Về chuyện thi cử thời xưa, ít nhất là khoảng đầu đời nhà Thanh, thậm chí
xa hơn một chút là khoảng cuối đời nhà Minh, trong xã hội đã có quy định bất thành văn là vào đêm trước khi các thí sinh đến ứng thi, trong khu
vực coi thi phải tổ chức nghi lễ mời hai loại quỷ báo ân và quỷ báo oán
về chứng kiến. Nghe nói vào buổi tối hôm đó, các vị quan chức đến tham
dự phải mặc quan phục rất long trọng, thắp hương thành kính mời các vị
“quỷ thần” có liên quan từ khắp các ngả đường đến chứng kiến. Những vị
“quỷ thần” tới tham dự có thể được phân làm ba loại lớn như sau: loại
thứ nhất là thần Thiên địa anh minh, chuyên đến trường thi giúp các vị
quan quản lý trật tự, chủ trì công đạo, loại này thuộc về công lý. Một
loại khác là hồn ma tổ tiên các gia đình có con em đến dự thi, lũ lượt
kéo nhau tới trường thi để động viên, cổ vũ con cháu của mình. Tuy
nhiên, trà trộn vào nhóm những hồn ma này còn có nhiều tiểu nhân vô công rồi nghề cũng ra điều tò mò, lo lắng lắm, đứng ngoài ngó ngó, trông
trông vào bên trong. Tất cả bọn họ nói cho cùng cũng chẳng giúp được gì
cho việc thi cử, thậm chí có không ít hồn ma còn đứng chen lấn trong
phòng của quan coi thi. Mọi sự công - tư đều được xem xét cẩn thận, chu
đáo và cũng rất phân minh. Loại thứ nhất thì dùng cờ màu đỏ, loại thứ
hai thì dùng cờ màu xanh, còn loại thứ ba chính là “ân oán nhị quỷ”, tức là những hồn ma có ân, có oán với thí sinh hoặc gia chủ của thí sinh,
và đơn thuần xuất phát từ ân oán cá nhân mà đến trường thi để gây sóng
gió, tạo thêm khó khăn cho sĩ tử. Nhưng sự xuất hiện của loại hồn ma này dường như lại hợp ý trời, được lòng thiên tử, vì vậy, rất có thể thực
tế nhân vật chính lại là chính các vị quỷ thần. Tuy bọn họ một bên là
ân, một bên là oán, vị trí tương phản, mâu thuẫn, đối lập nhau, nhưng
khi dẫn họ vào trường thi thì không phân biệt khu vực, tất cả đều dùng
cờ màu đen cả. Các quân sĩ sợ các vị quỷ thần không tìm thấy cổng lớn
của trường thi, một mặt vẫy cờ ở chốn u minh, một mặt còn phải kêu gào
thảm thiết: “Ai có ân báo ân, có oán báo oán…” Trong chốc lát, từ bốn
phía bỗng ào ào kéo đến các đội quân quỷ thần, ai nấy đều cầm trên tay
lá cờ của mình với màu sắc khác nhau, hăm hăm hở hở tiến vào cổng chính. Và ngay sau đó, các vị quân lính sẽ đem ba loại cờ biểu cắm vào bốn góc của trường thi. Dấu hiệu đó ám chỉ các vị thần linh hay ma quỷ đều đã
đến đông đủ và đứng vào đúng vị trí của mình rồi. Đến ngày hôm sau, các
thí sinh mới điểm danh vào phòng thi, còn hiện tại thì có một hoặc vài
vị ngồi sẵn trong phòng thi để chờ đợi.
Câu chuyện này có lẽ đã
làm cho người đọc, người nghe cảm thấy rất hoang đường và có phần rợn
tóc gáy, nhưng đây không phải chuyện tự nhiên mà có. Từ hàng nghìn năm
nay, các câu chuyện ly kỳ cổ quái xảy ra trong và ngoài trường thi không phải là hiếm. Nếu như có người muốn viết về lịch sử các câu chuyện ma
quỷ ở trường thi của Trung Quốc, chẳng hạn như “có ma” hay “ma trêu” thì đều giống nhau ở chỗ là không dễ mà có thể bỏ qua tình tiết này được.
1
Việc thi cử diễn ra sớm nhất có thể nói là vào thời nhà Tùy, nhưng từ thời
nhà Tùy đến nhà Đường rồi đến nhà Tống, những câu chuyện ma quỷ ở trường thi không thể so bì với thời Minh - Thanh. Tuy nhiên, có một chi tiết
khác biệt là ma quỷ ở đây không phải phân thành ba loại như trên mà có
khoảng bốn loại.
Một loại có thể nói đến là “ma giúp đỡ”, dùng
thân phận đặc biệt của mình để làm một số việc giúp đỡ các thí sinh mà
người thường không thể làm được. Vi Huyến, người nhà Đường trong Lưu tân khách gia thoại lục[2] dẫn ra một câu chuyện như sau: “Quách Thừa Hỗ đi ứng thi, khi nộp bài thi đã nộp nhầm cuốn binh thư mà mình yêu thích
lên và để bài thi của mình trong một cái giỏ ở phòng thi. Khi anh ta
đúng ở cổng trường thi đi đi lại lại, một lão sứ đứng bên cạnh hỏi rõ sự tình, rồi nói có thể giúp anh ta, nhưng phải trả tiền thù lao là ba
vạn. Ngày hôm đó, mọi việc được giải quyết êm đẹp. Khi Quách Thừa Hỗ đem tiền đến nhà lão sứ, lúc này mới phát hiện ra chủ nhân của ngôi nhà
nghèo khổ đó đã chết được ba ngày, chính vì khòng cò tiền nên chưa thể
chôn cất được.” Nhũng câu chuyện như thế về sau vẫn còn tồn tại nhưng
tình tiết thì ngày càng ly kỳ hơn. Như ở thời Nam Tống trong Di kiên
bính chí của Hồng Mai, tập bảy, Tề thập cửu lang có kể lại một câu
chuyện không đơn giản chỉ là chuyện đổi bài thi. Thí sinh Lỗ mỗ sau khi
ra khỏi trường thi mới nhớ ra lúc làm thơ đã quên không gieo vần vận,
thế là có một tiểu sứ lấy trộm bài thi ra cho anh ta, sau khi chỉnh sửa
xong liền đem về để ở chỗ cũ. Tiểu sứ này nhiều năm trước chết ở trường
thi, vì nghĩ đến gia cảnh nghèo khó của mình nên đã ngấm ngầm giở trò ma mãnh để giúp đỡ gia đình. Mà đã có thù lao thì đó lại là việc làm ăn
buôn bán rồi, về lâu về dài có thể sẽ trở thành một nghề làm ăn theo mùa vận. Nhưng hồn ma mới chết mà có thể dùng “phép vận chuyện”, có thể vận khí di chuyển trong không trung như vậy thì quả thực cũng rất hiếm gặp
hơn nữa đến cả bài thi cũng có thể ăn cắp ra ngoài thì còn chuyện gì là
không làm được nữa đây.
[2] Nghĩa là: ghi lại câu chuyện khách đến nhà họ Lưu.
Loại ma quỷ thứ hai cũng tương tự như “ma giúp đỡ” nhưng tính chất lại đối
lập hoàn toàn. Việc thường làm nhất của loại ma quỷ này là nịnh bợ kẻ có quyền thế, không phiền thì có thể gọi là “ma bợ đỡ”. Cuốn thứ hai,
Thiệu võ thí viện trong tập Di Kiên chi ất có đoạn kể lại “Mùa thu tháng Tám năm Thuần Hy thứ mười ba, Phúc Kiến thiệu võ đang thi đấu, có một
vị Sứ có khả năng nhìn thấy ma, nhưng không nhìn rõ mà chỉ thấy có một
vật đen từ trên không rơi xuống, dáng mạo giống như ma, mang theo “đương tam” (hơn hai mươi đồng tiền lớn), rồi để ngay ngắn ở trên bàn. Con ma
này đi qua các bàn của thí sinh, thi thoảng nở một nụ cười vui sướng, để một đồng tiền ở đầu án rồi đi. Khi hơn hai mươi đồng tiền được đặt hết
thì dùng trượng đánh đuổi những người không được nhận tiền, những sĩ tử
và kẻ đầy tớ đứng hầu bên cạnh hoặc bị đánh, hoặc bút rơi mà bọn họ
không hề có cảm giác gì. Rồi vị Sứ này nghĩ: “Những người được tiền thì
sẽ được tiến cử, còn những kẻ bị đánh thì sẽ bị loại khỏi khoa thi. Rồi
đi đến bảng niêm yết, quả nhiên đúng như dự đoán những người thi đậu đều là “người có tiền”, còn kẻ thi rớt là những người ngược lại.” Cũng có
cốt truyện giống như câu chuyện vừa kể trên đây, vào thời nhà Minh, lại
có loại ma vào trường thi “cắm cờ”, người trúng cử ờ trên đầu sẽ cắm cờ
màu đỏ, người bị loại cắm cờ màu trắng, tuy đã tránh việc bị lầm tưởng
là vật cản đường, nhưng lại làm cho người ta hoài nghi rằng đấy chính là ma bị cọp vồ vào trường thi[3]. Loại ma bợ đỡ này không thu phí, theo
đánh giá thì chúng không phải do Thượng Đế phái xuống. Giữa chốn trần
gian thường có một loại người tiểu nhân, gặp người có lợi thế hoặc sắp
có lợi thế liền bỏ hết sĩ diện của bàn thân mà bám đuôi cầu cạnh người
ta, thực ra thì chưa chắc đã có lợi lộc gì, nhưng chúng vẫn không từ bỏ
cái hành vi hèn hạ đó. Ma bợ đỡ cũng giống loại người này, chỉ khác ở
chỗ là nó có thể nhìn thấy khí âm dương thịnh suy trên người của các thí sinh, điều mà kẻ tiểu nhân ở chốn trần gian không thể nhìn thấy được.
[3] Vương Triệu Vân, người đời Minh, trong Huy lộc tân đàn, quyển thượng,
Phốc bạo tự nhập trường có ghi lại, nhìn chung có sự không giống nhau,
là cắm cờ đỏ kèm theo cờ vàng thì sẽ đăng khoa, nếu chỉ cắm cờ đỏ không
có cờ vàng thì cuối cùng cũng có tên trong bảng thứ hai.
Trước
khi các thí sinh bắt đầu làm bài thi, việc trúng cử hay không đã được
sắp đặt trước, bất luận là nhân lực hay thiên lực, đều làm cho nhân khí
của người bị suy yếu dần. Hồng Mại từng cảm khái và viết rằng; “Ở phương Tây có người đã khẳng khái viết một bài nói về quy chế thi cử ở Trung
Quốc, người đó cho rằng việc lựa chọn nhân tài trong các trường thi ở
Trung Quốc là một việc làm rất cao minh nhờ đó đã chọn ra được nhiều
nhân tài lỗi lạc phục dịch đất nước.” Mấy câu khen ngợi này đã làm không ít học giả của chúng ta phấn khởi mà lựa chọn dùng làm dẫn chứng để tự
hào lấy vài ngày. Nhưng đối với những bất cập trong trường thi như đã
xảy ra ở thời Nam Tống khiến nhiều người tỏ ra thất vọng ghê gớm đối với việc lựa chọn nhân tài cho đất nước, thì tuyệt nhiên không thấy họ nhắc đến, và giả như có nhắc đến thì họ cũng khéo léo dẫn dắt và quy kết
nguyên nhân tất cà là do ý trời, không liên quan đến các nhân tài. Trong truyện mặc dù có gây kích động một chút, nhưng huynh đệ, phụ tử nhà họ
Hồng vẫn được coi là hiền thần. Vì thế, những điều vừa nói cũng không
hẳn là đều xuất phát từ sự căm tức.
Ngoài ra còn có loại ma khác, giống như những phần tử “phản động”, hành động theo hướng lưu manh, vô
lại, đã chết mà vẫn không chịu yên, không có bản lĩnh đi tìm oan gia để
tính sổ, thì lại đem tà khí gieo rắc lên những sĩ tử vô tội. Kiểu này có thể gọi là “ma vô lại”. Thời nhà Tống, trong Nhàn song quát dị chí của
Lỗ Ứng Long có ghi: “Trường thi Gia Hưng trước đó từng là kham viện, nơi thẩm vấn, điều tra phạm nhân, có nhiều người không chịu nổi cực hình mà chết ở đây. Sau khi chuyển thành trường thi, các oan hồn bắt đầu quấy
phá. Mỗi lần thi có khoảng gần hai nghìn người, thường xuyên có thí sinh bị ma hại chết ở căn phòng thứ ba cạnh hành lang phía tây. Sau đó có
một vị khảo quan nằm mộng thấy có người tự xưng là “tướng quân trường
thi” nói: “Ta chết tại nơi đây, nay đã làm thần. Mỗi một thí sinh chết ở trường thi này đều là hậu bối của ta. Nếu lập miếu ở góc phía tây bắc,
sẽ tránh được chuyện này.” Và thế là quan địa phương vì “ma vô lại” mà
lập miếu thờ, các sĩ tử đến thi, đều không quên chuẩn bị kim tiền, cầu
phúc âm bảo hộ. Thí sinh chết ở trường thi không những không giảm bớt mà còn xảy ra liên tiếp, không chỉ có một hai lần, mà nhiều không kể hết.” Trong văn học, những câu chuyện kiểu như thế này quả thực không phải
hiếm gặp. Đem cái oan ức, tội lỗi xảy ra ở trường thi đổ hết lên đầu ma
quỷ, sau đó yêu cầu thí sinh đến dự thi phải cầu bình an, nghĩ ra được
chiêu trò lừa ma gạt quỷ như thế này, quan viên triều đình quả thực là
thông minh hơn người. Thế là ác quỷ chuyên làm chuyện quấy phá người nay lại trở thành thần bảo hộ của trường thi, chính là nha dịch phụ trách
việc trị an trong thành, chỉ cần nộp một hào phí bảo hộ thì sẽ không bị
gây thêm phiền hà nữa.
Còn có một loại ma rất kỳ lạ. Sự xuất hiện của loại ma này không những có liên quan đến vận mệnh của các thí sinh, mà chủ yếu là dự báo điều hung đến với đám quan coi thi vô đạo trong
thành. Thời nhà Thanh, mỗi cuộc thi lớn đều có loại ma quỷ kỳ dị này đến giở trò quấy phá. Trong Tam cương thức lược của Đổng Hàm, cuốn ba,
Hương vi dị biến có đoạn viết: “Suốt mười bốn năm Thuận Trị, một ngày
trước hôm diễn ra kỳ thi Hương ở Giang Nam, bỗng sương giá kéo đến dày
ba tấc, phủ kín cả trường thi, ma quỷ khóc than không ngớt. Sau khi bảng danh sách thí sinh trúng tuyển được công bố, chủ khảo tính mưu bày kế
tìm cách ăn tiền hối lộ của thí sinh. Cảnh người nhà cùng sĩ tử khéo
nhau đến nhà quan phủ đông như nêm, cuối cùng lựa chọn ra trong số đó
mười tám người được coi là thi đỗ, cảnh tượng huyên náo như bán mua
ngoài đường, ngoài chợ.” Cống Viên ở Bắc Kinh thời nhà Thanh còn lưu lại một truyền thuyết về “đại đầu quỷ” có quan hệ mật thiết với những vụ án trường thi như đã nói ở trên. Tiết Phúc Thành trong Dung am bút ký,
cuốn ba, Mậu ngọ khoa trường chi án có đoạn viết: “Vào một buổi chiều tà của tám năm về trước, ở Hàm Phong bỗng nhiên vọng lại những âm thanh
như tiếng khóc than thảm thương kỳ lạ, người ta đồn rằng âm thanh đó
chính là dấu hiệu quỷ xuất hiện. Các đạo sĩ trong vùng đều khẳng định:
“Đại đầu quỷ không dễ dàng vào được Cống Viên gấy náo loạn!”[4] Thế
nhưng, kết quả lại cho thấy những phán đoán ban đầu của đạo sĩ là hoàn
toàn sai lệch. Năm đó tại trường thi bất ngờ xảy ra biết bao chuyện lạ.
Trong thi cử mà cảnh tượng mua quan bán tước diễn ra công khai như họp
chợ giữa đường. Hình thức thì vẫn có các quan chủ quản đứng bên ngoài
giám sát, trông coi, nhưng thực chất bên trong thì sĩ tử và quan chủ
khảo vẫn miệt mài thương lượng. Sau một hồi lâu “thi cử” mệt nhoài, cuối cùng cũng chọn ra được hơn mười người “xúng đáng”. Trong chuyện này
không ai có thể biết được liệu giữa tiếng khóc ma quái kia cùng với sự
xuất hiện của đại đầu quỷ và bè cánh quan chủ khảo có quan hệ ràng buộc
hay không? Thật không ai có thể đưa ra câu trả lời chính xác. Chỉ có
điều, nếu đại đầu quỷ không xuất hiện thì làm sao quan chủ khảo có cơ
hội phô diễn những chiêu trò bịp bợm, lừa gạt trắng trợn của mình. Để có câu trả lời thích đáng cho vấn đề nêu trên, thiết nghĩ ngoại trừ những
người trong cuộc ra thì chắc hẳn không ai có bản lĩnh dám công khai mọi
chuyện!
[4] Căn cứ theo Châu lô bút ký của Tôn Tuyên, nói đại đầu quỷ là “mắt đỏ mở ra, đầu to hơn đầu của người bình thường vài lần”, mà còn hiện hình ngay tại phòng của khảo quan.
Tuy nhiên, ma quỷ
trong trường thi đương nhiên không chỉ có loại này. Có thể dẫn ra đây
một vài ví dụ điển hình khác, như trong tập một của cuốn Di kiên bính
chí có đoạn viết về trường thi Lâm An: “Trong thời gian sĩ tử làm bài
thi, có người trông thấy một người đàn ông và một người phụ nữ dắt tay
nhau tự do, thoải mái bước vào khu vực thi, lại có người nhìn thấy một
đàn ngỗng trắng, hay có khi là một phụ nữ búi tóc cao, ngồi trên lan
can, không nhìn thấy chân, lúc ẩn, lúc hiện, kỳ lạ vô cùng…” Những câu
chuyện ma quái kiểu này cũng chẳng khác cảnh tượng người nông dân đuổi
nhầm lợn vào trường thi, câu chuyện chẳng liên quan đến thi cử học hành
mà chủ yếu chỉ là muốn mang đến một sự sôi nổi, náo nhiệt cho trường thi vốn quá trầm lắng mà thôi.
2
Ở trên đã kể ra mấy loại ma
tiêu biểu thường xuất hiện trong trường thi. Mặc dù từ đầu đến cuối
chứng tôi chưa đưa ra lời bình phẩm khẳng định hay phủ định về sự thật
của những câu chuyện kỳ lạ đó. Nhưng chuyện ma quỷ như thế này đến thời
nhà Thanh đã loại bỏ dần những thứ được coi là không hợp pháp ở trường
thi như thế. Loại ma như đại đầu quỷ thì không cần phải nói đến nữa,
ngay như “ma giúp đỡ”, “ma bợ đỡ” được coi tương đương với tầng lớp thấp như nha sai là tay sai thân cận, giúp việc trực tiếp cho quan viên
triều đình. Nếu đánh giá hành động, việc làm của những đối tượng này e
rằng sẽ ảnh hưởng đến khoản “quỹ đen” của lũ quan chủ khảo. Còn việc
được ví von với chuyện đuổi lợn vào trường thi chỉ là những hành động kỳ quái, để duy trì sự tôn nghiêm trong trường thi nên không thể không
quản lý, mà việc quản lý những chuyện như thế này lại quá dễ dàng, không gây thêm phiền phức gì. Ví dụ như trong Tam phong thức lược có khẳng
định, trong phòng thi “có thần binh bảo vệ, thế lực ma quái không dám
đến gần”. Vậy chỉ có hai loại hồn ma là hồn ma của những người thân
thích và những loại ma báo ân, báo oán là được quyền “đặc cách” tự do đi lại trong trường thi, những loại còn lại bị liệt vào “danh sách cấm”.
Để duy trì trật tự và chủ trì công đạo, khảo quan có mời những vị minh
thần thiên địa đến. Tuy nhiên, sự góp mặt của những vị minh thần này suy cho cùng cũng chỉ là hình thức mà thôi. Còn nguyên nhân chính nổ ra
cuộc chiến đằng sau lại chính là mấy dạng hồn ma hợp pháp được “đặc
cách” đi lại trong trường thi đó.
Nhân vật chính sẽ được nói tới ở đây đương nhiên là hai loại ma báo ân báo oán ấy. Nhưng cũng không thể
bỏ qua vai trò mang tính xúc tác của loài ma gia quyến đó. Ma báo ân và
ma báo oán một khi đã xuất hiện tại phòng thi, thí sinh chẳng may va vào sẽ giật mình, thậm chí còn bị kinh sợ đến suýt chết. Một khi đã chạm
vào tà khí, đừng nói là vượt Long môn, đến tính mạng cũng khó mà bảo
toàn được. Vì thế, ma gia quyến khi vào trường thi có nhiệm vụ bảo vệ
con cháu của mình, tránh để con cháu họ gặp phải những tai họa không
đáng có. Nhưng dường như những vị tổ tông này không phải ai cũng tuân
thủ luật pháp. Trong số họ có không có không ít trường hợp vào trường
thi để tìm cách “đi cổng sau”. Những vong hồn này vì lo cho con cháu
mình đến ứng thi mà bắt tay thông đồng với quan lại. Những câu chuyện
kiểu như thế này ở thời Nam Tống đã có rồi, hình thức lại vô cùng phong
phú, từ khóc lóc than nghèo kể khổ đến cố ý khuếch đại, phô trương sự
giàu có của gia đình… đều có cả. Một trong những câu chuyện đáng được
nhắc đến nhất là tác phẩm Tử bất ngữ của Viên Tử Tài, trong đó có đoạn
viết: “Huyện lệnh Dương Triều Quan được lệnh xuống huyện Hà Nam làm quan chủ khảo, đang đọc bài thi đột nhiên cảm thấy có phần hơi mệt mỏi,
trong chốc lát đã chìm vào một giấc mộng lạ kỳ…”
Mơ thấy gặp một
cô gái tầm khoảng ba mươi tuổi, trang điểm nhẹ nhàng, khuôn mặt thanh
tú, thân hình vừa vặn, trên người mặc váy đều màu xanh, thoạt trông dáng vẻ giống người vùng Giang Nam. Cô gái nhẹ nhàng bước đến, vén tấm mành
lan, cất giọng nhẹ nhàng: “Sử quân làm ơn hãy để tâm đến bài thi của Quế Hoa Lý Hương, tôi xin nghìn lần cảm tạ!”
Quân Hương Tiêu Ngọc
chết cách đây hơn một trăm năm bỗng dưng báo mộng về cho khảo quan nhờ
giúp đỡ cháu của người bạn là Hầu Phương Vực (vị lão cống sinh cũng tầm
khoảng trên năm mươi tuổi rồi), thông đồng với quan, thật là chuyện lạ
lùng hiếm thấy. Theo như Viên Mai nói thì đây là chuyện mà chính Dương
Triều Quan tự mình nói ra, hơn nữa còn “tự mình tưởng tượng thấy Hương
Quân, giống như người thật đang hiện hình trước mặt”. Nhưng sau khi
người viết mượn chuyện để nói lên sự thật, lúc ấy Dương Quan Triều có
chết cũng không chịu nhận chuyện đó là nhằm ám chỉ mình. Chình vì việc
này mà Viên Tử Tài phải viết thư nói rõ chủ ý thực sự trong câu chuyện
của mình. Quả thực, Tùy Viên cũng không phải là người dễ dàng bỏ qua mọi chuyện, đang buồn giận vì sự chua ngoa, cay nghiệt bày ra trước mắt mà
không hề có nơi để thi thố, giãi bày, bèn viết liền một lúc hai bức thư
trả lời. Khổ thân cho vị Dương Triều Quan bảy, tám mươi tuổi này, không
thể giả vờ làm chính nhân quân tử, cả bụng bực tức đều bị lôi ra ngoài
hết. Thư trả lời của Viên thị có thể gọi là bài văn tuyệt diệu, được
đăng ở “Tiểu thương sơn phòng xích độc”[5], các vị độc giả không phiền
có thể tìm đọc và suy ngẫm xem.
[5] Nghĩa là: thư từ tại sơn phòng nhỏ.
Không quay cóp thì không phải cuộc thi, nhưng người mà quay cóp thì sẽ có
vương pháp xử lý nghiêm khắc. Thế nhưng, ma quay cóp thì lại là điều hợp tình hợp lý, bởi lẽ người ta lúc ấy đâu có bị coi là “quay cóp” mà là
đang báo ân đấy chứ! Lời dạy bảo lấy đức báo ân được ví như giọt nước
tuôn chảy thành sông. Người Trung Quốc từ cổ chí kim đều xem việc báo ân là hành động nhận đức, cao đẹp. Vì thế sự xuất hiện của “ma báo ân” tự
nhiên đã trở thành chương mục rõ ràng. Hồn ma đến trường thi để báo ân,
thường là lúc gần đến Trung thu mà mang tặng hai hộp bánh Trung thu để
làm thức ăn đêm thì quả thực chẳng có chút thành ý nào cả, vì vậy việc
báo ân lúc này là giúp sĩ tử quay cóp. Mà cái sự quay cóp của ma so với
của người trần cũng không khác nhau là mấy.
Vòng thứ nhất là vào
mua đề. Trong Di kiên chi cảnh, tập ba, Tam sơn lục thương có ghi:
“Truyền Trưởng người Duy Châu, Sơn Đông đến một ngôi chùa ở Ngô Giang,
tình cờ gặp cảnh ma chay chôn cất người chết, liền hỏi tăng nhân. Sau
khi biết được người nằm trong quan tài là Lục Thương, một vị khách ở
quán trọ của tri huyện tiền nhiệm bị bệnh qua đời, do hoàn cảnh túng bấn mà không thể mai táng ở quê hương. Truyền Trưởng chạnh lòng thương xót, đã giúp di chuyển quan tài đến chôn cất tại phần mộ công. Vào tháng Bảy năm đó, Truyền Trưởng tham gia thi cử, nằm mộng thấy Lục Thương đến,
nói hết đề của ba vòng thi cho anh ta biết. Đến lúc ứng thi, đề thi đúng như những gì hồn ma báo mộng, anh ta chỉ việc chép nguyên những thứ
mình đã thuộc.” Khi có kết quả, anh ta đỗ cao cũng là lẽ tự nhiên.
Thứ hai là đánh dấu trên bài thi. Lã Đại Kính thời Nam Tống trong tập hai
cuốn Hạc lâm ngọc lộ có đoạn viết: “Khi Vương Ngọc Sơn chủ trì việc thi
cử, nhớ đến người bạn học thì nhiều lần nhưng không đậu, liền viết thư
mời anh ta đến một ngôi miếu ở Phúc Dương, nói nhỏ với anh ta: “Trong
phần thứ nhất của bài thi nhớ dùng ba chữ “cổ”, tôi sẽ biết đó chính là
bài của ông.” Sau khi thi xong, Vương Ngọc Sơn tìm trong đống bài thi,
quả nhiên có bài dùng ba chữ “cổ”, liền đặt lên phía trước. Nhưng khi
đối chứng tên và số báo danh thì không phải bằng hữu của mình. Vài ngày
sau người bạn đến tìm gặp, Ngọc Sơn liền quở trách, người bạn chỉ tay
lên trời mà thề rằng: “Nếu không vì bị bệnh nặng suýt nữa mất mạng thì
tôi đã không tự ý bỏ thi. Nhưng tôi thề có trời cao soi xét không hề hé
răng tiết lộ nửa lời.” Không lâu sau, người dùng ba chữ “cổ” mà trúng cử kia đến bái kiến. Vương Ngọc Sơn liền hỏi vì sao trong đoạn đầu lại
dùng ba chữ “cổ”. Người này trả lời rằng: “Khi tôi đến ứng thi có ở nhờ
trong miếu Phúc Dương. Tình cờ trông thấy một cỗ quan tài, hỏi tăng nhân thì được biết trong quan tài là một người con gái, chết đã mười năm nay mà không có ai chôn cất. Tối hôm đó, tôi liền nằm mộng gặp một người
con gái, cô gái nói với tôi rằng, lần này thi, trong đoạn thứ nhất nếu
dùng ba chữ “cổ”, nhất định sẽ đăng khoa, nhưng hy vọng sau này anh có
thể chôn cất chu đáo đống tro cốt này. Tôi liền nghe lời cô gái và kết
quả là đỗ đầu như ngày hôm này.” Đây là hồn ma trong miếu Phúc Dương vô
tình biết được mấu chốt của câu chuyện, bèn tiện tay bán cho thi ân.[6]
[6] Bạch Thoại, người đời Minh, trong tiểu thuyết Thạch điểm đầu có một hồi “cảm ân quỷ tam cổ truyền thí chỉ” chính là diễn câu chuyện này.
Thứ ba là cướp trong trường thi, phần này có nhiều chuyện thú vị, và cũng
là phần có thể thấy sự xảo quyệt, gian trá của con người. Trong Di kiên
chí đinh, cuốn thứ hai, Ngô Canh đăng khoa kể lại: Trong thời kỳ Thiệu
Hưng, có một năm tổ chức thi cử tại quê hương, Ngô Canh cũng tham gia
ứng thi. Vốn không phải là người chăm chỉ học hành, lại đúng phải năm
coi thi với nguyên tắc “trong phòng thi không được quay trước ngó sau”,
vì thế ý định quay cóp của Ngô Canh rất khó thực hiện. Đang trong tình
cảnh khó khăn, bỗng nhiên như gặp được thầy Trương Viên ngồi bên nhắc
nhở, Ngô Canh bèn lấy bài thi của Trương Viên sao chép lại một lượt. Mấy ngày liên tiếp sao chép toàn bộ, kết quả đỗ điểm cao. Sau khi thi xong, Ngô Canh đến nhà thầy Trương Viên cảm ơn thì mới biết Trương Viên không hề vào phòng thi. Lúc đó Trương Viên nói một câu: “Người ra tay giúp đỡ Ngô Canh không phải ai khác mà chính là hồn ma hiển linh báo ân. Đó
cũng là vì tổ tiên có tấm lòng nhân đức mà có ngày được báo đền.”
Rõ ràng quay cóp trong thi cử là câu chuyện chẳng lấy gì làm tốt đẹp, vậy
mà chỉ một câu “tổ tông âm đức”[7] là có thể lý giải cho hành động gian
lận của con cháu, thật là điều khó có thể làm vừa lòng người ngay thẳng. Lương Cung Thìn, người đời Thanh, trong Bắc đông viên bút lục sơ biên,
quyển thứ ba, Bạch quyển hoạch tuyển cũng dẫn ra một ví dụ điển hình:
“Một sĩ tử trong kỳ thi không viết một chữ nào, ba lần nộp giấy trắng
vẫn đỗ cao và sau này nhậm chức đường đường trở thành Thái huyện. Đương
nhiên đây cũng là nhờ có ma quỷ đến báo ân mà có được. Trong câu chuyện, chính người viết cũng bất mãn mà cất tiếng than rằng: “Báo đáp công ơn
mà cũng cần gian lận như vậy sao?” Báo đáp công ơn hay chỉ là cái cớ để
che dấu sự gian trá? Quả thực điều này chỉ có ma quỷ mới biết được. Câu
chuyện quay cóp nhiều uẩn khúc này xin không phí thời giờ bàn thêm ở đây nữa. Nhưng trong một tác phẩm khác như Liêu trai chí dị, đoạn Trữ sinh
có kể chuyện ma quỷ gặp lại bằng hữu nên vào trường thi để giúp đỡ. Bồ
lão tiên sinh có nói câu: “Kỳ chí kỳ hành, khả quan nhật nguyệt!” Cảm
kích vì việc ma quỷ biết dùng đức để báo ân, vì tấm lòng được coi là
nhân đức ấy mà tôi quay cóp, gian lận trong thi cử, đến ngay cả bản thân lão tiên sinh còn như vậy, những người khác làm theo kể ra cũng không
có gì để oán trách. Nhưng xét cho cùng thì quan niệm ràng buộc giữa tình nghĩa và pháp lý của người Trung Quốc vốn là như vậy, khó có thể lý
giải được hơn!
[7] Nghĩa là: tổ tông làm công đức nơi trần gian.
Cuốn thứ mười ba trong Hữu đài tiên quản bút ký của Du Việt có viết, quỷ báo ân đến làm bài thi hộ người khác là một cách rất tự nhiên. Sau khi cậu
con trai nhà phú hào vào trường thi, cầm bút suy nghĩ rất lâu nhưng cả
buổi thi anh ta không viết được chữ nào. Bỗng nhiên có một cụ già đem
bản phác thảo sẵn của mình đưa cho anh ta. Hai, ba môn thi đều như vậy,
khi công bố bảng điểm, quả nhiên anh ta đã thi đỗ. Thì ra chàng thiếu
niên này đã làm một việc tốt, đó là anh ta lấy một cô gái, sau khi thành hôn anh mới biết, cô gái này đã hứa hôn với con trai của lão nho. Sau
khi lão nho mất, con trai ông rất nghèo, bố mẹ của cô gái liền hối hận
không muốn gả cho người nghèo khó, nên đã gả cho chàng thiếu niên này.
Và thế là chàng thiếu niên liền hỏi thăm đến nhà con trai của lão nho và anh coi con trai lão nho như chính là người thân của mình. Sau đó còn
giới thiệu, mối mai cho một người con gái khác, rồi làm lễ thành hôn cho họ, không những vậy còn chuẩn bị đầy đủ lễ vật mang đến. Và đương nhiên lão ông trong phòng thi chính là hồn ma của lão nho hiển linh báo đáp.
Sự tri ơn, báo đáp quả nhiên là vô cùng khảng khái. Điều này thực sự làm
cho các thí sinh không kìm nén được cảm xúc, vội vàng đi làm việc thiện, ít nhất thì cũng không được làm việc thất đức. Trong cuốn Thường đàm[8] của Lưu Thanh Viên, người đời Thanh, có kể lại một việc chính bản thân
mình đã từng trải qua: “Vào mùa hè năm đó, các sĩ tử đang chờ thi, ngày
dài nhàn nhã bèn ngồi lại với nhau tán chuyện về buồng the của một nhà
nọ rất dâm loạn. Một người vội vàng ngăn lại: “Không được nói đến chuyện này, kỳ thi đang đến gần, tránh vạ miệng, đợi thi xong rồi hãy nói
chuyện này, lúc ấy sẽ không sợ tai bay vạ gió.” Lưu Thanh Viên cảm khái
nói: “Sĩ tập như vậy, có thể học là biết!” Có thể thấy những câu chuyện
kiểu này cũng đã góp phần làm thay đổi phong tục vốn tồn tại lâu đời
trong dân gian. Trong khi các sĩ tử cũng biết, nếu thực sự muốn nhận
được sự báo đáp hậu hĩnh thì phải đầu tư vào các vị khảo quan, mà khảo
quan thì có “ân quỷ” bảo hộ, người khác không cần phải nói ba bốn đạo
nữa, chỉ cần tự xem xét bản thân và tổ tông của mình xem có làm việc tốt tích đức hay chưa mà thôi.
[8] Nghĩa là: nói chuyện hàng ngày.
Nếu muốn được “ân quỷ” báo đức thì điều trước tiên là phải mời được vị “ân
quỷ” này tới đã. Và mời là việc của mời, nhưng cũng không được làm quá
phô trương, vì từ trước tới nay, việc kêu cầu trong chiêu hồn đều không
được làm quá um xùm, huyên náo. Hơn nữa, trong một cuộc thi cũng không
được có quá nhiều “ân quỷ” cùng đến, nếu không thì đó chẳng phải là làm
bài, đáp án của thí sinh mà lại là các vị “ân quỷ” dùng thủ đoạn làm
giúp, đến lúc đó, vị “đại đầu quỷ” bí ẩn kia ắt sẽ xuất hiện.
3
Loạt truyện “ân quỷ” báo ơn tuy xuất hiện không ít nhưng phần lớn đều rất
khô khan và khó có thể làm người đọc cảm thấy hứng thú. Những loạt
truyện như vậy, nói đi nói lại cũng chỉ có duy nhất một câu cửa miệng là “có ma” mà thôi. Vốn dĩ anh “đi cửa sau” may mắn thì công thành danh
toại, còn giả sử không may gặp người khảng khái phẫn nộ không tiếp đãi,
lúc ấy ai còn tin vào lời nói ma quỷ của anh nữa. Vì thế trong nhân gian lưu truyền câu chuyện kỳ quái nơi trường thi mục đích cũng chỉ để kể
lại chuyện oan hồn báo ân báo oán. Có những trường hợp, một người nào đó vốn thông tường kinh sử, khi vào trường thi hào hứng làm bài, thế nhưng trước khi rời phòng thi lại nộp giấy trắng, hoặc làm bài xong rồi đột
nhiên bị đổ mực đầy trang giấy, đó là những việc thường tình. Sợ nhất là vào phải phòng thi mà có người tự nhiên phát điên, nhảy nhót, hò hét ầm ĩ, năm bảy lính cũng không đối phó nổi. Còn có chuyện có người trong
phòng thi vất một sợi dây thừng lên xà nhà định tự sát. Đương nhiên đây
không phải việc làm quậy phá từ phía giám thị, cho nên người ta thoái
thác trách nhiệm cho những oan hồn về báo thù, mà trách nhiệm đó sau
cùng lại trút lên đầu thí sinh hoặc tổ tông của họ đã từng làm chuyện
thất đức, hại người.
Ghi chép chuyện chiêu hồn ma về, sớm
nhất là vào thời Minh - Thanh, trong tác phẩm Tam cương thức lược của Tế Nhân Đổng, sau đó là ở Dạ đàm tùy lục của Nhân Trai Thị và Bắc đông
viên bút sơ biên của Lương Cung Thìn. Mặc dù việc chiêu hồn ma về không
chính thức được coi là một tập tục tế lễ bắt buộc, nhưng với các sĩ tử
việc làm ấy đã trở thành một điều không thể thiếu trong các khoa thi.
Cho nên, khi tuần phủ Giang Tô, chủ thí là Trương Bác Hành không tiến
hành chiêu gọi hai hồn ma, việc làm ấy đã được tác giả Tiền Vịnh của Lý
viên thần thoại cho đó là hào kiệt. Trong Gia đại nhân của Lương Cung
Thìn cũng kể lại một câu chuyện tương tự ở Quảng Tây, khi Lương Chương
Cự là chủ thí cũng không cho chiêu gọi hai hồn ma. Ở Tiền Vịnh, khi
Trương Bác Hành làm chủ thí được người đời nhắc đến và cho đó là dị số
bởi trong trường thi không những có thi sinh bị bệnh hoặc phát điên mà
chuyện chết người cũng thường xuyên xảy ra.
Trước khi nói về
chuyện chết người, có lẽ chúng ta cũng không nên ngần ngại mà bỏ qua
việc tìm hiểu một chút về tình hình trường thi. Cận Nhân Mã trong tác
phẩm Thạch ốc tục trầm mạnh dạn đưa ra những so sánh rất cụ thể, đối với những miêu tả quý giá này, tôi tiến hành đối chiếu chúng với những tài
liệu khác dưới đây:
Các tỉnh tổ chức thi tại trấn phủ của mình
được gọi là Cống viện. Cống viện là một khu vực rộng lớn, nghe nói Cống
viện Giang Nam được coi là lớn nhất (đó là một mảnh đất rộng ở sau miếu
phu tử Nam Kinh, giờ đã trở thành chợ văn hóa cổ), có thể tụ họp hơn hai mươi nghìn thí sinh. Ở Cống viện này xây lên từng hàng, từng hàng những dãy nhà đơn sơ, có đến trăm dãy nhà san sát nhau như vậy, mỗi dãy đánh
số tới một trăm và được sắp xếp theo thứ tự “Thiên tự văn”, “Thiên địa
huyền hoàng”… Ví dụ như chữ “thiên” là số một, cứ thế đánh số thứ tự nối tiếp nhau đến hết. Mỗi phòng nhỏ này được gọi là trường ốc, cũng gọi là phòng thi, có cái gọi là phòng số, đặt số phòng ở nhà tù cũng cùng một
suy luận đó. Mà có tất cả bao nhiêu phòng? Chiều cao chỉ bằng đầu người, chiều rộng thì chỉ cần anh thò chân ra một chút là đụng đến tường đối
diện, kích thước chiều sâu thì nhiều hơn một chút, bên trong có thể dựng được một chiếc giường làm theo lối phương Bắc, đã là giường thì dùng để ngủ, tuy không rộng rãi lắm nhưng cũng có thể dựa đầu vào đó được, chân có thể duỗi thẳng ra, cũng có khi phải duỗi ra bên ngoài cửa phòng thi. Giường này dùng để ngồi khi làm bài thi, như thế cũng là rộng rãi lắm
rồi. Nói tóm lại, nếu về phương diện xa hoa mà suy đoán, quy mô của
những phòng thi này tương đương với phòng đơn thường gặp bây giờ. Phòng
thi không có cửa, chỗ cửa vào có một miếng gỗ riêng biệt, nó được dùng
để kê bài thi khi viết và cũng là bàn dùng để ăn cơm. Bên trong treo một tấm rèm nhỏ cũng nhằm mục đích giúp phân biệt là trong hay ngoài. Các
thí sinh vẫn nói đùa với nhau rằng, đây là “nụy ốc phong quang”, trong
đời phải may mắn lắm mới có dịp tá túc vài hôm.
Đến mùa thu tháng Tám hàng năm, nhân tài toàn tỉnh tập hợp đến đây thi ba đợt, mỗi đợt ba ngày. Trước ngày thi một ngày thí sinh được vào trường thi, sáng sớm
hôm đó, thí sinh xem số thứ tự, mang hành lý, giống như hành khách chen
chúc lên tàu trong dịp Tết, xếp hàng dài để đợi vào trường thi. Thường
có câu “tú tài liễu kiến binh, hữu lý thuyết bất thanh”[9]. Bắt đầu ở
khoảng thời gian ở Cống viện, đại đa số tú tài đều phải tìm cách khôn
khéo mà kết giao với lính gác. Những lính gác đeo dao bên mình, dáng vẻ
rất oai phong. Ngày thường, các cử nhân tú tài ngạo mạn, giờ đây trước
mặt lính gác lại trở nên ngoan ngoãn chẳng khác gì đứa trẻ lên ba chỉ
biết gật, lắc liên hồi, bơ phờ dưới cái nắng gay gắt, binh lính gọi họ
đến uống nước, ngay cả buồn đánh hơi cũng chẳng dám. Cứ như thế, theo
đúng quy trình kiểm tra. Các cử nhân tú tài bị khám xét hành lý từng
người, từng người một. Và các binh lính cũng nhân cơ hội này để thể hiện thái độ coi thường, khinh miệt đối với các tú tài, cố ý kiểm tra một
cách tỉ mỉ, đến nỗi khám xét cả những chỗ riêng tư hay bắt cởi bỏ quần
áo.
[9] Nghĩa là: tú tài gặp lính có lý cũng khó giải thích rõ ràng.
Trong lịch sử trường thi ở Nam Kinh có một câu chuyện có thật kể ra không
khỏi khiến bạn đọc cười ra nước mắt. Có một khoa thi, một thí sinh bị
đám lính tìm ta cái ví giấu cẩn thận ở dưới hậu môn. Khi bị phát hiện,
anh ta đến chết cũng không chịu nhận, cố tình biện hộ rằng cái ví đó là
do người ở đằng sau bỏ vào. Đám binh lính không hiểu sự tình, muốn tìm
xem rốt cuộc đằng sau là người nào, cuối cùng người đằng sau cười lớn,
đáp: “Phải, cứ cho là của ta để vào đó, nhưng sao nó không là để ở bên
trên, hay bên dưới mà lại nhằm vào đúng chỗ đó mà để? Hơn nữa, tại sao
nó lại cứ ở phần hậu môn mà mãi không chịu đi chỗ khác vậy?” Nói xong
lại đắc chí cười ha ha. Lúc đó, đại đa số đám binh lính thích bỡn cợt
vẫn không hiểu sự tình ra sao. Nhưng niềm vui đến với anh ta chưa được
bao lâu thì phía sau lại tiến đến một nhóm khác, tiếp tục lục soát, làm
một lúc họ cũng khiến cái phần giữa anh ta nhô lên cao như vậy. Đúng lúc đó, Tả Tông Đường đang làm trợ lý tại đó, dùng một chân đá cho tên chỉ
huy của đám binh sĩ vốn cao to hơn ông ta lăn lộn trên mặt đất (có ghi
chép khác cho rằng ông ta tát vào miệng tên chỉ huy đám binh sĩ một cái
tát hoặc đá một cái rồi mắng thêm câu: “Đồ khốn nạn!” Có lẽ lúc đó trong thâm tâm ông Tả Tước gia kia còn mong muốn đá cho cả đám binh lính kia
lăn lộn khắp nơi trên đất). Nhưng có điều lạ lùng là sao ông ta lại bực
dọc và hận thù dữ dội đến vậy? Bây giờ nghĩ lại, tôi đoán rằng trong
thời gian ứng thi trước kia, ông ta cũng từng chịu sự mắng mỏ, sỉ nhục
ghê gớm của đám binh lính cho nên nay ngồi ở cương vị này, phải chứng
kiến cảnh tượng trước mặt, ký ức bỗng chốc hiện về, mối thù xưa trỗi dậy sâu sắc đến nỗi quên hết cả địa vị và tư cách cao quý của mình. Nói tóm lại, chỉ sau khi kiểm tra đã đạt đủ tiêu chuẩn, các thí sinh mới được
đưa đến vị trí của mình. Khi hoàng hôn buông xuống, thân thể tuy đã mệt
nhoài, mặt mày ủ rũ, nhưng cũng phải cố cổ vũ mình lấy tinh thần chuẩn
bị bước vào vòng thi cử. Bởi ngay tối hôm đó là phát đề thi, cũng có
nghĩa là bắt đầu tính thời gian làm bài.
Thí sinh đã vào phòng
thi thì phải ở đó làm một mạch đến hết ba ngày ba đêm, ăn ngủ, đại tiểu
tiện cũng ở đó, cộng thêm cái nóng oi bức của tiết trời tháng Tám khiến
cho phòng thi ở đây bốc mùi hôi thối. Đặc biệt là ở vùng nóng ẩm như
Giang Nam, ban ngày ruồi muỗi bay loạn xạ, tối đến muỗi tấn công ào ào,
không khí giống như chốn lao tù. Nhưng tù nhân trong tù đâu cần động não suy nghĩ để làm văn thơ, vì vậy cử nhân tú tài tương lai trên thực tế
rất khổ và thậm chí còn khổ hơn cả tù nhân, vì không được quyền tự do tự tại.
Từ những bức ảnh cũ của Cống viện Bắc Kinh cho phép chúng
ta hình dung rõ hơn về những căn phòng ẩm thấp này. Địa chỉ cũ của Cống
viện Bắc Kinh là Học viện xã hội học Trung Quốc, bên cạnh có ngõ hẻm vẫn được bảo tồn và được đặt tên là “Cống viện”. Vị trí lúc bấy giờ là gần
cửa phía đông hẻo lánh và hoang vắng, nhưng nay đã trở nên sầm uất, nhộn nhịp hơn rất nhiều. Xem những bức ảnh cũ được lưu giữ lại, những căn
phòng nhỏ hẹp, ẩm thắp, sân nhỏ bẩn thỉu làm người ta khó có thể tưởng
tưởng nổi đây là “long môn” một bước lên trời của các nhà trí thức. Cống viện ở nơi đô thành còn như thế, các trường thi ở tỉnh, phủ, châu,
huyện chỉ xếp sau mà thôi. (Ghi chép của Giới Xuyên Long khi nhìn thấy
hai nghìn sáu trăm phòng thi chi đặt ở một chỗ, “không những không mang
lại cho người xem cảm giác tráng lệ, mà tương phản hoàn toàn, đó là sự
lạnh lẽo, hoang mang đến rợn người”.) Từ hình ảnh này có thể suy đoán ra chế độ thi cử thời xưa “buồn tẻ”, “chán nản” đến mức nào. Nhà văn Nhật
này hiểu về văn hóa Trung Quốc còn hơn cả tiền bối của Kanier. Cống viện Bắc Kinh vẫn còn chút lợi thế về điều kiện tự nhiên, đó là khí hậu mát
mẻ, trừ khi gặp phải thời tiết nóng bức, oi ả của tháng Tám, cho nên ma
quỷ ở đây xuất hiện nhiều nhất ở cửa ngõ phía nam.
Vào thời nhà
Thanh, năm Đạo Quang thứ mười bảy, tức năm Đinh Dậu (1837) thi xã tại
Phúc Kiến, thời tiết nóng bức, khắc nghiệt khác thường, trong ba vòng
thi có nhiều sĩ tử mắc bệnh và bị ma ám. Quyển tam ký Li biêm hiên chất
ngôn[10] của Đới Liên Phân có ghi chép lại câu chuyện thi Hương tại Nam
Kinh vào năm Đinh Mão. Truyện kể rằng, vào đợt thi đó có một nửa số thí
sinh bị say nắng và có hơn bốn mươi người bị chết trong phòng thi. Người chết nhiều như vậy nên trường thi này, chuyện ma quỷ hiện về đòi mạng
đương nhiên là nhiều rồi.
[10] Nghĩa là: đặc tính chữa trị của kim li.
Cứ thi xong một môn người ta lại thấy xác của mấy thí sinh được khiêng ra
từ Cống viện, cộng thêm mấy vị mắc chứng tâm thần cũng được dẫn ra theo. Tạm gác chuyện này qua một bên, phải điều tra nguyên nhân sự cố để còn
có cái cớ dẹp tan mọi phẫn uất trong lòng người dân. Muốn giảm bớt những rắc rối này, họ bèn đưa ra lý do có sẵn là oan hồn báo oán hiển linh
đòi mạng, lấy lý do ấy thì người dân còn biết nói gì đây? Nếu người nhà
có hỏi tiếp, giải quyết không xong nữa thì đưa chuyện đó vào “cửa vi
đoạt mệnh lục”, hoặc viết thành một đoạn kịch nhỏ, cũng có khi chuyển
thể thành tiểu thuyết Mãn thôn thính thuyết Thái Trung Lang[11]. Song
chuyện ma báo thù rốt cuộc cũng chỉ là cớ của quan phủ và quan trọng hơn nữa là mục đích xoa dịu sự phẫn nộ của quần chúng đối với việc vô tình
bạc nghĩa ấy thôi.
[11] Nghĩa là: cả làng nghe truyện Thái Trung Lang.
4
Thi cử đối với những người trí thức chính là “long môn”, vượt qua được thì
thân phận sẽ trở nên cao quý gấp bội lần, còn ở mức độ nhất định nào đó
thì chế độ thi cử thực sự đem lại cho sĩ tử nghèo một cơ hội tốt để đổi
đời. Chuyện những thư sinh nghèo sau khi đỗ đạt làm quan vô tình bạc
nghĩa làm cho người khác rất chú ý. Đến trường thi xuất hiện ma báo thù, đại đa số hồn ma báo thù đều vì sự vô tình bạc nghĩa giữa vợ chồng,
người yêu, bạn bè với nhau. Vào trường thi, bạn bè thân thích của hai
thí sinh kỳ vọng anh ta bao nhiêu thì kẻ thù và oan gia của anh ta
nguyền rủa sâu nặng bất nhiêu. Lấy chuyện của người để đoán chuyện ma,
giờ đây, tự nhiên hồn ma và thí sinh có liên quan đến chuyện ân oán và
hận thù, tình tiết này thực sự cũng vô cùng hấp dẫn. Trường thi lúc này
lại là nơi lý tưởng cho việc trả thù hay báo ân, báo oán.
Nhưng
việc báo ân, báo oán của ma cũng có giới hạn, nó không được vượt quá
phạm vi cho phép xảy ra sự cố trên trường thi. Dựa theo nguyên tác này
mà có mấy cách báo thù dưới đây. Cách thứ nhất, “trục trường”, nghĩa là
tìm cách khiến cho thí sinh không thể làm bài một cách bình thường rồi
bị đuổi giữa chừng. Có lẽ đây là hình thức trừng phạt nhẹ nhàng nhất.
Trong đó, để thực hiện có một cách gọn nhẹ nhất thì oan hồn ma quỷ bất
giác hiện hình trong lúc thi, khiến cho thí sinh chột dạ, sợ sệt mà tự
hiểu rằng, nếu càng gắng gượng thì sẽ càng làm cho sự việc trở nên to
tát, biết điều thì hãy tự mình rời khỏi trường thi. Thí sinh kín đáo
trốn chạy như vậy mục đích để có thể tránh khỏi hình phạt nghiêm khắc
hơn. Mà mục đích của oan hồn cũng chỉ mong cho kẻ thù không thành tài
nên nếu mục đích đạt được rồi thì dễ dàng bỏ qua. Đó cũng là một cách
trừng phạt khoan hồng, độ lượng nhất rồi.
Có trường hợp khác lại
có chút dứt khoát hơn. Chưa gặp ma đã tính trước chuồn. Dực quynh bại
biên của Thang Dụng Trung, quyển một, Khoa trường ẩn sự[12] có ghi chép
lại nhiều điều lạ lùng xảy đến trong trường thi: “Khoa Canh Thân, thí
sinh nọ ở Tô Châu vào phòng thi, quân hào hỏi anh ta họ gì, liền đáp họ
Trương, quân hào vui mừng nói: “Tôi đoán chắc khoa thi năm nay ông nhất
định sẽ đỗ đạt. Tối qua tôi nằm mơ thấy một người con gái cũng ngồi ở
phòng này, tay cầm một cành hoa quế, tôi hỏi vì sao thì cô ta nói, đợi
người đàn ông họ Trương đến. Nay ông mang họ Trương, lại ngồi đúng vào
chỗ đó, nhất định sẽ đỗ điểm cao.” Trương mỗ nghe xong, vẻ mặt vô cùng
hoảng hốt, sợ hãi chạy ra khỏi phòng thi.
[12] Nghĩa là: sự việc bí ẩn trong trường thi.
Có trường hợp oan hồn cho thí sinh vào phòng thấp, sau đó nhập vào, tự nói địa chỉ nhà và kể chuyện xấu xa của bản thân họ để tự bôi nhọ thanh
danh và làm mất danh tiếng. Bắc đông viên bút lục sơ biên, cuốn ba ghi
chép chuyện xảy ra ở trường thi Giang Nam năm Bính Ngọ Càn Long[13]:
“Khi vừa phát đề thi xong, một sĩ tử liền không ngớt cất cao giọng hát,
rồi bỗng nhiên dán đề thi thứ nhất lên bảng: “Hồn phách phiêu bạt đã bao năm rồi, hôm nay gặp nhau trước cửa phòng thi. Lúc đầu còn cho rằng đó
là lương duyên, nhưng sau sao anh lỡ ra tay làm mất hết công danh của
tôi?” Hát xong để đề thi ở đó rồi lảo đảo đi ra ngoài. Cùng sách Tục
biên[14], quyển năm ghi chép câu chuyện về cuộc thi Hương năm đó: Có một sĩ tử bỗng nhiên dang tay như ôm đàn tì bà, cất lên bài hát dân ca Mãn
giang công[15], vừa hát vừa trêu ghẹo xung quanh. Hát xong bỗng nhiên
khóc nức nở và than vãn những chuyện buồn khổ của chính mình. Cuối cùng
lấy giấy thi lau nước mắt, ngủ say mê mệt, sáng sớm hôm sau đi ra với bộ dạng thật thảm hại.
[13] Năm Bính Ngọ Càn Long tức năm 1786.
[14] Nghĩa là: biên soạn tiếp.
[15] Nghĩa là: giang sơn màu đỏ.
Một cách nữa là làm bẩn bài thi. Thí sinh làm bẩn, rách hoặc mất bài thi,
khiến cho anh ta mất công làm bài mà chẳng có kết quả gì, đây cũng là
một hình thức trừng phạt rất khoan hồng. Độn trai ngẫu bút[16] của Từ
Côn viết về việc mà chính bản thân tác giả trải qua: “Thời Khang Hy, năm Tân Mão, ở trường thi Giang Nam có một thí sinh làm xong bài thi, sau
đó anh ta đi vệ sinh, khi vào không thấy bài thi của mình đâu nữa. Một
lát sau, ở công đường có truyện dụ nói: “Đường Tự Hào bị mất bài thi,
nay bài thi lại từ trên trời rơi xuống phía tây của trường thi, nhưng đã bị rách làm hai rồi.” Thí sinh này yêu cầu thay giấy thi để làm lại,
nhưng một vị giám khảo đã từ chối anh ta, và nói: “Trong chuyện này ắt
có quỷ thần, có thay bài thi cũng không có tác dụng gì đâu.”
[16] Nghĩa là: viết về việc từ chối ăn chay.
Cuốn thứ hai trong Dạ đàm tùy lục của Nhân Trai Thị có viết về một kỳ thi
Hương: “Có một vị tú tài say sưa làm văn, làm đến giữa đêm tự nhiên gặp
một người vén rèm cửa đi vào. Người này mặc quan phục thời cổ, mặt mũi
rất kỳ dị. Tú tài chợt giật mình, ngây người ra, người đó liền chìa tay
ra và nói: “Ta là thần minh hiển linh. Tổ tông của nhà ngươi có tích âm
đức, vì thế môn thi này nhà ngươi nhất định sẽ đỗ với thành tích cao,
ngươi hãy viết một chữ vào lòng bàn tay ta, khi điền vào bảng (danh sách niêm yết) sẽ lấy chữ này để kiểm chứng.” Vị tú tài này vô cùng mừng rỡ, liền cầm bút, mài mực đen đậm rồi vẽ lên tay người đó một chữ “khôi”
rất to. Vừa viết xong đã không nhìn thấy bàn tay đó đâu nữa, cũng không
thấy bóng dáng của vị thần minh kia đâu, mà chỉ thấy một chữ “khôi” ở
trên bài thi của mình. Màu vừa đen vừa đậm, thấm đẫm cả trang giấy. Và
tất nhiên, vị đó không phải thần minh gì cả, chỉ là oan hồn giả mạo mà
thôi.”
Một cách kỳ lạ khác đó là hiện tượng thí sinh bỗng nhiên
phát điên. Oan hồn hiện hình hoặc nhập vào người làm cho các thí sinh
đang thi thì phát điên, phát cuồng, những chuyện như thế này ở trong
trường thi cũng không ít. Cuốn thứ năm trong Bắc Đông Viên bút ký sơ
biên viết thời Càn Long, năm Kỷ Hợi, trong kỳ thi Hương chỉ có một
trường thi mà có đến ba người bị điên.
Người thứ nhất sau khi
bước vào trường thi, phát đề thi xong, tự nhiên phát điên chạy vào trong thành, gặp người liền đọ sức quyết liệt. Một người khác sau khi nhận
giấy làm bài, bước vào phòng thi, đột nhiên nổi cơn điên mà kêu rằng:
“Tôi chỉ có thể viết tờ trình lên, có người muốn hãm hãi, ép tôi làm
điều gian dối!” Còn một người khác, bỗng dưng nổi con điên loạn, hét ầm
ĩ: “Tìm kiếm anh đã năm năm, hôm nay gặp được, anh không được đi nơi nào khác.” Liền sau đó anh ta chạy ta ra ngoài, tự tìm đến cái chết mà
không ai có thể ngăn cản được.
Sự khắc nghiệt nhất của việc trả
thù chính là lấy mạng đền mạng. Ma báo thù sẽ lấy mạng người ở trường
thi và cái oán độc này chắc chắn sẽ rất sâu nặng. Nhưng những kiểu lấy
mạng ở trường thi thường núp dưới những hình thức như thí sinh tự sát
hoặc bạo bệnh mà chết. Theo thống kê các con số được ghi chép lại, việc
người tự sát tại trường thi nhiều hơn việc theo cổ tự vẫn, tuy có người
nói rằng đó là bị oan quỷ hại chết sau đó giả dạng dưới hình thức tự
thắt cổ chết, nhưng cái này chưa đủ cơ sở để thuyết phục người khác. Mà
trong truyền thuyết viết về oan quỷ chính là “ải quỷ” cũng có rất nhiều, ví như Dư mạc ngẫu đàm tiết lục của Tôn Đàn có viết về một cuộc thi vào mùa thu ở Hồ Nam, sau khi các sĩ tử vào trường thi, nửa đêm bỗng từ đâu đó vang lên bài thơ tuyệt cú. Mà điều lạ lùng là những câu thơ lại từ
miệng của một cô gái đọc lên, và câu thơ cuối cùng: “Kim dạ nguyệt minh
nhân tĩnh hậu, thanh linh nhất bức kết tàn sinh.”[17] Quả nhiên là oan
hồn của “ải quỷ” hiển linh. Ngoài ra, các thí sinh khi vào phòng thi
thường mang theo con dao nhỏ, vì thế việc tự kết liễu đời mình cũng là
điều dễ dàng thực hiện được. Trong cuốn Bàng biếm hiên trực ngôn của
Tiền Thuật có viết: Vào năm Đinh Mậu, kỳ thi Hương ở Nam Kinh có đến hơn bốn mươi người chết, trong đó có ba trường hợp có thể nói là rất kỳ lạ, được ghi lại dưới đây:
[17] Nghĩa là: đêm nay trăng sáng, sau khi người tĩnh tâm lại, đã kết thúc cuộc sống tàn khốc này bằng một đoạn vải màu xanh.
Có một thí sinh ở Dương Châu, vào đêm mồng Tám, khi tất cả mọi người đang
tập trung ở bên ngoài thì chỉ có một mình anh ta đi vào phòng ngủ. Đêm
đã về khuya, mọi người nghe thấy trong phòng phát ra tiếng động lạ và
nhìn thấy thí sinh này vén rèm cửa chạy ra ngoài, tay mang theo chiếc
bát vỡ, rồi dùng các mảnh sành để rạch bụng, máu chảy thành suối, tay
anh ta nắm lấy ngũ tạng của mình và gục xuống, nghiêm giọng nói: “Không
tin, nhìn tim tôi!”, nói xong anh ta ngã xuống đất và chết.
Cái
chết tuy rất thảm hại nhưng theo lão nô đi với thí sinh này nói, người
huynh đệ của anh ta chết sớm, để lại cô nhi quả phụ, người này vì muốn
chiếm tài sản nên đã ép chết em dâu mình, giết chết đứa cháu tội nghiệp, vì vậy có tội thì phải chịu tội.
Những kiểu bị oan hồn lấy mạng, ngoài những người vong ân bội nghĩa còn có một lượng lớn những người
làm việc ác như cưỡng bức, cho vay nặng lãi, chiếm lĩnh tài sản, ruộng
vườn của người khác, buôn bán thuốc phiện… Lương Cung Thần vào năm Canh
Thân tham gia ứng thi. Số là bên cạnh có người thắt cổ chết trong nhà vệ sinh, trước khi chết đã tự viết vào bài thi của mình: “Dao bút giết
người có ba, đồng tính luyến ái là một, mời đại nhận thực thi chính
pháp.” Thật là một người chết không đủ để che đậy tội lỗi, mà trời bắt
chết, thì rõ ràng mặt mũi phải úp xuống đất!
Oan hồn đòi mạng quả nhiên là giả, nhưng điều tra về cái chết của những người này lại tìm ra được rất nhiều chuyện xấu xa, đó là những thu hoạch ngoài ý muốn. Từ đó chúng ta có thể thấy, các lão gia lợi dụng chức vụ của mình ở địa
phương để làm những việc thất đức. Vì thế, cách nói về oán quỷ trong
trường thi cũng không phải là không có ý nghĩa.
Đương nhiên,
người chết ở trong trường thi không phải ai ai cũng là kẻ ác. Trước khi
bước vào phòng thi, thí sinh phải chuẩn bị kỹ tâm lý, chỉ hy vọng gặp
được đề thi mà mình đã cố công chuẩn bị kỹ càng. Đến khi phát đề thi thì tất cả đều ngỡ ngàng, thất vọng, bao nhiêu hy vọng, chờ đợi từ ba năm
nay bây giờ đã trở thành con số không, cơ hội tiếp theo phải khổ sơ, chờ đợi thêm ba năm nữa. Như Lưu Thanh Viên từng nói: “Vào lúc đó, gặp
nhiều đề thi không được như ý thì tự nhủ với lòng mình, năm nay chắc sẽ
không đỗ, có trăm cái cần phải suy nghĩ, hoặc là lo có thù không thể
trả, hoặc đói rét, hoặc bị người thân, bạn bè cười chê, hoặc bị chủ nợ
đòi, hoặc bị người khác bắt nạt… Có bao nhiêu cái cần phải lo lắng, suy
nghĩ, cách nghĩ ngắn nhất của người đần độn, phong hàn, vất vả, mệt nhọc và bệnh tật là tìm đến cái chết cũng là điều hợp tình hợp lý!”
Vậy ở đoạn trước thuật lại sự việc tại các trường thi như vậy, khi nói về
ma quỷ thì không thể không nhắc đến quỷ chính thức ở trường thi, nó có
tên gọi là “khoa trường quỷ”. Những con ma đó đều là do “phong hàn lao
tụy” hoặc các thí sinh tự tìm con đường ngắn nhất để giải thoát cho mình là chết ở trường thi. Trong Vô thường và Nữ điều của Lỗ Tấn có hai lần
nhắc đến điều này: “Trong phòng tối ở sau đại điện của miếu Thành Hoàng
hoặc miếu Đông Nhạc, ở nơi đã biểu diễn kịch Mục Liên, “khoa trường
quỷ”, “điêu tử quỷ”[18], “yêm tử quỷ”[19] và “diệt tử quỷ”[20] xếp cùng
với nhau, có thể xem như là những hồn ma vô tội. Dân chúng là những
người hiền lương, trong mắt họ, những người thuộc tầng lớp thấp kém của
xã hội mà cố gắng vượt lên số phận nhưng lại chết ở trường thi, thì đều
đáng được cảm thông. Tuy có những người sau khi vượt lên số phận, đối
với bản thân cũng chẳng được lợi ích gì, nhưng có một vài việc làm cho
người ta lo lắng, những hồn ma của điêu tử, yêm tử, diệt tử, trành tử
đều cần tìm người thế thân cho mình, “khoa trường quỷ” cùng nhóm với bọn họ, có phải cũng cần đến trường thi để tìm người thế thân? Nếu đúng như vậy, những phiền phức có thể còn lớn hơn rất nhiều![21]
[18] Nghĩa là: ma thắt cổ chết.
[19] Nghĩa là: ma chết chìm.
[20] Nghĩa là: ma ngã mà chết.
[21] Quách Trắc Vân sống ở thời cận đại, trong Đồng linh kế chí, cuốn sáu
viết: “Sĩ tử chết tại Tỏa viên, thi thể không được đi ra từ “long môn”,
giá dây đỡ để không, để lộ ra ngoài, gọi là đánh thái bình. Sau đó linh
hồn không tiêu tan hoặc vẫn lưu lại nơi đó và chịu cảnh khổ cực trong
mưa gió.
P/S: Lá thư trả lời đầu tiên của Viên Tử Tài gửi cho Dương Lạp Hồ
Tần Thế huynh tới, giao tận tay rồi nhắc nhở, phải nói là huynh quá viển
vông! Những truyện trong cuốn Tử bất ngữ đều là bịa đặt, nói nhăng nói
cuội, sao xứng đáng được coi là một tác phẩm điển hình, đáng tin cậy, vì thế ta không cần nhớ tên tuổi tác giả. Huynh cho đó là những việc có
thật trong chính sử, để chỉnh sửa từng chữ từng câu, huynh không thấy
phiền phức sao? Ví như trong câu chuyện viết về Lý Hương Quân, ta đọc mà thấy bức xúc, dường như cuốn sách cố ý bôi nhọ danh tiết của Hương
Quân, vì thế bắt buộc ta phải dùng nhũng lời lẽ trên để giúp huynh tỉnh
ngộ.
Những bậc chí nhân không bao giờ mơ mộng những chuyện viển
vông, nhưng trong kỳ thi khoa cử vừa qua, huynh không những có những ý
nghĩ viển vông như vậy, mà còn kéo cả đàn bà phụ nữ vào cơn mộng mị đó,
đó không phải là cái sáng suốt của bậc chí nhân. Tuy nhiên, người muốn
theo đuổi ảo tưởng thì cứ theo đuổi, người từ chối ảo tưởng thì cứ việc
từ chối, như trong câu chuyện Phạm Văn Chính Công viết sử được ghi trong tác phẩm Họa mạn lục, cho dù người đó không được coi là bậc chí nhân,
nhưng vẫn có thể coi là bậc chính nhân. Còn huynh ngang nhiên nhận lời
người ta để làm người giới thiệu cho cuốn sách, bậc chính nhân liệu có
làm như vậy không? Khi việc của người ta đã hoàn thành, những thứ viển
vông kia lại quá trống rỗng, người ta sẽ quên đi chúng. Có phải là vì
năm Canh Dần huynh đi thuyền ghé qua chỗ Viên Mai, thơ của huynh được
Viên Mai ca ngợi đến tận mây xanh? Tất cả những điều mà ta ghi lại đều
là những điều mà huynh đã nói với ta, nếu không, ta sẽ không ảo tưởng
như huynh, làm cách nào để biết đây là một vụ trọng án đây? Quan chủ
khảo là Đông Lộc Thị Lang, cũng như huynh đã nói, đó không phải là những tưởng tượng chủ quan của ta. Nay huynh thừa nhận chuyện đó, còn Sư Đơn
tuổi cao nên hay quên, vậy chuyện đó xảy ra bằng cách nào? Nhớ năm xưa
khi huynh còn trai trẻ, đầu óc sáng suốt, tính tình thẳng thắn, có gì
nói nấy, không biết kiêng nể bất cứ ai, bất cứ điều gì, giờ đây cuộc
sống vất vả, lúc nào cũng nghĩ sau này mình sẽ chết như thế nào, có phải vì thế mà huynh né tránh những gì đã nói trước kia? Vậy khi huynh gặp
Hương Quân, không biết huynh còn bôi nhọ nhân phẩm nàng ấy đến đâu? Đại
nhân Hoàng Thạch Trai đã từng bị bạn bè trêu chọc, ông ngủ cùng một
phòng với phu nhân Cố Hoành Ba, nhưng ông không phạm đến người kia, thậm chí ông cũng không trách cứ gì vị phu nhân đó. Huynh chỉ gặp Hương Quân trong mơ mà huynh đã thấy sửng sốt vì nàng có chút uế bẩn, sự độ lượng
và lòng hẹp hòi sao mà khác nhau đến vậy?
Cổ nhân cũng giống như
cổ vật. Những gì của thời cổ là những cái của quá khứ, khó có cơ hội
được nhìn thấy. Bỗng nhiên nhìn thấy đỉnh đồng cổ, lu rượu cổ, ta phải
thấy vui mừng vì điều đó, dẫu đó là một viên gạch cổ, một viên ngói cổ
ta cũng thấy vui. Người xưa cũng là người của quá khứ, không thể gặp lại được, bỗng nhiên gặp được Nhạc Vũ Mục, Dương Tiêu Sơn đương nhiên người ta sẽ thấy mừng vui khôn xiết, ngay cả khi gặp phải Tần Hội, Nghiêm
Tung cũng cảm thấy vui. Tại sao vậy? Đó là vì rất hiếm có người gặp được họ mà thôi. Hương Quân là người của quá khứ đến nay cũng đã gần hai
trăm năm, đâu phải ai cũng có thể gặp được nàng? Giả sử nàng vẫn còn thì giờ cũng đã trở thành một bà lão tóc bạc phơ, chứ không còn là một cô
gái trẻ trung xinh đẹp nữa. Người nghiêm khắc, chính trực như Lạp Hồ
huynh đã gặp được nàng sẽ thấy vui và cũng chẳng hại gì, cũng như khi kẻ “khinh miệt đến mức hạ lưu” như Viên Mai gặp được nàng cũng vui mừng
đấy thôi. Hương Quân tuy là kỹ nữ, nhưng vì vậy mà người khác có quyền
được trách cứ nàng quá đáng hay sao? Khi họ Mã, họ Nguyễn uy hiếp họ
Trương, cái duy nhất có thể giữ được đó là tiết khí của bậc quân tử, từ
đó được nhiều người kính nể, phong thái đó là cái mà bao kẻ sĩ muốn có
mà không được, không thể thấy người ta xuất thân bần hàn mà tỏ vẻ khinh
thường. Xưa kia Uông Kỹ yêu quý trẻ nhỏ nhưng vẫn có thể cầm gươm giáo
để bảo vệ xã tắc, kỹ nữ Mao Tích Tích cũng vậy, nàng có gan chửi mắng
bọn gian tặc mà chết, sử sách đã ghi lại câu chuyện về nàng. Huynh được
gặp Hương Quân, đó là vinh hạnh của huynh, đó chưa chắc đã không phải là lòng hướng thiện yêu quý quá khứ, mà chắc chắn là sự háo sắc, phóng
đãng của huynh đang bị gò ép, khi tâm địa đã không sạch sẽ như vậy, là
tự mình coi rẻ mình mà thôi. Bốn chữ “Khiên liêm tư ngữ” (vén rèm nói
chuyện riêng tư) trong sách được sửa thành “Sàng hạ quỳ cầu” (quỳ lạy
dưới giường), thấy nực cười thay. Hương Quân chẳng qua chỉ muốn giới
thiệu kẻ sĩ, lại bị giáo huấn oan uổng nơi công đường, vậy có gì cần quỳ lạy van xin ở đây? Huynh đã từ bỏ chức quan từ lâu, mà vẫn muốn ra uy ở huyện Nhật Châu, cộng thêm vào đó là vong hồn nữ giới từ hai trăm năm
về trước, thật chẳng có ý nghĩa gì cả.
Lại một chỗ trong thư viết “vong hồn trinh nữ”, rồi lại viết “vong hồn trinh nữ”, Hương Quân có
trinh tiết hay không, huynh biết được bằng cách nào? Nếu không phải là
Hương Quân, mà là một phụ nữ ngoài bốn mươi tuổi có trang điểm nhẹ, thì
việc người ta còn trinh hay không cũng không phải việc huynh có thể biết được. Tạm thời huynh không có chút tà niệm, vậy thì việc “vén rèm nói
chuyện riêng tư” kia có gì hại không? Và nếu như có tà niệm, vậy thì kẻ
quỳ dưới giường kia tại sao không thể tiến đến ôm lấy chân đối phương?
Ta còn nhớ tám chữ trong đề thi: “Y thượng nhã tố, hình dung đoan
khiết”[22], nếu xét kỹ lại thì đề thi này đã phạm vào điều kỵ “phi lễ
vật thị”[23], sau này khi bày tiệc mời khách, muốn ăn một miếng thịt
cũng thật nguy hiểm. Vì điều này mà chỉ có hòa thượng và phụ nữ là dễ
được nổi tiếng. Chỉ bàn về hiện tại, đương nhiên Lạp Hồ là người được
kính trọng. Hương Quân là kẻ đê tiện, nhưng e rằng vài ba năm nữa, thiên hạ không những biết có một Lý Hương Quân, mà còn biết có một Dương Lạp
Hồ - bậc quân tử đầy nhân cách ngồi trên kiệu, phải là người khác kiệu,
chứ không cần tự mình kiệu.
[23] Nghĩa là: không được nhìn những gì không hợp với lễ giáo.
Trong thư còn nói: “Đệ không phải không ham mê cái đẹp, nhưng đệ đặc biệt
không ham cái đẹp của gái điếm.” Câu này nghe có vẻ ghê rợn quá! Thử
hỏi, không ham cái đẹp của gái điếm vậy thì huynh ham mê cái đẹp của
người như thế nào? Người ham cái đẹp của gái điếm là tội nhẹ, ham cái
đẹp của con gái nhà lành mới là tội lớn. Sắc thì phải đi đôi với tửu, có người chưa từng uống một giọt rượu nào thì cũng có người vô cùng điềm
tĩnh. Lòng người khác nhau, tựa như khuôn mặt của từng người vậy. Ham mê cái đẹp không cần né tránh, không ham mê cái đẹp cũng thế. Nhân phẩm
của con người là cao thượng hay thấp hèn không phải được định đoạt bởi
việc anh có háo sắc hay không. Văn Vương háo sắc, Khổng Tử cũng vậy,
nhưng cái háo sắc của Khổng Tử lại không giống với cái háo sắc của Vệ
Linh Công. Nhà Lô Kỳ không tùy ý lấy thiếp, cuối cùng lại là kẻ tiểu
nhân, Tạ An lấy cô kỹ nữ vùng Đông Sơn, cuối cùng lại là người quân tử.
Tính tình huynh vốn nghiêm khắc, không hiểu thế nào là háo sắc, điều này ta biết rõ, và cũng thầm kính nể huynh vì điều đó, vậy hà tất vì ham
mến cái danh háo sắc mà ép mình phải biết nó? Vốn được ghi tên là bậc
thánh hiền, nay lại mạo nhận mình là háo sắc, thật kỳ lạ thay!
Nghe tin huynh mừng thọ bảy tuổi, cùng vợ tổ chức lại lễ tân hôn, hai vợ
chồng già dìu nhau vào động phòng. Ngồi trên giường trùm khăn đỏ, huynh
tự gọi mình là háo sắc, hay là mượn cái đó để tự hào? Vương Long Khê có
nói: “Tú tài nghèo ôm cô vợ già nhà mình rồi tự nói mình háo sắc, như
thế không phải xấu hổ lắm sao!” Xưa có người sợ vợ, một hôm mơ thấy mình lập thiếp, người đó nói lại cho vợ biết, mụ vợ quát mắng, không cho
phép chồng được mơ như vậy nữa. Huynh hoài nghi, trốn chạy trong mơ, xem ra cũng là vì những gì chị nhà đối xử với huynh hằng ngày tích tụ mà
thành chăng? Lý Cương quyết định thà tự gánh chịu chứ không lừa dối
chình mình, trong nhật ký ông có viết: “Đêm qua đã làm “chuyện đó” với
vợ một lần”, đến nay vẫn trở thành chủ đề để người ta bàn luận. Đến khi
huynh là một ông già tám mươi tuổi, cái hứng thú của huynh vẫn chưa
giảm, khả năng làm “chuyện ấy” vẫn còn, thì cái háo sắc của huynh đã
không còn nữa. Bậc công tử hơn người ở cái nhìn xa trông rộng, kẻ tiểu
nhân chỉ biết lo những cái tiểu tiết, những cái thiển cận. Hoàng Thúc
vượt qua vạn trùng sông nước để tịnh tâm tu thân, huynh đã tu đạo bao
năm nay nhưng tâm huynh không tịnh, tầm nhìn của huynh thiển cận. Nước
trong con rạch, nhìn thì trong nhưng dễ bị quấy đục. Mong huynh đừng quá tự mãn, hãy nghe lời khuyên can của ta, mau chóng gánh mười thùng nước
suối Huệ Sơn, gội sạch đám khí độc lan tỏa trong lồng ngực huynh, làm
như vậy có công dụng dưỡng sinh, còn tốt hơn cả việc uống linh chi đen
và đọc Kim cương kinh đấy.
Ta có tuổi rồi, đi cãi lý một chút cho người quá cố không liên quan gì đến mình như thế này dường như cũng là
hơi quá. Chỉ e huynh khăng khăng coi trọng danh tiếng của mình để rồi
phải chịu sự bôi nhọ này, một khi học được cách nhìn nhận sự trinh trắng của người phụ nữ, huynh sẽ thấy hổ thẹn muôn phần, còn cuốn Tử bất ngữ
không những làm kinh động đến thánh nhân, mà nó còn ngấm ngầm giết chết
các bậc hiền giả, ta thực sự thấy không an tâm về nó. Tất cả những việc
này cần mau chóng phân tích rõ ràng như trong thư trước.
Đính kèm lá thư của Dương Lạp Hồ
Khi có được cuốn Tử bất ngữ xuất bản lần đầu tiên, đệ đã đọc hết cuốn sách
từng hàng, từng chữ một, thấy rằng tác phẩm được viết rất trơn tru, Tân
tề hài, Tục quảng ký… tất cả đều viết rất hay. Chỉ khi đọc đến Lý Hương
Quân tiến quyển, đệ bỗng thấy ngạc nhiên. Sự việc trong kỳ thi năm Nhâm
Thân không giống như việc lúc đệ còn đương chức tại Cố Thủy. Thứ nhất,
thời gian cách hiện tại cũng đã lâu, quan chủ quản kỳ thi cũng chẳng còn nhớ đó là ai nữa. Hai là, chỉ tiêu trúng tuyển trong kỳ thi của xã Hà
Nam chỉ có bảy mươi mốt người, nhưng tại sao lại có đến tám mươi ba
người đỗ cử nhân? Thứ ba, người trúng tuyển là Hầu Sinh chỉ là cháu trai trong họ của Tráng Hối Đường, không phải là người kế thừa của dòng họ.
Thứ tư, có vẻ như việc này được thực hiện quá dễ dàng, chắc chắn không
đúng sự thực, tất cả đều không đủ để minh xét sự việc.
Hơn nữa,
bên trong còn có mấy chữ “hé lộ chuyện phòng the” làm bôi nhọ vong hồn
trinh tiết! Vậy là cuối cùng đã có ai đó gặp được Lý Hương Quân, mỗi lần được người khác khen, ả cho rằng đó là niềm vinh hạnh. Kẻ được gọi là
Lý Hương Quân chẳng qua chỉ là con điếm của Hầu Triều Tông ngày đó. Nếu
như gặp một Hương Quân còn sống, vậy thì ả còn thấy vinh, thấy hạnh như
thế nào? Người ta sẽ còn ngợi khen ả ra sao? Thường ngày đệ cũng không
phải là người không ham mê cái đẹp, nhưng chắc chắn đệ không ham cái đẹp của gái điếm. Hai chữ “minh kỹ”[24] sao mà nghe chướng tai đến vậy! Tất cả những điều đó hoàn toàn tương phản với tính cách của đệ, không biết
có chỗ nào mạo phạm đến huynh hay không, nhưng đệ vẫn xin được viết vài
dòng như vậy. Vậy có phải là khinh mạn? So với kẻ hạ lưu, đệ không giống và cũng không đến mức thế. Sự việc này thuộc loại vong hồn trinh nữ về
báo đền ân đức trong mơ. Trong bản gốc cũng từng kể tới, nay ghi ra để
người đời cùng đọc, không liên quan đến “Lý Hương Quân” hay “Lý Xú
Quân”[25] gì cả. Vì thế đệ không sợ mạo phạm đến ai, sự việc cũng chỉ
như việc chẻ đôi tấm gỗ mà thôi, hơn nữa, huynh lấy đó như điểm kết thúc của tình giao hữu, vậy thì càng đúng với nguyên tắc vốn có. Tên sách là Tử bất ngữ, rõ ràng làm kinh động đến cả bậc thánh thần, để cái chết và sự hồi sinh đối mặt với nhau, khiến mọi người chú ý mà vươn lên từ đó.
Huynh là người ham danh vọng, đệ đoán rằng chắc không có ai dám khuyên
răn huynh lấy một câu. Đệ tự thấy hổ thẹn vì chỉ có thể chân thành
khuyên huynh chứ không thể nói thiện chí với huynh. Mong sớm nhận được
thư hồi âm từ huynh!
[24] Nghĩa là: gái điếm nổi tiếng.
[25] Lý Xú Quân: chữ “xú” (thối) đối lập với chữ “hương” (thơm) ở tên Lý Hương Quân.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT