Một trong những phong tục cổ hủ trong tang sự của người Trung Quốc thời cổ
đại khiến người ta vừa cảm thấy khó hiểu, vừa cảm thấy sợ hãi nhất đó
chính là “tị sát”. Lý giải trên mặt chữ có thể thấy “tị sát” chính là
trốn tránh hung thần. Nhưng hai chữ “hung thần” được bàn tới ở đây lại
khác hoàn toàn so với cách nói “hung thần ác quỷ” mà chúng ta vẫn thường nghe thấy trong cuộc sống hàng ngày. Nó là một loại sát quỷ đặc biệt
chỉ xuất hiện khi nhà có tang sự. Chữ “sát” trong “tị sát” còn được viết là chữ “sát”[2], thời cổ đại còn gọi là “suy”[3], sau này gọi là
“sảnh”[4], hoặc gọi thành “ương”[5]. Nhưng tôi vẫn cho rằng tất cả những chữ đó đều là biến âm của chữ “tang” mà ra. Ví dụ, có một số địa phương thường liên kết từ tạo ra một từ ghép hai tiếng là “sát ương”, mà
“sát”, “ương” - hai chữ này hợp lại thì chính là một chữ “tang” mà thôi. Cho nên Chu Tác Nhân thường gọi “hồi sát” thành “hồi tang” là vì thế,
và đó cũng có thể là nghĩa nguyên bản được tiếp cận gần đây nhất. Lại
căn cứ vào cách dùng từ của các bậc tiền bối như Chu Tác Nhân, hay tác
giả của Ký kham tứ chí, cuối đời nhà Thanh, trong quyển hai có một đoạn
viết “quy sát” thành “chuyển sát”. Hơn nữa, nhất là vào thời nhà Minh,
chữ “sát” ngay cả đọc hay viết đều có thể chuyển thành “tang” và ngược
lại. Ngay cả khi đọc hai chữ “sảnh” và “suy”, trên thực tế cũng phát âm
rất gần với chữ “tang”. Còn có một số địa phương, chữ “thần mã” trong
“hung thần”, trên mặt chữ liền thay bằng “phi thương” hoặc “thương”[6].
Nếu đây chỉ là một sự phỏng đoán thì “hung thần” ở đây không thể coi là
“tang thần” được.
[1] Thu mình lại trốn tránh hung thần trong cõi u mê.
[2] Tức “đánh, giết”.
[3] Tức “yếu, suy yếu”.
[4] Tức “tai nạn”, “sai sót”.
[5] Tức “tai họa, tai ương”.
[6] Tức “thương tích, tổn thương”.
Phong tục “tị sát” của người xưa đến nay đã không còn lại dấu vết, nhưng
trong khoảng hai nghìn năm về trước đã từng rất phổ biến ở cả hai miền
Nam, Bắc. Có thể do nó không có trong đám tang, vì những người cầm hốt
mà xòe tay áo đỏ, quan viên hoặc những người thuộc tầng lớp thượng lưu
lại thường vô đạo, điều đó càng khiến người ta cảm thấy xa lạ.
Thực ra, rất nhiều độc giả là những người đã từng chứng kiến và ghi lại
những điều tương tự, thường thấy nhất là phần Khám kha ký thu trong Phù
sinh lục ký có đoạn ghi chép lại một cách sinh động về “tị sát” như sau:
Trong tuần lễ hồi sát, có tục truyền là ban ngày linh hồn thường ẩn theo bóng ma mà trở về ngôi nhà cũ và sắp đặt lại mọi thứ y như khi còn sống, từ
cái chiếu nằm, cái áo cũ khi còn sống vẫn để ở trên giường đến đôi giày
cũ để ở dưới gầm giường. Mỗi lần quay trở về, hồn ma đều nhìn trước ngó
sau, nghĩ đi nghĩ lại, rồi cố gắng “thu vào tầm mắt” tất cả mọi thứ hiện hữu xung quanh. Dùng mọi cách để kéo dài thời gian, trước với lấy cái
giường sau lại gạt bỏ đi tất cả, gọi là “tiếp sảnh”, ở Dương Châu còn có tục lệ bày sẵn cỗ bàn, tiệc rượu trong nhà người chết, nhất gia tận
xuất, được gọi là “tị sảnh”[7].
[7] Tức là “tránh sai sót”.
Ở đây là nói đến ngày hồi sát, vong linh của người chết cùng bóng ma trở
về thăm lại ngôi nhà cũ vốn vô cùng gắn bó với mình, cũng chính là nói,
bóng ma và người chết, hồn không lìa khỏi xác. Nhưng đây chỉ là sự khẳng định mang tính nhất thời, một phía. “Sát” và “vật”, nói thẳng ra là
linh hồn và thể xác của người mới chết, và hơn thế, có cái gì đó là hung thần và ác quỷ. Để nói rõ hơn những khái niệm mơ hồ này, có thể hiểu
hung thần được nói tới trên đây chính là một loài chim ác. Hiện nay, ở
Vân Nam vẫn có khả năng tìm thấy một số hình ảnh về hung thần, đó là thứ có hình dáng giống như chim, mặt mũi có chút hung ác, dữ tợn, nhưng
ngược lại rất khó để người ta tin tưởng vong hồn lại nhập vào chính loài vật như thế trở về nhà cũ mà nhìn trước ngó sau.
1.
Với
Nhan thi gia huấn, quyển hai, Phong thao, có khẳng định Bắc Tề Nhan là
một trong số những người bàn tới vấn đề “tị sát” sớm nhất trong các
trước tác của mình. Thời ấy, ông gọi đó là “quy sát”, ông lý giải thêm,
con người sau khi chết, linh hồn thường tìm cách quay trở về ngôi nhà cũ của mình, lúc trở về, nếu là ban ngày thì “chạy nhảy rong chơi cùng đám trẻ con, khi chắc chắn không có ai mới dám vào nhà”, chính vì thế người nhà thường tìm cách ra ngoài để trốn tránh linh hồn người chết trở về,
có khi phải mời thầy cúng đến “họa ngõa thư phù, tác chư yếm thắng”[8],
“môn tiền nhiên hỏa, hộ ngoại liệt khôi”[9]… đây đều là những tục lệ của người Trung Quốc xưa trong những gia đình có người mới hết. Khi cả gia
đình đã trở về rồi cũng cần mời thầy cúng đến để “phất tống gia
quỷ”[10], cũng chính là “tống sát”[11]. “Gia quỷ” được nói tới ở đây
chính là chỉ vong hồn của người chết. Nhưng những ghi chép về “tị sát”
xuất hiện sớm nhất có lẽ là vào thời Tam Quốc, trong Tam Quốc chí - Ngụy chí - Trần Quần truyện có nói đến ấu nữ của Ngụy Minh Đế sau khi ra đời chưa được đầy tháng thì chết yểu. Trần Quần Gián bèn tìm cách ngăn cản
xa giá, nói tới chuyện “tị suy”, ông cho rằng: “Người đã chết dù sao
cũng không thể quay về được nữa”. Rõ ràng lời khuyên can đó có ý nghi
ngờ linh hồn người chết không thể quay về được. Cách nói này đã tỏ rõ
thái độ hoài nghi đối với việc “quy sát” trong phong tục của người xưa.
Ông lại nói: “Tám tuổi được coi là chết non, không phải để tang, vì thế
cũng không cần sắm sửa đồ cúng lễ”. Cách kiến giải của Trần Quần Gián
cũng có điểm gần gũi với quan niệm sau này về những đứa trẻ chết yểu, họ cho rằng: “Những đứa bé chết khi còn chưa mọc răng thì không có linh
hồn, không thể quay về”[12]. Nhưng bởi vì nó được viết ra một cách vô
cùng đơn giản, không như những lời “gia huấn” một cách tỉ mỉ, kỹ càng,
cho nên nhiều người đã không chú ý tới.
[8] Ý chỉ vẽ những hình thù gì đó lên mái ngói để đánh dấu cho linh hồn người chết tìm về đúng chỗ.
[9] Ý nói trước nhà nhóm lên ngọn lửa, ngoài cửa bầy ra một chút tro tàn.
[10] Cung tiễn ma quỷ ra khỏi nhà.
[11] Tiễn vong hồn người thân về nơi âm thế.
[12] Theo Duyệt vi thảo đường bút ký - Như thị ngã văn.
Trong thời kỳ Nam - Bắc triều, đây là một tập tục được phổ biến rộng rãi từ
Bắc đến Nam. Ở phương Bắc, với mỗi người dân, tập tục này vô cùng quen
thuộc, một số thầy mo có chuyên môn còn có cả những cuốn sách ghi chép
lại một vài nội dung liên quan đến tập tục này. Đến thời kỳ đầu nhà
Đường, Bách kỵ lịch đã thể hiện khả năng tinh thông thiên văn, nhạc luật và thuật giả kim của người xưa. Đặc biệt, trong đó còn có nội dung bàn
về cách thức tránh khỏi tang sát, cách tính thời gian “hồi sát”, phạm vi mà linh hồn người chết trở về thường hay lui tới, còn nói đến những
phần như “hùng sát”[13], “thư sát”[14]. Cuốn sách gốc theo thời gian đã
bị thất lạc từ lâu, đến nay những nội dung này chỉ có thể tìm thấy một
phần trong Xuy kiếm tứ lục của Du Văn Báo, người thời Tống, trong đó có
đoạn viết:
Không biết từ bao giờ, con người đã quan tâm đến vấn
đề “tị sát”. Theo Đường Thái Thường trong “Bách kỵ lịch”, phần “Tang sát tổn hại pháp”, người con trai chết linh hồn nhập vào con chim đực, được gọi là “hùng sát”, bốn mươi bảy ngày sau bay trở về hồi sát, người con
gái mới khoảng mười ba, mười bốn tuổi, thư sát, xuất phương Nam đệ tam
gia, sát bạch sắc, là nam tử, hoặc hộ Trịnh, Phan, Tôn, Trần, từ ngày
hai mươi đến ngày hai chín sẽ có hai lần trở về tang gia. Mỗi thời tục
lệ có thể nhau, nhưng đến những ngày ấy người nhà cần tránh đi nơi khác… Khi nhập niệm, ngay cả những đứa con có cha mẹ chết cũng phải tránh đi, thậm chí phụ nữ cũng không dám đứng lên trên, tất cả đều giao phó cho
lão gia bộc lo liệu mọi sự.
[13] Tức là “linh hồn người chết trở về nhập vào loài chim đực”.
[14] Tức là “linh hồn người chết trở về nhập vào loài chim cái”.
Sau này, tục “tị sát” đã được ghi chép lại trong những cuốn tiểu thuyết, và số lần xuất hiện của nó cũng ngày một nhiều hơn. Đế Phu Thị trong
Nguyên hóa ký cho rằng “cần phải phòng tránh hung thần, quỷ thần đột
nhập vào nhà làm tổn hại đến người và của”, cho nên toàn thể gia đình
phải dọn đến ở nhờ nhà những người thân quen để ẩn tránh mỗi lần vong
hồn người chết hồi quy. Trong Kỷ văn của Ngữu Túc, chữ “煞” (hung thần)
được viết thành “杀” (giết, đánh)[15], gọi “归剎” (quy sát) là “杀出” (diễn
ra hành động đánh, giết), cũng là “煞出”, nói: “Trong nhà có người chết,
liền mời ngay thầy mo đến cúng “tức ngôn kì sát xuất nhật, tất hữu
phương hại, tử gia đa xuất tị chi”[16]”. Trong Kê thần lục của Từ Huyễn
thời Ngũ Đại Nam Đường cũng ghi lại những điều tương tự.
[15] Trong tiếng Trung
[16] Đại ý là, trong ngày vong hồn hồi quy tất yếu có hại cho gia chủ, vì
thế ngày hôm đó, những người trong gia đình có người chết cần lánh đi
nơi khác.
Đến thời nhà Tống, vấn đề “tị sát” ở phương Nam trở nên khá phổ biến. Trong Di kiến ất chí của Hồng Mại thời Nam Tống, quyển
mười chín, Hàn thị phóng quỷ có bàn tới vấn đề “tị sát”, hơn nữa còn bắt đầu xuất hiện chuyện “dùng tàn tro làm dấu”, rõ ràng có thể xem đó là
một dấu hiệu can thiệp vào sự tái sinh, chuyển thế đã nói ở trên:
Ở Giang Tô và Chiết Giang có tục tin vào những thầy mo cúng ma gọi quỷ.
Tương truyền, người chết hồn lìa khỏi xác, lấy ngày đó để tính ngày vong hồn tìm về quy sát, cách phòng tránh tốt nhất là lúc ấy tránh ra bên
ngoài, hành động ấy được gọi là “tị phóng”. Nhờ một người con trai khỏe
mạnh hoặc vị tăng ni rắc tro xuống đất làm dấu, đến khi trời sáng sẽ
nhìn rõ dấu vết ấy.
Trong Di kiên chi ất, quyển một, Đổng thành nhị lang cũng có đoạn nói:
Đến thời điểm vong linh người chết quy sát trở về, để cất giấu mọi thứ,
người nhà thường làm theo tục lệ xưa, lấy cái dần hay cái sàng làm nhỏ
lớp tro bụi trên bếp, phủ lên trên cái siêu sành, hay nồi đất để kiểm
tra xem người chết có hồi quy hay không.
Dấu vết để kiểm tra ở
đây là xem vết chân trên lớp tro mà phán đoán người chết có thể đầu thai sang kiếp sau là gì, thấy dấu chân gà nghĩa la đầu thai làm gà, thấy
dấu chân chó có thể đầu thai thành chó… Họ cho rằng vào một ngày kia,
người chết sẽ nhận được thông báo sang thế giới bên kia. Sự quay về “hồi sát” được nói tới ở đây chỉ là một cách để họ từ biệt những người thân
yêu của mình còn đang sống trên dương thế. Du Văn Báo là người thật thà, chất phác, có tư chất thông minh, hiểu biết, sống vào thời Nam Tống,
ông từng biểu thị sự phản đối kịch liệt đối với những hủ tục “tị sát”
trong dân gian. Tại thời điểm đó, nhiều người đã dần dần từ bỏ tục lệ
“tị sát”, không theo tăng đạo, không tin âm dương, có thể thấy lệ “tị
sát” trong dân gian đã thịnh hành như thế nào.
Thầm Bảng, người triều Minh, trong Uyển thụ tạp ký, quyển mười bảy có nói đến “đóa sát”, một phong tục của người Bắc Kinh:
Những nhà âm dương học thường căn cứ vào năm tháng của người chết để tìm ra
ngày mà hung thần sẽ đến hòng đưa cả gia đình đến nơi khác để ẩn tránh.
Thời nhà Minh có một người Triều Tiên thông hiểu tiếng Hán, là tác giả của
cuốn sách Bổ thông sự nổi tiếng, đã ghi lại tục lệ “thiếp ương
bảng”[17]. Tục lệ này đã có từ trước đó rất lâu, từ thời Lã Tài đã có
tục kiêng kỵ “sát phạm sinh nhân”, vốn chính là tục thông cáo ở làng
quê. Trong Bổ thông sự có ghi lại một đọan đối thoại rất độc đáo:
“Trước nay người ta vẫn thường dán bản cáo phó trước cửa mỗi khi nhà có tang,
anh đã nhìn thấy bao giờ chưa?” “Tôi chưa từng thấy qua. Người ta viết
những gì trong bản cáo phó đó?” “Viết là: Ngày Mười hai, Đinh Mão, tháng Hai, Bính Ngọ, năm Nhâm Thìn, người thanh niên sinh năm Bính Thân, qua
đời ở tuổi ba mươi bảy. Giờ Đinh, ngày Hai mươi tư tiến hành an táng tại cổng thành. Người có chi Tị, Ngọ, Hợi, Mão, kỵ với tuổi người chết”…
[17] Tức dán cáo phó.
Bản cáo phó, sau này ở một số địa phương còn gọi là “phê thư”, trong đó,
ngoài những thứ như ngày sinh tháng đẻ của người chết, cầm tinh của
người thân trong gia đình được viết trên trang cáo phó, còn cần thông
báo với làng xóm khi nào tiến hành tiểu liệm, khi nào đại liệm, khi nào
nghênh thần (thần ở đây chính là để chỉ hung thần), cùng với những điều
xung, kỵ cần tránh… những điều này không chỉ áp dụng trong ngày “tị
sát”, mà còn cả trong suốt tuần lễ để tang, đối với một số người thì đây cũng chính là những ngày cần ẩn tránh. Khi nào thì mới được dán bản
“phê thư’ đó? Điều này cũng có những quy định của nó. Trước hết là yêu
cầu cần thiết dán nghiêng giống như khi người ta dán giấy niêm phong
trên tập tài liệu vậy. Nghĩ đến thời thơ ấu thường đến đầu phố dán những biểu ngữ khẩu hiệu hoặc “đả đảo” hoặc “vạn tuế”, mà chẳng cần biết ai
đả đảo, ai nổi lên, chỉ biết cũng vẫn là một cách dán nghiêng như thế,
tất nhiên lúc ấy đôi khi cũng có những người già đi qua thấy vậy liền
đứng lại nói dán như thế là không được, chỉ nói có vậy rồi đi luôn chẳng giải thích rõ vì sao lại không thể. Bây giờ nghĩ lại, cách dán ấy chắc
đã phạm phải một điều kiêng kỵ nào đó trong cách dán cáo phó hoặc giấy
niêm phong.
Phong tục “tị sát” đến thời nhà Thanh dường như có xu thế ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Phong tục này có nơi còn gọi là
“nghênh sát”, họ quan niệm bảy ngày sau khi trong nhà có người thân
chết, cả nhà phải tạm rời đi chỗ khác để tránh tai ương. Theo nguyên tắc chung của người phương Nam, họ gọi đó là “hồi sát”, và theo thời gian
kéo dài tới hai mươi bảy ngày kể từ sau khi người thân chết. Thời gian
quy định ở Phố Đông - Thượng Hải là ngắn nhất, người chết đến ngày thứ
ba được gọi là ngày quy sát, nguyên nhân vì họ cho rằng cần phải cúng
linh hồn trước, vì vậy người ta gọi sự kiện đó với một cụm từ đầy hoa mỹ là “tác tam triều”, không biết người trong cuộc nghe thấy có cho rằng
gia đình họ đã sinh ra một anh chàng béo tốt hay không? Người Bắc Kinh
gọi đó là “xuất ương”[18], người Sơn Tây gọi đó là “hồi ương”[19].
[18] Theo Diêu Nguyên Chi trong Trúc diệp đinh tạp ký, quyển bảy.
[19] Theo Từ Côn trong Độn trai ngẫu bút, quyển hạ.
Vấn đề “tị sát” được giới thiệu một cách tương đối rõ ràng, tỉ mỉ trong tác phẩm của Vương Gia Trinh là Tại dã nhĩ ngôn, quyển sáu, Hồi sát có đoạn viết:
Trong ngày hồi sát người ta thường phủ lên giường tấm vải
khâm liệm, phía trước bếp đặt một mâm cỗ đầy đủ thịt rượu, ở giữa đóng
một cọc âm, phía trước bếp đặt một chiếc nồi. Trong những ngày ấy, ngay
cả gia nhân trong nhà cũng sợ hãi mà trốn tránh căn phòng đặt linh cữu.
Sáng ngày hôm sau chuẩn bị đưa linh cữu đi chôn cất, người nhà quay vào
kiểm tra thì thấy trong chiếc nồi đặt trước cửa hằn rõ những dấu chân
chim, trên mâm cỗ thiếu mất con gà cúng, tìm kiếm hồi lâu mới phát hiện
ra giấu trong tâm vải khâm liệm, chiếc cọc âm cũng mất dấu, như có chuột lén vào ăn vụng vậy.
Hứa Thu Đà trong Văn kiến dị từ, quyển hai, có ghi lại một phong tục độc đáo của người Chiết Giang:
Chết chính là câu chuyện “nghênh sát”, kể về hung thần gõ cửa lần lượt theo
thứ tự luân phiên nhau. Từ ngày Mười tám trở về trước đến ngày mùng
Chín, từ rất sớm, những loài chim đã được triệu đến, thể xác người chết
nằm ở trên giường nhưng linh hồn thì ở ghế dưới cái sàng được phủ lên
trên lớp tro bếp, một lúc sau hằn lên rõ vết chân chim, trông như những
vết chân nhỏ bé, uyển chuyển của loài chim hồng vượt qua bùn tuyết, nó
không phải là những dấu vết lẩn tránh hay làm hại đến ai. Duy chỉ có
hung thần ở Huy Châu hung dữ nhất. Trong làng có người chết, từ rất sớm, người ta đã treo một lá cờ thông báo cho mọi người biết, sau đó tất cả
những người thân thích, con cái, trai gái, lớn nhỏ đều phải quây quần
xung quanh, không được trốn đi nơi khác.
Trên đây đã dẫn ra hai
ví dụ cho thấy rõ sự khác nhau trong phong tục “tị sát” ở ba địa phương
thuộc vùng Giang Nam, nhưng cái cách dùng tro bếp để nhận dạng dấu chân
như trên thì không chỉ có hai cách. Điều này được Nhản Trai Thị ghi lại
một cách tinh tế và sâu sắc trong tác phẩm của mình. Dạ đàm tùy bút,
quyển hai, Hồi sát có kể lại câu chuyện “hồi sát” liên quan đến “đóa tị” mà người Bắc Kinh gọi là “đóa ương”:
Người chết có thuyết “hồi
sát”, đều khiến người ta tin vào những chuyện kỳ lạ, khác thường. Có
người, thậm chí cả gia đình trong suốt thời gian “hồi sát” phải đi ở nhờ nơi khác để tránh tai ương. Cho dù là những gia đình quyền quý, giàu có thì cũng phải để nhà không mà đến nơi khác để tránh tai họa, như thế
gọi là “đóa ương”[20]. Cứ đến đúng ngày, người nhà lại phải thu dọn đồ
dạc còn lại của người chết ở trong nhà, từ trên giường xuống dưới đất,
dùng một tấm vải trải rộng ra rồi rắc lên đó một lớp tro đốt từ cỏ lau.
Phàm có tiền đồng thì gói lại trong một lớp giấy trắng, làm cho ma quỷ
phải sợ hãi. Ở đầu giường bày sẵn một cốc rượu, một con gà luộc, đốt một ngọn đèn, đóng cửa và cài then lại. Ngày hôm sau, dùng một thanh sắt gõ vào cửa rồi mở ra, kiểm tra xem trên lớp tro rải dưới đất có dấu chân
gà, dấu chân hổ, dấu móng ngựa, hay dấu vết rắn bò… hay không, các dấu
vết đó phải hoàn toàn là một loại. Có lẽ người đã chết sẽ thuộc về một
thế giới u minh nào đó, việc xem xét dấu vết để lại là để tìm hiểu xem
nghiệp chướng của người đó nặng nhẹ ra sao, gọi là tìm hiểu xem cái gông đeo nặng nhẹ thế nào để mà tìm cách hóa giải. Ngay cả cỏ cây, gà, chó…
khi vô ý gặp phải tai ương cũng trở nên khô héo, hay ngã chết giữa
đường. Phong tục di nhân, kể cả người đức hạnh cũng không thể tránh
khỏi, điều này đã trở thành một tập tục phổ biến trong nhân dân không
thể phá bỏ. Bởi lẽ tập tục này đã dần trở thành một đạo lý trong lòng
người dân, không thể làm sai khác được, hoặc người chết có linh thiêng
biết được mà quay về vấn vương thương nhớ hay sao?
[20] Tức là: trốn tránh tai ương.
Hồ Phác An trong Hoa toàn quốc phong tục chí, hạ biên, có một chương nói
về “Chiết Giang”, ghi lại tục “nghênh sát” của người dân vùng Hải Ninh,
trong đó đưa ra một số tình tiết nhỏ khá phiền phức: “Trong ngày nghênh
thần, trước tiên cần đặt người chết nằm nguyên trên giường, lúc người đó sắp chết lấy một bộ quần áo lót phủ lên giường, bên trên dùng giấy buộc lại thành hình một cái đầu, sau đó lấy bốn cái bánh chưng giấu trong
tay áo, ống quần tạo hình tay chân, để một cái bánh bao ở giữa làm thành bụng. Như vậy, tổng thể tạo hình giống như một người đang nằm. Phía
dưới giường dùng tro phủ đều trên nền nhà. Ngoài ra còn dùng giấy, tre,
và hồ làm thành “hồn đình” - một “quán nghỉ chân của linh hồn”, gọi là
“tọa đầu”, chính là nơi khi linh hồn quay trở về cần có cái chõng nghỉ
chân. Những gia đình giàu có thường làm “chỗ nghỉ chân của linh hồn”
thành một lầu gác có đài tạ lễ quy mô hoành tráng. Ngày lễ nghênh thần
thông thường kéo dài tới bảy ngày, ngày nào cũng phải hương hỏa, thờ
cúng cẩn thận, thậm chí có khi kéo dài tới hơn hai năm, dài nhất là
không qua đông chí của năm thứ ba. Cho nên câu đối treo trên “hồn đình”
được viết là “nguyệt kinh thủy hoa, phù sinh nhất mộng, chỉ song trúc
ốc, tiểu trú tam niên”. Phong tục vong hồn tìm về dương thế trong một
thời gian dài như vậy ở các địa phương khác không hề nghe nói tới. Đây
là nét khác biệt có lẽ chỉ thấy riêng ở vùng Hải Ninh, Chiết Giang mà
thôi.
Dựa vào những tổng hợp trên đây có thể thấy, đến thời nhà
Thanh, phong tục “tị sát” trong dân gian đã có dấu hiệu đi xuống. Trước
tiên mời thầy âm dương đến tính thời gian “hồi sát”, rồi dán bản tai
ương, đến đúng ngày cả gia đình di cư ra ngoài hòng tránh tai ương, hay
còn gọi là “đóa ương”, “xuất ương”, và trên danh mục còn nhắc rõ ràng
hai chữ “nghênh sát”, gọi là “nghênh”, chính là lấy tấm vải rải tro bếp
lên trên, và sắp xếp, chuẩn bị đầy đủ những đồ cúng lễ… Ngày hôm sau,
khi trời sáng trở về nhà lại có một loạt những nghi thức khác nữa gọi là “tống sát”[21], lúc này hung thần đã rời đi rồi, không cần phiền phức
lại đi tiễn một lần nữa. Phong tục này tồn tại được gần một trăm năm thì dần mai một, nhưng vẫn còn sót lại một vài dấu vết trong những vở kịch
trên sân khấu như trong vở diễn Quỳnh lâm minh có màn “đả côn xuất
tương”[22], trong đó cũng có cảnh hung thần trên sân khấu, đó là hình
tượng của ác quỷ mặt xanh nanh vàng. Nhưng từ sau thời kiến quốc, những
tình tiết liên quan đến ma quỷ bỗng nhiên bị kiểm duyệt, rồi dần dần đào thải hết. Trong ngôn từ truyền thống thi thoảng có nghe thấy hai chữ
“xuất ương” để nói một người nào đó với ý nghĩa giống như muốn xua đuổi
tai ương đi vậy, không ít người nghe thấy cũng chẳng hiểu hết được ý
nghĩa của nó, nhưng cũng biết được rằng đó chẳng phải là lời nói tốt đẹp gì.
[21] Tức là: tiễn hung thần.
[22] Tức là: màn đánh gậy.
2.
Mặc dù “quy sát” là linh hồn người chết trở về, điều này đối với những
người thân trên dương thế chẳng phải có thể xem là một cơ hội rất tốt để nói lời chia tay hay sao? Hơn nữa, rõ ràng ngày hôm đó sẽ là ngày để
người thân bày tỏ niềm thương tiếc, tưởng niệm, truy điệu linh hồn người đã mất. Những người thân, bạn bè đều tề tựu đông đủ, nâng ly rượu tương giao và nói những lời cuối cùng với vong linh người chết, người thân
nghe di huấn cuối cùng của người chết, sau đó nắm chặt bàn tay nhìn nhau trong nước mắt, vái chào lần cuối theo đúng nghi thức, há chẳng phải là thỉnh lễ đầy đủ cả nhân thân một cách ấm áp, sum vầy hay sao? Hơn nữa,
ngay cả những điều tốt đẹp cũng không bao giờ là mãi mãi, như một người
giàu có, quyền quý cũng có khi chết vì tình trường, sòng bạc, thương
trường và cả quan trường… trong trường hợp này có thể bổ sung người lập
di chúc. Có những người không may mắn mất mạng trong tay thích khách
hoặc kẻ cướp hung bạo, khi ấy có thể chỉ rõ hung thủ là ai. Điều khiến
người ta cảm thấy được an ủi nhất là ngay cả những người đần độn, ngu
ngốc đến mức nghiêm trọng trong một thời gian dài, đến khi “quy sát”,
tinh thần cũng trở nên minh mẫn, rạng rỡ, ba năm không cất tiếng mà chỉ
một tiếng kêu cũng khiến người khác giật mình kinh ngạc… Những điều như
thế quả thực thôi thúc người ta mong muốn được thấy vong hồn người chết
quay về. Vậy lẽ vào đến ngày “quy sát” mà bao người mong chờ ấy, người
nhà lại bỏ trốn hay sao? Nhưng nghĩ kỹ lại, chuyện tốt đẹp này cũng là
điều vừa muốn lại vừa không muốn. Thẩm Tam Bạch đã đi sâu nghiên cứu
những điểm yếu được coi là còn sơ hở của “quy sát”, nếu như ma quỷ bí
mật hẹn hò với vong thê, sẽ sớm bị ông trời làm rõ, cho nên khi vong
linh quay về cần phải bố trí, sắp đạt một người nào đó áp giải hung thần hoặc ác quỷ. Hay nói một cách khác, thân phận của vong linh lúc đó
chính là một tội nhân, cần phải xem xét thần thái của anh ta lúc quay
về, khi anh ta bước vào nhà phải theo dõi xem có biểu hiện nào đáng nghi ngờ được coi là chứng cứ phạm tội như bề ngoài dơ bẩn hoặc thái độ ngơ
ngác tìm kiếm, nhặt bới mọi thứ hay không? Như vậy, những điều cam chịu
đó khiến vong thê, vong thiếp tách ra, trở thành tiểu mệnh đa tình (vì
hình như không thấy nói đến vợ chồng), đành phải cùng người nhà đi tránh hung thần. Nhưng trên thực tế, từ Lục triều đến đời Minh - Thanh, mặc
dù về mặt “lý luận”, “hồi sát” được nói thành “vong linh quay về”, nhưng hiện nay trong các câu chuyện càng ít nói tới vấn đề này. Cũng chính là nói, trong các câu chuyện về “hồi sát” rất ít thấy nói đến tình tiết
bản thân người chết tự mình hoặc bị áp giải trở về.
Ngưu Túc,
người nhà Đường, trong Kỷ văn có ghi lại câu chuyện về thiền sư Nghi
Quang ở chùa Thanh Long, Trường An. Câu chuyện kể về một vong hồn tự
mình quay về “hồi sát”. Thời Đường Huyền Tông, có một vị quan triều đình vợ qua đời, bèn mời thiền sư Nghi Quang đến lập đàn cầu phúc cho vong
hồn người chết. Nhưng đến ngày hồi sát, mọi người trong nhà lần lượt lén lút lủi đi chỗ khác hòng tránh hung thần, chỉ còn lại một mình vị thiền sư già ở lại trong dinh phủ tụng kinh. Đến nửa đêm, đột nhiên trong
phòng thoáng thấy có bóng người lướt qua, tiếp đó là tiếng cửa mở khe
khẽ, và từ dưới bếp một người phụ nữ xuất hiện, múc nước thổi lửa, một
lát sau bưng đến trước mặt thiền sư một bát cháo nóng. Đương nhiên,
người phụ nữ này chính là người vợ mới chết của quan phủ, linh hồn vừa
hiện về nhập vào thi thể nằm trên giường như “sống” lại. Vị “hung thần”
này cử chỉ y như người còn sống vậy, cũng không làm bất cứ chuyện gì có
hại đến người khác.
Một câu chuyện khác về Bành Hổ Tử được viết
trong Thái bình quảng ký. Mẹ của Bành Hổ Tử qua đời, đến ngày “hồi sát”, mọi người trong nhà đều lẩn trốn đi hết, chỉ còn lại Hổ Tử vốn không
tin vào chuyện thần quỷ, nên nhất định không ra khỏi nhà. Thế là nửa đêm liền có chuyện xảy ra:
Có người đẩy cửa, rồi đi vào căn phòng
phía tây, tìm người không thấy, vào phòng rồi lại đi ra, sau lẩn vào một căn nhà sơ sài. Hổ Tử bị bất ngờ không biết làm thế nào, cạnh đầu
giường có một bình sứ lớn, anh vội vàng chui vào bên trong, lấy tấm ván
làm nắp che đầu. Cảm giác như mẹ ở trên tấm ván, có người hỏi: “Dưới ván không có người sao?” Mẹ trả lời: “Không có.” Sau đó bỏ đi.
Trong câu chuyện xuất hiện vong hồn người mẹ đã chết của Hổ Tử, mặc dù theo
cùng còn có những ác quỷ khác, những hồn ma ác quỷ này vào nhà để tìm
kiếm người sống, và cũng để chứng nhận tạm thời rằng vong linh người
chết đã quay lại một lần. Tiếc là sau đó không thấy xuất hiện câu chuyện nào giống như thế nữa. Đến thời Nam Tống, Hồng Mại trong Di kiên chi
chí, quyển tám, có một đoạn nói về “Lý Sơn phủ thê”[23] kể chuyện vong
linh người chết quay về, sống cùng người chồng của mình một thời gian,
mặc dù mẹ chồng của nàng cũng rắc tro bếp lấy dấu (chi tiết dùng tro bếp lấy dấu không chỉ được dùng khi hồi sát, mà đến triều đại nhà Thanh vẫn còn phương thức hữu hiệu truyền lại trong dân gian để kiểm tra dấu hiệu của ma quỷ, điều này đã được Lý Khánh Thần bàn tới trong Túy trà chí
quái) để kiểm tra xem cô có phải là ma quỷ hay không. Nhưng linh hồn của cô gái không phải trở về trong ngày hồi sát, mà đã vượt quá thời gian.
Cho nên, đây chỉ có thể xem là loại chuyện kể về tình yêu nồng thắm của
con người ngay cả khi đã trở thành hồn ma nơi âm thế, trong đó có một
chi tiết liên quan đến tục “quy sát” trong dân gian. Mãi đến thời nhà
Thanh, trong Tử bất ngữ của Viên Mai, quyển một, Sát thần thụ gia mới
thấy xuất hiện câu chuyện hung thần áp giải vong hồn quy gia. Vợ chồng
Lý Mỗ chung sống bên nhau rất thuận hòa, đầm ấm, không thể tin rằng Lý
Mỗ mới hơn ba mươi tuổi mà bệnh nặng qua đời, thi thể đã nhập liệm,
người vợ của Lý Mỗ không kìm được nỗi đau, ôm ghì lấy quan tài, sớm hôm
than khóc hết nước mắt. Đến ngày vong hồn người chết trở về, nàng nhất
định không chịu rời đi ẩn trốn, mà một mình ngồi lại bên trong bức
trướng chờ đợi:
Đến canh hai, bỗng nhiên một làn gió lạnh lẽo
thổi tới, ngọn đèn dầu vốn leo lét chợt cháy lên ngọn lửa xanh biếc. Một bóng ma xuất hiện, đôi mắt tròn xoe, mái tóc hung đỏ, cao khoảng một
trượng, bàn tay nắm chặt một cây xiên hình dấu gạch chéo bằng sắt, và
một chiếc dây thứng kéo người chồng từ ngoài cửa sổ đi vào. Thấy trên
quan tài có bầy sẵn tiệc rượu, bèn hạ cây xiên xuống đất, giải thẳng
người chồng vào trong, ngồi xuống và ăn. Người chồng vuốt nhẹ lên mặt
bàn, đau xót buông tiếng thở dài ai oán, rồi đi đến bên chiếc giường,
nhẹ nhàng vén tấm màn lên. Người vợ khóc nấc lên ôm chầm lấy chồng,
tiếng gió thổi qua kéo theo một đám mây lạnh lẽo ùa vào, một cái bọc rơi xuống. Hung thần tóc đỏ giật mình đến cướp lấy. Người vợ kêu to, ra sức giằng về, hung thần tóc đỏ bước đi lảo đảo, nghiêng ngả. Người vợ nhanh chóng lấy cái bọc bắt lấy phần hồn để vào trong quan tài, thi thể dần
dần có sinh khí, người vợ mừng rỡ bế xác chồng lên giường nằm nghỉ ngơi, mớm từng chút cháo loãng cho chồng, ngày hôm sau, thi thể người chồng
hồi lại. Từ đó, hai vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau đến hơn hai mươi
năm nữa.
[23] Nghĩa là: người vợ mới cưới của Lý Sơn.
Cũng trong Tử bất ngữ của Viên Mai, quyển chín, có đoạn nói về “Giang Dật
Lâm”. Người vợ của Giang Dật Lâm qua đời, đến ngày “hồi sát”, anh ta
nhất định không tránh đi nơi khác. Khi vong hồn của người vợ quay lại,
Giang hỏi: “Nghe nói người chết có quỷ tay sai áp giải nên bị câu thúc,
gò bó, mất tự nhiên, khi vong hồn quay về lại có hung thần theo sát, cớ
sao nàng trở về lại chỉ có một mình vậy?” Người vợ đáp: “Hung thần chỉ
quản thúc và lính lệ cũng vậy, có phạm tội thì mới bị dùng dây trói lại
mà giải đi. Chốn âm phủ biết thiếp không hề phạm tội, lại vì một lẽ
đường tiền duyên với phu quân vẫn chưa đoạn, nên cố ý cho thiếp một mình quay trở về.” Đây là một loại chuyện linh hồn mượn dịp hồi sát để phục
sinh, cũng có thể liệt vào loại chuyện viết về vong linh hồi sát. Nhưng
ngoài những điều kể trên, nguyên nhân khiến tôi dẫn ra một cách có mức
độ những cuốn sách này làm ví dụ là vì không muốn bạn đọc phải xem lại
những câu chuyện linh hồn quy sát mà về hình thức đều gần giống nhau.
(Thanh Thang Dụng Trung trong Dực quynh bại biên, quyển sáu, có đoạn nói tới việc phân loại thành hai loại truyền về “hồi sát”)
Như vậy,
trong loại chuyện kể trên, nói tới câu chuyện về hung thần, hồi sát, đó
chẳng phải cũng là một hình tượng khác của vong hồn hay sao? Điều vốn bị coi là tai ương, là hung thần rốt cuộc lại chính là những vong hồn hay
nói một cách khác chính là dị vật. Mặc dù trong cách nói, chúng ta vẫn
thiên về khuynh hướng gọi đó là vong hồn, nhưng trên thực tế tất cả đều
không thể khẳng định được một cách rõ ràng. Do đó, hình ảnh hung thần
cũng chỉ là một cách nói theo quan niệm của số đông mà thôi. Vì không có ai từng tận mắt nhìn thấy hung thần, hoặc giả nếu có một người nào đó
khẳng định anh ta đã từng nhìn thấy thần tai ương, thì chắc chắn anh ta
chỉ nhìn thấy một cái gì đó khiến anh ta có cảm giác đó chính là hung
thần mà thôi. Cho nên cái gọi là “sát” hay “ương” ở đây bản chất chỉ là
một hình dáng mơ hồ nào đó, là cái mà trong một cuốn sách gọi là sự
vướng víu vô hình, khó diễn đạt. Như trong Dạ đàm tùy lục đưa ra năm ví
dụ, cách diễn đạt thứ nhất là: “Đột nhiên có một cơn gió lốc ào tới thổi tắt đèn, một bóng đen ẩn hiện trên một tấm lưới đánh cá, ngọn lửa xanh
biếc, long lanh như đá quý, sáng bóng như tiền.” Cách diễn đạt thứ hai:
“Đột nhiên thấy một vật màu đen, trông như một đám tóc rối, từ mười tấc
đất ngoi lên, xoay tròn không ngớt. Lúc đầu thì to như mặt trời nhô lên
cao, dần dần nhỏ như cái bát, rồi như cái chén, cuối cùng lăn lộn rồi
chui vào trong một cái lỗ dưới gầm giường, một lát sau lại ra ngoài, co
ro quay tròn không nghỉ, một lúc lâu sau thì mất tăm.” Cách hình dung
thứ ba: “Ngọn đèn đột nhiên tắt lịm, một vật giống như cái vòi dài, hay
đồ hút rượu mờ mờ ẩn hiện, phát ra tiếng động “gừm, gừm” đầy ghê sợ, rồi bỗng dưng ngã lăn xuống đất, biến thành một con mèo lớn, khuôn mặt
trắng bệch như người đánh phấn, bám vào đất quay tròn mấy vòng như đang
diễn trò cho người khác xem.” Cách hình dung thứ tư: “Đột nhiên một bà
lão xuất hiện, cứ quanh quẩn bên dưới gầm giường, hai mắt sáng quắc như
đính ngọc, tay chống gậy, hóa thành một con nhím, kêu lên những tiếng
chít chít, rồi càng ngày càng co mình lại, bỗng nhiên hóa thành một làn
khói dày dặc, cuồn cuộn tản ra tứ phía, hoặc chui qua vách tường, hoặc
bay lên đỉnh lều, tản ra rồi đi mất.” Cách miêu tả thứ năm: “Một người
con gái, cao khoảng gần mười tấc, đập mạnh vào khóa cửa sổ, từ cửa sổ
hiện ra một làn khói đen mù mịt, đúng lúc có làn gió thổi qua cuốn đi
mất.” Rõ ràng chi tiết miêu tả về hung thần trên đây đều là những hình
ảnh “tận mắt chứng kiến”. Nhưng những hình ảnh đó rất có thể chỉ là một
số cảnh sắc ban đêm, trong điều kiện ánh sáng mờ mịt không thấy rõ, lại
đúng lúc đầu óc cũng đang mơ màng, trạng thái bần thần, sợ hãi, cho nên
những điều trông thấy trở nên hư hư thực thực, huyễn hoặc mơ hồ. Ngay cả người chứng kiến thần trí cũng không tỉnh táo dẫn đến nói những lời mê
sảng, rối loạn… điều này rất đỗi tự nhiên. Nhưng nếu như có những ghi
chép, thống kê một cách chi tiết, cụ thể về “hung thần”, thì sẽ phát
hiện ra một điều rất đặc biệt, thì ra “hung thần” trong các truyền
thuyết lại liên quan mật thiết đến một loài chim.
3.
Điều
này liên quan đến một tập tục khác trong dân gian, hoàn toàn không giống với tục “hồi sát” nói ở trên. Trong tục “xuất sát”, vị thần hung dữ
không phải là sự trở lại của vong hồn người chết, mà xuất hiện chính từ
trong linh cữu của người chết. Đường Trương Độc trong Tuyên thất chí có
viết: “Tục truyền rằng, sau khi người chết chết được mấy ngày mà có một
loài chim từ trong quan tài bay ra thì gọi là “sát”. Lại nói, có người
khi đi săn, anh ta giăng lưới bẫy chim, bẫy được một con chim lạ, mình
dài khoảng năm thước, nhưng đến khi mở lưới để bắt chim thì mới ngỡ
ngàng vì con chim mắc vào lưới đã biến mất từ lúc nào không rõ. Vô cùng
kinh ngạc, anh ta đem câu chuyện kỳ lạ vừa rồi kể cho người dân sống
xung quanh đấy nghe, một người nói: “Trong làng có người chết mấy ngày
nay rồi, thầy bói xem quẻ nói, hôm nay sẽ có “sát thần” tới. Đến nhà
người đó xem sẽ rõ, có con chim màu xám nhạt từ trong quan tài bay ra.
Con chim anh kể có lẽ chính là con chim ấy?”.
Con chim màu xám
nhạt trong câu chuyện được gọi là “la sát mị”, rõ ràng cũng thuộc lại ma quỷ đại diện cho cái ác. Trương Trạc trong Triều dã thiêm tái có nhắc
đến một câu chuyện về một chàng thanh niên đang đi trên đường thì tình
cờ gặp một cô gái cũng đang rảo bước một mình. Dung mạo xinh đẹp của cô
gái đã khiến chàng trai mê mẩn. Chàng bèn mời cô về nhà. Ngày hôm sau,
người nhà gõ cửa phòng hồi lâu mà không thấy anh ta ra mở cửa, họ bèn
đứng bên ngoài nhìn qua cửa sổ thì thấy một cái đầu lâu vừa mới bị ăn
xong. Người nhà kinh hãi phá cửa xông vào, thấy từ trên xà nhà tối âm u
xuất hiện một con chim lớn, vươn cổ nhằm hướng cửa chính bay ra. Người
ta cho rằng đó chính là loài “la sát mị” hung ác vẫn được nhắc tới trong dân gian. Viên Mai, thời nhà Thanh, trong Tử bất ngữ cũng nhắc đến loài chim la sát. Hứa Thu Trà trong Văn kiến dị từ đã dùng tro bếp để nhận
dạng dấu vết và xem xét tỉ mỉ, kỹ lưỡng vết chân trên lớp tro bụi ấy là
dấu vết của loài chim nào, rồi nói vui rằng: “Nhìn dấu chân này, người
trần mắt thịt cũng biết ngay đó là loài chim la sát.” Có thể thấy, những câu chuyện dẫn ra trên đây đều có chung một mục đích khẳng định “la sát mị” chính là một loài ác quỷ, mà ác quỷ thì thường ăn thịt thi thể
người chết.
Trong Thông u ký cũng nói tới một loài dị vật tương
tự xuất hiện sau khi có người chết. Tính chất của loài ác quỷ cũng biểu
hiện rất rõ ràng trong câu chuyện độc đáo này:
Chín năm trời giữ
trọn tấm lòng kiên trinh, tận trung với nước, người cha của đô dốc xứ
Bạc Châu, Lô Viện lâm bệnh nặng và qua đời. Hai ngày sau, đang giữa ban
ngày, bỗng có một con chim lớn màu xám nhạt, không biết từ đâu bay đến
sân nhà, bay lượn một vòng trên không trung, in bóng xuống mặt đất rộng
khoảng bốn, năm thước. Cả nhà kéo nhau ra xem. Đột nhiên nó sà xuống cái giếng ở góc phía tây nam, rất lâu sau mới bay đi. Mọi người chạy đến
xem, phát hiện thấy nước trong giếng đã cạn hết, bên trong còn có hai
quả trứng, to bằng nắm tay. Mọi người vớt lên đập vỡ một quả, máu từ
trong chảy ra lênh láng. Đến sáng hôm sau, đột nhiên nghe thấy có tiếng
khóc thảm thương của một người phụ nữ từ trong nhà phía tây. Lại gần
xem, phát hiện ra một người con gái, tuổi chừng mười tám, mười chín,
quàng một chiếc khăn mỏ quạ màu đen trên đầu khóc rất thê thảm. Hỏi từ
đâu đến, người con gái nói trong tiếng khóc: “Tôi từ trong quả trứng
dưới giếng chui ra, nào dám hãm hại ai?” Vừa dứt lời liền quay lại phía
tây lôi ra một xác chết đã thối rữa, xong vung cánh tay lên rồi đi, ra
đến cổng thì biến mất.
Đến thời nhà Tống, trong Thanh tôn lục,
Liêm Bố cũng nói tới hình ảnh kỳ dị của một con vật lạ: “Một con vật
trông giống như chim hạc, có màu xám đen, đôi mắt long lanh sáng rực như ngọn đuốc, đôi cánh lớn căng phồng đạp gió vù vù.” Ông cũng cho biết
thêm, đã có người nhìn thấy con vật kỳ dị này trong quan tài sau khi
người chết được mấy hôm: “Thi thể người chết khí chất sẽ biến đổi thành
la quỷ.” Hồng Mại trong Di kiên đinh chí, quyển mười ba cũng kể lại một
câu chuyện về Từ Cát Khanh ở Cù Châu, trong suốt thời gian sáu năm miệt
mài hành đạo, ban ngày thường có một con vật lạ đến đậu ở chân tường,
thân người, đầu chim, dài khoảng một trượng. Một hôm, bất ngờ người vợ
lẽ trông thấy liền kinh động mà chết. Người con thứ tư của Từ Cát Khanh
đang làm quan ở Tú Châu, ngày hôm sau nghe được tin dữ, cả ngày ám ảnh
không dứt về loài chim lạ đó.
Đến triều đại nhà Thanh, sát quỷ
được nói đến như là một loài chim lạ cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức
tạp. Đồng Hàm trong Thuần hương chuế bút có đoạn nói về “hung thần” là
“một con gà, cao khoảng bốn, năm trượng, cái mào đỏ thẫm, cựa cứng như
sắt, đứng trên một mô đất, vỗ cánh dài đến xà nhà, ngẩng cao đầu, nhìn
từ bên ngoài vào.” Một tác phẩm khác của Vương Đổng Qũy là Nhĩ đàm loại
tăng, quyển hai tư cũng cho rằng “hung thần” chính là “một con gà trống
to như loài ngỗng, mỏ quặp lại, mắt trợn trừng, bay đến đậu trên quan
tài”. Tam tá lư bút đàm, quyển mười một có một đoạn miêu tả lại cảnh
“gặp gỡ hung thần”, trong đó cũng chỉ rõ hung thần là một con ngỗng lớn, hai mắt long lanh màu xanh biếc. Tiền Vịnh trong tác phẩm Lý viên tùng
thoại, quyển mười lăm, Đả sảnh thần cũng khẳng định “hung thần” là một
con chim lớn, khuôn mặt, dáng đứng giống hệt con người, nhưng lại có
thêm đôi cánh dũng mãnh, mỗi lần vẫy cánh chẳng khác nào một trận gió
lớn nổi lên. Trong Tử bất ngữ của Viên Mai, quyển hai, Lạc sát điểu cũng nhắc đến một con chim lớn, màu hung đen, mỏ quặp lại, bàn chân như
tuyết, đứng giữa nấm mồ bỏ hoang, nơi “mặt trăng chiếu rọi những vệt
sáng mờ ảo trên thi thể người chết” mà biến hóa. Độn trai ngẫu bút,
quyển hạ có một đoạn nói về chuyện “hồi ương” như sau: “Có một người nọ
thấy một gia đình bỏ nhà không mà dắt díu nhau chạy trốn hung thần,
trong nhà có đặt một chiếc quan tài, trên quan tài có một con vật lạ
trông giống như gà nhà, liền nghi ngờ đó chính là thần tai ương hiện
hình.” Tiết Phúc Thành trong tác phẩm Dung am bút ký, quyển sáu có một
đoạn nói về “Dương Lão Liêm gặp phải hung thần”, và cho rằng hung thần
hiện hình thành con gà trống dũng mãnh, thường tụ tập trong mộ căn phòng lớn, hai mắt phát ra luồng ánh sáng xanh biếc chiếu thẳng vào mặt
người. Cuốn Dực quynh bại biên, quyển năm có nói đến “sát thần” một cách vô cùng xác thực. Ông nhắc tới phong tục ma chay ở Thường Châu, người
chết khi khâm liêm cần lấy những vại sành xếp trên mặt đất để làm nơi
trú ngụ cho hung thần, khi đưa linh cữu đi an táng, mời thầy mo đến đọc
bùa chú đập vỡ những vại sành, xua đuổi hung thần đi nơi khác, và hung
thần ở đây cũng có hình dáng giống như một con gà. Gia đình Phùng Thị có người mới chết, không cẩn thận để lũ trẻ làm vỡ mất vại sành, nhân cơ
hội đó hung thần trốn ra ngoài. Nhà hàng xóm có một lầu gác, đóng cửa đã lâu, đúng lúc đó bỗng nghe thấy có tiếng vỗ cánh, mở cửa lầu gác ra xem thì thấy “một con gà mào, cựa rất lớn không biết từ đâu đến, bị nhốt
trong một cái lồng lớn, tự dưng lại thấy xuất hiện ở đây”.
Nói đến điều này, tôi chợt nhớ đến một câu nói trong Luận hành - Đính quỷ của Vương Sung thời Đông Hán:
Theo phong tục dân gian, khi người thân một ai đó gặp phải điều bất hạnh, sẽ thấy một luồng sáng chiếu thẳng vào trong nhà, hay trông thấy thứ gì đó có hình dáng giống một con gà bất ngờ xuất hiện trong nhà.
“Người nhà gặp điều bất hạnh” ý muốn nói khi có người thân lâm trọng bệnh đến
độ nguy kịch, sắp trút hơi thở cuối cùng, lúc đó sẽ thấy xuất hiện những dị vật như trên. Ở đây mặc dù không nói đến “hung thần”, nhưng hình ảnh của ma quỷ lại được nhắc đến với “dáng vẻ của một con gà”. Vì vậy có
thể thấy, trong giai đoạn sau này, mỗi khi nhắc tới sự xuất hiện của
hung thần hay ác quỷ, người ta thường so sánh hoặc thay thế nó bằng hình ảnh của một con chim hoặc một con gà kỳ lạ nào đó. Chúng ta có thể suy
đoán, từ nhà Đông Hán trước thời Tam Quốc có thể đã nói tới điềm báo
mang tính dự đoán tai ương sắp ập đến. Nhưng tục trốn chạy hung thần thì đã có từ trước thời điểm dự đoán hơn hai trăm năm. Do xã hội Trung Hoa
ngày càng văn minh, cho nên vấn đề mà các gia đình quan tâm nhất hiện
nay chính là chỗ ở, vì thế, có lẽ tục “tị sát” cuối cùng đã không còn
tiếp diễn đến ngày nay, mà vì một lý do nào đó trong dân gian đã xuất
hiện một tục lệ ma chay đi ngược lại với lễ giáo của người Trung Quốc.
Vì sao người dân lại phải trốn tránh hung thần? Và trốn tránh hung thần
rốt cuộc là như thế nào? Vì sao người ta luôn cho rằng hung thần mang
hình dáng của một loài chim nào đó?
4.
Theo quan điểm của
chúng tôi, ý nghĩa của chữ “tị” trong “tị sát” chính là ma quỷ “từ bên
trong mà ra”, và cái gọi là “vong hồn quay trở lại” chỉ là một thủ đoạn
nhằm đánh lừa lòng tin của người dân mà thôi. Vậy bản chất của ma quỷ từ bên trong mà ra là như thế nào? Trên thực tế, cổ nhân đã từng tiếp xúc
và có những lý giải về vấn đề này. Đó chính là một số ma quỷ, hung thần
trú ngụ trong quan tài hay nơi mồ mả bỏ hoang, gặp điều kiện thuận lợi
liền hiện hình. Điều kiện thuận lợi nói tới ở đây chính là khi “thể xác
gặp khí thiêng liền biến hóa”. Trở lại với vấn đề thời gian “hồi sát”
thì như trong Độn trai ngẫu bút đã từng đề cập đến: “Theo quan niệm của
các nhà âm dương học, ngày “hồi sát” chính là ngày mà phần khí thừa đã
tích tụ trong một thời gian dài tan ra, tiếp xúc phản ứng không hết.”
Cho nên gọi là sát quỷ cũng được, có điều sát quỷ ấy chính là “khí sinh
ra từ thi thể người chết”. Vì thế có thể khẳng định một lần nữa, tị sát
tức là chạy trốn khỏi tử khí là có thực, còn chạy trốn khỏi ma quỷ chỉ
là lừa phỉnh mà thôi.
Đào Tiềm trong Tục sưu thần ký cũng có đoan ghi chép liên quan đến “sát ương”, mặc dù không trực tiếp nhắc đến vấn
đề “tị sát”, nhưng có nói tới cái được gọi là “tà ma”. Quyển sáu cuốn
sách này có viết: An phong Hầu Vương Nhang đã từng chứng kiến một chuyện xảy ra trong một đám tang, khi người chủ lễ đang khấn đọc để đưa thi
thể người chết nhập quan, các quan khách đến dự tang lễ đều đứng đợi
đông đủ trong lễ đường, chỉ có Vương Nhang nằm nghỉ ngơi một mình trên
xe. Đột nhiên, anh ta nhìn thấy “trên không trung xuất hiện một con vật
kỳ lạ, trông giống như một con chim”, sau đó thoắt biến thành một chiếc
xe ngựa màu đỏ nhạt, trong xe có một người, khăn áo màu đỏ nhạt, tay cầm một cái rìu. Con ngựa kéo xe mỗi lúc một nhanh trên mặt đất, người đó
đánh xe đi thẳng vào con đường nhỏ, nơi chiếc xe của Vương Nhang đỗ, gọi Vương lại hỏi: “Xin tặng công tử một câu nói: Phàm là những người ruột
thịt thân thiết mới đến khâm liệm, đưa tiễn linh hồn người chết, những
người không thân thiết thì không nên tùy tiện, càng không thể nôn nóng
đứng quanh đây.” Tại sao con quỷ đó lại nói những lời này với Vương
Nhang? Phải chăng nó muốn dự báo trước cho Vương Nhang cái điều “đương
trí vị tam công” sẽ xảy đến sau này. (Vương Nhang là một trong những
“Trúc Lâm thất hiền” trong triều Ngụy Tần, đến khi Tây Tấn suy phân tách thành Tam công.) Hoặc giả ngay trong thời điểm đó nó muốn báo trước một tai họa nào đó sẽ xảy đến chăng? Trong giờ phút thi thể người chết sắp
được nhập quan, tất cả quan khách đều hướng về thi thể nói lời từ biệt
cuối cùng, con quỷ đó cũng lẻn vào, hòa lẫn trong đám khách khứa, lấy
cây rìu ra giáng vào tấm ván bên cạnh quan tài. Những điều này đương
nhiên chỉ có Vương Nhang có thể nhìn thấy. Có người thân đi đến gần quan tài, cúi đầu xuống gần thi thể nói lời vĩnh biệt trong niềm đau xót vô
hạn, đúng lúc con quỷ giơ cao cái rìu đánh thẳng vào đầu người đó, người này tức thời ngã lăn xuống đất, mọi người xung quanh vội vã đỡ dậy, đại để chỉ gây ra hiện tượng choáng váng rồi ngã xuống, chưa chắc đã đe dọa đến tính mạng.
Con quỷ quàng khăn đỏ, mặc áo đỏ, tay cầm rìu nói ở trên chính là thần tai ương. Nhưng vị thần tai ương này hoàn toàn
không phải hồn ma người chết, mà chỉ là ác quỷ xuất hiện khi người chết
được nhập quan. Trong câu chuyện này, mặc dù không nhắc đến tục “tị sát” nhưng có thể thấy bản thân câu chuyện chính là một lời khuyên hữu ích
cho những người tham dự buổi lễ nhập quan người chết, rằng tuyệt đối
không nên đứng quá gần thi thể người chết, với những người không phải là người thân hay có quan hệ đặc biệt nào với người đã mất thì tốt nhất
không nên có mặt vào giờ phút nhập quan. Cho nên cái gọi là ác quỷ dùng
rìu đánh vào đầu người khác thực chất là bị tử khí từ trong quan tài bốc lên làm choáng váng, ngã xuống mà thôi. Sau này, Lưu Nghị Khanh trong U minh lục cũng nói đến sự xuất hiện của dị vật sau khi có người chết:
Chu Tông thường nhìn thấy hình ảnh một đám đông đưa linh cữu đến nơi mai
táng, phía trước quan tài cách khoảng ba thước có một vật màu xanh, hình dáng giống như một cái vỏ sứ có nắp đậy (cái chum to đậy nắp). Đám đông tham dự tang lễ, người thì cúi mặt khóc thương, buồn bã, người lại đến
gần ghé sát quan tài nhìn người chết thêm một lần nữa. Từ phần đầu thi
thể đang bất động có một vật màu xanh bốc lên. Lại nói: Khi người đến
tham dự tang lễ, trong tức khắc ma quỷ cũng nhanh chóng đến theo cùng.
Trong câu chuyện trên, đáng chú ý nhất là câu nói sau cùng, “khi người đến
tham dự tang lễ, trong tức khắc ma quỷ cũng nhanh chóng đến theo cùng”,
đó chính là ý nghĩa của hai chữ “tạm hoàn” (nhanh chóng góp mặt). Một
cách tự nhiên, điều đó ám chỉ sự hiện hình của vong linh người chết hay
với cách nói “vong hồn quy sát” của người phương Bắc cũng chính là một.
Chỉ có điều hình ảnh quy sát hiện về là một “dị vật màu xanh” có hình
dáng “giống như cái vò sứ có nắp đậy” chứ không phải như hình hài người
chết. Nhưng vì sao Chu Tông lại nói dị vật đó cách linh cữu người chết
khoảng ba thước? Rõ ràng đó là một lời khuyên dành cho những người đi
viếng đám ma nên đứng cách xa phần đầu người chết một khoảng cách nhất
định, tối thiểu là ba thước, cũng chính là cần tránh khỏi vùng ảnh hưởng của tử khí người chết bốc lên, vì tử khí chủ yếu sinh ra từ phần miệng
và mũi của người chết.
Trong vở tạp kịch Tử sinh giao phạm trương kê thử, phần thứ ba có kể lại câu chuyện Phạm Cự Khanh muốn được trông
thấy thi thể của Trương Nguyên Bá trong linh cữu, nói: “Mọi người hãy mở nắp quan tài ra, ta muốn nhìn một lát.” Mẹ của Nguyên Bá nói: “Anh
không nên làm vậy. Người đã chết khá lâu, sợ rằng tử khí sẽ bốc lên.”
Như vậy, qua màn đối thoại này có thể thấy mọi người đã biết rõ thi thể
người chết để lâu ngày sẽ có tử khí bốc lên, gây hại cho con người.
Có thể chứng minh những lời nói trên đây có cơ sở quan trọng, xuất phát từ chính việc “rải tro bếp để nhận dạng dấu chân” phản ánh phong tục ma
chay trong quan niệm dân gian. Ngày “tị sát”, trước khi người trốn ra
ngoài để né tránh hung thần, cần phải “quét dọn sạch sẽ, cẩn thận phòng
ốc của người chết, từ trên giường xuống dưới đất, sau đó lấy tro đốt từ
loại cỏ lau rải xuống khắp nền nhà”. Nói là để xem khi vong linh người
chết hồi sát có để lại dấu chân trên lớp tro bụi hay không, từ vết chân
đó có thể nói cho người nhà biết người chết đã đầu thai chuyển kiếp
thành loài vật nào. Nhưng rõ ràng lý do này thực sự chỉ khiến vong hồn
thêm khó xử. Vì những dấu vết đó, ngoài dấu chân của mèo, chó, gà, vịt
còn có cả dấu chân của kẻ trộm. Do vậy, ý đồ thực sự của việc “rải tro
bụi làm dấu” này đã xuất hiện từ rất lâu trong dân gian, sớm nhất là từ
thời Nam - Bắc triều. Theo quan niệm của người dân, trong ngày “tị sát”
nhất thiết phải “đốt một đám lửa ở trước cửa, bên ngoài rải một lớp tro
bụi”. Tro ở đây chính là tro đốt từ cây cỏ, sau này, người ta cũng dùng
nó để xua tan khí hôi bốc lên từ nhà vệ sinh, cho nên bô vệ sinh còn
được gọi là “khôi đồng”, đổ bô vệ sinh được gọi là “khái khôi”, ngay cả
đến thần trấn giữ nhà xí cũng được gọi bằng một biệt hiệu rất đáng yêu
“khôi thất cô nương”. Mục đích thực sự của việc “rải tro bụi” chính là
để nó hút vào những tử khí độc hại bốc ra từ thi thể người chết, chứ
hoàn toàn không phải để xem người chết đầu thai sang thế giới khác sẽ
biến thành loài súc vật nào. Hơn nữa, những người bạn của tôi ở Nam Kinh còn giới thiệu rất kỹ lưỡng về vấn đề này. Họ cho biết, vào những ngày
hè nóng nực, cần chú ý phủ một lớp tro bụi thật dày xuống dưới đáy quan
tài, sau đó dùng một tấm vải phủ kín bên trên, để người ngoài không nhìn thấy được. Làm như vậy không những có thể xua tan được tử khí bốc ra từ thi thể mà còn có tác dụng hút hết nguồn nước rỉ ra từ xác chết. Những
kinh nghiệm nêu trên không chỉ thấy duy nhất ở Giang Nam, mà nó còn là
phát minh quan trọng được vận dụng trong suốt gần một thế kỷ qua. Cho
nên có thể thấy, việc nhận thức được tính năng thẩm thấu của lớp tro từ
cây cỏ là chuyện có từ rất sớm trong lịch sử. Còn đối với việc đốt một
đám lửa ở trước cửa nhằm mục đích làm khí nóng bốc lên, dẫn đến áp suất
không khí tập trung ở trước cửa thấp, hình thành một vòng tuần hoàn luân chuyển, khi ấy tử khí có hại từ trong nhà nhanh chóng được thoát ra
ngoài. Ngày “tị sát”, cả nhà đều tránh ra ngoài, cửa ngõ đều mở hết,
cũng là để cho tử khí được dễ dàng thoát ra. Thầy mo tính toán đúng ngày tị sát là nhờ căn cứ vào khoảng thời gian tử khí bốc lên nhiều nhất và
gây nhiều độc hại nhất. Tro đốt từ cây cỏ hút hết tử khí sẽ khiến cho
nguồn khí này tập trung gần mặt đất trong một khoảng thời gian ngắn và
không thể ngay lập tức thoát hết ra ngoài, chính điều này sẽ khiến căn
phòng được rải tro tích tụ một lượng lớn tử khí gây ảnh hưởng không tốt
cho con người. Vì thế, ngay sau khi rải lớp tro thảo mộc lên nền nhà,
người nhà cần tránh đi nơi khác, có lẽ đó chính là nguyên nhân thực tế
của tục lệ “tị sát” lưu truyền trong dân gian. Mọi người trong nhà đều
tránh đến nơi khác trong khoảng thời gian “hồi sát”, cửa ngõ đều mở
rộng, những con gà, chó… sống nơi hoang dã ngửi thấy mùi thơm bay ra từ
thức ăn bày biện trên mâm cỗ cúng lại không vào “hưởng thụ” mới là
chuyện lạ, bởi vậy trên lớp tro rải dưới nền nhà có lưu lại những dấu
chân động vật đi lại. Nhưng những con vật ăn thức ăn trên mâm cỗ cúng
trong điều kiện tử khí bốc lên thường nhiễm độc mà chết, nói một cách
khác thì đó chính là “cây, cỏ, gà, chó thường rơi vào tình cảnh khô héo, ngã chết giữa đường”. Trong Trung Hoa toàn quốc phong tục chí, quyển
hạ, Giang Tô cũng có một chương nói đến tục “tị sát”, nhưng với một cách gọi khác là “bế ương” (có một số cuốn sách nhầm lẫn gọi đó là “tị
ương”). Mọi người trước khi ra khỏi nhà phải rửa sạch toàn bộ nồi, niêu, xoong, chảo… nói là sợ khi vong linh người chết vào nhà sẽ chui vào đó. Nếu ma quỷ chui vào vại sành, giả sử nó không thể chui ra, vậy thì chắc chắn nó sẽ ở lại trong nhà cúng bái tổ tiên, thần, Phật, ý tưởng này
quả thực cũng không tồi. Cho nên, việc làm lạ lùng này đã góp phần ngăn
chặn các loại gà, chó, rắn, chuột… hạ cố đến thăm. Đối với một số địa
phương có tục lệ như trong ngày “tị sát”, buộc một con gà trống vào chân bàn, khi hung thần đến sẽ nghe thấy tiếng gà kêu, nhưng có điều con gà
trống đương nhiên sẽ trở thành “vật cảnh báo” làm cho những vị khách
không mời thêm kinh hãi mà thôi.
Nhưng hành động chạy trốn khỏi
tử khí thoát ra từ thi thể người chết nói trên đây lại đi ngược với
truyền thống đạo hiếu vốn là tiêu chí quan trọng trong đạo học của Nho
gia. Chúng ta làm sao có thể để lại người thân trong nhà mà ra đi khi
hài cốt của họ còn chưa nguội lạnh? Vậy là chúng ta đã tạo nên câu
chuyện ma quỷ về vong hồn người chết “hồi sát”, hồn ma sẽ trở về thăm
lại ngôi nhà thân yêu của mình. Nhưng chuyện “về thăm” này không phải để thăm hỏi người thân mà chỉ là tự mình quay về ngắm nhìn lại tất cả
trong niềm hoài nhớ, xót xa. Lý do này thực tế vẫn chưa thực sự đầy đủ,
xác đáng. Vì ngay cả khi người nhà muốn quay trở về, họ cũng không thể
thấy được sự hiện hữu của người quá cố, họ chỉ có thể đứng một bên, cố
tìm ra cái cốt lõi hợp lý ẩn bên trong cái vẻ bề ngoài vô lý ấy. Tuy
nhiên, ở đây vẫn còn có một số cái chưa thực sự thỏa đáng cần lý giải,
ví dụ như con cháu có hiếu hoặc những cặp vợ chồng, những đôi nam nữ có
tình cảm sâu sắc, họ đã vượt qua được cái giới hạn của cõi u minh. Những đứa con, đứa cháu có thể không nhìn thấy được ông bà, cha mẹ của mình,
những người vợ hoặc chồng không thể nhìn thấy nhau nhưng ông bà, cha mẹ, chồng hoặc vợ lại có thể nhìn thấy con cháu, người vợ hoặc người chồng
còn sống của mình. Cho nên một số học giả còn cho rằng, khi vong hồn
người chết quay về, những người thân trong gia đình càng không nên tránh đến nơi khác, cả gia đình nên ở lại đoàn tụ xum vầy thành một “gia đình hạnh phúc” như thế mới thỏa đáng. (Du Văn Báo có dẫn ra câu nói của
Trần Đông San như sau: “Trong dám tang cần có người thân ở bên, nhưng
theo tục lệ mà toàn thể gia đình lại tránh xa khỏi tai họa, để linh cữu
người chết một mình lẻ loi trong căn phòng trống vắng sao? Lại có người
cha, người mẹ nào muốn hại con cái mình sao?”) Đó là lời nói đầy thức
tỉnh của ma quỷ, hình ảnh “hung thần” trở về đó không phải là hình ảnh
của người chết mà là bị một ác quỷ khác áp giải trở về, cho nên cái mà
mọi người trốn chạy không phải vong linh người thân của họ, mà chính là
tên ác quỷ đó. Điều này một cách vô thức đã gán cho ma quỷ một số những
hành vi tàn ác, mục đích chính là để người nhà có một lý do hợp lý để
tránh khỏi nguồn “tà khí” độc hại kia.
Nếu nói như vậy thì xem ra Nhan Chi Thôi, Du Văn Báo, Trần Đông San, Đằng Nhật Dụng và một vài
người khác lấy “đạo hiếu” trong Nho giáo để phê phán hủ tục “tị sát” về
mặt lý luận có lẽ là chính xác. Nhưng từ góc độ “khoa học” mà nói thì
lại hoàn toàn sai lầm. Hơn nữa, từ chính quan điểm Nho giáo cũng vẫn có
thể bác bỏ được. Người xưa từ rất sớm đã hợp nhất tử khí và ma quỷ làm
một, không những thế còn đưa ra được những lý giải vô cùng hợp lý. Trong Lễ ký - Nguyệt lệnh của Trịnh Huyền Chú, thời Hậu Hán đã dẫn ra một vài lưu ý “trên nấm mộ lớn chứa đầy tử khí, khí độc ẩn dật khiến cho ma quỷ mang mầm bệnh dịch được dịp hoành hành”. Ma quỷ mang dịch bệnh được nói tới ở đây chính là quỷ ôn dịch, tích tụ từ thi thể người chết chôn sâu
dưới những nấm mồ, thường là do chiến tranh hoặc dịch bệnh khiến người
chết được chôn trong một nấm mồ chung, chính điều này đã khiến cho dịch
bệnh dễ dàng lây lan trong một phạm vi lớn, khi đó ở mỗi đất nước, mỗi
tỉnh thành đều phải tiến hành lễ cầu mát, còn gọi là “cửu môn trách
nhương”[24], chính là “lễ tiễn trừ ác khí”. Điều này trên thực tế chính
là ngày “tị sát” được tiến hành trong toàn thành phố, khắp các vùng miền trên đất nước, chỉ có điều, lúc ấy sẽ chẳng còn nơi nào có thể chạy
trốn được cho nên mọi người đành phải dùng cách mời thầy mo đến cúng bái xua đuổi tà ma.
[24] Tức là: tiến hành lễ tế thần nhằm giải trừ tai họa ở cả chín cổng lớn dẫn vào thành.
Vì thế mà Lưu Ngọc Thư, văn nhân thời nhà Thanh, trong tác phẩm Thường đàm có nói: “Tin rằng có tử khí bốc lên từ thi thể người chết, nếu tiếp xúc với nguồn khí gây dịch bệnh ấy con người sẽ dễ dàng mắc bệnh. Không tin rằng tai ương có thể giáng xuống đầu con người, nhưng bệnh dịch vẫn lén lút gây hại cho con người”. Tai ương và tử khí bốc lên từ thi thể người chết đều được nhắc đến, con người lại không tin vào quy sát, nhưng lại
ra sức đề phòng tử khí, không thể không thừa nhận những kiến giải sáng
suốt của người xưa.
Còn về việc hung thần thường bị mọi người cho rằng mang hình dáng của loài chim nào đó, điều này cũng không phải
không thể lý giải được. Trước hết, trong tác phẩm Tuyên thất chí có đoạn viết: “Có con chim từ trong linh cữu bay ra.” Điều này tuyệt đối không
phải việc thường thấy hay lặp đi lặp lại nhiều lần, giống như việc biểu
diễn ảo thuật trên sân khấu, chỉ cần mở chiếc khăn tay lập tức có một
con chim bồ câu bay ra. Nhưng cũng không có nghĩa là tự nhiên từ trong
không khí mà chui ra, quan tài luôn có nắp che kín, làm sao có vật gì có thể chui vào được? Loài chim thích ăn thịt xác chết đương nhiên ngửi
thấy mùi thịt thì phải “thích thú”, khi có người đến, nó không có lý do
gì mà trở thành “con cú mèo sợ hãi”, đành phải làm “chim ưng” bay đi.
Hơn nữa, khi có người sắp chết, một số loài vật thường lũ lượt kéo đến,
khi quan tài tạm thời được đặt ở một nơi nào đó trước khi đưa đi chôn
cất, chúng hoặc liệng quanh trên không trung, hoặc tập trung trong nhà.
Chuyện như thế xuất hiện mấy lần, nhiều người nhìn thấy thì truyền tai
nhau, khiến cho động vật biến thành “la sát mị”, lại từ đó mà biến thành hung thần trong các câu chuyện ma quái.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT