Tình hình hoảng loạn do hai chiến hạm gây ra nhanh chóng lây lan toàn quân hải tặc, những người này có sẵn nỗi sợ hãi với quân Vạn Ninh từ trước rồi. Cả Cái đảo Cát Bà cứ ba hôm một trận nhỏ, bảy hôm một trận lớn bị Vạn Ninh dày vò đến gần năm trời, lại thêm từ ngày có hai chiến hạm hơi nước hung thần cùng đại bác hiện đại thì lũ hải tặc càng là ăn hành nhiều hơn. Cả mấy tháng nay không biết đã có bao nhiêu huynh đệ, bao nhiêu chiến hữu của hải tặc đã vẫy chào anh em mà lên đường chui bụng cá. Vậy nên trong thâm tâm của hải tặc thì đây chính là hung thần biển cả. Chính vì cái tâm lý ám ảnh này khiến cho hải tặc rất dễ loạn bấy lên khi thủy quân Vạn Ninh xuất hiện. 

Cai Vàng Nam Vương của phỉ quân thì con mẹ nó khói bụi đầy người mà bò xuống từ trên cứ điểm phòng ngự trên cánh hữu của lối vào Vịnh Lục Hải. Đơn giản lúc thấy hai chiến thuyền Vạn Ninh xuất hiện hắn muốn hạ lệnh cho quân sĩ sử dụng mấy khẩu thần công tại cao điểm này tấn công quân Vạn Ninh. Mấy khẩu thần công made in Đại Nam này tuy tầm xa chỉ có 4-500 m và bắn đạn gang đặc nhưng chiều rộng cửa vào Vịnh Lục Hải cũng chỉ có 500m mà thôi. Nếu tính ra thì toàn bộ lòng của cửa ra này nằm trong tầm bắn của súng thần công. Nhưng con mẹ nó mấy khẩu thần công made in Đại Nam này là hàng rởm, đốt pháo chả thấy đạn bắn ra mà còn nổ thang pháo, xém chút nữa thì Trấn Nam Vương đi đời nhà ma mất rồi. Cũng may có mấy thân binh xếp trước mặt mà tên này thoát chết, nhưng lúc này hắn cũng chật vật không thôi mà bò xuống ngọn núi nhỏ bên bờ Nam của Vịnh Lục Hải Môn. Lục Hải Môn chính lối vào vịnh Lục Hải như một cái thắt cổ chai, vịnh bên trong thì to lớn vô cùng và ăn sâu vào đất liền với sáu nhánh lớn, đồng thời chia Vạn Ninh thành hai phần Đông và Tây. Phần phía tây chính là Bãi Cháy ngày nay, một khu du lịch nổi tiếng, phần phía Đông chính là Tp Hạ Long thời hiện đại. Cả hai phần đất này mặt phía bắc lại dăng đầy các dãy núi, thành thử ra Đông Vạn Ninh gần như bị cô lập hoàn toàn, Tây Vạn Ninh mới có đường thông đi Đông Triều và Bắc Giang. 

Lúc này đây tình hình không thể tiếp tục để thành như vậy cho được. Thuyền gỗ của hải tặc đã và đang vận binh nên đậu len kín cả bờ Bãi Cháy. Bãi Cháy hay lúc này có tên là Vạ Cháy chỉ có đường biển 2km mà thôi. Không phải như thời hiện đại được con người bồi lấp đổ cát nhân tạo thành bãi biển dài đến 6 km phục vụ du lịch, bikini khoe mông tắm táp. Vậy ra nơi này đổ bộ thuyền bè tập trung quá đông. Hai chiến hạm Vạn Ninh chỉ việc bem bem bem, bòm bòm bòm mà bắn bừa vào khu vựa trên để gây rối loạn mà thôi. 

Nhận thấy tình hình không thể nào tiếp diễn như vậy hai tiểu chiến hạm của quân Pháp từ khơi xa theo tín hiệu cầu viện của hải tặc rẽ sóng mà đến. 

- Thưa tướng quân, cá nhỏ đã mắc câu. Chúng đang tiến về chúng ta ở hướng Đông góc 2,5 giờ, tốc độ phán đoán 20km/ giờ ( thể theo yêu cầu tôi chuyển đơn vị về km để bà con tiện theo dõi). 

Một tên hoa tiêu trên chiến hạm Hi Vọng Hào gào lớn qua ống loa đồng để truyền tin cho Cán cac đang trong khoang chỉ huy.

- Chuẩn bị khởi động máy tăng tốc, chúng ta thịt cá con, câu cá lớn. 

Quang Cán không chần chừ mà gào lớn vào chiếc loa ống đồng thông vào phòng máy của Hy Vọng Hào. Tướng quân từ đâu mà có, tất nhiên từ trường đào tạo mà ra sau đó lãnh quân rồi lấy kinh nghiệm mà tiến bộ. Nhưng cũng có một loại tướng quân là do đánh trận mà thành tài. Quang Cán là vế sau. Một năm trời vừa học hỏi của sĩ quan Mỹ, vừa lãnh quân bụp chát liên hồi cùng hải tặc của Cát Bà đảo hắn đã tự luyện cho mình được môn công phu thủy chiến khá hợp cách. Tất nhiên về chỉ huy đội hình lớn thì hắn còn kém các đô đốc hải quân thực sự của tây dương. Nhưng nếu quy mô va chạm khoảng vài chiến hạm như thế này thì Cán Ca hắn chả ngán thằng nào. Tuy rằng lần này có hơi hồi hộp vì phải va chạm cùng chiến hạm hiện đại của người Pháp, nhưng Cán ca với dây thần kinh to như que đũa, thô như sợi mây tỏ ra không hề sợ hãi, thay vào đó là hưng phấn và tụ tin. Hắn tự tin vì có một bữa tiệc linh đình đang chờ mấy chiến chiến hạm Tây dương này. 

Hai chiếc tiểu chiến hạm Pháp có tên lần lượt là Général và Gloire. Cả hai chiếc tiểu chiến hạm này là cùng quy cách với bốn chiếc mà Hoàng Diệu tướng quân đã thu hoạch được. Tốc độ của bọn này rất nhanh, chẳng mấy chốc khoảng cách của chúng và Hy Vọng Hào, Ánh Sáng Hào rút ngắn chỉ còn 1,5 km. 

Đây không phải tầm bắn tiêu chuẩn của pháo Napoleon III chính vì lý do này lai chiếc chiến hạm Pháp vẫn quyết tâm tiến lại gần hơn. Còn lúc này thì hai chiến hạm Vạn Ninh đã được lệnh khởi động và quay đầu trở lại Lục Hải Môn. Tại sao cả Hy Vọng Hào, Ánh Sáng Hào đều xoay ngang thuyền mà tấn công đám hải tặc, đơn giản họ chính là đợi chờ thời điểm này, vì đã xoay ngang nên quay đầu chuyển hường bỏ chạy rất dễ. 

Général và Gloire là bố trí duy nhất một đại bác 12 pound ở mũi. Và nhiều đại bác 6 pound hai bên sườn, vì lý do này các chiến hạm kiểu này của Pháp rất mạnh ở phần trước nhưng không có vũ khí tấn công phía sau hiệu quả. Đơn giản vì Napoleon qua nặng nề để bố trí cả trước lẫn sau. 

Nhưng đối với Hy Vọng Hào, Ánh Sáng Hào thì tình cảnh khác biệt hoàn toàn. Amstrong đại bác chỉ có trọng lượng bằng một nửa của Napoleon III nên ở phía mũi có thể trang bị hai thanh pháo Amstrong, ở phía đuôi cũng có một thanh như vậy. Thực tế hai bên mạn thuyền của Hy Vọng Hào, Ánh Sáng Hào không hề trang bị pháo. Giá pháo của Đại Bác Astrong rất linh hoạt, góc quay rất lớn, chính vì lý do này ba khẩu pháo trên đều có thể công kích mặt biên một cách linh hoạt. 

Lúc này đây khoảng cách hai bên đã rút ngắn còn 1200m trong tư thế bám đuổi nhau. Pháp quân là người nhả pháo đầu tiên. 2 thanh đại bác Napoleon III tầm xa 1600m nên trong phạm vi 1200m có thể gọi là có thể công kích, tuy rằng bắn như vậy mang tính ăn may là chính, dựa vào vận may mà tìm kiếm độ chính xác mà thôi. Nhất là trong tình cảnh sóng nước rập rờn di chuyển với tốc độ cao thì độ chính xác càng là hạn chế. 

Hai tiếng nổ dồn vang từ hai thanh đại bác của Pháp quân, tiếng đạn xé gió lao vọt trong không trung. Tiếng ầm ầm vang lên, bọt biển tung trắng xóa. Thật tiếc nuối cho xạ thủ Pháp quân, một quả đạn nổ tung khi cách Hy Vọng Hào tầm 20m mà thôi, rất gần với độ chính xác rồi. Nhưng quả đạn tấn công Hy Ánh Sáng Hào thì độ chính xác quá tệ, khoảng cách đạn nổ quá xa. Pháp quân dùng là đạn hình cầu, có hai cầu trì kích nổ bằng điện tịch nòng pháo. Vì là đạn rơi vào trong nước biển mới nổ tung nên cũng chưa phân biệt được đây là đạn nổ nay là đạn chứa bi sắt. Nhưng nói gì thì nói, dù là gần trúng nhưng vẫn là trượt rồi. 

Hai thanh đại bác sau đuôi chiến hạm Hy Vọng Hào, Ánh Sáng Hào cũng không vừa mà đang từ từ xoay vặ căn chỉnh góc độ. Ầm, ầm hai tiếng vang lên, cũng gầng giống như tiếng thét gào đạn pháo quân Pháp, hai viên đại bác mang theo niềm tin và hi vọng của người Vạn Ninh bay vọt qua đầu hai chiến hạm địch mà rơi xuống biển. Bọt biển cũng trắng xóa, nước cũng bắn lên tung tóe, trượt cũng đã trượt rồi. Phải nói rằng cái môn nã pháo trên biển này rất là con mẹ nó phải dựa vào vận khí. Không dựa vào vận khí thì đối phương phải thật to, hoặc xếp dày đặc thì bắn mới hiệu quả được. 

Nhưng từ phen đấu đạn đại bác đầu tiên đã thấy được cách bắn của hai bên là khác nhau. Đạn của quân Pháp là đường đạn parabol. Còn đườn đạn của pháo Amstrong gần như là bắn thẳng mà vọt qua đầu hai chiến hạm Pháp rồi rơi xuống biển. 

Điều khác biệt này đơn giản vì Pháo Napoleon là nòng trơn, bắn đạn hình cầu vậy nên đường đạn bay chắc chắn là parabol hình tuyến rồi. Nhưng Amstrong là đạn hình trụ ngắn lại bắn ra từ nòng đại bác với rãnh xoáy chính vì lý do này đường đạn rất thẳng. Vì là nhắm thẳng với góc chếch không cao nên chắc chắn Amstrong pháo sẽ có độ chính xác không cao. Sở dĩ các pháo thủ Vạn Ninh bắn trật vì họ không tính đến chuyện hai chiến hạm địch đang trên đường vọt đến, mà cũng có thể là do sóng biển ảnh hưởng. Nhưng cũng chính vì cái lý do chết tiệt là đường bắn thẳng như vậy mà đại bác Amstrong khó yểm trợ cho quân ta trong phạm vi từ 700m trở về. Trong khoảng cách này nếu muốn bắn trúng địch nhân thì pháo Amstrong bắt buộc phải bắn thẳng tắp, lúc đó thì nó sẽ càn quét quân ta trước khi giết quân địch. 

Chỉ có 2km từ vị trí ban đầu của Hy Vọng Hào, Ánh Sáng Hào tới Lục Hải môn nhưng bốn chiếc chiến hạm truy đuổi nhau đã đọ đến năm lượt súng. Hy Vọng Hào trúng một quả đạn vào thân tàu phía sau, nhưng nơi này có bọc đồng chắc chắn nên không quá hư hại. Général trúng hai quả đạn trực tiếp thẳng mặt nhưng vì vị trí đạn đâm trúng là thân mũ bọc thép nên cũng không mấy tác dụng, có một quả đạn còn không nổ do va chạm mặt nghiêng mà lao xuống biển tắt ngúm. Nhưng Gloire thì thê thảm mà bị bắn trúng ngay cột buồm chính bằng một viên đạn nổ khiến cho cánh buồm đổ xập gây vướng víu không thể di chuyển. Lúc này các thủy thủ Pháp đang cố gắng nhanh chóng nhất cắt đứt các dây buồm để đẩy cột buồm này xuống biển. Nhưng cho dù là chuyên nghiệm cỡ nào thì công việc như vậy không phải vài ba phút là có thể xong. 

Cảnh tượng cộ buồm gãy rụp xuống rât hoành tráng, các binh sĩ Vạn Ninh trên hai chiến hạm Hy Vọng Hào, Ánh Sáng Hào có thể thấy rõ mồn một tình hình trên bằng mắt thường. Họ vui sướng mà hoan hô ầm ỹ. Tất nhiên đây là quân lính xạ thủ súng trường mới có thể làm điều này, tổ điều khiển tàu cộng thêm tổ pháo binh vẫn rất đang tập trung vào trận chiến. 

Lúc này đây quân Pháp mới hoảng hồn mà nhận ra đây không phải là đội quân A nam mít lạc hậu, không phải là những con khỉ da vàng chưa tiến hóa chỉ biết leo cây. Lúc này họ mới hối hận mà nhận ra Phương Đông huyền bí không hề kém văn minh hơn họ. Những pháo binh Vạn Ninh đã dạy cho người Pháp một bài học nhớ đời, mặc dù pháo binh Vạn Ninh có phần may mắn. Mà đại bác trong tay Vạn Ninh lại là từ Anh quốc, một “bằng hữu” lâu năm của bạn Pháp. 

Lúc này đây Trung hạm Dévastation đã trông thấy tình hình trên, nó không thể không xông lên tiếp cứu hai chiếc tiểu hạm. Nên nhớ từ bấy đến giờ trong các pha đấu pháo thì hai chiến hạm Pháp không hề có ưu thế cùng hai chiến hạm Đại Nam. Nay một chiếc đã mất đi khả năng gi chuyển thì khác gì đã trở thành bia ngắn. Nếu không can thiệp kịp thời thì rất có thể Gloire se bị tiêu diệt trong chớp nhoáng, tuy khó có thể bị đánh chìm nhưng hoàn toàn có thể bị đánh cho bại liệt, đến lúc đó Général sẽ lại cũng rơi vào tình thế nguy hiểm nếu hai chọi một. 

Dévastation là một siêu trung hạm với kích thước dài 62 m rộng 15m giãn nước 4,615 tấn. Thành chiến hạm cao 7m2, có ba tầng trong đó có một tầng pháo bên cạnh sườn. Nó được thiết kế bởi Henri Dupuy de Lôme. Được trang bị lớp thiết giáp dày đến 5cm và được hỗ trợ bời lớp đệm gỗ dày 40 cm. Nó được cho là có thể chống lại tất cả các đại bác cực mạnh vào lúc này trong khoảng cách 100m. Đây là một con quái thú trên biển thực sự với dàn hỏa lực mạnh mẽ của cả Napoleon III 12 pound. Và rất nhiều Cannon de 24 Gribeauval với đạn 24 pound mạnh mẽ tầm xa 1600m. Nhưng do Dévastation được đóng vào những năm 1845 nên dù đã nhiều lần nâng cấp về thiết giáp, đại bác nhưng nó lại có điểm yếu về động cơ kiểu cũ. Dévastation chỉ có động cơ tổng công suất 1500 mã lực với 5 lò hơi. Vận tốc của nó khá khiêm tốn với tốc độ ghi trên giấy là 15km/ giờ, nhưng trong thực tế lúc này Dévastation chỉ có vận tốc 11,2 km giờ mà thôi.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play