Chiếc xe Jeep đảo một vòng trong sân nghiến lớp đá mỡ gà réo lên roàn roạt rồi vút ra quốc lộ nhằm hướng nam sisophon. Bộ đàm lại reo vang, Heng Sovan nhận ra tín hiệu của sĩ quan thông tin trực chiến từ sở chỉ huy.

- Thưa chỉ huy, cảnh sát interpol cần gặp ông gấp.

- Nhầm người rồi!

- Không, họ cần gặp ông gấp

- Họ đang ở đâu?

- Đang chờ chỉ huy ở Bộ tư lệnh, mong ông về gấp.

- Nói cho họ biết rằng lúc này tôi không có thời gian.

- Thưa chỉ huy… đích thân Tư lệnh Hiến binh ra lệnh cho ông.

- Về việc gì?

- Việc khẩn cấp này do Bộ quốc phòng và CNP chỉ thị xuống. Trên tay tôi lúc này là công lệnh khẩn của Cục trưởng hiến Binh.

- Hãy chờ tôi.

Biết không thể khác, chỉ huy Heng Sovan ấm ức đút máy vào bao rồi đột ngột thay đổi lộ trình. Viên lái xe quá quen với cảnh này nhưng thật phúc cho hắn là t

đây về sở chỉ huy quá xa nên ông ta sẽ dùng đến chiếc trực thăng. Từ bãi đỗ cách đó vài km, chiếc ‘’Hắc báo’’ được lệnh khởi động. Đúng 5 phút sau chiếc xe Jeep đỗ rẹt ngay cạnh chiếc Panther.

- Mời chỉ huy lên! – Gã phi công gọi xuống trong tiếng gầm rít động cơ.

Chỉ huy bước đến bậc lên xuống thì ngưng lại một giây để ngó cận cảnh ‘’cỗ máy chết chóc’’ đang phục vụ phổ biến trong quân đội Tây âu rồi mạnh chân đạp lên khoang.

Heng Sovan biết đội đặc nhiệm para của đại tá Kam Va được hưởng bao nhiêu trong ngân khố 270 triệu đô-la chi cho hiện đại hóa quân đội. Chiếc trực thăng tối tân này chỉ là một phần nhỏ của kho khí tài mà para đang sở hữu. Kì thực, trong mấy năm qua chủ nghĩa khủng bố toàn cầu đang gia tăng, đại tá Kam Va đã không bỏ lỡ cơ hội này thổi phồng nguy cơ để đầu tư những gì mà 911 đang cần, hay chính xác hơn là cá nhân ông ta cần. Chẳng ai phủ nhận những thương vụ nhập vũ khí thường đem lại một khoản hoa hồng béo bở cho một số sĩ quan trong đó có Kam Va. Khi nhận lệnh phái một phân đội 911 cho vệ binh sử dụng, chỉ huy Heng Sovan biết đại tá Kam Va chẳng lấy gì làm vui vẻ nhưng điều đó lại chứng tỏ nguy cơ mà ông ta cảnh báo về khủng bố trước đây là chính xác.

Trong khi Heng Sovan đang ráo riết truy bắt tên gián điệp thì cấp trên lại đột ngột triệu tập về gặp interpol, đối với anh ta đây là một quyết định vô trách nhiệm nếu như không muốn nói là cản trở có chủ ý.

Làm việc cho interpol đã từng là một ước mơ của Heng Sovan từ hồi còn học bổ túc văn hóa. Sau này, khi đã là một sĩ quan quân đội, chỉ huy Heng Sovan không vì thế mà quên đi ước mơ của mình một thời. Anh vẫn mua đều đặn hàng tuần các báo an ninh để theo dõi interpol đang làm gì trên nước mình.

Các ngày một lớn hơn, dày hơn và anh giật mình nghiệm ra cái rốn của tội phạm quốc tế không phải đâu khác mà chính là Campuchia.

Heng Sovan không hiểu sao bọn tội phạm quốc tế lại chọn đất nước có nền văn hóa rực rỡ nhất Đông Nam Á này làm nơi dừng chân để rồi bị giết hoặc bị bắt một cách dễ dàng và cam chịu đến thế. Cách đây mấy tháng, các mặt báo bị lấp kín bởi tin một nhà giáo Canada tên là Paul Neil bị cáo buộc hiếp dâm một số lượng lên đến hàng chục bé trai châu Á mà Campuchia là chính. Heng Sovan tự thấy nhục nhã khi nước mình là một điểm du lịch tình dục trẻ em cho các yêu râu xanh bệnh hoạn mà mấy tên lính UNTAC hư hỏng là những kẻ đầu tiên khai phá.

