không có gì e dè cả.
Tống nữ sĩ dùng ánh mắt ngạc nhiên thoáng đánh giá An Na,
– Quá khen rồi.
Sau cùng bà mỉm cười nói,
– Cám ơn cháu đã tôn sùng tác phẩm của chồng tôi. Cuối cùng chỗ tôi có tổ chức một lễ hội thời trang nhỏ, khách mời đều là những người bạn thân thiết, lúc đó chồng tôi cũng tới. Nếu cháu có hứng thú thì hoan nghênh cháu tới tham gia. Đây là danh thiếp của tôi.
Tống nữ sĩ lấy danh thiếp ra.
An Na nhận bằng hai tay.
– Cám ơn cô, cháu rất vinh hạnh ạ, cháu nhất định sẽ tới.
Tống nữ sĩ gật đầu:
– Lúc đến cháu cứ báo tên tôi là được, tôi sẽ ra đón cháu.
Nói cho An Na tên của mình xong, lại liếc cô, – Đi cùng bạn tới à?
– Vâng ạ. Chiều rảnh rỗi nên cháu tới sớm một chút. – An Na đáp.
Tống nữ sĩ gật đầu, dặn bồi bàn mang tới cho An Na một ly cà phê, ghi vào sổ của mình.
– Vậy tôi đi trước, mong cuối tuần được gặp cháu, An Na tiểu thư. Chúc cháu có một bữa cơm vui vẻ.
– Cám ơn cô.
An Na nhìn theo Tống nữ sĩ rời khỏi, cất tấm danh thiếp lan tỏa mùi thơm nhẹ nhàng đi, ngồi vào chỗ của mình, đặt túi bên cạnh.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT