Nói đến Thái Bình để mọi người dễ hinhg dung về địa lí. Lúc này không hề có cái gì là tỉnh Thái Bình cả, Vùng đất Thái Bình lúc này tới nhà Hậu Lê, thời vua Lê Thánh Tông về sau vùng đất Thái Bình ngày nay thuộc trấn Sơn Nam. Đến cuối thời nhà Lê trung hưng sang đầu nhà Nguyễn, vùng này thuộc trấn Sơn Nam Hạ. Năm 1832, vua Minh Mạng nhà Nguyễn cắt hai phủ Thái Bình, Kiến Xương nhập vào tỉnh Nam Định, nhập phủ Tiên Hưng vào tỉnh Hưng Yên. Nói vậy toàn bộ vùng đất nằm phía đông bắc sông hồng này có một phần nhập vào Hưng Yên tỉnh, một phần là thuộc Nam Định tỉnh. Nơi này căn bản không có thành trì cấp tỉnh nào cả mà chỉ có thành trì cấp châu, huyện, là những thành bé bằng đất không có bọc gạch, hoặc những thành nhỏ với rào gỗ, tre mà thôi. Nhưng chính nơi này mới là vùng đất tranh chấp dữ dội nhất của hai bên Pháp- Vạn Ninh.

Nói đến Vạn Ninh quân có mặt tại Phủ Thái Bình, Kiến Xương thì phỉa nói đến sự việc xảy ra cách đây 2 ngày. Quân Vạn Ninh 4 ngàn người đổ vào Hải Dương. Tất nhiên Tổng đốc Hải Dương là Trương Đăng Quế sẽ không đồng ý việc này. Ông ra lệnh cho quân Hải Dương toàn bộ các thành, trấn ngăn chặn quân Vạn Ninh và nói rằng Vạn Ninh có ý đồ tiến quân về Huế âm mưu bất chính. Và chính Trương Đăng Quế cũng trong ngày thượng tấu vè triều việc Trần Quang Cán ủng binh tự lập tại Quảng Yên làm loạn, tính xua quân xuôi nam tấn công kinh sư.

Con mẹ nó rõ ràng đây là cắn càn. Nói đến Trương Đăng Quế, Nguyễn Tri Phương, Võ Văn Giải đều bị ảnh hưởng bởi vụ nhận thư tín từ tổ chức kia nên bị Tưh Đức đuổi khỏi vòng quyền lực trung tâm ở Huế. Nhưng mà những người này đều là phụ chính của Tự Đức từ khi ông còn nhỏ nên trong lòng có bán tín bán nghi nhưng Tự Đức vẫn có một chút tin tưởng nhất định. Ông không hạ quyết tâm phế các vị này mà đuổi họ ra khỏi trung ương quyền lực Huế mà thôi. Tự Đức định bụng sau khi điều tra kĩ nếu như không có liên quan mật thiết thì sẽ trọng dụng lại những người này, Thế nên Nguyễn Tri Phương được làm Tổng Đốc Hà Nam, quản lý sự vụ hai tỉnh Hà Nội, Nam Định. Còn Trương Đăng Quế thì được cử làm Tổng Đốc Hải Hưng quản lý hai tỉnh Hải Dương- Hưng Yên.

Tất nhiên quân Vạn Ninh có tiến quân thần tốc nhưng họ vẫn cho người thông báo rõ lý do tại sao đại quân quá cảnh. Đó là phòng thủ quân Pháp sẽ tấn công Hà Nội mà đánh lấn lên Hưng Yên, Hải Dương, Thái Nguyên. Nhưng mà Trương Đăng Quế không hiểu vì lý do gì mà quyết định không nghe còn lấy công báo tư thù mà chặn đứng quân Vạn Ninh lại đồng thời đặt điều Vạn Ninh muốn tiến công Huế.

Con mẹ nó đặt điều cũng phỉa sờ tay lên trán, Vạn Ninh có hạm đội như vậy nếu muốn tấn công Huế thì đi mẹ đường biển cho lành, tôi gì lắt léo vác quân xuyên qua 8 tỉnh mà đến Huế. Nếu có ý đồ thực sự thì với lối hành quân như vậy thì chỉ cần đi đến nửa Đường thì Huế đã biết mà đề phòng rồi. Sự việc nháo đến Nguyễn Tri Phương đang làm tổng đốc Hà Nam. Ông ta không tin vào lập luận vớ vẩn của Trương Đăng Quế mà lập tức thỉnh báo triều đình về việc quân Pháp có thể tấn công Nam Định, Hà Nội. Đồng thời ông cho di dân cấp tốc hai thành Hà Nội và Nam Định sau đó bị chiến. Chính vì lý do này mà tuy Nam Định trang bị thô sơ nhưng vẫn đánh trả quyết liệt quân Pháp.