Hình ảnh cảnh sát quốc tế người Khơ Me cầm bức ảnh ảnh ông giáo Paul Neil đến gõ cửa từng gia đình có con gái đến vị thành niên rồi hỏi ‘’con bà đã gặp người đàn ông này bao giờ chưa’’ thì Heng Sovan cũng nhận ra rằng công việc của interpol giờ đây cũng tầm thường như ai. May mà anh ta không theo ngành cảnh sát, nếu không thì muôn đời cũng không thỏa mãn sự thèm khát vũ khí của mình.

Chiếc máy bay hạ cánh trước hang- ga Bộ tư lệnh. Ba người mặc sắc phục cảnh sát và một người ăn mặc dân thường hướng mắt đợi ông từ xa.

- Chào ngài chỉ huy, rất may được gặp ông trong đêm nay.

- Chào các vị!

- Ngài chỉ huy chắc ngạc nhiên khi chúng tôi đột ngột đến đây?

Cần phải bỏ qua thủ tục giới thiệu rờm ra, họ đã đến đây có nghĩa là đã qua nhiều khâu thủ tục từ trước. Ông chủ động vào việc.

- Nghe đâu có một vụ cảnh sát quốc tế bị tấn công?

- Đúng vậy. Có hai tên bác sỹ quân y hiện đang bị tạm giam tại đồn cảnh sát.

- Lại bác sỹ quân y? – Heng sovan trố mắt.

- Trang phục trên người rành rành là quân y.

Chỉ huy Heng sovan liên tưởng đến chiếc Mi- 8 và bốn tên quân y đang được đưa về đây để điều tra khẩn cấp. Điều đáng ngạc nhiên là kẻ sát thủ công khai khoác những bộ trang phục quân y để dễ bề tiếp cận đối phương. Sự liều lĩnh này nói lên chúng đã tuyệt vọng đến bước đường cùng. Hoặc, có một sức mạnh siêu nhiên nào đó đứng phía sau bảo kê cho chúng tự tung tự tác bất chấp tất cả. Heng Sovan nói:

- Hãy mang chúng đến đây để thẩm vấn. Cảnh sát điều tra quân đội đang trên đường đến đây.

- Không chỉ vụ đó thôi đâu. - Người già nhất trong ba người lên tiếng. - Chúng tôi muốn cùng lực lượng hiến binh phối hợp tìm kiếm tên tội phạm Khơ Me vừa gây án từ Việt Nam.

- Hắn có phải là quân nhân không?

- Tôi đang muốn ông giúp điều tra, nhưng nạn nhân của hắn là em trai Tôn Thất Sắc.

- Tôi muốn hồ sơ của hắn ngay bây giờ.

- Đây, bên interpol việt nam đã có đầy đủ các đặc điểm nhận dạng và bằng chứng hắn gây tội ác. - Ông ta ngưng lại một lát rồi tiếp. – Tuy nhiên, sĩ quan interpol Việt Nam cũng đang có mặt ở đây và ông hãy hỏi trực tiếp ông ta.

Nói đến Việt Nam, cảm xúc của Heng Sovan bừng lên như có cả một bầu nhiệt khí đang lan tỏa trong lồng ngực. Anh ta nhìn sang người đàn ông tóc muối tiêu như chợt nhận ra một điều gì thú vị. Người đàn ông này khác xa với hàng ngàn người lính tình nguyện và cả những đồng môn của anh ta một thời tại Học viện quân sự. Vị khách này làm ông bừng lên một kỉ niệm xa xưa.

Chỉ huy nhìn chằm chằm gương mặt vị khách, anh ta tiến lại gần. Khi hai khuôn mặt giáp nhau trong gang tấc, Heng sovan thốt lên bằng một câu tiếng Việt rất lưu loát:

- Có phải anh là Trần Phách?

- Tôi đây! Còn anh là...

Bất cần đối phương có nhận ra hay không, chỉ huy Heng Sovan lao vào ôm chầm lấy ông reo lên bằng một giọng như đang bị chẹn lại.

- Trần Phách, Hen...đây...

Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, Trần Phách dường như nhận ra đó là ai khi đã lâu ông không còn nghe cái từ Hen- tên gọi hồi nhỏ của Heng Sovan. Họ ôm chầm lấy nhau. Đã hai mươi năm nay cái kỉ niệm ấy lại trở về.

Gia đình Hen tan nát khi lính polpot đến bắt bớ đi lính và đi lao động công xã. Cậu ta chỉ là một trong hàng ngàn thiếu niên sử dụng AK và súng phóng lựu thay cho cầm bút. Trong một lần hành quân mùa khô qua thị trấn Leach, đại đội của Hen dừng lại nghỉ chân trên một cánh rừng. Hen được cử đi tìm nước về cho đồng đội đang la liệt vì khát nhưng bị lạc vào một nông trường lớn. Đập vào mắt cậu là một cuộc hành hình man rợ.

Nấp kĩ quan sát, Hen thấy họ bị đập những nhát cuốc vào đầu rồi xô xuống một cái hố ngổn ngang xác người đang dơ những bàn tay vấy máu kêu cứu. Đ là một tay súng dày dạn nhưng đôi chân non nớt của Hen không thể nào trụ vững khi thấy cảnh trên. Cậu bé Hen đứng như hóa đá hồi lâu rồi quăng súng bỏ trốn trong hoảng loạn. Hen ghê tởm cởi bộ áo quần đen rồi chạy miết lên rừng. Hắn không biết sẽ đi đâu, về đâu khi cha mẹ và bao người thân đang li tán vào các công xã. Mà công xã là gì thì trước mắt hắn đây đã quá rõ. Hen đi miết mấy ngày đêm cho đến khi gục xuống.

Đến khi tỉnh lại, Hen nhận ra đang nằm trên một cái võng dù treo giữa hai gốc cây. Nhóm lính không rõ danh tính này mặc quần áo xanh, còn một số thì quần đùi cởi trần vì rất nóng. Một tên thấy Hen động đậy liền mang gạo rang và lương khô nhưng nước thì không có. Khát cháy cổ, nóng như lửa đốt mà đã hai ngày không có một giọt nước cầm hơi. Suối hồ khô đáy. Cỏ cây trụi lá. Hen để ý họ đang uống nước và hắn biết thứ nước đó. Thậm chí hắn cũng đã từng uống khi không tìm thấy nước. Cuối cùng hắn cũng phải uống cái nước của nợ khai nồng kia còn hơn là phải chết.

Sang ngày hôm sau, họ hỏi Hen rất nhiều thứ về đơn vị mà Hen phục tùng. Nếu như trước đây cạy răng Hen không nói nửa lời, nhưng giờ đây hắn biết Angka là loại gì nên không thể bao che cho chúng. Tiếc thay, Hen lại chẳng biết gì hơn mà nói. Nghĩ rằng Hen là gián điệp, người đội trưởng đêm đêm vẫn cho trói Hen lại vì sợ hắn bỏ trốn. Biết đời mình đã đi vào ngõ cụt, quay lại cùng không xong mà tiến không được.

Nửa đêm hắn dõi mắt nhìn xa xăm như loài cú vọ chờ chết. Rồi một bóng đen lẻn vào gần đội hình, một tiếng ‘’tạch’’ vang lên khẽ khẽ, người lính gác im bặt. Bóng đen tiếp tục tiến vào, Hen định kêu lên nhưng hắn đã kịp kìm lại, biết đâu đồng đội cho người đến cứu chăng, hắn nín thở hồi hộp. Bóng đen bò lại gần và khi chỉ cách hắn hơn chục bước chân, Hen thấy đau nhói ở ổ bụng. Ngay tức thì, người chỉ huy vùng dậy lao tới bóng đen kia. Sau một hồi quần đảo với tên đột nhập, anh ta vô hiệu hóa hắn. Hắn khai là lính đặc công được lệnh đi thủ tiêu tên tù binh do sợ bị tiết lộ. Thật đen đủi cho gã là khẩu giảm thanh bỗng nhiên kẹt đạn.

Sáng hôm sau cánh rừng Pnom Melai vang lên những tiếng pháo rền vang báo hiệu một trận chiến tàn khốc. Chiều cùng ngày hàng loạt thương binh và tử sĩ được đưa ra khỏi chiến trường bằng trực thăng UH-1. Nhìn Hen thoi thóp sau vết thương quá nặng, người chỉ huy đã ra lệnh bằng mọi giá đưa phải đưa hắn lên máy bay về tuyến cao nhất cấp cứu. Khi cáng hắn đến thì chiếc UH-1 đã quá tải, người chỉ huy phải nói dối Hen là sĩ quan đặc biệt nên rốt cuộc họ mới chấp nhận.

Chiến tranh kết thúc, Hen được cử ra bắc học, còn bộ đội tình nguyện rút về nước nhưng với hắn thì kỉ niệm đó đã đi vào phần đời còn lại của mình. Hen biết đồng bào mình đang chìm trong cảnh diệt vong thì những người lính kia xuất hiện, và bản thân Hen cũng thừa nhận rằng nếu không gặp người tiểu đội trưởng kia thì có lẽ hắn đã chết. Người đó, chính là Trần Phách.

Sau bao nhiêu năm thất lạc, tên tù binh năm xưa lại hiện lên trước mắt Trần Phách để cùng ông bước vào một trận địa khác gian nan hơn nhiều.

Heng Sovan tự nhận vụ án đã ba ngày nay nhưng chưa hề có tiến triển gì. Anh luôn ám ảnh một triết lí phũ phàng rằng, trong mọi cuộc chơi, nếu mình không hạ gục nhanh đối thủ thì sẽ bị hắn bắt bài rồi cho mình đo ván. Mà Heng sovan nhìn đâu cũng thấy địch thủ. Ngoài gián điệp nước ngoài và các đám phiến quân gây rối, Heng sovan đặc biệt đề phòng những chính khách có ảnh hưởng như Sam Rainy và các vị tướng đầy quyền lực đen như Moek Dara.

Cách đây không lâu, tướng Samith Virak đã bị vệ binh bị bắt tại nhà riêng vì tàng trữ vũ khí bất hợp pháp. Điều đáng nói là vị tướng hai sao này từng bị bắt giữ một lần vào tháng năm 2001 vì có liên quan đến tổ chức Các chiến binh tự do Campuchia đã bị liệt vào tổ chức khủng bố.

Sự săm soi của Heng sovan đến các ông lớn không phải là không có cơ sở. Năm 1993, hoàng tử Chakrapong cùng tỉnh trưởng Kompong Cham là Hun Neng trong một động thái táo bạo đến bất ngờ đã tuyên bố li khai và lập khu tự trị rộng lớn gồm các tỉnh Kompong Cham, Kratie, Prey Veng, Mondulkiri, Ratanakiri, Svay Rieng và Stung Treng. Sau biến cố chấn động quốc gia nói trên, thủ tướng Hun Sen đã mau lẹ xuống tận nơi gặp anh trai mình để thương thuyết nhằm tránh một cuộc nội chiến tương tàn đang cận kề.

Giờ đây, Heng Sovan lao vào vũng lầy này thì đụng ngay lá chắn Samdech Pen Niouk, còn quá sớm để kết luận ông ta ăn cánh với khủng bố nhưng mọi bằng chứng lại đang chống lại ông ta.

- Cái tên cần phải tóm thì không tóm. - Trần Phách đột ngột nói.

- Anh nhằm đến ai?

- Các anh đang cố bắt một bác sĩ Hội chữ thập đỏ đúng không?

Chỉ huy kinh ngạc nhìn Trần Phách.

- Anh biết chuyện này sao? Hắn không những là kẻ phá hoại Bộ tư lệnh mà còn dính líu đến tổ chức bắt cóc.

- Anh ta do tôi phái sang. Dừng ngay, việc này có thể làm anh ta mất mạng.

- Ai phái sang? - Heng Sovan ngơ ngác.

- Tôi, một con tin vô cùng đặc biệt đang bị đe dọa, tôi buộc thế.

Heng Sovan từ ngạc nhiên chuyển sang bức bối. Anh ta nói rất gay gắt:

- Lẽ ra các anh nên hợp tác với tôi!

Trần Phách nhận thấy sự tự ái lẫn bất bình trên khuôn mặt oai nghiêm của tên du kích thủa nào. Ông cũng có lí do chứng minh việc mình làm hợp lí, nhưng tranh cãi đúng sai lúc này quả là không cần thiết. Ông ôn tồn nói:

- Anh ta đang trên đường về đây, và còn mang nhiều điều hay ho về cho chúng ta đấy.

Heng Sovan không ngờ kẻ mình ráo riết truy lùng lại đang trên đường trở về nộp mạng. Anh ta nhìn Trần Phách nghi hoặc.

- Trần Phách! rốt cuộc cái thằng cha đấy là ai?

Điện thoại Trần Phách chợt đổ chuông, ông nháy mắt viên chỉ huy rồi bước hẳn ra ngoài sân nghe. Bên kia là giọng của Chan Davy:

- Tôi đang mang về một tang vật quý.

- Mang thẳng về Bộ tư lệnh cho tôi.

- Vâng, nhưng...Hà Phan lại bị chúng quây rồi.

- Ở đâu?

- Cách cây xăng vài km trên lộ 23.

- Bọn nào?

- Chính bọn từ Sisophon bám đuôi xuống.

- Mẹ kiếp, chúng sắp đến ngày tận số rồi!

Trần Phách nghiến răng cúp máy, ông gọi viên chỉ huy:

- Lát nữa, một loạt dữ liệu sẽ nằm trên bàn làm việc của anh.

Thực tình, Heng Sovan biết đằng sau tên gián điệp này còn nhiều điều nghi vấn với Samdech. Việc ông chưa bắt vội hắn cũng là để nghe trộm thêm các cuộc gọi của họ. Vậy là đã có kết quả. Hắn là một con chim mồi không sai. Hơn cả Trần Phách, Heng Sovan không dấu diếm sự thấp thỏm chờ Hà Phan.

Viên chỉ huy vạm vỡ trong bộ quân phục rằn ri đang chắp tay phía sau, đầu chúi gằm phía trước đầy vẻ phấn chấn của một con trâu chọi sắp ra đấu trường. Bỗng như nhớ ra điều gì, anh ta lấy ra một tấm ảnh đưa cho Trần Phách.

- Anh xem đi.

Trần Phách cầm lấy ảnh miệng há hốc.

- Trời...Tôn Thất Sắc đây thật sao?

Heng Sovan cười nửa mép.

- Đấy, anh tưởng lão họ Tôn này cao đạo lắm hở?

Trần Phách không thể tưởng tượng nổi Tôn Thất Sắc lại có thể đứng cạnh giường bệnh của một tên trùm diệt chủng. Ông không biết bức ảnh này có phải do nhóm bắt cóc tung ra để cáo buộc Tôn Thất Sắc dính líu đến Khơ Me đỏ hay không, dù gì đi chăng nữa bức ảnh này nếu bị tung lên báo sẽ làm hàng triệu người hoang mang. Uy tín và cơ đồ của Tôn Thất Sắc coi như chấm hết. Chiêu bài tung bí mật của người khác để trả thù hoặc hạ bệ đối thủ vốn được nhiều người ưa thích.

- Ai chụp tấm ảnh này? - Trần Phách hoang mang.

- Bức ảnh này chúng tôi nhận được từ Pnompenh Post. Một nhà báo xin được giấu tên nói anh ta nhặt được ngoài cổng tòa sọan đúng rạng sáng hôm phát hiện xác chết không đầu.

- Kẻ ném ảnh nhằm mục đích gì?

- Chúng tôi đã giám định kĩ thuật, nó là ảnh thật. Các giám định viên đã khẳng định nó được chụp cách đây độ một năm, có lẽ tên tay chân phản bội nào đó của Son Sen chỉ dám tung ra sau khi biết ông ta đã chết.

- Son Sen chưa chết, tôi dám chắc. - Trần Phách quả quyết.

Heng Sovan nhìn Trần Phách lắc đầu cười vẻ thương hại, anh ta rút thêm tấm ảnh nửa rồi chỉ lên.

- Cái xác không đầu này đích thị là Son Sen. Tôi đã từng nhầm lẫn rằng Tôn Thất Sắc mới giết Son Sen nhưng qua phân tích pháp y thì Son Sen đã chết từ rất lâu.

- Hắn chưa chết. Tôi có bằng chứng hắn đang sống.

Chỉ huy ném một cái nhìn thách thức về Trần Phách.

- Bác chứng minh đi?

- Tôi có một bức thư mà Tôn Thất Sắc gửi cho Son Sen cách đây hai hôm.

- Hai hôm? Không thể.

Sau khi Trần Phách trình bức email có thật xong thì lập trường quyết liệt của chỉ huy Heng Sovan đã có lung chuyển. Anh ta nói:

- Nếu Son Sen đang sống, các anh có liên lạc được với số thuê bao này

Trần Phách cười:

- Không, tôi nghĩ hắn đủ tiền để thay SIM khác.

