Với những tấm hộ chiếu cướp được, Sohraj dễ dàng đi lại giữa các nước. Tại Hong Kong, Sohraj gặp một cặp đôi sinh viên Hà Lan là Henk Bintanja và Cornelia Cocky Hemker đang du lịch vòng quanh Đông Nam Á. Tự giới thiệu là doanh nhân kinh doanh đá quý, Sohraj hào phóng bán cho Cornelia chiếc nhẫn đá quý của mình với giá rẻ và còn mời đôi tình nhân ghé qua nhà mình ở Bangkok rồi sẽ đưa họ ra sân bay.
Tại đây, 2 du khách Hà Lan bị ốm một cách đầy khó hiểu. Chuyến bay bị hoãn lại. Sohraj dưới vỏ bọc là người bạn doanh nhân tỏ ra ân cần chăm sóc họ nhưng cũng không quên cất “hộ” toàn bộ tài sản có giá trị và hộ chiếu của họ.
Một đêm, Henk and Cocky được đưa ra khỏi căn nhà hộ dù đang ốm đau. Không lâu sau, chỉ có Sohraj và Ajay trở về với mùi xăng nồng nặc và người bám đầy bụi bẩn. Lúc này, các thành viên khác trong gia đình bắt đầu cảm thấy nghi ngờ.
Ngay ngày hôm sau, báo chí Bangkok đưa tin 2 khách du lịch bị cướp và bị bóp cổ chết trước khi bị tẩm xăng đốt cháy. Cảnh sát không tìm thấy bất cứ giấy tờ tùy thân nào trên người họ.
Có hộ chiếu của Henk trong tay, Sohraj giấu “gia đình” một mình lang thang tới Nepal. Tại đây, một cặp du khách phương Tây khác lại trở thành con mồi ngon của kẻ sát thủ máu lạnh. Anh chàng Laddie DuParr đến từ Canada trong khi Annabella Tremont là một cô gái người Mỹ. Hai người tình cờ gặp nhau ở Nepal và nhanh chóng trở nên thân thiết.
Một thời gian ngắn sau đó người ta tìm thấy thi thể một người đàn ông bị thiêu chết giữa cánh đồng, trên người còn nhiều vết dao đâm. Trong khi cảnh sát địa phương đang loay hoay xác định danh tính nạn nhân thì xác của Annabella được tìm thấy cách đó không xa. Cô bị đâm nhiều phát vào ngực cho tới chết.
Manh mối đầu tiên được xác định càng làm vụ án rối thêm. Hải quan thông báo một người đàn ông có tên Laddie DuParr rời Nepan ngay sau cái chết của Annabella. Biết được mối quan hệ thân thiết giữa 2 người, cảnh sát nhận định chính DuParr ra tay giết cô bạn gái mới quen và tẩu thoát khỏi Nepan.
Cảnh sát Nepal không thể ngờ lại rơi vào bẫy của Charles Sobhraj bởi thi thể người đàn ông mà cảnh sát đang tìm danh tính mới chính là Laddie DuParr.
Sử dụng hộ chiếu của chính nạn nhân, Sobhraj ung dung rời Nepal. Hắn tới Bangkok, rồi lại sử dụng một hộ chiếu khác của Henk Bintanja quay lại Nepal ngay ngày hôm sau nhằm đánh lạc hướng điều tra của cảnh sát.
Bị đàn em bán đứng
Cùng thời điểm này, ở Thái Lan, Dominique, Yannick và Jacques tìm thấy hộ chiếu của hàng loạt những du khách xấu số từng gặp Sobhraj trong căn hộ. Chắp nối các sự việc với nhau và nhận ra rằng họ đang ở nhà của một tên giết người hàng loạt chứ không đơn thuần là một kẻ trộm như họ vẫn nghĩ.
Cả ba người đều rất sốc bởi họ hợp tác với Sobhraj để cướp của và buôn lậu chứ không phải để giết người. Ngay lập tức, cả 3 vội bỏ trốn về Paris, không quên khai báo toàn bộ vụ việc cho cảnh sát.
Với thông tin có được sau khi thẩm vấn Dominique, Yannick và Jacques về “sát thủ bikini” Sobhraj, cảnh sát Thái Lan đã tiến hành một cuộc điều tra nhưng lại bỏ sót nhiều chi tiết quan trọng.
Đại sứ quán Hà Lan tại Thái Lan đã cương quyết muốn điều tra toàn diện vụ việc này vì nó có liên quan đến công dân Hà Lan. Theo nhà ngoại giao Herman Knippenberg, tất cả những nạn nhân xấu số đều có chung một điểm là trước khi chết, họ đều gặp gỡ, ăn uống, đi chơi với vợ chồng Sobhraj.
Tuy nhiên, việc thay đổi nơi ở liên tục khiến các nhà điều tra phải mất nhiều thời gian, công sức tìm hiểu qua những khách du lịch, những người lái taxi, xe tuk tuk, mới có được địa chỉ căn hộ nơi vợ chồng Sobhraj đang cư trú. Khám xét căn hộ, Knippenberg và cảnh sát phát hiện khá nhiều bằng chứng về việc Sobhraj liên quan đến những vụ giết người. Đó là hộ chiếu của một số nạn nhân cùng các giấy tờ liên quan đến họ như vé máy bay, thư từ, hình ảnh. Bên cạnh đó, ông Knippenberg còn tìm thấy một lượng lớn thuốc ngủ và bột chứa chất độc.
Thời điểm xảy ra vụ khám xét, vợ chồng Sobhraj cùng Ajay đang ở Singapore. Lúc trở lại Bangkok và lúc xuống taxi để đi bộ vào nhà thì bất ngờ một đứa bé hàng xóm đã báo cho Sobhraj biết việc có cảnh sát đến nhà.
Không ngờ lại bị đàn em tố cáo, Sobhraj lập tức quay lưng bỏ trốn và lại tiếp tục một cuộc hành trình mới sau khi danh tính đã bị lộ. Tuy nhiên, hành trình lần này không hề suôn sẻ như những lần trước đó.
Sa lưới
Sau khi trốn thoát trong gang tấc, bộ ba Sobhraj cùng vợ và Ajay tìm cách qua biên giới để sang đất Malaysia. Tại Kuala Lumpur, theo lệnh Sobhraj, Ajay đã nhiều lần đột nhập vào các cửa hàng đá quý để ăn trộm.
Vào ngày cả ba chuẩn bị lên máy bay sang Geneva, Thụy Sĩ, Sobhraj yêu cầu Marie ra sân bay trước còn mình và Ajay sẽ đến sau. Khoảng 2 tiếng sau, họ gặp lại nhau theo đúng kế hoạch, chỉ khác là Sobhraj đi một mình. Kể từ đó, không một ai biết tung tích về trợ thủ đắc lực của Sobhraj.
Tiêu thụ xong phần lớn số hàng do Ajay trộm được, tháng 7/1976, Sobhraj cùng vợ đi Bombay, Ấn Độ. Tại đây, họ lên kế hoạch xây dựng một “gia đình” mới. Họ dắt về 2 phụ nữ phương Tây bị lạc đường là Mary Ellen và Barbara. Cả 4 cùng lên đường tới Delhi để thực hiện một âm mưu mới.
Nạn nhân đầu tiên của băng nhóm Sobhraj là một thanh niên người Pháp tên Jean Luc Solomon. Vẫn bằng cách pha thuốc ngủ vào rượu để cướp tài sản nhưng do pha quá liều, Solomon ngộ độc chết.
Đến cuối tháng 7/1976, tại New Delhi, "gia đình" Sobhraj lừa một nhóm sinh viên Pháp bằng cách giới thiệu mình là những hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. Do tin tưởng, nhóm sinh viên này đã nhờ Sobhraj đưa đi thăm thú nhiều nơi. Một buổi chiều, trước bữa ăn tại khách sạn Vikram, Sobhraj đưa cho mỗi sinh viên một viên thuốc, nói là thuốc ngừa bệnh kiết lị vì điều kiện ăn uống ở Ấn Độ không bảo đảm vệ sinh.
Tuy nhiên, có 3 sinh viên chỉ giả bộ uống rồi khi nhìn thấy bạn bè mình lần lượt ôm bụng quằn quại, họ đã xông vào túm chặt lấy Sobhraj, lôi anh ta đến đồn cảnh sát. Khi bị thẩm vấn, hai cô gái người Mỹ nhanh chóng thú nhận âm mưu cướp tài sản của Sobhraj đồng thời khai luôn về vụ đầu độc Jean Luc Solomon.
Kế hoạch hoàn hảo nhằm thoát án tử
Việc hỏi cung hoàn tất, Sobhraj, Marie, Barbara Smith và Mary Ellen Eather bị đưa đến nhà tù Tihar ở New Delhi chờ ngày xét xử. Sobhraj lĩnh án 12 năm tù giam về tội cướp thay vì phải chịu hình phạt treo cổ bởi những chứng cứ buộc tội anh ta giết Solomon không rõ ràng.
Khi Sobhraj ở tù tại Ấn Độ thì ở Thái Lan, cảnh sát Thái Lan và Đại sứ quán Hà Lan vẫn kiên nhẫn điều tra. Hai năm sau đó, họ đã có đủ bằng chứng về việc băng nhóm Sobhraj giết 2 người Israel và 2 người Hà Lan cùng 1 cô gái Mỹ và 1 thanh niên Pháp. Theo kế hoạch, Sobhraj sẽ bị dẫn độ về Thái Lan xét xử khi mãn hạn tù ở Ấn Độ.
Điều này đã khiến Sobhraj mất ăn mất ngủ bởi khi về Thái Lan, kẻ giết người hàng loạt phải đối mặt với án tử hình. Tháng 3/1986, khi đã ở tù được 10 năm, Sobhraj tổ chức một bữa tiệc hoành tráng, chiêu đãi toàn bộ lính gác và bạn tù nhưng thức ăn được bỏ thuốc ngủ. Lúc tất cả đã vật vã dưới tác dụng của thuốc, Sobhraj mở cửa nhà giam bước ra.
Hai ngày sau, tên tội phạm cố tình để mình bị bắt trở lại nhằm kéo dài thời gian ở tù vì theo luật Thái Lan, một vụ trọng án sau 20 năm mà vẫn không bắt được thủ phạm thì sẽ hết thời hiệu truy cứu hình sự. Không nằm ngoài dự tính, vụ trốn trại mang lại cho Sobhraj thêm 10 năm tù giam, tổng cộng là 22 năm.
Ngày 17/2/1997, lúc đã 52 tuổi, Sobhraj được trả tự do và được cho phép về Pháp.
Sobhraj sống thoải mái ở ngoại ô Paris với số tài sản khá lớn, là tiền kiếm được từ những lần trả lời phỏng vấn, viết hồi ký và bán bản quyền làm phim. Điều này đã khiến nhiều người, đặc biệt là gia đình các nạn nhân cảm thấy phẫn nộ.
Thế nhưng, người tính không bằng trời tính, Sobhraj sẽ sống một cuộc sống vui vẻ đến cuối đời nếu không có lần vô tình quay lại Nepal, nơi anh ta đã giết người thanh niên Canada là Laurent Carriere và cô gái người Mỹ Connie Bronzich.
Chính tại nơi này, công lý đã được thực thi.
Ngày 17/9/2003, Sobhraj đi nghênh ngang trên đường phố ở thủ đô Kathmandu như những du khách bình thường khác. Tên tội phạm cứ nghĩ rằng sẽ không ai có thể nhận ra mình. Thế nhưng, điều hắn không ngờ tới nhất đã xảy ra khi một nhà báo tình cờ nhìn thấy. Từng là người theo dõi vụ án này trong nhiều năm về trước, nhà báo lập tức nhận ra kẻ giết người hàng loạt năm xưa và đã bí mật báo cho cảnh sát.
Hai ngày sau, Sobhraj bị bắt lúc đang đánh bài trong casino của một khách sạn với cáo buộc dùng hộ chiếu giả khi vào Nepan năm 1975. Tuy nhiên, lý do cảnh sát bắt Sobhraj thực ra là để thẩm vấn về vụ giết hai khách du lịch là Connie Jo Brinzich, người Mỹ và bạn trai Laurent Ormond Carrierre, người Canada. Xác hai nạn nhân được phát hiện năm 1975 trên một cánh đồng trong tình trạng cháy đen.
Mùa hè năm 2004, Sobhraj bị xét xử và tuyên án phạm tội giết người với án tù chung thân và bị tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân. Sobhraj bị sốc vì không tin những gì đang xảy ra với mình, sau những nỗ lực tưởng chừng đã thoát tội. Với lý do tòa kết án không có bằng chứng và nhân chứng, hắn lập tức kháng cáo.
Trong lúc làm thủ tục kháng cáo, Sobhraj lại tìm cách vượt ngục vào tháng 11/2004. Hắn dùng máy tính xách tay, điện thoại không dây và điện thoại di động để viết thư điện tử cho một người bạn nhờ mua hộ một hợp chất hóa học khiến con người mất ý thức. Hắn định dùng hợp chất này để hạ gục lính gác và trốn thoát. Tuy nhiên, âm mưu của hắn không thành công như những lần trước đó.
Cuối năm 2007, luật sư của Sobhraj gửi một bản thỉnh nguyện thư đến tổng thống Pháp là ông Nicolas Sarkozy, đề nghị Chính phủ Pháp can thiệp với Chính phủ Nepal, phóng thích Sobhraj vì lý do nhân đạo bởi lẽ anh ta đã ở tù Ấn Độ suốt 22 năm nhưng thỉnh nguyện thư bị từ chối. Ngày 30/7/2010, Tòa án tối cao Nepal bác đơn kháng cáo của Sobhraj đồng thời bổ sung hình phạt về hành vi sử dụng hộ chiếu giả.
Tên tù nổi tiếng
Bản án cuộc đời tạm khép lại, Sobhraj sẽ phải dành hết quãng thời gian còn lại của mình trong nhà tù. Tuy nhiên, không vì đó mà hắn ngừng nổi tiếng. Những câu chuyện của hắn thu hút nhiều nhà báo và ngay cả những nhà làm phim vào trại giam gặp anh ta với những cuộc phỏng vấn chỉ kéo dài 30 phút nhưng Sobhraj bỏ túi 2.000USD.
Giới truyền thông đặt biệt danh cho Sobhraj là "người rắn" vì dù bị giam ở nơi nào, kẻ giết người hàng loạt cũng luồn lách trốn thoát được. Hàng loạt các hãng làm phim, nhà xuất bản và các cơ quan báo chí tìm đến để xin viết về cuộc đời tội phạm có một không hai của hắn. Từ một tên tội phạm nguy hiểm, Sobhraj trở thành người nổi tiếng và sống cuộc sống sung túc, giàu có ngay trong nhà tù Nepal.
Năm 2008, Sobhraj một lần nữa gây sốc với giới truyền thông khi bất ngờ tuyên bố đính hôn với một phụ nữ người Nepal mới 23 tuổi tên là Nihita Biswas. Cô gái trẻ hoàn toàn biết về thân phận của kẻ thủ ác nhưng vẫn một lòng kết hôn với Sobhraj.
Tuy nhiên, cho tới tận bây giờ, Sobhraj vẫn hối hận với quyết định quay lại Nepal của mình để rồi bị bắt. Còn với những người thân của các nạn nhân, tuy họ chờ đợi một bản án nghiêm khắc hơn án chung thân nhưng dù sao, việc cách ly tên tội phạm với thế giới bên ngoài cũng là một niềm an ủi với những mất mát to lớn của họ.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT