Thời trẻ, lão Đàm và vợ sống tại một trấn nhỏ ở Hải Châu, thời kỳ cải cách mở cửa, lão Đàm ra biển buôn bán. Mãi tới tận đầu thập niên chín mươi, ông ta bắt đầu cái nghề nguy cơ cao lợi nhuận lớn này.

Khi ấy, kinh doanh xuất nhập khẩu không dễ dàng như vậy, doanh nghiệp tư nhân không có quyền làm xuất nhập khẩu, hết thảy cũng chỉ có thể dựa vào doanh nghiệp nhà nước. Buôn lậu còn có thể bị kết án tử hình. Lão Đàm nổi lên trong những năm ấy, tìm kiếm sự phú quý trong nguy hiểm, ông ta thành thạo giữa chính phủ và doanh nghiệp nhà nước.

Ánh mắt của lão Đàm sắc bén, học vấn cao. Khác với người thường, ông ta có thể nhận biết được động thái của chính phủ ngay từ thời gian đầu. Cuối thập niên chín mươi, ông ta nhanh nhạy phát hiện con sóng ngầm trong chính phủ đã khởi động, lập tức ngừng tay, tuyên bố "cáo lão hồi hương". Ông ta đem bán gia sản quyên góp cho sự nghiệp công ích, giành được danh tiếng thơm. Từ đó trở đi "cởi giáp về vườn", được người người kính trọng yêu mến. Nhưng không biết sau màn, ông ta lật tay là mây, phủ tay là mưa, mười ngón tay nắm sợi dây, chơi đùa thành phố Hải Châu này như chơi rối gỗ.

Đối với thân phận của người trước mặt này, Hà Châu dường như không hề quá kinh sợ, có lẽ anh sớm đã đoán có loại tình hình huống này. Hai người Giang Binh và Đàm Đông Niên, hành động của họ kỳ quặc thế kia, ông chủ sau màn rốt cuộc là ai? Người nào có thể khiến Tôn Địch cũng liên đới trong đó, cuối cùng nhếch nhác chạy trối chết. Người nào có thể ẩn núp giữa ban ngày ban mặt, làm cho Mai Đình Sơn nhọc lòng cũng không nhìn ra kẻ địch chân chính? Nghĩ tới nghĩ lui chỉ có Đàm Đông Niên đang sắm vai nhân vật khiến người ta khó hiểu. Hà Châu từng suy đoán anh ta và ông chủ có quan hệ gắn bó chặt chẽ, chẳng qua trăm nghĩ ngàn nghĩ, Hà Châu quả thực không dự đoán được, "ông chủ" ấy vậy mà là ông già khoảng sáu mươi tuổi này. Sau khi nghe đối phương nói ra hai chữ "lão Đàm", rốt cuộc Hà Châu đã giải được câu đố.

Tuy nhiên, anh không có thời gian ôn chuyện xưa mà vào thẳng vấn đề: "Lão Đàm, tôi mới nhận được tin, Tôn Hồi đã biến mất!"

Lão Đàm "Ờ" một tiếng, liếc nhìn Ngô Văn Đạt đang đứng ngoài cửa, ra hiệu cho gã

đóng cửa vào.

Cánh cửa dần dần khép lại. Lão Đàm kéo tấm rèm cửa sổ tối màu ra, trong phòng sáng sủa. Ông ta chắp hai tay sau lưng đứng cạnh cửa sổ và hỏi Hà Châu: "Phải rồi, sao cậu biết tôi ở đây?"

Hà Châu hít một hơi thật sâu, chỉ đáp: "Lão Đàm, không bằng trả lời câu hỏi của tôi trước đã nhỉ?"

Lão Đàm mỉm cười: "Câu cậu vừa nói ra là câu hỏi à?"Ông ta thở dài một hơi, lắc đầu: "Ban nãy tôi còn bảo cậu có bản lĩnh hơn Hà Châu, trầm lắng. Bây giờ mới hai phút xem ra tôi phải thu hồi lại lời lúc trước. Anh em hai người, trên một số phương diện nào đó không khác gì nhau. Chẳng qua là một phụ nữ thôi mà..."

Lão Đàm chầm rãi đi về phía bàn, nhấc chén trà lên đưa tới bên miệng nhấp một hớp, "soạt" một tiếng, hơi nhíu mày: "Lạnh rồi!"

Hà Châu hít sâu một hơi rồi nói: "Ấm đại hồng bào kia của tôi vẫn còn nóng. Con người lão Đàm tinh tế như vậy, chắc hẳn sẽ không giả vờ dùng tay người khác để pha ấm trà này. Thậm chí ngay cả dụng cụ cũng là một bộ tốt nhất."

Quả thực là một bộ, dụng cụ trong gian phòng kia giống hệt dụng cụ trong gian phòng này, chất liệu tuyệt đối không phải thứ nhà hàng tư nhân có thể có. Dưới ánh sáng chiếu rọi, Hà Châu không đi nghiên cứu tướng mạo của lão Đàm mà hết sức chăm chú vào chén trà trên tay ông ta.

"Bạn của tôi vừa mới hô to một tiếng, lão Đàm đã vô thức quay đầu."

Đó là một loại bản năng, tiếng hét thình lình vang lên ngoài phòng, bất cứ ai cũng cũng không khỏi nhìn theo âm thanh ấy. Sự kiềm chế của lão Đàm cực tốt, chẳng qua ông ta chỉ có động tác hơi hếch đầu nhưng đã thu lại tư thế ngay trong khoảng khắc đầu tiên. Song, vẫn có thể để Hà Châu chộp được. Ai bảo Hà Châu mất kiên nhẫn, cho dù mất kiên nhẫn anh cũng có thể quan sát hết tất cả trong giây phút vô cùng sốt ruột ấy, thứ sắc bén này không thua kém lão Đàm lúc trẻ.

Lão Đàm vui vẻ nói: "Khá lắm, khá lắm! Vừa rồi chúng ta hình như đang nói tới Tôn Hồi? Sự tình đã trở nên phức tạp, liên lụy đến cô bé ấy cũng là bình thường." Ông ta nở nụ cười: "Đầu tháng, bên ngoài sân bay con trai tôi còn tưởng Tôn Hồi sẽ có nguy

hiểm gì, đã làm ra hành động hấp tấp và lỗ mãng. Kỳ thực nó cũng không hiểu tôi lắm. Tạm thời tôi không cần phải làm những chuyện này, nhưng có người đang nóng vội e rằng sẽ mất đi lý trí. Cậu bảo sao?"

Lúc này, Mặt Trời đã lặn, không lâu nữa, màn đêm sắp sửa buông xuống, ban ngày sắp bị giấu đi.

Thẩm Khiết vội vã chạy tới, vừa xuống xe thì cảm thấy xung quanh lạnh lẽo đến buốt xương. Rõ ràng mới vào thu nhưng lại hệt như có hơi thở lạnh giá của mùa đông. Cô nàng phát hiện mình căn bản không làm sao để đối diện với Hà Châu, chỉ có thể rũ mắt, dè dặt mở miệng: "Ban nãy tôi và Hồi Hồi ra khỏi trường học, mới đi tới cổng thì thấy một người đàn ông trung niên đang đợi ở đó, là... là bố của Tôn Hồi!"

Hà Châu sầm mặt.

Khi ấy, Tôn Hồi đang bất ngờ, cô nhìn người bố có phần xa lạ đối diện, trong lòng không biết là mùi vị gì. Oán hận sớm đã không còn, sự không nỡ cũng sớm đã cởi bỏ. Nay gặp lại, cô chỉ có ngạc nhiên.

Thoạt đầu bố Tôn hơi xấu hổ, ngâm nga một chốc mới lên tiếng: "Theo bố về nhà ăn bữa cơm. Mẹ con nhớ con!"

Tôn Hồi đã không phải cô bé cứ cố chấp phụ thuộc vào gia đình trước đây nữa. Giờ gia đình của cô là Hà Châu. Nghe câu mời đột ngột này, Tôn Hồi đã không còn tí tẹo cảm xúc, chỉ nhíu mày đáp: "Anh Châu đang đợi con!"

Lại lôi "anh Châu" ra. Bố Tôn bực bội phỉ toẹt một tiếng, trừng mắt nhìn Thẩm Khiết đứng bên cạnh, lên mặt làm cha: "Mày bớt đem cái thằng anh Châu ra hù bố đi. Bố là bố mày, mày không về nhà cùng bố còn muốn đi đâu." Ngừng một lát, ông ta lại khẽ ho một tiếng: "Được rồi! Mẹ con thật sự nhớ con. Mấy ngày trước bà ấy đổ bệnh, chị con lại ở bên ngoài không chịu về nhà. Suy cho cùng, tuổi tác bà ấy đã cao, lần này bệnh cũng không biết khi nào mới có thể khỏe lại. Con...con..." Ông ta nghiến răng, đỏ mặt nói: "Con muốn trách thì trách bố. Mẹ con có gì đâu. Bà ấy vẫn thương con mà. Hồi Tết, dăm ba ngày khóc lóc cứ bảo nhớ con. Bây giờ con về nhà thăm bà ấy tí, chẳng lẽ bố mẹ còn có thể ăn thịt con sao. Thăm xong thì con quay lại cho bố, bố mừng đến nỗi trong nhà chẳng có ai yên tĩnh ấy à."

Tôn Hồi không biết nên tin lời bố Tôn không. Cơ mà chẳng có lý gì ông tự dưng tới

biên tập một câu chuyện như vậy. Nhưng, nếu là thật, đây tuyệt đối không phải phong cách của bố Tôn, thấp giọng nhỏ nhẹ chỉ vì xin cô về nhà thăm mẹ. Điều này lạ lắm, không lẽ muốn lừa cô về nhà để bán lần nữa sao?

Trong lòng Tôn Hồi thoáng run lên, vừa muốn lắc đầu từ chối liền thấy bố Tôn mất kiên nhẫn, tức giận: "Mày cứng cáp lông cánh rồi, ngay cả bố mẹ cũng không nhận hả? Bao năm nuôi không mày thế kia, để mày chạy theo cái thằng ất ơ...." Ông ta hét

to, gân cổ đỏ mặt chửi mắng, căn bản chẳng bận tâm tới ánh mắt tò mò của những người qua lại.

Nhưng da mặt Tôn Hồi không dày đến thế. Xung quanh toàn là giáo viên và bạn học quen thuộc. Tôn Hồi không chịu nổi sự tra tấn ấy của bố Tôn, cô còn muốn thi nghiên cứu sinh, còn muốn cạnh tranh ứng tuyển làm phụ đạo viên của trường học. Tôn Hồi cuống lên bảo: "Được rồi, con đi theo bố. Bố đừng nói nữa!"

Ai dè cô vừa dứt lời, bố Tôn liền lôi cô một phát, giơ tay ra để bắt xe.

Vốn Tôn Hồi chỉ định đi theo lấy lệ, trên đường thừa cơ trốn thoát, về nhà tìm Hà Châu tới giải quyết, chí ít không thể để chuyện ầm ĩ trước cổng trường. Phải cái, bố Tôn lại rộng rãi như vậy, tính gọi cả taxi. Thế này là cô lỡ mất cơ hội rồi, đành miễn cưỡng ngồi lên xe. Thấy bố Tôn muốn đuổi Thẩm Khiết đi, Tôn Hồi lại vội nói: "Cô ấy không thể đi. Cô ấy là người Hà Châu cử tới trông coi con!"

Lão đại xã hội đen phái người giám sát cô vợ nhỏ. Bố Tôn biết lúc trước Tôn Hồi không tình nguyện thì cũng tin là thật, nhất thời cũng không dám đẩy Thẩm Khiết ra.

Trên đường, Tôn Hồi càng nghĩ càng cảm thấy sai sai, chỉ thấy bố Tôn tỏa ra mùi cổ quái khắp nơi. Con người ông ấy, sao có thể vì mẹ Tôn nhớ nhung con gái mà chạy tới cầu xin? Còn nữa, bất kể Tôn Hồi có muốn thừa nhận hay không thì có một sự thực là: nếu mẹ Tôn thật sự nhớ nhung thì cũng là nhớ nhung Tôn Địch thôi.

Vì thế Tôn Hồi lên tinh thần cảnh giác. Xe taxi vừa chạy ra khỏi phạm vi trường học, cô lập tức bảo tài xế dừng xe. Bố Tôn nào có thể cho phép, bèn tranh cãi với Tôn Hồi, vung nắm đấm muốn dạy dỗ cô. Thẩm Khiết liền ra tay bảo vệ Tôn Hồi. Tài xế kinh hãi kêu "Ấy, ấy!", kế tiếp mau chóng rút di động nói sẽ báo cảnh sát. Cuối cùng, bố Tôn lớn tiếng bảo thẳng: "Hiện tại sắp chia tài sản của cô Hai mày, trong di chúc nói rằng có phần của mày. Mày theo bố về một chuyến. Bố bảo đảm về sau không sao hết!" Thậm chí ông ta mời tài xế taxi làm chứng, lấy chứng minh thư để đối phương

ghi lại. Ba lần bốn lượt cam đoan: "Bố là bố con, không lẽ bố còn có thể hại con? Nếu không bố viết cho con cái giấy, chỉ lần này thôi. Con về với bố một chuyến. Phần tài sản đó thuộc về bố, sau này bố cam đoan không tới tìm con nữa. Nếu con nhớ nhà, con vẫn có thể về mà. Được chưa?"

Tôn Hồi quả thực dở khóc dở cười, đã cạn lời để nói với bố Tôn. Cô tức đến nỗi phập phồng lồng ngực, nhưng vừa nghĩ đến tính khí của bố Tôn, sau này chắc chắn sẽ lằng nhằng, chi bằng cứ cho ông ta lấy phần tài sản thừa kế là xong.

Hà Châu lẳng lặng nghe Thẩm Khiết kể lại. Từ đầu chí cuối, trên mặt anh không bộc lộ cảm xúc. Bấy giờ Thẩm Khiết đã hơi hơi bình tĩnh. Cô nàng nuốt nước bọt, nói tiếp: "Đúng là chia tài sản. Một nhà già trẻ lớn bé đều sống tại khu giáp ranh thành phố với nông thôn kia. Họ bảo tôi là người ngoài, không cho tôi vào. Về sau tôi nghe thấy bên trong quá ầm ĩ, chắc không thương lượng ổn thỏa việc chia chác tài sản. Lúc tôi đẩy cửa vào thì thấy Tôn Hồi vẫn ở đó. Đợi đến hơn năm giờ rưỡi, bọn họ bàn bạc chuyện ăn cơm tối. Cả đám người ồn ào. Tôi nhìn lại một cái đã không thấy Tôn Hồi nữa. Tôi vội hỏi những họ hàng của cô ấy, họ đều mơ mơ hồ hồ, căn bản không biết xảy ra chuyện gì!"

Bố Tôn đích thực biết chuyện gì đã xảy ra. Lúc này ông còn đang ở đó cân nhấc, trên tay cầm mấy vạn tệ của cô Hai Tôn Hồi và nói với mẹ Tôn rằng: "Kỳ lạ thật! Quay đầu một cái thì đã không thấy người!"

Bốn anh chị em họ, cộng thêm mấy bà thím và ông dượng của Tôn Hồi, với cả đám anh chị em họ, tề tịu cả trong căn nhà bé tí kia. Bởi vì trong nhà thường xuyên không có người ở nên đèn đóm đã hỏng, không đủ ánh sáng, một mảng tối om. Thoạt đầu mọi người còn phàn nàn sao cứ phải chia tài sản ở chỗ này. Có điều nhìn vào món tiền cũng chẳng ai đánh tiếng.

"Không phải gặp ma đấy chứ? Bà biết chị Hai chết ở đấy mà. Năm đầu vẫn có hàng xóm bảo trong nhà có bóng đen suốt thôi."

Mẹ Tôn vỗ mạnh ông ta một phát: "Nói vớ vẩn gì đó. Ông thấy tiền sáng mắt, ngay cả con gái đi đâu cũng không biết!"

"Bà thì biết đấy, bà thương con gái gớm!" Bố Tôn khinh thường nói: "Bà nghĩ trong mắt con ranh ấy còn có chúng ta hả? Tôi bảo với nó bà sắp chết rồi mà nó cũng không chịu về!"

Mẹ Tôn lập tức phỉ toẹt một tiếng, đang định mở miệng mắng bố Tôn thì đột nhiên thấy ngoài cửa kính đông nghịt. Cả chục người bỗng nhiên kéo tới, người nào người nấy cao lớn vạm vỡ, vẻ mặt lạnh te. Người đàn ông dẫn đầu mặc một bộ âu phục thoải mái, nện mạnh bước chân vào cửa, vóc dáng cao lớn dường như có thể phá vỡ cái nhà nghỉ ba sao nho nhỏ này. Hơi thở âm u xộc tới.

Nhà nghỉ ba sao nằm gần trạm xe phía Đông thành phố này hiếm khi đón tiếp người như vậy.

Sau nửa tiếng, từng khách trọ trong nhà nghỉ bị đuổi đi, cửa kính tầng dưới khép chặt, tắt đèn nghỉ kinh doanh. Bốn người đàn ông đang canh giữ bên ngoài. Một căn phòng

ở tầng trên cũng có bốn người đàn ông đang đứng trông chừng. Trong phòng, một người đàn ông và một người phụ nữ, mỗi người đứng một bên giường. Hà Châu ngồi cuối giường, hai tay chống lên đùi, hơi khom người. Anh nhìn bố Tôn và mẹ Tôn đã sợ tới mềm nhũn bằng vẻ mặt không chút cảm xúc. Qua một chốc, anh mò vào trong túi, bố Tôn lập tức hoảng đến hét toáng lên. Nhưng, Hà Châu chỉ rút ra một bao thuốc, rút một điếu rồi ném cho bố Tôn, lại ngậm điếu thuốc ấy trên miệng, không châm lửa.

Bố Tôn run run nói: "Anh Châu, anh Châu à, tôi thề, đúng là chỉ bảo Hồi Hồi đến ký di chúc. Tôi... sao tôi có thể hại con gái mình chứ...Anh có thể đi hỏi bọn bác cả của Hồi Hồi mà xem! Thật đấy!"

Hà Châu lấy điếu thuốc trên miệng ra, nghịch nghịch trên tay, anh rũ mắt, khàn giọng hỏi: "Di chúc nào?"

Bố Tôn sửng sốt, vội đáp: "Phát hiện trong cái hộp sắt. Hai hôm trước anh họ của Tôn Hồi từ bên ngoài trở về, tìm thấy trong nhà, cho nên tìm chúng tôi tới chia di chúc."

"Anh họ?"

"Phải, phải, là anh họ! Trước kia vẫn ở trong tù, gần đây mới ra. Có điều hôm nay nó không đến, bảo chúng tôi tự làm. Anh không tin có thể đi hỏi nó! Thất đấy!" Bố Tôn cuống, sợ Hà Châu không tin.

Hà Châu bỗng chốc nhếch khóe môi, nâng mắt liếc bố Tôn một cái. Anh nở nụ cười và đứng dậy từ từ đi tới gần ông ta.

Bố Tôn cười nịnh nọt, cứ nơm nớp run rẩy. Nhưng nụ cười khó coi ấy biến mất ngay tại giây tiếp theo. Trong cổ họng phát ra tiếng hét kinh hãi, mùi thuốc lá xộc đầy khoang miệng, dồn thẳng xuống cổ họng, như thể lửa đốt, thiêu ông ta buồn nôn, toàn thân nổi gai ốc.

Hà Châu vê điếu thuốc thành cục nhét vào trong miệng bố Tôn, buộc ông ta nuốt xuống. Những lời nói âm u vang lên bên tai ông ta, từng chữ từng chữ hệt âm thanh toát ra từ địa ngục: "Vĩnh-viễn-không-được-đến-tìm-Tôn-Hồi-nữa!"

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play