Sau khi Nhược Vi trở lại Liễu gia thôn, nàng bồi Lão thái thái đi chơi mấy ngày rồi mới bắt tay xử lý chuyện của Liễu gia. Vài tháng qua có rất nhiều chuyện chờ nàng quyết định.
Hiên Viên Hạo cũng vội vàng xử lý chuyện của Hiên Viên gia. Vừa có thời gian rãnh là Lão Thái Gia liền đi câu cá, câu được cá thì Nhược Vi phải tự mình xuống bếp nấu canh cá cho mọi người uống.
Lão thái thái và mẹ chồng nàng còn thêm Nhạc phu nhân nữa, ba người nói chuyện vui vẻ với nhau. Hơn nữa Tiểu Tình đứng một bên thỉnh thoảng cũng có pha trò gây cười.
Nhạc tiên sinh cũng trở về với công việc của mình là dạy Đào Đào học, Thụy Ca không hiểu gì cũng có thể tìm ông để hỏi. Cố Khải đã về đây trước bọn họ nên khi đoàn người Nhược Vi trở về được một ngày thì Cố Khải liền đem thê tử đến chào hỏi.
Sau đó, thê tử của Cố Khải cũng thường xuyên tới đây làm khách. Cộng thêm nàng thì vừa đủ một bàn mạt chược.
Lão thái thái hăng hái, Cố Thanh Liên cũng hăng hái. Dù sao cũng đã lâu không chơi được, cặp mẹ chồng nàng dâu này chắc đã ngứa tay.
Dưới sự hướng dẫn của Lão thái thái, một bàn mạt chược nữ nhân tóc dài được hình thành.
Lúc Nhược Vi ở kinh thành đã đưa tin cho Liễu Vượng, bảo hắn tìm mấy người học thức uyên bác nhưng lại không màn danh lợi. Lúc nàng về đây, hắn báo lại là có mấy người nhưng tính tình rất kiêu ngạo.
Nhược Vi cảm thấy tìm người không dễ, ở đời không ai là không có nhược điểm, đến cả Thần Tiên cũng có nữa là.
Tính khí kiêu ngạo thì có là gì, còn đỡ hơn người thấy lợi quên nghĩa nhiều. Nhược Vi cảm thấy kế hoạch của nàng không thể chờ đợi được nữa.
Chuyện xây thư viện Nhược Vi đã bàn với Hiên Viên Hạo, hai phu thê đều cảm thấy chuyện này rất khả thi. Nhược Vi giao toàn quyền chuyện này cho Hiên Viên Hạo, chỉ là nàng có một yêu cầu là thư viện phải gần nhà.
Nhược Vi đã nói chuyện này với Nhạc tiên sinh. Lúc đầu Nhạc tiên sinh có chút khiếp sợ, ông không ngờ Nhược Vi lại có suy nghĩ này.
Từ sau khi Nhạc tiên sinh biết chuyện này thì ánh mắt ông nhìn Nhược Vi càng lúc càng ngưỡng mộ. Điều này làm nàng có chút xấu hổ.
Nhược Vi nói cho Nhạc tiên sinh biết chuyện này: một là vì muốn Nhạc tiên sinh giúp một tay dạy ra những học trò tốt.
Hai là hi vọng Nhạc tiên sinh có thể thu gom thêm nhiều sách hay. Nhược Vi muốn xây một thư viện theo phong cách hiện đại.
Nhược Vi hi vọng thư viện này sẽ mang lại hiệu quả thực sự nên không thể chỉ dạy những sách xưa cổ không.
Nàng hi vọng người bước ra từ thư viện này ít nhất có thể tự nuôi sống mình và người nhà, không làm chuyện ngu xuẩn. Chớ là người lúc nào cũng mở miệng nói thơ văn nhưng lại làm chuyện hại người.
Nhược Vi còn đặc biệt nói chuyện này với Thụy Ca. Nàng hi vọng đệ đệ có thể thật lòng thích công việc giáo dục này, nàng không muốn miễn cưỡng đệ đệ.