Còn Trương Đăng Quyế thì sao? Ông ta không những cản trở bước tiến quân Vạn Ninh mà còn dâng tấu xớ vạch cả chục tội lớn của Quang Cán, Quang Diêu. Trương Đăng Quế nghĩ Vạn Ninh quân có mười lá gan cũng không dám động đến quân Hải Dương vì nếu đã động đến tức là ngang nhiên chống lại triều đình Huế. Mà Trương Đăng Quế lại rất hi vọng quân Vạn Ninh động đến Hải Dương quân đấy, vi nếu như vậy thì cái danh phản tặc sẽ úp luôn lên đầu hai cha con họ Trần.

Không nói nhiều 14 giờ ngày 28 tháng 8 quân Vạn Ninh nổ súng công phá thành Hải Dương, đây đã là nơi mà họ từng đổ máu bảo vệ, đã từng là nơi mà vạn dân Hải Dương hoan hô họ như anh hùng. Nhưng lúc này đây quân Vạn Ninh đang nổ pháo công phá Hải Dương, đang nổ súng giết hại binh sĩ Hải Dương, vì ai? Vì sao? Tại sao mọi chuyện lại thành ra thế này.

Như đã nói, kẻ thù trước mặt quá hùng mạnh, quân Vạn Ninh tiến lên tuyến đầu máu, lửa. Họ không muốn một Trương Đăng Quế bất ổn sau lưng mình, đấy là một con dao hết sức nguy hiểm có thể lấy mạng quân Vạn Ninh lúc này. Vậy nên công hạ Hải Dương, đả thông tuyến đường từ Vạn Ninh đi phủ Thái Bình, Phủ Kiến Xương là điều chắc chắn phải làm. Đi vòng qua Hải Dương? Có thể, nhưng chiến tranh không phải ngày một ngày hai, theo như mật báo của Ferid Lefebvre cho Diêu thiếu thì chắc chắn quân Pháp sẽ cho thiết giáp hạm và cả tá lớn tuần dương hạm phong tỏa Vạn Ninh. Đến lúc đó tiếp tuyến cho tiền phương chỉ có thể theo đường bộ và Hải Dương thành là điểm quan trọng nhất. Từ đây có thể tiếp tế cho cả Thái Bình, Kiến Xương, Gia Lâm ….

Thái độ của Trương Đăng Quế cố chấp đến mức khả nghi nên Diêu thiếu không thể không lệnh cho quân công thành mà trừ đi mối ẩn họa này. Quân trong thành thì được thông báo là đánh trả phản quân họ Trần chờ đợi viện binh của Triều Đình. Lính tráng, quân nhân thì việc đầu tiên là tuân thủ mệnh lệnh, họ đâu có biết được Trần Gia làm phản hay không, Nhưng Tổng Đốc nói vậy thì rõ ràng là đúng rồi. Vậy nên 5 ngàn quân chính quy là 1,5 vạn dân chúng được huy động để chống lại phản quân Trần gia.

Việc nước việc nhà, việc dân, việc quân, tất cả đều đổ lên đôi vai này. Đôi lúc Diêu thiếu nghĩ hay cứ để lịch sử đi theo con đường vốn có của nó. VN thời hiện đại cũng tốt mà, ít nhất là người dân hạn phúc, không đến nỗi quá nghèo, biết bao quốc gia trên thế giới cùng lúc đang phải chịu đựng chiến tranh, đói khổ kia kìa. Nhưng những lúc ấy Diêu thiếu lại lắc đầu, cảm giác tự mãn là không được, hắn muốn VN của tương lai là cường quốc, là đất nước mà các quốc gia khác phải cử con em đến du học để nhận lấy văn minh. Để cho VN là nơi mà bất kỳ một người dân nào trên thế giới đều muốn nhập cư và sinh sống. Chính vì lý tưởng trên mà hắn mất ăn mất ngủ phấn đấu quên thân như vậy đó. Và cũng vì lý do đó mà hắn ra lệnh không thương sót đánh hạ Hải Dương. Hi sinh 1- 2 ngàn người Hải Dương để có thể bảo vệ 10 vạn 20 vạn người Dân Đại Nam ở bờ Đông sông Hồng. Diêu thiếu hắn cảm thấy đáng. Có lẽ người dân Hải Dương sẽ hận thù hắn, nhưng thời gian sẽ trả lời cho tất cả.

Không ngoài dự đoán sau 1 tiếng đồng hồ chiến đấu thì quân Vạn Ninh đã công phá cửa Đông của thành Hải Dương mà tràn quân vào. Đối diện với súng ống, pháo cối, đại bác thì quân Hải Dương không chống cự nổi mà chạy tan tác. Nhưng kèm theo đó là sự hỗn loạn đến vô cùng của Hải Dương thành. Cuối cùng 4 ngàn quân Vạn Ninh phải dừng lại một ngày để ổn định lại thành trì và đợi hậu quân của Vạn Nin đến tiếp quản. Nhưng khốn nạn nhất đó là Trương Đăng Quế dẫn 3 ngàn binh chạy trốn và quay về thành Hưng Yên để cố thủ.

Diêu thiếu có một mối hận muốn chém chết tên này. Vẫn biết con trai lão Trương Đăng Trụ bị giam lỏng tại gia có đươc phần lớn là do công lao của Cán Ca. Nhưng tư thù và việc nước phải biết phân biệt lớn nhỏ. Lão già này dám lấy sinh mệnh cả ngàn Binh sĩ Đại Nam ra để thỏa mãn cái gọi là tư thù của mình thì Diêu thiếu đã quyết không dung cho lão rồi.

Quân Vạn Ninh đánh phải chia ra một ngàn người hướng Thành Hưng Yên tiến công, Vậy là quân Vạn Ninh đã thưa nay lại thớt, chỉ có ba ngàn người được Diêu thiếu lãnh đạo lao va về Thái Bình, Kiến Xương. Trần Quang cán để lại Trần Văn Vũ tủ Hải Dương sau đó cũng rút về Vạn Ninh chủ trì đại cục.

Quân Vạn Ninh lúc này đã thiếu lại còn chậm mất rất nhiều thời gian tại Hải Dương nên khi thâm nhập đến Thái Bình thì quân Pháp đã đổ bộ hoàn toàn 6 ngàn người lên mảnh đất này. Một trận chiến quy mô khốc liệt dành dật nhau từng tấc đất diễn ra. Quân Vạn Ninh lúc này là giữ đất chứ không phải là đánh cù nhây cùng quân địch, vì vậy chiến tranh du kích chỉ phát huy một phần tác dụng mà thôi. Vì Quân Pháp biết được vị trí của chủ lực quân Vạn Ninh. Chỉ cần là làng mạc thì hai quân sẽ gặp nhau xung đột. Từng ngôi làng tại Thái Bình, Kiến Xương sẽ là từng mặt trận khốc liệt nhất. Tất cả chuyện này chung quy cũng chỉ vì Hải Dương đã cản bước chân khiến cho Vạn Ninh đến muộn và quân Pháp đã dễ dàng đổ bộ lên bờ, thiết lập phòng tuyến vững trãi. Chiến tranh diễn ra tại Thái Bình là đẫm máu vô cùng.

Cũng may quân Thái Nguyên 4 ngàn người không gặp trở ngại mà chỉ mất 2 ngày để đến Gia Lâm. Họ bố trí trận địa quy củ đên hai ngày bên bờ sông hồng vậy nên quân Pháp không có ý định mà cũng không có thực lực đổ bộ nơi này. Ít nhất Quân Pháp phải có 8 ngàn binh và chấp nhận hi sinh thật lớn mới có thể dễ dàng qua sông.

Nhưng con mẹ nó thành Hưng Yên lại là một chuyện khác. Thành Hưng yên nằm bên bờ Sông Hồng, Cũng là một vị trí đổ bộ khá tốt. Đáng lẽ ra cái bãi sông nơi này khá nhỏ. Không có khả năng đổ nhiều quân và cũng rất khó công vào thành Hưng Yên nếu 1 ngàn quân Vạn Ninh thủ ở nơi này. Nhưng sự việc là Trương Đăng Quế dẫn 3 ngàn binh đến nơi đây, sau đó tụ tập với 3 ngàn binh tại Thành Hưng Yên mà chống lại quân…. Vạn Ninh. Vạn Ninh chưa kịp công hạ Hưng Yên thì 500 quân Pháp đổ bộ tại phía Tây Hưng Yên thành đã công phá trước. Trương Đăng quế bị Pháp quân bắn được, 6 ngàn binh mã trong thành Hưng Yên kẻ bị giết người bỏ chạy. Đến đây Giặc Pháp có được nơi đổ bộ lý tưởng vào phía Đông Sông Hồng. 1000 binh Vạn Ninh không thể công phá thành Hưng Yên với 500 quân Pháp tinh nhuệ cố thủ. Phía tây thành Hưng Yên thì quân Pháp ùn ùn đổ bộ, có Hưng yên thành làm bình phong thì quân Pháp có ngại gì mà không tiến đến nơi đây. Bỗng chốc thế cục nguy hiểm vạn phần. Tình thế Diêu thiếu với 3 ngàn quân tại Thái Bình, Kiến Xương rất dễ bị cô lập và bao vây.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play