Chỉ huy Heng Sovan ngẩn ra một lúc rồi bắt bẻ:

- Cái xác không đầu là Son Sen, còn cái thư lại chứng minh hắn còn sống, vậy theo anh cái nào đáng tin cậy hơn?

- Hoặc thư sai, hoặc các anh đã xét nghiệm sai.

- Cả hai đều đúng hóa ra hắn vừa đang sống lại vừa đã chết. Theo tôi thư điện tử quá mơ hồ, có khi Tôn Thất Sắc viết cách đây một năm rồi tin nhắn hôm nay mới đến thì sao? Hi hữu chúng tôi đã gặp một tin gửi bị kẹt do lỗi mạng đến hàng tháng.

- Chẳng lẽ 3 lá thư đều kẹt những một năm sao? - Trần Phách phản bác.

Cả hai đều im lặng suy nghĩ, bỗng Heng Sovan vỗ mạnh lên trán rồi nhìn Trần Phách với cặp mắt sáng quắc.

- Cả tôi và anh đều đúng:

- Phi lí!

- Thế này nhé, xác thì đã chết, nhưng đầu hắn thì vẫn còn sống đâu đó và đang đe dọa ông Sắc.

Cả hai cười vang phòng rồi cùng nhìn lên tấm ảnh. Heng sovan kết luận:

- Dù sao thì Tôn Thất Sắc không những biết Son Sen ở đâu và còn gặp hắn ta. Đấy là sự thật.

- Xác Son Sen ở đâu? - Trần Phách hỏi.

- Đang trong sự bảo quản của viện Quân y.

- Các anh không sợ kẻ thân tín của Son Sen cướp xác à?

- Tôi đang chờ ai đó đến cướp đi đấy, vậy mà chả ma nào ngó đến. Cách đây hai hôm có một kẻ đột nhập vào nhà xác Quân y, chúng tôi nghĩ sắp chộp được con trai của Son Sen, nhưng hóa ra tên này lại họ hàng với... Nguyễn Trãi.

Trần Phách cúi mặt cười mỉm sau sự ám chỉ trên. Kể ra, chiêu bài dùng xác chết làm mồi nhử cũng lắm li kì. Hồi ở Kratie, do ham lập công, ông và đồng đội đã rình quanh xác một tên địch trong rừng với hi vọng bắt thêm đồng đội của hắn. Quả nhiên, gần sáng hôm sau, một bóng đen hôi hám ngang nhiên bò vào ổ phục kích. Đèn pin bốn phía bật sáng, hàng chục mũi súng chĩa vào họ mới hoảng hồn nhận ra đó là vị chúa sơn lâm. Loài hổ mê món thịt người ở đây là có thật. Chiến tranh sắp kết thúc thì các món tươi sống trên thực đơn của nó cũng giảm dần và nó đã phải tìm đến xác chết. Thế nhưng đặt con mồi trong một cái bẫy nhe nanh lộ liễu như nhà xác Quân y viện thì khó có ‘’con thú’’ nào dám bén mảng lại gần, trừ khi đó chính là Samdech.

Chỉ huy Heng Sovan nói cay cú:

- Ông ta đã trắng trợn cướp xác chết. – Anh ta rút chiếc Iphone rồi nói thêm. – May mà chúng tôi đã kịp gắn một con chíp vào cái xác, nhất định có người đoạt lại và chúng tôi sẽ tìm được đám tàn quân trung thành của Son Sen.

Ngưng lại một lúc để tập trung thao tác bàn phím, đoạn chỉ huy Heng Sovan chìa chiếc iphone ra khoe.

- Cái thi hài kia không thể trốn nổi tôi. Nếu ai đó di chuyển nó, chúng tôi sẽ chộp luôn. - Anh ta chỉ vệt sáng trên màn hình trước khi đút túi.

- Tại sao Samdech cướp xác chết?

- Ông ta rất bối rối khi thấy vệ binh phong tỏa hiện trường, thông thường việc này thuộc thẩm quyền cảnh sát địa phương. Với tư cách pháp y, lão ta đã hùng hổ mang đi.

- Việc làm này là rất đáng ngờ. Hãy cảnh giác Samdech Pen Niouk và xin lệnh triệu tập ông ta.

- Tôi đang cần thêm bằng chứng.

- Coi chừng! chúng ta sẽ trở tay không kịp.

Ngay lúc đó, một chiếc bán tải lấm len bùn đất lao tới rồi phanh két trước mặt họ.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play