Bây giờ Thụy Ca còn nhỏ nhưng dạy mấy đứa con nít thì không thành vấn đề. Dù sao cũng đã đổ Cử nhân, không thể nào không có chút năng lực được.
Chủ yếu là Nhược Vi sợ Thụy Ca bỏ dở giữa chừng, chỉ dạy học được mấy bữa là đã thấy chán.
Nhưng mà Thụy Ca đã làm Nhược Vi yên tâm. Vì chỉ cần là lời nàng nói thì Thụy Ca sẽ xem như thánh chỉ.
Thụy Ca nghe Nhược Vi nói chuẩn bị xây một thư viện thì rất vui mừng, còn nói mình sẽ phụ tỷ tỷ chăm lo cho thư viện! Nhược Vi thấy Thụy Ca có hứng thú nên cũng đem một số chuyện nhỏ cho đệ đệ xử lý, như vậy cũng có thể rèn luyện Thụy Ca.
Thật ra thì Thụy Ca cũng rất thích dạy học, tính tình của Thụy Ca có chút nghiêm khắc, nhưng đối với người khác lại rất kiên nhẫn. Trước kia có nhiều đứa trẻ không có tiền đi học, Thụy Ca cũng lén lút dạy chữ cho tụi nó.
Mặc dù Nhược Vi không hi vọng Thụy Ca và Đào Đào bước vào quan trường nhưng nếu học trò của thư viện có thể vào quan trường thì còn gì vui bằng chứ. Dĩ nhiên điều kiện đầu tiên là người đó phải có nhân phẩm, mới không liên lụy đến thư viện của nàng.
Nếu như học trò trong thư viện ra trường đều thi đậu thì ai cũng sẽ tranh nhau giành giật mà vào.
Đến lúc đó danh tiếng của thư viện sẽ vang lên, địa vị của Liễu gia cũng sẽ tăng thêm một bậc. Mặc dù người tới cửa để nịnh bợ cũng sẽ tăng lên không ít nhưng người của Liễu gia sẽ biết cách điều chỉnh thái độ của mình.
Nhược Vi ảo tưởng đến lúc thư viện nổi danh, bây giờ thư viện còn chưa xây xong, nàng nghĩ quá xa rồi.
Quái lão đầu vẫn còn tiếp tục huấn luyện hộ vệ trên núi, Nhược Vi cần có người bảo vệ Liễu gia, nàng không sợ không nuôi nổi những người này, chỉ cần những người này 100% trung thành với Liễu gia là được.
Mặc dù nói Nhược Vi đã gả cho Hiên Viên Hạo nhưng nàng vẫn xử lý những chuyện của Liễu gia. Chỉ cần là chuyện của Hiên Viên gia nàng cũng sẽ giúp một tay. Công chuyện làm ăn của Liễu gia cũng sẽ tránh xa Hiên Viên gia. Như vậy hai nhà sẽ không vì lợi ích mà có tranh chấp.
Thư viện được xây trên danh nghĩa của Liễu gia, Hiên Viên gia không thích hợp tham dự vào chuyện này. Hiên Viên gia thân là Tứ Đại Thế Gia, Hoàng thất chắc chắn sẽ không đồng ý cho Hiên Viên gia xây dựng thư viện. Trong mắt hoàng thất việc này chính là kéo bè kết phái.
Kiến trúc của thư viện cũng do Nhược Vi thiết kế, nàng hy vọng nơi này có thể lưu truyền thiên cổ, khiến người đời vĩnh viễn nhớ tới Liễu gia.
Sau khi thư viện được xây xong thì Liễu gia thôn sẽ càng ngày càng phát triển.
Dĩ nhiên nàng cũng không giấu người trong nhà về chuyện xây thư viện. Lão thái thái, mẹ chồng nhìn Nhược Vi bằng ánh mắt bội phục. Hai người đều không ngờ Nhược Vi còn nhỏ như vậy nhưng lại suy nghĩ rất chín chắn.
Thật ra thì Nhược Vi rất muốn nói là hai người đừng cho nàng vĩ đại như vậy.
Lão Thái Gia và Hiên Viên Kiệt đều cảm thấy rất vừa ý Nhược Vi. Họ cảm thấy Hiên Viên Hạo đã lấy được một thê tử tốt.
Tuyển lão sư cho thư viện? Nhược Vi đã giao mọi chuyện cho Hiên Viên Hạo giải quyết thế nhưng có một việc nàng muốn tự mình làm. Đó là tuyển lão sư cho thư viện.
Nhược Vi không muốn tùy tiện tìm vài người đến dạy cho xong. Nguyên tắc của nàng là phải làm hết sức mình, cho nên nàng phải tìm lão sư tốt nhất cho thư viện.
Liễu Vượng đã tra ra mấy người có học thức uyên bác đang ẩn cư ở đâu. Nhược Vi tính tự mình đến đó mời họ về dạy.
Đến lúc đó cho dù thư viện còn chưa xây xong nhưng nhất định danh tiếng sẽ truyền xa. Nếu có được những lão sư này thì người tới xin học sẽ xếp hàng nối đuôi không dứt.
Tháng Tư là thời điểm thư viện tuyển lão sư. Hiên Viên Hạo lấy Liễu gia trang làm trung tâm, cho người tìm chỗ thích hợp và phú hợp với điều kiện của Nhược Vi để xây thư viện. Tìm tới tìm lui, cuối cùng xác định được một nơi. Đó là ngọn núi Nhược Vi mang theo nhà Nhạc tiên sinh đi nướng thịt.
Ngọn núi đó là sản nghiệp của Liễu gia, cho nên có xây thư viện cũng không phải là chuyện khó khăn. Ngọn núi này không cao lắm, đỉnh núi lại rất bằng phẳng, đủ diện tích để xây thư viện.
Hơn nữa phong cảnh ở đây lại rất đẹp. Lúc trước Nhược Vi chỉ đến lưng chừng núi, nếu nàng biết đỉnh núi lại tuyệt thế này thì đã sớm không cần phải phiền não suy nghĩ rồi.
Sau khi xác định được nơi để xây thư viện, Nhược Vi đi tra xét tình hình bốn xung quanh. Nàng căn cứ vào địa hình ở đây để thiết kế thư viện, sau đó nàng kêu Liễu Vượng giao bản vẽ cho đám người đã xây Nhược Thủy Sơn Trang.
Dùng nguyên vật liệu gì để xây thư viện nàng cũng ghi rõ ràng nên Liễu Vượng có gì không hiểu cũng không cần hỏi Nhược Vi. Còn nàng thì muốn đi tìm mấy vị lão sư kia rồi.
Nhược Vi cảm thấy mấy người xây Nhược Thủy Sơn Trang làm việc rất có trách nhiệm nên nàng giao hết việc xây cất cho họ.
Việc náy đối vợi họ có thể nói là một đại ơn lớn lao. Cho dù là người khôn ngoan tớ đâu thì cũng sẽ không giao toàn quyền cho họ như vậy.
Sau đó Nhược Vi nhờ Hiên Viên Hạo trông coi mọi chuyện còn nàng thì lên đường thỉnh lão sư.
Dĩ nhiên Nhược Vi đã ra tay thì chuyện nhất định sẽ thành công. Mấy vị lão sư đều bị Nhược Vi lừa gạt lôi kéo. Điều này làm cho đám người Xuân Phân lài càng thêm bội phục chủ tử nhà mình.
Lúc Nhược Vi đi mời lão sư thì có nói có một lão sư khác đã đồng ý tới thư viện. Nàng còn nói lão sư tới đó thì sẽ có người cùng đàm đạo, đương nhiên là họ sẽ đồng ý rồi.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT