Trời vào đông giá rét. Duyên Hỉ vương gia Cảnh Phi cưới chi nữ Đỗ thị lang.

Tin tức vừa truyền ra, làm tan nát từng trái tim oanh oanh yến yến Giang Nam Giang Bắc Đại Cảnh.

Trong Miên thành Giang Nam, danh kỹ nổi tiếng gọi là Dung Dung làm một bài thơ, đề trên khăn gấm thơm ngào ngạt, sai người ngàn dặm xa xôi từ Miên thành chuyển đế vương phủ Duyên Hỉ.

Thơ viết:

Bích Thúy lâu tiền son phấn hương

Giang Nam thanh tao lâu lan truyền

Miên thành lạc hoa xuân không ở

Ngày nào làm lại mộng đầy giường.

Thơ vẫn còn non, chữ cũng không tốt. Nhưng khăn gấm đề thơ lại thơm ngào ngạt, có thể tưởng tượng thấy giai nhân nhẹ nhàng rơi lệ, từng chút từng chút mềm lòng.

Mặc dù tôi là nữ tử, thấy vậy tâm tình cũng động, huống chi vị vương gia Cảnh Phi phong lưu này.

Tay hắn nâng khăn gấm, liên tiếp thở dài mấy tiếng, có ý không đành lòng.

Sau đó hắn nói: “Nhậm Lan Châu, ngươi làm việc quá nhanh.”

Tôi cười nói: “Vương gia, người ở Miên thành mấy năm, đến tột cùng là để lại bao nhiêu chuyện phong lưu? Ngày du ngoạn ở Giang Nam, phong quang vô hạn, người đếm một chút, để cho tôi may mắn một lần no bụng sướng tai thích mắt?”

Cảnh Phi ngửa mặt lên trời mà thở dài: “Giai nhân Giang Nam tuy nhiều, nhưng chỉ có Dung Dung được lòng ta nhất. Đáng tiếc, đáng tiếc.”

Tôi xì mũi coi thường, nói: “Nếu như người không bỏ được, vẫn còn kịp.”

Cảnh Phi đáp: “Thôi thôi, suy nghĩ thương tâm vô ích, không bằng lúc này thu tâm lại, trải qua những ngày vợ chồng tôn trọng nhau.”

Ngày Cảnh Phi lập gia thất, bách quan chúc phúc. Thân thể Cảnh Thành ôm bệnh không thể đi đến được, nhờ tôi đưa lên một đôi mẫu đơn làm bằng phỉ thúy, chúc rằng trăm năm hòa hợp.

Mạnh Khách dẫn các thư sinh trong Tri thư viện cũng chúc. Quà tặng của thư sinh, tất nhiên là bất đồng. Ví dụ như Mạnh Khách vẽ một bức họa, phía trên núi non ẩn hiện, nước chảy xa xa, một gian đình viện trong núi, hoa đào nở rộ, ông bướm vờn quanh.

Trên bức tranh không đề chữ, ở bên trái, trên đỉnh núi nhỏ nhắn xinh xắn có một ấn đỏ.

Cảnh Phi tay nâng tranh vẽ, chậc chậc khen ngợi không dứt.

Tôi cười nói: “Người biết vẽ?”

Cảnh Phi đáp: “Tranh Lam Lạc vẽ, nhìn qua liền biết gió xuân ấm áp, làm người ta hân hoan vô hạn, thật sự là chúc mừng tân hôn vui vẻ.”

Lam Lạc là tên tự của Mạnh trạng nguyên.

Tôi thấy hắn còn đang tỉ mỉ nhìn, nói: “Chẳng lẽ lại đang tính toán giá tiền?”

Cảnh Phi đáp: “Cho nên mối lần ta đều nói, thể gian hiểu ta, trừ Lam Lac, chính là Nhậm Lan Châu ngươi. Tranh Lam Lạc vẽ, tạm thời không nhắc tới kỹ năng, trong thời gian mấy năm làm Trạng Nguyên này, riêng thanh danh của hắn, cũng đủ khiến cho các thiên kim tranh giành, bao nhiêu người tranh nhau muốn cướp đi.”

Hắn thở dài một tiếng, lại nói: “Đáng tiếc trên bức tranh này không đề chữ. Huống chi Lam Lạc nay không bằng xưa, ẩn thân ở bên trong Tri thư viện, ít đi lại trên thị trường, hẳn là muốn mà không mua được…”

Tôi vì tài năng của Mạnh trạng nguyên mà thở dài mấy tiếng.

Đêm ba mươi hoàng cung mở gia yến. Hoàng hậu nương nương nhìn bên trái một thái tử phi Đinh thị, nhìn bên phải một Duyên Hỉ vương phi Đỗ thị, không ngừng tán thưởng yêu thích. Một khi hoàng hậu vui mừng, liền thưởng cho phủ thái tử và vương phủ Duyên Hỉ không ít vật kiện, ngay cả thái chiêu - quan ngũ phẩm như tôi cũng ban thưởng không ít.

Cho nên nói, hoàng hậu vẫn là thưởng phạt phân minh. Nhậm Lan Châu tôi ở hai hôn sự này, công đầu chính là việc tốt không nhường người.

Đầu xuân năm sau, thái tử đã khỏe, có thể thượng triều. Tôi vui mừng vô hạn, Kim thượng càng thêm vui mừng vô hạn, sai thái tử tiếp tục kiêm quản Binh bộ và Công bộ. Binh bộ thượng thư Đinh Hữu tích cực dốc sức, biên cảnh an bình, bình cường mã tráng, bách tính an cư lạc nghiệp.

Cả văn võ bá quan toàn triều Đại Cảnh đều nói, ngày nay triều đại Đại Cảnh hòa thuận, thái tử càng ngày càng chuyển biến tốt, ngay cả Duyên Hỉ vương gia phong lưu cũng hồi tâm thành gia. Các lão thần Đại Cảnh, lệ tuôn giàn giụa, khi lâm triều lặp đi lặp lại bày tỏ một lòng trung can nhật nguyện chứng giám, Đại Cảnh ta tương lai lập nghiệp yên ổn, minh chủ thịnh thế, các hoàng tử gia nghiệp hòa thuận, Đại Cảnh lưu truyền trăm thu vạn thế.

Lại đúng lúc Tri thư viện tấu, Tri thư viện trải qua mười năm, biên soạn thành công “Ngắm cảnh ngự lãm”, tập hợp, ghi lại tất cả thi từ ca phú của các văn nhân nhà thơ, cùng với điển cố tạp khoa kinh thư các mặt văn hiến khác từ thời thượng cổ, từ khi Đại Cảnh khai quốc đến nay. Hợp lại thành hai vạn bốn trăm cuốn.

Hôm đó, sau mấy năm Mạnh Khách lần đầu tiên dậy sớm lâm triều, tự tay cầm quyển đầu tiên của “Ngắm cảnh ngự lãm”, trình lên triều đình. Kim thượng cực kỳ vui mừng, nhớ lại Mạnh Khách năm đó, cũng hỏi tình hình mấy năm này của hắn. Mạnh Khách sảng lãng đáp lại, mở miệng thành văn chương, tự thuật vài chục năm năm tháng lưu chuyển, không kiêu ngạo, không tự ti lại tình chân ý thiết, nghiễm nhiên nói miệng thành một bài văn biền ngẫu (song hành).

Mạnh Khách Mạnh trạng nguyên năm đó thanh danh tài học kinh thế, lại một lần nữa truyền khắp thiên hạ.

Mấy ngày sau, Mạnh Khách được thăng làm chính sử Tri thư viện, là quan tam phẩm.

Tôi và Cảnh Phi đến thăm Mạnh Khách, hắn buồn bã cười với chúng tôi một tiếng, nói: “Chắc chắn vi thần sẽ dốc toàn lực, dẫn dắt mọi người trong Tri thư viện, tập hợp văn chương trong thiên hạ, ca công tụng đức Đại Cảnh ta mãi ngàn năm.”

Tôi không trả lời được, Cảnh Phi cũng không lên tiếng, hắn và Mạnh Khách rót một ly rượu, hai người cùng uống một hơi cạn sạch.

Ra khỏi nhà Mạnh Khách, đột nhiên Cảnh Phi nói: “Lũ lụt Giang Nam lại dâng, bổn vương cần đi Miên thành một chuyến.”

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play